Chương 22: Trang (3)
Trang không dám hỏi thêm, sợ mẹ lại đay nghiến về vấn đề học hành của ba chị em. Thật ra là mẹ đang chỉ đến số tiền học của Trang và Trinh. Với mẹ, con gái học nhiều cũng chẳng để làm gì, chỉ cần đủ để kiếm được một tấm chồng là được. Nếu không có bố nhất nhất bắt hai chị em học hành đến nơi đến chốn, hẳn Trang giờ này đã ở nhà chạy chợ từng bữa với mẹ.
Bữa tối im lìm kết thúc bằng tiếng bát đũa chồng lên nhau. Mẹ Trang uể oải đứng lên, đi vào gian phòng của mẹ: “Dọn rửa rồi chờ hai đứa kia về bắt chúng nó ngủ sớm. Nhớ dặn cái Trinh mai phải ở nhà trông em, không để nó thức giữa chừng chạy ra bến đâu đấy.”
Trang vừa bê mâm ra sân giếng, vừa nhỏ nhẹ đáp lời mẹ: “Vâng. Mẹ cứ vào nghỉ đi. Sớm mai mẹ thức trước thì gọi con nhé.”
Không có tiếng mẹ đáp, chỉ có những cơn sóng biển rì rào từ ngoài xa vọng vào. Trang dọn dẹp tắm rửa xong cũng là lúc Trinh và Bảo đi chơi về. Gió biển lồng lộng mát rượi là thế, hai đứa nó vẫn mồ hôi nhễ nhại, thấm cả ra ngoài áo. Trang hắng giọng: “Hai đứa rửa chân tay mặt mũi rồi lên giường ngủ nào, mai còn dậy sớm học bài.”
Trinh vâng dạ đáp lời, còn Bảo vênh mặt lên ra điều kiện: “Nhưng tí chị Trang phải đọc truyện cổ tích cho em nghe đấy.”
“Mất điện thế này chị đọc làm sao được? Để tối mai nhé.” Trang khẽ cau mày.
Nhưng ông tướng con quen được mẹ chiều ăn vạ ngay: “Không. Ứ chịu đâu. Không đọc thì chị phải kể cho em. Không em bắt mẹ kể đấy.”
Ngao ngán với cái yêu sách của nó, Trang đành tặc lưỡi: “Rồi, thế phải rửa chân tay thật sạch mới được lên giường, rõ chưa.”
Thằng em cười hì hì, chạy lon ton ra bờ giếng, theo sát Trinh để rửa tay chân.
Leo lên giường rồi mà thằng Bảo vẫn luôn miệng léo nhéo nhắc Trang kể chuyện. Trang đặt vội mình xuống giường, thủ thỉ vào tai nó: “Thế em muốn chị kể chuyện gì nào?”
Tiếng Bảo đáp lời háo hức: “Em thích nghe Cô bé bán diêm, chị Trang kể cho em đi.”
Câu chuyện này Trang đã đọc cho nó nghe không biết bao nhiêu lần, vậy mà nó vẫn cứ đòi. Tuy ngán ngẩm, Trang cũng không dám từ chối, sợ nó nhõng nhẽo làm mẹ mất ngủ, mai không dậy sớm mà đón cá được. Thế là Trang bắt đầu cất giọng chậm rãi kể chuyện cho em.
“Ngày xưa có một cô bé bán diêm, hằng ngày cô phải đi bán diêm để lấy tiền về đưa bố. Một hôm trời no-en giá rét, cô bé vẫn chưa bán được que diêm nào. Cô không dám về nhà. Ngồi ngoài đường, cô bé thấy lạnh quá, bèn lấy một que diêm ra, bật lên. Hơ đôi bàn tay trước ánh lửa, cô bé tưởng tượng ra mình đang ngồi trước lò sưởi. Lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất, chỉ còn lại trong tay em là nửa que diêm cháy dở.”
“Cô bé bật que diêm thứ hai, bức tường trước mặt bỗng trở nên trong suốt, em nhìn thấy trong nhà là một bàn ăn phủ khăn trắng như tuyết, một con ngỗng quay nhồi táo và mận khô đang bốc hơi nghi ngút. Và lạ kỳ chưa! Con ngỗng bỗng từ trên đĩa nhảy xuống, lạch bạch tiến về phía em với dĩa và dao cắm ở ngực. Bỗng que diêm phụt tắt, chẳng còn gì ngoài bức tường dày tối tăm, ẩm ướt và lạnh lẽo ngay trước mặt.”
“Cô bé bật một que diêm nữa, thấy mình đang ngồi dưới cây thông no-en trang hoàng dây nến và tranh rực rỡ. Cô bé với tay về phía cây thông. Que diêm tắt lịm. Cô bé thấy ánh nến bay lên cao, cao mãi trông như những vì sao. Rồi một vì sao rơi xuống. “Ai đó đang t·ừ g·iã c·õi đ·ời!” Cô bé nhớ tới lời bà nội, người duy nhất yêu quý mình trên cõi đời này.”
“Cô bé bật que diêm thứ tư, ánh sáng bỗng bao trùm. Giữa vầng sáng, bà đang đứng đó, mỉm cười hiền hậu và âu yếm. “Bà ơi!” Cô bé khóc nấc lên. “Bà mang cháu đi cùng nhé! Cháu biết bà sẽ rời bỏ cháu khi que diêm cháy hết! Bà sẽ biến mất như chiếc lò sưởi ấm áp kia, như chú ngỗng quay và cây thông rực rỡ”. Cô bé vội vàng cho cả gói diêm vào ngọn lửa.”
“Ánh sáng bừng lên còn hơn cả vầng dương và bà trông như chưa đẹp lão, cao lớn đến thế bao giờ. Bà ôm cô bé trong vòng tay rồi cả hai cùng bay lên, trong ánh sáng và niềm hân hoan, xa dần mãi mặt đất, đến với Baya, đến nơi không còn đói khát và nỗi khổ đau.”
“Và ngày hôm sau, bà cô bé đã sống lại. Bà đưa cô bé và người cha nghèo khổ đến một ngôi nhà thật đẹp, có thật nhiều thức ăn ngon, có chiếc lò sưởi thật to. Họ sống hạnh phúc cho đến cuối đời.”
Quay sang nhìn hai đứa em, Trang đã thấy hai đứa ngủ từ bao giờ. Trang mỉm cười, vuốt nhẹ lên mái tóc xơ xác của thằng em trai bé bỏng. Nó vẫn cứ nghĩ câu chuyện kết thúc là như vậy từ bé đến giờ, Trang đã không cho nó biết rằng ngày hôm sau người ta đã thấy cô bé bán diêm ấy c·hết cóng bên lề đường. Trên tay cô bé bán diêm vẫn nắm chặt những que diêm, một nhúm đã cháy tàn.
Trang luôn thích những câu truyện cổ tích kết thúc có hậu, tốt đẹp với bất kỳ ai luôn cố gắng học hành và là người tốt bụng.
Rồi Trang cũng th·iếp đi vào giấc ngủ của mình, nơi có giấc mơ chiếc tàu của bố chở đầy cá đang dần cập bến trong nụ cười của mẹ.
Khuya, trên bầu trời đêm làng chài, vô số vì sao đang rơi rụng. Cảnh tượng kỳ lạ diễn ra trong vài giây, sau đó bị mây mù đen che khuất. Đêm tối chưa bao giờ âm u đến như thế.
…
Trang thoăn thoắt bước chân theo mẹ trên con đường ra bến đón tàu về trong cái ánh sáng trăng vẫn còn nhờ nhợ chiếu xuống. Gió biển thốc vào mặt khiến Trang co ro, dù đây không phải lần đầu tiên cô bé dậy sớm đón tàu kiểu này.
Kéo chiếc áo công nhân sờn rách, chiếc áo mà ngày xưa bố xin được của mấy chú công nhân, vào sát người hơn, Trang đã thấy thấp thoáng bóng người lô nhô phía bến tàu, chắc là gia đình của mấy người chung tiền đóng tàu với bố.
Tiếng mẹ Trang giục gấp gáp hơn: “Nhanh chân lên xem nào. Người nhà chú Bình, chú Tư ra cả rồi đấy. Chỉ ăn với ngủ thôi.”
Trang dạ nhẹ một tiếng, xốc cái thúng cắp ngang lưng cho thăng bằng hơn, rồi rảo bước chạy theo mẹ cho kịp.
Cái bến tàu trở nên chật chội hơn khi Trang và mẹ chen vào đám đông toàn người quen trong xóm. Tiếng chào hỏi, phỏng đoán về lượng cá, giờ tàu về, rộ lên làm cái bến thường hoang vắng vào những đêm khuya nhộn nhịp hẳn lên. Xa xa phía bãi cát ngoài bến, Trang thấy lờ mờ chiếc xe hàng loại nhỏ, trùm bạt của đám thương lái vẫn hay lấy hàng từ tàu bố Trang.
Trời sáng hơn, tầm nhìn về phía chân trời của Trang được cải thiện dần. Sau một hồi căng mắt ra ngoài khơi, Trang đã thấy cái đốm đen nho nhỏ chậm rãi tiến về bờ.
Mọi người trên bến xôn xao, chỉ về cái đốm đen ngày một lớn.
“Kia rồi!”
“Về rồi kìa!”
“Muộn thế!”
Chẳng bao lâu, chiếc tàu của bố đã hiện rõ mồn một trước mắt Trang. Màu sơn xanh sơn trên thân tàu có vài chỗ tróc ra. Nó không sai đi đâu được. Phần đáy tàu màu đỏ xỉn xỉn, chìm nổi dưới nước, đầy hà bám.
Dáng bố Trang cao lớn nhưng gầy đét và đen nhẻm đứng đầu mũi tàu, đưa tay vẫy. Đôi mắt bố hôm nay căng đỏ. Gò má bố vẫn hốc hác. Râu tóc bố rối bù.
“Chắc bố phải tiết kiệm nước ngọt lắm đây.” Trang thầm nghĩ.
Trang đang định nhảy lên cái cầu gỗ vừa được bố kê từ tàu vào thành bến, để ôm lấy bố sau gần một tháng xa cách, thì giọng mẹ Trang đã réo rắt vang lên: “Con Trang đâu rồi? Còn đứng đấy làm gì? Mang thúng lên đây xem nào! Cứ như người mất hồn thế.”
Như sực tỉnh, Trang hớt hải bê vội mấy cái thúng chạy theo mẹ.
Hai mẹ con Trang còn chưa kịp lên tàu, vài thân ảnh quen thuộc trên tàu nhảy xuống.
Sau đó...
Những tiếng kêu thảm thiết vang lên, những bóng người bỏ chạy tán loạn, những hình thù đuổi theo không ngừng nghỉ.
Tiếng kêu thảm chốc chốc lại vang lên, xé tan màn sương sớm.
Đến sáng, cả khu làng chài trở nên yên tĩnh lạ thường.
…
Trương Hoài Nhân mặc kệ người đồng nghiệp xinh đẹp ở bên cạnh. Từ ghế ngồi, hắn nhìn qua cửa sổ, quan sát phong cảnh ngoài xe lửa cho bớt nhàm chán.
Đã một tháng từ khi hắn đánh nhau với Phùng Công Tuấn và loài trùng đầu hoa kia. Lần đó hắn b·ất t·ỉnh, may có đội trưởng Tô Phát đến mang vào bệnh viện. Tô Phát mà đến trễ tí nữa, không chừng hắn hết đường cứu chữa, đã phơi thân ở cái đồi c·hết tiệt đó rồi.
Trương Hoài Nhân được đưa tới bệnh viện. Hắn được truyền nước, truyền máu, truyền thuốc đặc chế, truyền nhiều thứ khác. Những thứ khác ấy chắc chỉ có đám nhà khoa học, cùng lãnh đạo tổ chức mới biết rõ đó là gì.
Sau hai mươi mốt ngày trời, sức khỏe Trương Hoài Nhân hồi phục hơn chín mươi lăm phần trăm.
Trương Hoài Nhân vừa rời bệnh viện không bao lâu, còn chưa kịp quen thuộc hoàn toàn với thân thể, hắn đã bị cấp trên điều đi làm nhiệm vụ. Phải biết rằng do nằm viện quá lâu, thân thể hắn còn ì ạch, đôi lúc cử động lại có cảm giác cứng đờ. Cái thân thể kiểu này mà làm nhiệm vụ đó ư? E rằng chín phần mười sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Thậm chí, Trương Hoài Nhân cảm thấy cấp trên muốn mình đưa thân thể làm đồ ăn cho kẻ địch.
Tự ngẫm là vậy, chứ Trương Hoài Nhân cũng biết tổ chức đang thiếu người. Tổ chức không còn cách nào khác mới phải điều một bệnh nhân còn chưa khỏe lại đi chấp hành nhiệm vụ.
Bên cạnh Trương Hoài Nhân lúc này, chính xác hơn là ngồi đối diện hắn, là một cô nàng khá xinh đẹp. Khuôn mặt trứng ngỗng, mắt bồ câu, tóc dài tới vai, thân hình khá chuẩn. Nếu như cái mũi nhỏ lại chút xíu, lại cao hơn, cô nàng chẳng khác gì một người mẫu thực thụ.
Cô nàng xinh đẹp tên Nguyệt, Trần Nguyệt. Cô ta báo như vậy, Trương Hoài Nhân không rõ đó có phải tên thật của cô ta hay không. Dù gì đi nữa, Võ Nhân đều không được bình thường cho lắm. Việc không tin tưởng bất cứ ai, gặp ai đều báo tên giả cũng không có gì là lạ.