Chương 626: Hoả công suýt thành
Cánh quân phía Bắc của Thiên Đức chỉ có quân thủy bộ, ngựa chiến chỉ dành cho chỉ huy cấp tiểu đội trở lên và số ngựa thồ, tổng cộng không quá hai trăm ngựa tại Châu Sơn, phân nửa số đó ở trong làng. Và chính sách của quân Thiên Đức là không c·ướp phá, không tơ hào cây kim sợi chỉ của dân. Lý Văn Ba thực hiện nghiêm, không cho quân đụng đến rơm rạ, cây cối, chỉ “trông nhà, trông bếp, ngủ hộ” trong khi dân làng đi vắng, sợ k·ẻ t·rộm vào khoắng! Lý do ngày không trái quân lệnh. Vì ngựa cần cỏ tươi, rơm rạ và thóc vào buổi tối. Ba quân lo rà soát địa hình, chưa cắt đặt quân cắt cỏ, quân hầu tạm thời lấy rơm rạ trong doanh trại ngoài làng đem về cho ngựa ăn.
Như đã nói, Tiểu đoàn 995, 996 Đông Phù Liệt đóng trong doanh theo sự sắp xếp là bởi binh sĩ đầu quân chưa được bao lâu. Xung trận theo sau, nghỉ ngơi ở giữa đội hình để tránh các suy nghĩ tiêu cực cũng trở thành một lệ. Quân hầu Trung đoàn Kiến Xương vào doanh ôm đi mấy đụn rơm khiến Tôn Cường để ý đến những đống rơm, cỏ khô quanh khu chuồng ngựa.
Ban đầu Tôn Cường nghĩ chuồng ngựa thì nhiều rơm chẳng có gì lạ, thậm chí có đến sáu dãy lán năm gian chứa đầy rơm rạ, cỏ khô. Chưa kể hàng chục đống rơm lớn chất gần đó.
Sau thời gian dài trong quân Thiên Đức, Tôn Cường có thói quen hay chuyện, gặp binh sĩ thường bắt chuyện để nghe tâm tư nguyện vọng, có đôi khu hợp lý thì bày cho Hoàng Ngưu và những người có chức trách. Nhìn chung, Tôn Cường được tín nhiệm do tận tuỵ với công việc, dăm ba lần nhận được thư khen của Vạn Thắng vương vì mẫn cán.
Tôn Cường đứng ở cổng doanh niềm nở chào hỏi quân hầu Trung đoàn Kiến Xương vì tính ra Đằng Châu là vùng đất đầu tiên Tôn Cường đặt chân đến.
Tôn Cường hỏi:
- Lý tướng quân tính đem hết rơm bên này về cho ngựa ăn hay sao mà các anh nhờ bên 995 thế?
Một quân hầu tươi cười đáp lời:
- Tướng quân chẳng dặn nhưng bên này rơm nhiều, đêm lạnh lắm, đem rơm về lót chỗ nằm tiên sinh ạ.
Tôn Cường vui miệng:
- Tay Hoàng này tích nhiều rơm rạ với cỏ khô mà ta chẳng đem theo chiến mã.
Quân hầu ngoảnh trông vào mấy dãy lán chứa rơm trong doanh, nói rằng:
- Bọn chúng có vài trăm quân kị mà tích rơm rạ dễ đủ cho cả trung đoàn khinh kị dùng trong một tuần trăng. Chỗ chiến lợi phẩm này chỉ quân kị của ông Hiểu với ông Hòa là thích thôi.
Tôn Cường bông đùa:
- Thì các cậu cũng đỡ việc còn gì.
Quân hầu bĩu môi:
- Túng thì đành chứ cỏ khô, cỏ tươi vẫn tốt hơn tiên sinh ạ.
Tôn Cường thắc mắc:
- Túng là thế nào?
Quân hầu so vai:
- Cỏ tươi quanh làng chẳng còn một cọng, chắc bọn Trường Châu nghĩ ta có quân kị nên thanh dã cả cỏ luôn. Đúng là đám thừa hơi.
Tôn Cường đứng tần ngần trông theo hơn chục quân hầu cùng một vài binh sĩ 995 đem rơm về làng, miệng lẩm bẩm:
- Lạ nhỉ? Sao cỏ tươi cũng cắt sạch?
Tôn Cường cùng một tiểu đội đi quanh doanh trại một vòng, vòng thêm một vòng quanh làng Châu Sơn và nhận ra trong bán kính khoảng một dặm cỏ tươi chưa mọc kịp, nhiều chỗ hãy còn vết tích của những đống lửa cháy lan.
- Chẳng lẽ Nguyễn Định Hoàng không để lại lương thảo dù một ngọn cỏ cho ngựa? Y đem cỏ vào núi? Nực cười! Sao lại có thể chở củi về rừng cơ chứ. Ven chân núi thưa người, cỏ mọc xanh tốt sao lại làm việc vô ích như vậy?
Đem theo mối băn khoăn về doanh, Tôn Cường hỏi thêm mấy người lính có kinh nghiệm chăn nuôi ngựa, họ đều khẳng định ngựa thích ăn cỏ hơn là rơm rạ và thực số rơm rạ trong doanh nhiều hơn mức cần thiết.
Tôn Cường nói với Trần Thiện:
- Tay Hoàng tích nhiều rơm ở phía sau doanh, đồng thời cắt và đốt sạch cỏ quanh khu này nhất định có ý đồ.
Trần Thiện hỏi lại:
- Tôn huynh nghĩ y định dùng hoả công?
Tôn Cường khẽ gật. Trần Thiện bảo rằng:
- Chỉ một góc doanh thì hoả công cái gì. Y đã hết pháo, nếu có cũng chẳng được mấy khẩu.
Sau một hồi bặm môi bóp trán suy tư, Tôn Cường bèn nói:
- Ở đây gần núi gần sông nên lạnh, ta nên đề đạt với chỗ anh Hộ, anh Nhật cho quân lấy rơm lót chỗ nằm đỡ mỏi lưng và đỡ lạnh nhỉ?
Ngay trong buổi chiều gần một nghìn binh sĩ Đông Phù Liệt hớn hở đem rơm vào lót chỗ nằm trong những mái tranh ba gian. Mỗi mái tránh có hai dãy ván gỗ kê dọc theo hai bức vách, lối đi ở giữa. Nguyễn Định Hoàng quây gạch ba mặt, cao 2 thước thay cho chân giường. Quân sĩ Thiên Đức đã thử lật các tấm ván lên nhưng bên dưới ván là giát giường bằng tre gỗ kín bưng, một đầu cố định vào vách đất, một đầu cố định vào tường gạch quây nên không có gì lạ.
Theo quy ước, sau khi quân Trường Châu phóng hoả khu chuồng ngựa sẽ gõ chiêng đánh động. Các quân sĩ ẩn nấp bên dưới các hố sẽ chui lên, đạp đổ một đoạn tường gạch bao bò ra t·ấn c·ông.
Năm trong sáu kho chứa rơm quanh khu chuồng ngựa trống rỗng, gần đó chỉ còn dăm đụn rơm lớn. Và rơm rạ vương vãi đầy dưới đất được gom vào chân mấy đụn rơm. Việc này vô tình không làm lửa cháy lan khi quân Trường Châu phóng hoả vì theo sắp đặt của Nguyễn Định Hoàng, hàng chục đống rơm và mấy kho chứa sẽ gây hoả hoạn lớn ở mé Đông Bắc. Những binh sĩ Trường Châu chui ra khỏi hầm bối rối song vẫn quyết định hành sự vì lui thì số phận quân ém trong doanh sẽ khó đoán định.
Điều thứ hai khiến kế hoạch c·hết người của Nguyễn Định Hoàng không hoàn hảo lại do… Lang Nha tướng Bùi Lạc Thủy, người đang yên vị trong nhà lao ở thành Sơn Tây.
Trận hoả công kết hợp đột kích dưới chân đồi Cẩm Lĩnh khiến phân nửa tân binh Tiểu đoàn 980 của Nùng Dân Chính cháy chẳng còn hình thù là một bài học đắt giá cho toàn quân. Rút kinh nghiêm xương máu, khi hành quân dã ngoại, đồn trú, nhất là tạm đóng quân trên đất địch, quân Thiên Đức không được phép đóng tập trung mà phải phân tán thành các tiểu đội, trung đội theo cụm. Trường hợp báo động giữa đêm, chỉ huy phải xông ta khỏi cửa nơi ngủ nắm tình hình và binh sĩ không được lũ lượt chạy ra theo lối cửa chính mà phải đồng loạt ra từ nhiều hướng, ưu tiên cửa sổ để tránh phục binh nấp hai bên cửa hạ thủ.
Tiểu đoàn 995 và 996 đều là tân binh Thiên Đức nhưng là cựu quân nhân Đông Phù Liệt nên chẳng tính là mới. Binh sĩ tuân thủ, chấp hành các điều lệnh cơ bản của chủ tướng mới, đó là cách họ phải thích nghi. Thế nên trong mỗi căn nhà mái lá ba gian chỉ có hai tiểu đội cùng ngủ tạm, số còn lại chia nhau ra trực gác, ngồi co ro trong ổ rơm ở trong và cả ngoài lũy.
Toán quân Trường Châu tập hợp đủ trong khu chuồng ngựa, một toán nhận nhiệm vụ phóng hoả, bốn toán còn lại nhắm đến sáu dãy nhà tranh gần nhất và… phục ở cửa ra vào chặt chân hoặc chém bất cứ ai chạy ra. Các toán đều muốn đột nhập vào bên trong ra tay nhưng… ngoài cửa ra vào có hai bó đuốc sáng trưng, bên trong lại tối như hũ nút.
Kho rơm và mấy đụn rơm đồng loạt b·ốc c·háy phừng phừng. Tiếng chiêng theo nhịp vang khắp trại như muốn báo động ba quân mau ra d·ập l·ửa. Một vài bóng người từ bên trong mái lá vừa vọt ra khỏi cửa đã đổ sập người về phía trước, chẳng kịp kêu lấy một tiếng.
Trời sáng trăng, bên trong nhìn ra ngoài dễ dàng, vài binh sĩ trông thấy chỉ huy vấp ngã nhất thời chưa kịp hiểu chuyện gì, vội chạy ra đỡ và m·ất m·ạng bởi những lưỡi đao. Các binh sĩ còn lại hiểu chuyện lập tức hô lớn báo động rồi lao qua các tấm liếp che cửa sổ.
Một trong số sáu mái tranh bị nhắm đến có nơi nghỉ của Phạm Hữu Nhật, Chính uỷ Trung đoàn Siêu Loại. Quân hầu của Nhật vọt ra cửa liền m·ất m·ạng. Phạm Hữu Nhật đang đứng bên bàn làm việc nhìn thấy mọi sự diễn ra trước mắt liền quơ tay vớ quả lựu đạn tre trên bàn châm luôn vào đĩa đèn dầu leo lét rồi quăng luôn ra cửa vừa lúc hai bóng người ập vào. Phạm Hữu Nhật ném đĩa đèn dầu về phía trước, hất đổ cái bàn tre cúi thấp người xuống. Bốn, năm bóng đen ập vào vung đao chém ngang nhưng bị hụt, lại tối om, còn định thần thì quả lựu đạn p·hát n·ổ đùng một tiếng chát chúa. Một bóng người đổ nhào, vắt ngang thân qua cái bàn tre vừa bị đạp đổ, Phạm Hữu Nhật dùng tay phải chặt mạnh vào gáy địch quân, tay trái tước v·ũ k·hí rồi chạy về phía giữa nhà, phi thân qua cửa sổ.
Mọi chuyện diễn ra nhất nhanh.
Binh sĩ từ các mái tranh biết có động, nhất loạt đạp liếp nhảy ra ngoài trợ chiến. Bốn toán tập kích mau chóng bị quây kín, từng người bị hạ gục.
Ba quả pháo hiệu bắn thẳng lên cao.
Bấy giờ Nguyễn Định Hoàng phục quân cách doanh hơn ba dặm, nghe tiếng chiêng khua vội thúc quân khinh kị phi nước đại tiếp ứng. Quân cảnh giới mặt Bắc phát hiện địch quân liền hô lớn, đồng thời châm mấy quả pháo hiệu, quả bắn lên cao, quả phóng về hướng địch quân đang xông đến.
Do thông thạo địa hình, hơn năm trăm quân khinh kị dễ dàng vượt qua các hố chông đánh thẳng vào cửa Bắc. Vũ Bang Hộ có mặt trước khi quân khinh kị tràn vào, một mặt lệnh phóng tiễn, mặt khác sai quân giăng các sợi dây thừng cản vó ngựa.
Do là tân binh, chỉ có Tiểu đội phó trở lên mới được trang bị 3 quả lựu đạn, mỗi tiểu đội cũng chỉ trang bị có 6 hoả hổ các loại nhưng trong tình huống cấp bách chỉ có các quả lựu đạn phát huy tác dụng còn hoả hổ không phát huy hiệu quả là bao, số lượng lại hạn chế cộng thêm tốc độ của quân khinh kị tràn vào như vũ bão.
Tình thế trở nên nguy ngập hơn với hai tiểu đoàn trong doanh khi hơn một trăm quân Trường Châu từ trong các mái lá đổ ra, hơn ba mươi binh sĩ phải nhận những nhát chém ngang lưng trong những phút đầu tiên.
Bấy giờ ở mé sông, Đinh Công Tráng nghe tiếng chiêng, trông thấy ánh lửa kèm pháo hiệu thì biết doanh Châu Sơn bị tập kích liền bắn pháo hiệu hồi đáp, cử một đại đội trang bị tận răng tiếp ứng. Được nửa đường, chỉ huy đại đội tiếp viện phát hiện pháo hiệu bắn ở mé Bắc liền điều một trung đội tiến về hướng ấy, hai trung đội còn lại tiếp tục vào doanh Châu Sơn.
Làng Châu Sơn cách doanh chẳng bao xa về hướng Đông, pháo hiệu cấp báo vừa nổ thì Tô Dương Nham triệu tập Tiểu đoàn 175, quân Kiến Xương tiếp viện. Tiền quân vừa xuất phát lại trông thấy pháo hiệu nổ ở hướng Bắc doanh. Tô Dương Nham cũng hành động y như chỉ huy đại đội do Đinh Công Tráng đã làm, ấy là điều một đại đội rẽ sang hướng Bắc, hai đại đội còn lại trực chỉ hướng Tây vì cứu quân trong doanh quan trọng hơn.
Sau những phút đầu chiếm ưu thế vì tính bất ngờ và dồn dập, bên ngoài đánh vào, bên trong đánh ra thì cuộc hỗn chiến dần cân bằng hơn. Các binh sĩ Đông Phù Liệt trên mặt Tây và Đông đều có pháo hiệu nổ đì đùng, biết quân tiếp viện sẽ sớm có mặt nên đánh rất hăng.
Hai trung đội hoả mai vượt qua bờ tre đầy tro tàn, quân cảnh giới dẫn lối và đích ngắm của các tay súng là quân trên lưng ngựa.
Nhận thấy tình thế bất lợi, Nguyễn Định Hoàng quyết định thu quân nhưng không phải hướng Bắc mà mở đường máu chạy theo lối đằng Đông. Quân kị vừa ra khỏi cổng trại thì đụng tiền quân của Tô Dương Nham bèn toả ra hai hướng tả hữu mà chạy tháo thân.
Nguyễn Định Hoàng thúc chiến mã chạy dạt sang mé tả nhờ đó thoát nạn. Quân khinh kị chạy sang bên hữu đụng đại đội mà Tô Dương Nham đang cử đi hướng Bắc. Toán khinh kị này tản mát thêm một lần nữa, một số đụng phải trung đội hoả mai thuộc Tiểu đoàn 990 t·hiệt m·ạng hoặc b·ị b·ắt.
Trở về núi Thanh Sơn, Nguyễn Định Hoàng điểm lại quân vào sớm tinh mơ thì chỉ còn gần ba trăm khinh kị và hơn sáu mươi quân chạy bộ về đến nơi.
Cuộc tập kích táo bạo của Nguyễn Định Hoàng khiến Tiểu đoàn 995 và 996 nhận 160 tử sĩ, gần 300 người b·ị t·hương, tương đương một tiểu đoàn bộ binh bị loại khỏi vòng chiến.
Lý Văn Ba và Bộ Chỉ huy phải chịu trách nhiệm vì sơ suất. Tuy vậy, việc các đội quân phản ứng nhanh, nhận định tình huống và phối hợp nhịp nhàng được ghi nhận. Cũng bởi trận tập kích này, quân Thiên Đức trang bị thêm cho quân cảnh giới các loại hoả khí, đặc biệt là các đơn vị phần nhiều còn dùng v·ũ k·hí lạnh.
Gần một trăm quân khinh kị cùng sáu mươi quân bộ của Nguyễn Định Hoàng bị áp giải về Châu Cầu để khai thác thêm tin tình báo.