Chương 614: Bắt tế tác Thiên Đức gần suối Nánh
Con đường hành quân của Phùng Thanh Hòa cùng Trung đoàn 8 Thiết kị vất vả, mệt nhọc hơn cả. Đội quân hơn một nghìn năm trăm tráng sĩ vắt vẻo trên lưng chiến mã lội suối luồn khe, lúc leo qua đồi, khi phải chậm rãi từng bước chân trên cao xuống thấp, vượt qua núi cao rồi lại núi cao chập chùng, tránh những thung lũng nhỏ hẹp nằm giữa các ngọn núi.
Trên những cung đường khó đi, binh sĩ xuống dắt ngựa. Có thể nói sau ba ngày hành quân, vượt qua quãng đường gần hai trăm dặm thì người lẫn ngựa đều mệt nhoài. Ngày thứ tư của cuộc hành quân, Phùng Thanh Hòa chỉ dẫn binh hành quân hơn mươi dặm rồi hạ trại ven một thác nước. Thử thách đối với Trung đoàn 8 Thiết kị không phải là đánh trận mà phải đến địa điểm mong muốn trước ngày 28. Bảy ngày hành quân, Hòa và binh sĩ sẽ phải vượt hơn bốn trăm dặm đường rừng cùng quân trang, lương thảo, khí giới nặng hơn bốn mươi cân. Và đường đi hầu như chẳng có, các đơn vị thay nhau phạt cành mở lối mà đi.
Để giữ sức ba quân, có thể xung trận ngay khi đến nơi. Từ ngày thứ năm, Hoà phấn đấu hoàn thành tối thiểu bốn sáu dặm, khích lệ binh sĩ đạt bảy mươi dặm mới được nghỉ. Hết ngày thứ sáu, người ngựa mệt nhoài, Hoà phải cho quân ăn và nghỉ dài, quân đến nơi vào rạng sáng ngày 29. Điểm tập kết là thung lũng Thượng Cứu, được bao bọc bởi là những dãy núi cao hơn một nghìn mét. Cuộc đời chinh chiến của vị tướng trẻ họ Phùng và quân sĩ chưa từng đi một quãng đường rừng đến vậy.
Thượng Cứu nằm ở hướng Đông Bắc Ngọn núi cao, tức Cao Sơn, kinh đô xứ Mường Động, các Cao Sơn hơn ba mươi dặm đường chim bay nhưng đường rừng sẽ phải mất một ngày. Thung lũng Thượng Cứu có bản Thượng Cứu với hơn trăm nóc nhà sàn ven chân núi, cạnh con suối nhỏ nước trong veo. Dân bản Thượng Cứu đều là người Mường, họ đã rất sợ hãi khi thức giấc bị một đội quân bao vây.
Cấn Xá và vài người biết nói tiếng Mường làm thông ngôn, khuyên dân bản cứ sinh hoạt bình thường, tạm thời không được rời bản với bất cứ lí do gì, nếu trái lại, quân sẽ chém cả bản. Hơn chục dân bản đi rừng vắng mặt, chiều muộn hôm sau gùi sản vật rừng về b·ị b·ắt giữ hết lượt. Vì bản nằm biệt lập nên việc cả một đội quân đông đảo trú đóng không ai hay biết. Nhiệm vụ tiếp theo mà Phùng Thanh Hòa phải làm là dùng dân bản đưa đường cho trinh sát đi nắm tình hình bên kia dãy núi cao.
Nhằm mau chóng yên dân, Phùng Thanh Hòa theo lời dặn, đã phát cho mỗi hộ 1 nén bạc, bảo rằng đó là quà Vạn Thắng vương ban thưởng. Với người Mường thì bạc rất quý, 1 nén bạc là tài sản lớn. Gạo đem theo không còn nhiều, cỏ khô cho hơn một nghìn chiến mã cũng không nhỏ, lại muốn quân được nghỉ ngơi, song không được làm phiền dân bản vì kỷ luật của quân. Phùng Thanh Hòa mời trưởng bản và trưởng tộc đến gặp, đề nghị họ đổi thóc gạo, ngũ cốc lấy… lương khô! Đồng thời, nếu dân bản giúp cắt cỏ cho ngựa, sang năm dân bản sẽ không phải nộp bất cứ khoản thuế nào vì… Mường Động đã thuộc về Vạn Thắng vương, vua mới của đất Vạn Xuân.
Dân bản chẳng mấy khi qua khỏi ngọn núi cao, một năm quan quân đến thu thóc gạo hai lần. Nay có vua mới, không theo chẳng được, mà cắt cỏ chẳng tính là việc khó, lại mới nhận món thưởng từ trên trời rơi xuống nên già làng trưởng bản đều đồng lòng. Lương khô thực sự là món ăn lạ với dân bản, ăn một thanh, uống nước vào no căng bụng hệt như phép lạ. Phùng Thanh Hòa làm ngơ, để binh sĩ đổi 1 phong lương khô lấy 1 cân thóc hoặc… 1 con gà, vịt. Thậm chí, lương khô đổi được cả lợn.
Sợ rằng chuyện đến tai Chương, Hòa bèn đề nghị mua hết lợn và gia cầm trong bản bằng số bạc còn lại. Dân bản cũng nghe vì quân chẳng c·ướp, bán rẻ bán đắt không rõ, còn hơn là b·ị c·ướp mất. Sở dĩ Phùng Thanh Hòa bạo gan hứa sang năm miễn thuế là bởi thông lệ Thiên Đức, chiếm được vùng nào đều miễn thuế một năm. Duy có Sơn Tây nửa năm vì cuộc chuyển giao tương đối nhẹ nhàng.
Xuất phát từ sự láu cá của vị tướng họ Phùng, sau này quân Thiên Đức có phiếu quân lương dùng để mượn lương thực của dân khi hành quân hoặc chinh chiến. Dân giao lương thực, cầm cái phiếu ấy, sau đến quân doanh nơi gần nhất nhận lại phần lương thực cho quân vay hoặc quy ra tiền, vật dụng… Vạn Thắng vương tương đối sòng phẳng. Nếu một hộ gia đình cho quân vay 10 cân gạo trắng, sau 12 tháng sẽ trả thành 11 cân. Nếu giữ cái phiếu 5 năm mới đòi, sẽ nhận được 17 cân gạo.
Từ việc quân vay lương thực của dân, tại Vạn Xuân và các vùng chiến sự xuất hiện một nghề mới, nghề “con phe”. Con phe ám chỉ những con buôn đem lương thực hoặc tiền bạc đến đổi tem phiếu ngay khi chiến loạn vừa hết, thậm chí ngay lúc súng hãy còn nổ đì đùng nơi xa. Con buôn đổi được phiếu sẽ giữ đến kì hạn đem đến lấy tiền tại quân doanh địa phương. Họ bỏ công làm lời đâu đó mươi phần trăm và Chính phủ Vạn Xuân không bao giờ cấm. Trái lại còn khuyến khích. Thậm chí, có nơi cam go, con buôn liều mình chuyên chở lương thực đến bán cho quân với giá cao hơn bình thường mười lăm phần trăm. Một số con buôn có bản lĩnh, vài phen mạo hiểm đều trở thành những người giàu có và họ nằm trong số những người thực sự mong muốn quân Thiên Đức xuất chinh mỗi ngày! Và sẽ chẳng lạ nếu một trong số các đại thương nhân ấy có người nhà họ Lâm.
Phùng Thanh Hòa dưỡng quân một ngày, ngày hôm sau quân sĩ bắt tay vào chế tạo hàng chục khẩu hoả pháo dạng nhỏ và vài dụng cụ cần thiết. Hai hôm sau, quân cảnh giới phi ngựa về báo, có toán thổ binh chừng dăm mươi người đang ở bên kia sườn núi, khoảng hơn hai canh giờ nữa sẽ đến bản Thượng Cứu. Phùng Thanh Hòa liền báo động toàn quân. Hai canh giờ sau bắt sống toàn bộ toán người, sau hồi hỏi cung, biết bọn họ được sai đi thu thóc gạo trong bản và bắt lính. Bản Thượng cứu có gần sáu trăm dân, trong đó nam nhân từ 15 đến 45, khoảng hai trăm người, phải sung quân.
- Bắt lính cả người trung niên thì Đinh Sơn muốn dốc túi chơi một ván. - Phùng Thanh Hòa cười toe toét. - Để xem Đinh Sơn vét được bao nhiêu tráng đinh. Đông mà ô hợp, lợi bất cập hại.
Qua ngày hôm sau, Phùng Thanh Hòa để năm chục quân kị ở lại bản Thượng Cứu rồi dẫn một số tù binh vừa bắt được rời khỏi thung lũng, lẫn trong màu xanh thẳm của rừng già. Phùng Thanh Hòa chia binh đóng phân tán, chờ tin tức của trinh sát báo về mới hành động. Theo kế hoạch, Trung đoàn Vĩnh Yên và Trung đoàn 3 Sơn cước vừa t·ấn c·ông, vừa làm nhiệm vụ thu hút lực lượng của Đinh Sơn về hướng Tây Nam và Tây Bắc để tạo điều kiện cho Trung đoàn 8 Thiết kị t·ấn c·ông thẳng vào kinh đô xứ mường, chiếm giữ khu vực nhà lang, biểu tượng của Mường Động, và bắt giữ gia quyến của tướng sĩ, kết thúc chiến dịch.
Chiều muộn ngày hôm sau, các toán trinh sát của ba tiểu đoàn lần lượt báo cáo tình hình, họ đều tận mắt nhìn thấy các toán thổ binh bắt lính đưa về Cao Sơn. Phùng Thanh Hòa và thuộc cấp rất sốt ruột vì mãi chưa thấy mấy toán tế tác cử di dò la Cao Sơn trở về.
Nhắc đến cánh quân do Phan Vỹ chỉ huy, sai vài ngày ăn chực nằm chờ, dò la động tĩnh, thi gan với Bùi Sơn Lâm cũng tỏ ra sốt ruột. Mạc Sa Cảnh và Trương Ma Nị liên tục phải nhắc nhở Phan Vỹ phải kiên nhẫn.
Mạc Sa Cảnh nói:
- Tướng quân phải dằn lòng lại, yên định lòng quân. Tại hạ nghĩ… đến lúc cho quân 892 quấy quả một chút khiến Bùi tặc sao nhãng cũng là cách hay.
Trên sườn núi gần hẻm Mó Hén, Bùi Sơn Lâm cũng nhận ra sự có mặt của Phan Vỹ vì một số quân Lâm cử đi dò la động tĩnh xung quanh lối độc đạo đã không trở về trình báo. Bùi Sơn Lâm dày công đặt phục binh, cũng nôn nóng mong ngóng Phan Vỹ xuất đầu lộ diện lắm, lại cũng lo bọn Phan Vỹ vòng lối khác thì tốn công. Biết tin bọn Đinh Công thất trận, phải rút về lập cứ điểm phòng thủ cách Cao Sơn hơn hai mươi dặm thì lấy làm lo lắng.
Bùi Sơn Lâm nghị bàn, nói với tả hữu:
- Có khi nào thằng con của Phan Văn Hầu chỉ là cánh quân nghi binh không? Chúng không dùng hoả khí lớn, cũng không dùng ngựa và quân số chắc là ít. Nếu nhiều, hẳn chúng đã không cho ta thoát khỏi Yên Mông rồi.
Chúng tướng chẳng biết thực hư, nhìn nhau chán lại chờ đợi mưu sĩ La thành, người được coi là mưu lược hơn cả.
Mưu sĩ chậm rãi nói:
- Thiên Đức biết tướng quân trấn ở đây nên thi gan đó thôi. Mó Hén như cửa thành, đại quân phải lối này nếu muốn đến nhà lang. Còn như binh lực của chúng, tại ước chừng trên dưới một nghìn, và vì ít nên chúng không thể manh động. Thiên Đức dẫu sao cũng ở đồng bằng, ở trong rừng lâu tất sẽ nhiễm bệnh tật. Chúng sẽ t·ấn c·ông nếu đủ mạnh, còn không dám qua nghĩa là yếu.
Bùi Sơn Lâm cũng là kẻ biết nghĩ, nghe mưu sĩ nói như không nói, cảm thấy bực trong lòng.
Mưu sĩ lại cất giọng:
- Nếu tướng quân muốn chúng động binh, phải cử quân ra khiêu chiến, dụ chúng đến gần hẻm núi mới được.
Bàn đi bàn lại chẳng có kế nào khả dĩ, Bùi Sơn Lâm nôn nóng, đành cử một toán hơn trăm quân đi thám thính song chẳng thu được kết quả nào. Lại nghe thuộc hạ trình báo, quân Thiên Đức xuất hiện ở bản Riêng và bản Bưng, cách Mó Hén gần hai mươi dặm về phía Tây Bắc.
- Chúng bắt cả đàn ông và đàn bà của hai bản, trừ người già chúng tha. - Tên quân trình bày. - Lạ ở chỗ… chúng sai họ cuốc đất mở đường thông hai bản với nhau. Thuộc hạ còn nghe dân bản kháo, bọn Thiên Đức tính sau khi bắt dân bản làm đường xong sẽ đưa dân các bản khác đến bạt núi làm thượng đạo sang đất nhà lang đó ạ.
Bùi Sơn Lâm nhếch miệng cười nhạt:
- Bạt núi chẳng phải chuyện dễ dàng gì, chúng muốn cứ để chúng làm.
Lúc sau mưu sĩ La thành nói với Bùi Sơn Lâm:
- Thiên Đức nhân cơ hội cù cưa này kiểm soát dân, cứ mặc kệ. Đây có thể là kế sách của chúng, chúng muốn tướng quân chia binh kéo lên đó. Đã vậy phải giữ chặt Mó Hén. Mó Hén còn, Ngọn núi cao sẽ còn.
Bởi thế tình hình mặt phía Tây, Tây Nam kinh đô Mường Động nhất thời chưa có chuyển biến rõ rệt khi một bên chờ, một bên đợi. Mạc Sa Cảnh khuyên Phan Vỹ không t·ấn c·ông là đúng, bởi quân số ít hơn, Bùi Sơn Lâm dựa vào hiểm địa phòng thủ sẽ rất khó để vượt qua.
Tại hướng Tây Bắc Cao Sơn, Đinh Công sau khi bỏ bản Lùng rút về lập cứ điểm phòng thủ tại thung lũng Mường Cốc, cách Cao Sơn hơn trăm dặm.
Một mặt, Đinh Sơn huy động hàng nghìn dân Mường từ các bản làng đến đắp chiến lũy tại hai bờ suối Nánh. Mặt khác, Đinh Sơn gấp rút cử người cấp báo tình hình và xin sự trợ giúp của Lưu Trừng. Lưu Trừng chấp thuận, hứa sẽ điều ba nghìn tinh binh từ thượng nguồn Hắc Giang đến tiếp viện.
Suối Nánh bắt nguồn từ các dãy núi đá vôi cao chót vót chảy theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, uốn lượn qua các khe núi, nhận thêm nước rồi đổ ra Hắc Giang ở mạn Nam. Suối Nánh mùa này con nước dâng cao, chảy xiết, có chỗ voi vẫn lội qua được.
Thung lũng Mường Cốc có mấy bản mường sống quần cư, núi cao bao bọc tứ phía. Giữa thung lũng cũng có ba ngọn núi cao hình chóp nón hệt như những tháp canh tự nhiên, đứng trên đỉnh quan sát được hầu hết mọi động tĩnh trong thung lũng.
Đinh Sơn huy động được gần sáu nghìn tráng đinh sung quân, tám phần trong số đó là Mường tộc, hai phần còn lại thuộc tộc Tày, Thái, Mông… Số quân mới huy động được, Đinh Sơn cấp cho Đinh Công bốn nghìn, còn lại giao cho Bùi Sơn Lâm trấn giữ mặt Tây Nam.
Đinh Công dựa vào địa thế, sai dân bản và binh sĩ đốn cây, khuân đá, đào hào, vót chông dựng lũy ở phía Đông Bắc thung lũng Mường Cốc thuộc bờ tây suối Nánh. Chiến lũy vắt ngang qua suối, chắn lối vào thung lũng. Bên trong chiến lũy và trên hai sườn núi án ngữ lối vào, Đinh Công sai đặt hàng trăm Cự thạch pháo các loại, chia thành ba cụm tả - trung - hữu. Trương Bồ sau khi chạy thoát khỏi cuộc truy kích, dẫn toán khinh kị về đây, được giao thống lĩnh Cự thạch pháo, vài trăm khinh kị và hơn một nghìn bộ quân trang bị đủ các loại khí giới.
Ấu Kỳ tướng Bạch Gia Mô thống lĩnh một nghìn quân bộ và năm mươi thớt voi trấn bên tả. Bạch Gia Mô đặt đội tượng binh bên bờ tây Suối Nánh, đội quân bộ đặt ở bờ đông, qua lại con suối rộng chừng ba mươi trượng bằng cầu phao.
Quách Cư Dĩ thống lĩnh một nghìn thổ binh cùng hàng chục Cự thạch pháo trấn giữ bên cánh hữu. Trung quân thuộc quyền Đinh Công, đóng bản doanh bên bờ đông, tựa lưng vào núi. Trung quân có khoảng một nghìn tay cung nỏ, phần lớn là phường thợ săn, hơn một nghìn quân bộ, hơn năm mươi thớt voi và gần hai trăm Cự thạch pháo đặt ở vị trí cao, tầm bắn bao trùm toàn bộ Suối Nánh, đảm bảo quân Thiên Đức nếu đẩy lui được Bạch Gia Mô nhất định phải chùn chân khi gặp con suối này.
Từ Quý Châu cũng khuyên Đinh Công nên trang bị nỏ Liên châu do La thành và Đỗ Động Giang cấp cho trước đó. Bởi vậy, hàng nghìn nỏ Liên châu được trang bị cho Bạch Gia Mô, Trương Bồ và Quách Cư Dĩ. Bên cạnh đó, hoả liệu cũng được chuẩn bị, trường hợp cần thiết sẽ dùng đến hoả công.
Bên cạnh đó, Đinh Công trưng dụng hơn một trăm con trâu đực của dân các bản theo lời mách của Từ Quý Châu. Số trâu này Đinh Công sai quân buộc binh khí vào sừng, giá hai bên hông. Lúc xung trận, thổ binh sẽ buộc giẻ tẩm nhựa thông vào đuôi, quất trâu xông vào đội hình của địch quân.
Sau cùng, gần ba nghìn dân đủ già trẻ đang đắp lũy sẽ được sử dụng khi cần thiết. Vũ khí của họ là dao phát rừng, bồ cào, gậy, đòn gánh… với cách bố trí phòng thủ dựa vào địa thế và số người gần một vạn, Từ Quý Châu tin chắc cánh quân của Lý Quang Minh không có cơ hội giành chiến thắng. Trong lòng Từ Quý Châu vẫn canh cánh nỗi băn khoăn, chẳng biểu cố nhân Liêu Nhất Khổng sẽ hành động như thế nào, nhất là đạo kị binh hạng nặng vẫn còn là ẩn số.
Ngày 2 tháng 12, thổ binh bắt được hai nhóm thám thính gồm sáu người. Trong đó nhóm thứ nhất khai, họ theo lệnh của Lý Quang Minh. Nhóm còn lại cho biết, chủ tướng là Phùng Thanh Hòa, chỉ huy quân thiết kị. Biết bọn Lý Quang Minh chỉ có gần ba mươi thớt voi, hai nghìn cỗ ngựa, hai nghìn quân bộ. Với lực lượng như vậy, cộng thêm địa hình phức tạp, quân Thiên Đức chẳng thể có cơ hội giành chiến thắng.
Trái với vẻ hồ hởi của Đinh Công, Từ Quý Châu nghi ngờ quân số mà hai nhóm tù binh đã cung khai, cho rằng con số có thể ít hơn. Cẩn thận hơn, Từ Quý Châu gọi những người đã có công bắt hai nhóm thám thính để hỏi cặn kẽ vì sao bắt được, đối phương có chống cự lúc b·ị b·ắt hay không. Thổ binh thuật từ đầu chí cuối, khẳng định mật phục bắt được tế tác trong rừng và không bắt được toàn bộ, một vài kẻ thấy động đã tháo chạy mất dạng.
Một mưu sĩ thấy Từ Quý Châu bận tâm, bỏ cả bữa ăn bèn hỏi:
- Tại hạ cảm thấy mọi chuyện rất đỗi bình thường, Từ đại nhân còn băn khoăn chỗ nào?
Từ Quý Châu chậm rãi nói:
- Bởi mọi thứ bình thường nên tại hạ mới bất an trong lòng. Liêu Nhất Khổng vốn đồng hương, lại có giao tình với tại hạ nên tại hạ hiểu ông ta. Liêu Nhất Khổng chẳng giống như vẻ bề ngoài nho nhã, ông ta mang lòng thù hận sâu sắc với Đại Vũ và cũng thạo việc binh. Quý Châu quốc là vùng đất đồi núi hệt như Mường Động này, chẳng phải tự nhiên Mạc Thiên Chương phái Liêu Nhất Khổng phò tá Lý Quang Minh. Mạc Thiên Chương biết dùng người và Liêu Nhất Khổng hẳn muốn thể hiện mưu trí nhằm tìm chỗ đứng trong quân.
Mưu sĩ hỏi lại Từ Quý Châu:
- Có lần Thái úy nói, Liêu Nhất Khổng muốn giúp La thành xưng bá để có ngày đem binh đánh ngược lên Bắc. Tại hạ cho đó là điều viển vông.
Từ Quý Châu khẽ thở dài mà rằng:
- Ông ấy biết viển vông nên tìm người có khả năng để dốc lòng.
Mưu sĩ ngạc nhiên hỏi:
- Đại nhân nghĩ Mạc tặc sẽ vì Liêu Nhất Khổng mà đánh lên Bắc?
Từ Quý Châu lắc đầu:
- Chẳng có Liêu Nhất Khổng thì Mạc Thiên Chương sẽ làm vậy. Hắn có dã tâm, thực sự có dã tâm xưng đế. Xét thực lực, Thiên Đức thừa sức thôn tính các sứ quân từ lâu nhưng bắn chần chừ, luôn miệng nói vì lòng nhân, không muốn binh đao, chẳng cần vương vị.
Đoạn rồi Từ Quý Châu cười nhạt:
- Quyền lực là thứ ai cũng muốn giành lấy, hắn hơn người ở chỗ tỏ ra không cần. Bấy lâu nay hắn chú trọng phát triển giao thương chẳng phải vì muôn dân đâu, tiên sinh phải nhìn cho rộng, ngẫm cho sâu. Chiến loạn liên miên, dân lầm than đói khổ, dân không giàu, đánh một hai trận là hết vốn, đằng này Thiên Đức càng đánh càng mạnh. Ví như lúc này, Thiên Đức mở rộng phía Nam, vây Trường Châu, bức La thành, công Mường Động. Nếu không có thực lực là kho lương dồi dào, dân yên ổn làm ăn thì chẳng thể làm vậy được.
Mưu sĩ lại hỏi:
- Vậy vì sao giờ này Thiên Đức vẫn chưa động binh đánh La thành và Trường Châu hay Đỗ Động Giang? Huy động binh mã hai tháng trời mà không xuất binh sẽ có nhiều hệ luỵ.
Từ Quý Châu trầm ngâm một lúc mới đáp:
- Kiếm củi ba năm đốt một giờ, hắn muốn quét một lần để chẳng ai cứu được ai. Đánh lên Mường Động này chính là đánh vào hậu phương đó.
Mưu sĩ nói:
- Chiếm Mường Động chẳng dễ như hắn tưởng đâu.
Từ Quý Châu díp mắt lại, bảo rằng:
- Thứ duy nhất Đinh quan lang có là địa lợi, lấy dĩ bất biến ứng vạn biến. Tại hạ đang nghĩ Mạc Thiên Chương và Liêu Nhất Khổng sẽ làm cách nào để hoá giải cái bất biến đây.
- Thiên Đức quân hay tập hậu mà xứ mường của họ Đinh này chẳng có chỗ cho chúng làm điều ấy. - Mưu sĩ khẳng định. - Mạn phía Nam có Hắc Giang, chúng không dùng thủy quân vì ngại Đỗ Động Giang hay Trường Châu liên thủ đưa quân lên chặn đường lui. Chỉ còn mạn Đông Bắc núi cao chót vót, lối đi chẳng có. Tiên sinh có nghĩ Thiên Đức theo lối ấy đánh vào Ngọn núi cao không?
Từ Quý Châu gật đầu:
- Tại hạ có từng nghĩ đến, song khả năng này rất thấp. Làm vậy thà điều lực lượng lớn thủy quân ngược dòng sông Hắc gần và đường sá thuận tiện nhiều mặt. Nhưng phòng xa, tại hạ đã bày với quan lang, quan lang hẳn đã phái quân phòng mặt Đông và Đông Bắc rồi.
Hôm ấy đã là ngày 3 tháng Chạp năm Thiên Đức 34.