Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 615: Thung lũng Mường Cốc




Chương 615: Thung lũng Mường Cốc

Đường hành quân của Trung đoàn 3 Sơn cước từ dãy Lưới Hái đến phía Tây khu vực thung lũng Mường Cốc ban đầu gặp đôi chút khó khăn.

Tráng đinh và dân một bản ven một ngọn núi vì có con em trong quân Đinh Công rút chạy về Mường Cốc đã tổ chức một toán hơn hai mươi người đặt bẫy dập và bắn tiễn vào tiền quân thuộc quyền Nùng Dân Chính khiến 3 binh sĩ t·hiệt m·ạng, vài người khác b·ị t·hương nhẹ. Nùng Dân Chính từng bị Bùi Lạc Thủy tập kích mất mấy trăm quân dưới chân đồi Cẩm Lĩnh, Nùng Dân Chính và nhiều binh sĩ hãy còn ghi hận trong lòng.

Bùi Thị Xuân chỉ huy tượng binh có mặt trong tiền quân, Xuân ít nói và nóng tính, liền đồng ý cho Nùng Dân Chính dẫn một đại đội và dăm thớt voi rẽ lên bản. Già trẻ gái trai trên bản bồng bế nhau trốn vào núi, bỏ lại bản trống không người. Thời gian không nhiều, Nùng Dân Chính tức khí sai tượng binh kéo sập toàn bộ nhà sàn trong bản, bắt lợn, trâu bò, lấy hết lương thực đem đi. Lý Quang Minh thấy tiền quân có trâu bò trong quân liền cật vấn, lệnh Nùng Dân Chính không được c·ướp phá các bản, phải giữ quân kỷ, thực hiện chính sách của quân.

- Đại Vương có lệnh quân không được làm phiền, không tơ hào cây kim sợi chỉ của dân. - Nùng Dân Chính dõng dạc trình bày. - Nhưng dân mà Đại Vương nhắc đến là dân Vạn Xuân thần phục Thiên Đức, nằm trong vùng Thiên Đức chúng ta kiểm soát. Mường Động dẫu là đất Vạn Xuân nhưng chưa thần phục, dân chống Đại Vương thì quân phải trị. Dân không hại quân thì quân nào hại dân, nay binh sĩ bị dân bản phục kích, tôi giật sập hết nhà sàn hãy còn nhẹ.

Lý Quang Minh bật cười vì Nùng Dân Chính nói có lý. Dân ở Mường Động chưa tính là dân Thiên Đức, chống Thiên Đức thì phải đánh họ thôi.

Qua ngày hôm sau chính Lý Quang Minh bị dân bản phục kích, bốn binh sĩ trúng bẫy dập t·hiệt m·ạng tại chỗ. Phục binh bắn tiễn ào ào rồi mất hút trong rừng, may chẳng trúng vào ai. Tận mắt nhìn binh sĩ bỏ mạng oan uổng, mối hận cũ bùng lên. Lý Quang Minh và Giáp Dĩnh Kế dẫn Tiểu đoàn 980 ập vào bản nhưng dân bản đã trốn vào hang núi hết sạch. Lý Quang Minh không dẫn voi theo, sai quân phóng hoả đốt trụi bản mường, bắt súc vật, gia cầm đem đi. Được một quãng, Lý Quang Minh bảo Giáp Dĩnh Kế đem một đại đội náu lại vì kiểu gì dân bản trông thấy lửa cháy cũng sót của mà tìm về. Quả nhiên Giáp Dĩnh Kế bắt được mấy người, bắt họ dẫn vào núi. Dĩnh Kế bắt hết đàn và trẻ nhỏ, tha cho đàn ông và bà già, bảo với họ, muốn nhận lại con cháu thì về thành Sơn Tây mà tìm. Ở một bản khác, Giáp Dĩnh Trì bất ngờ ập vào song chẳng thấy bóng dáng tráng đinh trong bản liền bắt phụ nữ và trẻ em.

Liêu Nhất Khổng không muốn trễ nải việc quân, tướng sĩ sa đà vào những việc bắt bớ liền khuyên Lý Quang Minh nên sai quân đi trước vỗ về dân các bản cho họ yên lòng, nếu chống đối sẽ không nương tay. Lý Quang Minh nghe theo, bèn sai bọn Cấn Xá đi trước phủ dụ, từ quãng ấy mới yên hẳn.

Đàn bà, trẻ nhỏ và tù binh có trong đội hình được giao nhiệm vụ quản đàn trâu bò, gánh gà vịt và lương thảo. Lý Quang Minh hứa cho tù binh tất cả số trâu bò và lương thảo thu được, đổi lại họ không được trốn, nếu trốn sẽ bắn bỏ. Đàn bà, trẻ nhỏ ban đầu kh·iếp vía, than khóc luôn miệng, qua ngày hôm sau chẳng thấy binh sĩ Thiên Đức giở trò đ·ồi b·ại, cũng không đ·ánh đ·ập nên đỡ sợ, sau đó thì hết sợ. Thậm chí binh sĩ Thiên Đức còn bồng bế nhiều trẻ con, cười nói vui vẻ, nhằm đảm bảo tốc độ hành quân.

Do có tù binh, sớm ngày 4 tháng Chạp, quân sĩ Trung đoàn 3 Sơn Cước và đội tượng binh mới có mặt cách chiến lũy Suối Nánh khoảng 7 dặm về phía Tây bắt đầu chia quân dựng trại.

Bùi Thị Xuân dùng voi kéo đổ cây rừng dựng lán tạm vì đêm trời sương giá, gấp rút chế tạo một số Cự thạch pháo. Về đạn dùng cho pháo, Lý Quang Minh trưng dụng hàng trăm vật dụng bằng đất của các bản đã đi qua. Đồng thời dùng các loại dây rừng, cỏ dại khô héo bọc đất, đá làm hoả đạn. Công việc dựng trại của Lý Quang Minh diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, song lại nửa kín nửa hở nhằm che giấu binh mã. Tù binh người Mường phải cật lực hoàn thành lán trại nếu muốn có cơ hội trở về cuộc sống thường nhật.

Hơn chục con ngựa và mấy chục con trâu được sử dụng vào việc nghi binh. Liêu Nhất Khổng hiến kế, quân chặt nhiều cành cây buộc vao ngựa, trâu cho kéo đi kéo lại ở những đoạn rừng thưa vào lúc ban trưa, cốt tạo bụi mù để đối phương đoán già đoán non về đạo kị binh của Phùng Thanh Hòa. Trưa ngày 5 tháng 12, Lý Quang Minh có thêm hàng trăm dân Mường tìm đến xin giúp dựng lán trại với điều kiện sau khi tàn cuộc chiến cho phép… cho vợ con, con cháu họ được về bản thay vì xuống thành Sơn Tây. Lý Quang Minh đồng ý, chỉ nhắc họ sau này không được chống đối Vạn Thắng vương.

Bạch Gia Mô tung quân do thám, biết Lý Quang Minh dựng trại tính kế đánh lâu dài thì cũng lệnh quân dân xứ mường củng cố thành lũy. Vài cuộc đụng độ lẻ tẻ giữa các toán quân của bai bên diễn ra từ tảng sáng ngày 5 tháng 12, mãi cho đến chập tối mới yên ắng. Nửa đêm, Lý Quang Minh cho hai đại đội chia hai cánh tả hữu tiến lên trước bản doanh khoảng 5 dặm đốt đuốc một chốc rồi lại dụi tắt, chạy sang vị trí khác đốt trở lại, chốc chốc lại cho nổ pháo hiệu vang trời.

Ngày 6 tháng 12, nửa buổi trời u ám, sau đó thì đổ mưa tầm tã trong khoảng một canh giờ, mãi đến giữa giờ Mùi mới ngớt hẳn. Mưa vừa ngớt, Bùi Thị Xuân dẫn tượng binh cùng Giáp Dĩnh Kế bên tả, Giáp Dĩnh Trì bên hữu chậm rãi tiến về dãy lũy đang hoàn thiện.

Để vào thung lũng Mường Cốc phải đi qua một hẻm núi khá rộng, nơi có con Suối Nánh từ phía Bắc uốn lượn trong thung lũng. Lũy chắn ngang lối, dựng từ đá, thân cây, luồng, tre… cao 1 trượng, bề mặt lũy rộng chừng 3 thước, lởm chởm chông nhọn. Chân lũy có chỗ rộng 1 trượng. Bên ngoài lũy chưa kịp đào hào sâu dẫn nước từ Suối Nánh, thay vào đó Bạch Gia Mô đặt chi chít những bàn chông. Hàng trăm hố sâu đến 5 thước, đủ hình thù cắm chông tua tủa chống kị binh và tượng binh chưa kịp phủ lớp nguỵ trang. Đất đá vương khắp nơi, nhìn hệt như bãi chiến trường. Thêm hai bên sườn núi thoai thoải lại có độ chục khẩu pháo đá cùng các toán cung thủ bảo vệ, với cách bố trí này, lực lượng tượng binh và bộ binh Thiên Đức không thể áp sát lũy.

Bùi Thị Xuân loay hoay tìm cách đưa tượng binh vượt qua những hố chông nhưng bất thành. Lúc sau, hàng trăm tù binh khiêng đến nhiều sọt đất, đá vụn và thân cây nhỏ lấp các hố chông mở đường cho tượng binh khiến Bạch Gia Mô đang đắc chí vội sai quân pháo trên núi bắn đạn xuống. Đến giờ Ngọ, tù binh lấp hàng trăm hố chông ngoài tầm bắn của tiễn và pháo đá trên núi.



Lý Quang Minh thả tù binh, bảo họ mau chóng trở về bản làng, tránh xa nơi chiến địa. Lý Quang Minh cho mỗi tù binh dăm chục đồng xem như trả công hậu hĩnh cho họ, một hành động tử tế. Người Mường thẳng thắn và sòng phẳng, và như một lẽ thường của cuộc sống. Họ ở lại đến quá nửa đêm đào đất nhào bùn với lá cây khô, đan rọ bằng cây rừng chế tạo mấy trăm quả đạn đất, mỗi quả to bằng cái rổ con để các khẩu pháo Thiên Đức bắn vào các hố chông lấp lại. Xong việc ấy, tù binh, con tin mới bồng bế nhau đi. Nhưng đi chưa ra khỏi cổng doanh, số tù binh b·ị b·ắt ở bên sông Diềm kéo nhau quay lại xin đầu quân làm phục dịch. Họ nói về bản, nay mai quân Thiên Đức lui binh thì quan lang cũng sai lính đến bắt trị tội vì tiếp tay cho người Kinh đánh người Mường. Lý Quang Minh chẳng cần suy nghĩ nhiều liền thu nhận, giao cho họ các việc tạp dịch.

Nửa đêm về sáng ngày 7 tháng 12, binh sĩ Trung đoàn 3 Sơn cước lấp thêm các hố chông. Tờ mờ sáng, hơn hai phần ba các hố chông đã lấp xong, tượng binh có thể đi qua mà không lo giẫm phải chông cắm bên dưới. Trong đêm, binh sĩ Thiên Đức thu nhặt mấy trăm quả đạn đá trên hai triền núi bắn xuống suốt ngày hôm trước. Số đạn này Cự thạch pháo Thiên Đức tập trung bắn về hướng chính diện nhằm phá một đoạn lũy nhằm tạo cửa mở đột phá.

Bạch Gia Mô một mặt bắn đạn cầm chừng, mặt khác điều hơn một trăm thớt voi đến gần khu vực Thiên Đức tập trung bắn phá, đề phòng Thiên Đức tràn vào theo lối ấy. Buổi trưa, trời nắng hanh, Lý Quang Minh cho bộ quân lùi về sau nghỉ ngơi, đem gần hai trăm khẩu thần công cỡ nhỏ của quân tượng đặt thành hàng nhằm uy h·iếp đối phương. Tầm bắn của thần công cỡ nhỏ chỉ hai, ba mươi trượng, chủ yếu dùng đạn văng mảnh và hoả hổ, không có khả năng phá lũy. Quãng đầu giờ Thân trời nhiều gió, gió thổi theo hướng Đông Bắc, Tây Nam. Lúc bấy giờ Lý Quang Minh mới sai quân sĩ đẩy hai mươi khẩu pháo vượt lên khỏi đội hình, dàn hàng ngang, mỗi khẩu cách nhau chừng 5 trượng.

Bạch Gia Mô phất lệnh tất cả các Cự thạch pháo sau lũy và trên triền đồi trút đạn. Hai bên đấu pháo chừng một khắc đồng hồ, quân Thiên Đức phá được một đoạn luỹ chừng 2 trượng ở hướng chính diện nhưng mất hết pháo. Quân rút lui, đẩy ba khẩu Cự thạch pháo cần dài hơn ra trận tiền. bắt đầu sử dụng các loại đạn đựng hoả liệu bắn vọt vào bên trong lũy. Ba khẩu pháo bắn cấp tập trong khoảng một tuần trà hết hoả liệu mới dùng đến hỏa đạn. Trời gió to, hoả đạn rơi vào trong lũy bắt lửa cháy lan rất nhanh, chẳng mấy mà khói bao trùm khu vực cửu mở, nơi Lý Quang Minh dồn sức công phá.

Để phối hợp, Bùi Thị Xuân đưa tượng binh ào lên khiến Bạch Gia Mô hoảng hốt, sai quân pháo trên sườn núi trút và hai trận địa bên cánh lũy trút mưa đạn. Bùi Thị Xuân đốc quân xung phong được nửa chừng lại dẫn quân vòng lại, sai khua chiêng gõ trống hò reo vang dội.

Tiếp đó, Lý Quang Minh lại sai bộ binh yểm trợ và khiêng dăm chục khẩu thần công cỡ nhỏ áp sát hai mặt tả hữu của lũy. Bạch Gia Mô luống cuống, phất cờ hiệu truyền lệnh quân pháo ở hai bên bắn chặn. Bấy giờ Nùng Dân Chính ở trung quân bèn đốc quân xung phong, tưởng như sẽ tràn vào cửa mở nhưng thực chất, mỗi binh sĩ ôm một hoặc hai quả đạn đá chạy ngược về. Với hai loạt xung phong, Nùng Dân Chính thu được hơn nghìn quả đạn. Đêm xuống thu thêm cả nghìn quả khác.

Cả một ngày dài chiến đấu tuy rằng vô cùng ác liệt nhưng lạ thay, Trung đoàn 3 Sơn cước chỉ b·ị t·hương hơn ha mươi người. Phía đối diện, Bạch Gia Mô cũng không mất quân nào, chỉ vài chục người bị bỏng nhẹ trong lúc d·ập l·ửa cháy lan.

Trời tối, quân Thiên Đức bắt đầu bắn pháo lệnh đì đùng, lúc bên tả, khi bên hữu, thảng hoặc lại gõ chiêng hò reo, không rõ ý đồ thực sự là gì.

Tại bản doanh, Từ Quý Châu tất tả đến gặp Đinh Công và bộ tướng đang nghị bàn trong hổ trướng, sắc mặt Từ Quý Châu lộ rõ vẻ mệt mỏi, phờ phạc sau mấy đêm liền thiếu ngủ.

Từ Quý Châu nói:

- Ngày hôm nay Lý Quang Minh xem như đã phô bày hết lực lượng hắn có và không trông thấy bóng dáng Phùng Thanh Hòa, kẻ thống lĩnh đội kị binh tinh nhuệ của Thiên Đức. Việc Hòa vắng mặt nhất định là do Liêu Nhất Khổng dở trò.

Đinh Công và chúng tướng chờ đợi Từ Quý Châu nói rõ.

- Trong tay Lý Quang Minh không quá hai nghìn quân, chuyện này Ấu Kỳ tướng hẳn rõ hơn ai hết vì ông ấy ở trên cao, bao quát được trận tiền của giặc.

Ánh mắt chúng tướng đổ lên người Bạch Gia Mô, Mô lưỡng lự một chốc, nhắn trán như thể cố nhớ, lúc sau nói:

- Một quân tượng ngoài quản tượng, trên kiệu có 3 lính, hai bên mỗi bên có 2 lính, vị chi là tròn 10. Chúng còn đâu đó 26 thớt voi, như thế là 260 quân dưới trướng ả họ Bùi.



Bạch Gia Mô bực dọc nói thêm:

- Ả đó người xứ Thanh Hoa thì phải, họ Bùi, ả nhất định người Mường.

Đinh Công nhắc Bạch Gia Mô nói trọng tâm.

- Lý Quang Minh thực có đâu đó gần hai nghìn quân bộ cả thảy, có khi hai nghìn non. Cách chúng bố trí quân khó đếm, cờ quạt ít dùng chẳng thể đoán được. Trông đứa nào cũng giống đứa nào. Và thực là… không thấy kị binh ngoài trận tiền.

Trương Bồ nêu nghi vấn:

- Phải chăng do nhiều hầm hố cản lối, địa hình thất lợi nên chúng còn ém phía sau? Hôm trước bụi mù một khoảng, có thể do vó ngựa.

Từ Quý Châu khẽ nhếch miệng cười, nói rằng:

- Chẳng loại trừ Liêu Nhất Khổng sai người quét cho bụi bay mù nhằm hư trương thanh thế, thật thật giả giả. Khổng là tay mưu mẹo lắm, tại hạ kiêng nể vài phần.

Chúng tướng nghệt mặt nhìn nhau bàn tán lao xao một hồi. Quách Cư Dĩ đứng lên nói rằng:

- Rung cây nhát khỉ, chúng làm vậy hẳn muốn ta nghĩ có quân kị. Vậy… quân kị đang ở đâu? Hay chúng hãy còn ở núi Nhất Mã?

Từ Quý Châu khẽ lắc đầu:

- Điều ấy phi lý.

Nói đoạn Từ Quý Châu xin phép cầm ngọn đèn đến bên tấm họa đồ treo trên trướng phía sau chỗ Đinh Công ngồi.

- Có hai khả năng, một là Phùng Thanh Hòa dẫn quân kị xuôi xuống phía Nam hợp với đích tử của Phan Văn Hầu để qua Mó Hén vào Ngọn núi cao. Chiều muộn thám mã đem tin từ Mó Hén đến, cách đây hai ngày chưa thấy bóng dáng quân kị nào, và Phan Vỹ vẫn án binh bất động. Hoặc hắn không đủ lực lượng t·ấn c·ông Bùi tướng quân, hoặc hắn chờ quân kị đến tiếp sức.

Chúng tướng nghe, ai nấy gật gù cho là có lý. Từ Quý Châu nói tiếp:



- Khả năng thứ hai, quân kị xuất phát từ núi Nhất Mã vòng lên mé Đông Bắc, xuôi xuống Đông Nam để tập hậu Ngọn núi cao từ sau lưng.

Đinh Công nghe xong liền nói:

- Các vùng ấy thâm sơn cùng cốc, rất thưa người, đường sá hiểm trở, còn không có đường mòn để đi. Quân kị theo lối đó sao được? Chưa kể đi cả nửa vòng như thế cũng bốn, năm trăm dặm đường chứ ít gì.

Từ Quý Châu gật đầu đồng tình, nói thêm rằng:

- Khó nhưng có thể! Điều ấy lí giải việc quân Thiên Đức trễ nải, không quyết tâm t·ấn c·ông nhanh phủ đầu, vốn là thế mạnh của họ. Binh mã của quan lang dồn hết sang trấn ở Tây Bắc và Tây Nam. Giả như Phùng Thanh Hòa thọc vào sau lưng thì hậu quả khó lường. Trước sau ta không ứng cứu được nhau. Ta kéo về thì Phan Vỹ lẫn Lý Quang Minh sẽ thừa cơ đuổi g·iết. Ngoài bờ lũy kia dẫu hắn chỉ có hai nghìn quân, ta đông hơn gấp mấy lần nhưng so về thiện chiến, tinh thần ba quân khi ấy sẽ nguy lắm.

Đinh Công suy tư một lúc lâu, chúng tướng im lặng. Sau cùng, Đinh Công nói:

- Ta nghĩ nếu quân kị không có ở đây hẳn chúng kéo xuống phía Nam đánh Mó Hén vì hướng ấy thuận cho kị binh lắm. Vả lại, nếu ở nhà có động tĩnh gì, quan lang đã sai người báo tin rồi.

Từ Quý Châu thuyết phục Đinh Công rút bớt hai nghìn quân về giữ Ngọn núi cao nhưng không được. Chúng tướng cũng lắm kẻ lo rút bớt quân nhỡ đâu trúng kế, kị binh Thiên Đức phục ngoài kia sẽ phối hợp tượng binh đánh vào, khi ấy khó mà chống cự được.

- Theo thuộc hạ nghĩ, sớm mai ta cử một đạo binh đánh lấn ra, ép bọn Thiên Đức bộc lộ binh lực sẽ rõ thực hư. - Trương Bồ nói. - Thuộc hạ xin dẫn quân kị, bộ và tượng. Bạch Gia Mô trợ giúp hai bên cánh sẽ không có chuyện gì đáng lo.

Từ Quý Châu biết chẳng thuyết phục được, chỉ đành nén tiếng thở dài, miễn cưỡng thuận theo ý kiến Trương Bồ vừa nêu gì cũng chẳng còn cách nào khác.

Chán nản rời khỏi hổ trướng, Từ Quý Châu nói với mưu sĩ La thành rằng:

- Ông nhắc mọi người chuẩn bị ngựa cho tốt, sớm mai mà quân kị không lộ diện thì tìm đường mà trốn về kinh sư.

Mưu sĩ thắc mắc:

- Tiên sinh không tin vào việc Đinh Công đẩy lui bọn Lý Quang Minh ư?

- Quân tướng xứ này thừa dũng mãnh, họ là những chiến binh thực thụ nhưng đánh trận đâu chỉ dùng sức một chọi một. Thiên Đức dụng binh hơn chúng ta một bậc, hiền tài theo về mỗi lúc một đông và đều muốn thể hiện bản lĩnh.

Từ Quý Châu dừng bước, ngẩng nhìn ánh trăng khuyết lạnh lẽo, than thầm:

- Tồn vong của xứ mường này có lẽ do toán quân kị định đoạt.

Từ Quý Châu cố chợp mắt, mãi đến canh Ba mới thiu thiu ngủ trong tiếng đì đùng từ xa vọng đến.