Chương 581: Mùa thu, tháng 9, Thiên Đức năm 34
Tình thế La thành ngày một cấp bách, bị vây khốn ba mặt, buộc Tô Trung Từ phải kết hợp chặt chẽ với Sứ quân Đỗ Thục tạo thế răng môi tương trợ lẫn nhau. Đỗ Thục lại đem nhiều châu báu, lụa là kết giao với các tù trưởng châu Đà Bắc làm nơi tựa lưng.
Triệu Quang Phục đã nắn xong dòng chảy sông Tô, đặt được một chân sang bên kia sông, có thể t·ấn c·ông La thành bất cứ lúc nào. Tuy nhiên Chương biết Triệu Quang Phục vốn nặng tình với nhiều người ở kinh sư, bởi chẳng muốn ông mang tiếng về sau nên giao trọng trách tiến đánh Trường Châu cho Triệu Quang Phục và Phạm Cự Lượng. Phạm Tu và Đoàn Thượng, những người còn tâm tư, còn giao tình ở đất cố đô đang trấn Hoan châu và Vũ Gia, đều là những nơi xa xôi.
Để tung quân tiến đánh La thành, Đỗ Động Giang và Trường Châu cùng lúc, Chương mất hàng tháng trời tái bố trí và huy động lực lượng đông đảo lên đến hơn 4 vạn quân binh gồm thuỷ, bộ, kị.
Bàn Phù Sếnh tiếp quản công việc của Triệu Quang Phục, chỉ huy cánh quân chủ lực tiến đánh La thành từ mặt phía Nam và Tây Nam. Lý An làm cố vấn.
Tại dòng Xích Giang, Yết Kiêu chỉ huy 5000 thuỷ quân với các bộ tướng như Phạm Chiêm, Dương Cát Lợi sẽ t·ấn c·ông các đồn thuỷ binh trước khi tiến đánh La thành từ hướng Đông Nam.
Khác với lần trước, lần này Chương đặt đại bản doanh, tập trung binh lực ở phía Tây huyện Hát, phủ Sơn Tây, tiến chiếm các vùng đất bên kia dòng Hát giang trước khi uy h·iếp La thành từ hướng Bắc. Song song với đó, Chương dự kiến chia cắt La thành với Đỗ Động Giang, sử dụng lực lượng nhỏ ngăn cản Đỗ Thục, không cho tiếp ứng La thành.
Thượng tuần tháng 9, Trữ quân gửi thư nghị hoà với Chương, lời lẽ thống thiết, đề nghị cắt đất. Trữ quân không bao giờ nhận được hồi đáp.
Lực lượng Thiên Đức tập hợp tại phía Nam phủ Sơn Tây có khoảng 1 vạn 4 quân chính quy và khoảng 5000 tù binh, dân binh các địa phương lo hậu cần. Lực lượng tham chiến gồm có Sư đoàn Sơn Tây của Phùng Hiền với quân số 5000 người. Trung đoàn 5 Sơn cước dưới quyền Bố Giáp và Kiều Quân Kỷ với gần 2000 binh sĩ chủ yếu gốc lộ Tam Giang. Trung đoàn Bộ binh Vĩnh Yên của Phan Vỹ, Trung đoàn 8 Thiết kỵ thuộc quyền Phùng Thanh Hòa, Trung đoàn 2 Sơn cước của Vương Chí Linh và Lữ đoàn Pháo binh Thần Sấm của Phạm Bạch Hổ và hàng trăm chiến thuyền các loại. Lực lượng thuỷ quân khoảng 2500 người thống nhất dưới quyền chỉ huy của Cao Mộc Viễn. Cao Quang Chương, cựu tướng La thành và con trai được chỉ định làm tham mưu cho Cao Mộc Viễn.
Sư đoàn Sơn Tây nhận nhiệm vụ chủ công, Trung đoàn Bộ binh Vĩnh Yên làm hậu quân và sự giúp sức toàn lực của Phạm Bạch Hổ cùng Cao Mộc Viễn đảm trách chuyển quân bằng đường thuỷ. Chương bố trí Trung đoàn 8 Thiết kị là lực lượng cơ động trên chiến trường. Trong khi đó Trung đoàn 2 Sơn cước của Vương Chí Linh nhận nhiệm vụ ở phía Nam huyện Sơn Lăng, đề phòng các tù trưởng châu Đà Bắc kéo quân vượt sông đánh lén vào sườn đội hình đại quân. Sau cùng, Trung đoàn 5 Sơn cước do Bố Giáp chỉ huy sẽ đóng vai trò quân dự bị, đóng quân chếch về phía bên phải đại bản doanh, trên cánh đồng làng kẻ Võ.
Đại bản doanh cánh quân phía Bắc đặt tại cánh đồng làng Văn La, ven bờ hữu ngạn Hát Giang, được bảo vệ bởi 2000 quân gồm 2 Đại đội Thân Vệ quân dưới quyền Vi Thọ Kỳ, Ma Kê. Đại đội XT1 do Nguyễn Địa Lô chỉ huy cùng Tiểu đoàn Thần Vũ, Thiên Kim và Đường Vỹ.
Bùi Thị Xuân và Trịnh Tú lo phòng thủ Tam Giang, Trung đoàn 3 Sơn cước của Lý Quang Minh đóng ở Thượng Sơn đang trong quá trình củng cố lại lực lượng không trực tiếp tham gia chiến dịch.
Trong quá trình tập hợp binh mã, lương thảo, Chương giao nhiệm vụ tuyên truyền, địch vận cho Tiểu đoàn Thần Vũ và Thiên Kim luân phiên tiến hành.
Bên kia dòng Hát Giang, đối diện đại bản doanh là cánh đồng Chuông. Lực lượng La thành đồn trú làm nhiệm vụ cảnh giới chỉ có hơn hai trăm binh mã. Cách cánh đồng Chuông 2 dặm, chếch về phía Đông Nam, Lý Mẫn dựa vào địa hình tự nhiên bố trí trận địa phòng thủ khoảng 8000 quân với nhiều lớp hào, rào, chông, Cự thạch pháo và một số lượng Song thủ pháo đáng kể.
Chương đến đại bản doanh Văn La vào trung tuần tháng 9 xét xét tình hình. Chương chưa kịp ngồi ấm chỗ thì Vương Chí Linh báo tin, lực lượng Trung đoàn 2 Sơn cước tại Sơn Lăng mới đứng chân liên tục bị quấy phá bởi các toán thổ binh châu Đà Bắc khiến hàng trăm binh sĩ t·hiệt m·ạng trong vòng chưa đầy 5 ngày. Vương Chí Linh thực hiện các cuộc tuần tiễu với sự giúp sức của cư dân bản địa song vẫn chưa bắt được kẻ nào. Điều khiến Vương Chí Linh lo lắng và Chương lưu tâm là binh sĩ t·hiệt m·ạng bởi tiễn bắn lén, bẫy rập. Binh sĩ trúng tiễn không vào chỗ hiểm song m·ất m·ạng ngay tức khắc, quân y chưa phát hiện được loại kịch độc đối phương đã sử dụng.
Chương đưa cho Quan Lam Giang xem bản mô tả tình trạng binh sĩ t·hiệt m·ạng khi trúng tiễn hoặc bẫy rập. Xem đi xem lại mấy lượt, Quan Lam Giang nói:
- Binh sĩ t·hiệt m·ạng có triệu chứng giống nhau là máu bị đông lại trong khoảng một tuần trà. Dựa theo mô tả các mũi tiễn thu được thì loại kịch độc này khả năng là hỗn hợp lấy từ nhựa cây trộn với vài thảo dược khác có tác dụng cầm máu ạ.
Quan Lam Giang cầm mấy mũi tiễn không bịt đồng do Vương Chí Linh gửi kèm lên xem, nàng đưa lên mũi ngửi vài lần song không phát hiện mùi lạ. Dương Yên Thư đem đến một chậu nước nóng, Quan Lam Giang nhúng đầu một mũi tiễn có màu đen vào chậu nước rồi ngồi chờ đợi. Chậu nước có vài vệt loang như mỡ động vật nổi lên, song rất nhạt.
- Chị Thư trông này, như là sợi thuốc lào cắt vụn nhỉ?
Yên Thư không dám chắc, bèn đem thêm chậu nước nóng khác đến thử.
- Đúng như em nghĩ thưa Đại Vương, trong thành phần độc dược có vụn thuốc lào.
Chương gật đầu:
- Ta biết thuốc lào có tác dụng cầm máu v·ết t·hương nhưng liều lượng ít như vậy sao khiến binh sĩ m·ất m·ạng nhanh vậy được? Có cách nào đối phó không?
Quan Lam Giang thừa nhận:
- Cần thời gian ạ! Quân y trong trung đoàn đều là lang y ít nhiều hiểu biết độc dược. Các anh chị ấy chưa tìm ra cách giải độc thì em…
- Em là người bản địa, em không giỏi với quân y nhưng hiểu biết về địa phương chẳng lẽ thua những người mới chân ướt chân ráo đến ư?
- Em sẽ cố gắng ạ.
- Phải sớm tìm ra giải pháp bởi chậm trễ sẽ gây hoang mang trong quân. - Chương thở dài. - À phải! Cách nhanh nhất là túm dăm ba ông thầy lang bên Đà Bắc hỏi xem sao.
Nghĩ vậy, Chương gọi Vi Thọ Kỳ và Ma Kê, bảo hai người bí mật cử một số toán Thân Vệ sang bên Đà Bắc nghe ngóng tình hình, bắt vài thầy lang có tiếng trong vùng về hỏi chuyện. Vi Thọ Kỳ và Ma Kê thống nhất giao nhiệm vụ cho trung đội của Hùng Sơn.
Chuyến xuất chinh lần này Chương đưa theo con gái lớn Thiên Kim vừa tròn 6 tuổi. Thiên Kim đã đọc thông viết thạo chữ Vạn Xuân, tuy còn chậm nhưng điều ấy đủ khiến Chương vui mừng. Thiên Kim mang nhiều nét của Trịnh Lam Khuê trên khuôn mặt, Chương tin rằng một mai trổ mã thành thiếu nữ, Thiên Kim sẽ trở thành một tuyệt sắc giai nhân.
Lý An rất cưng chiều Thiên Kim, đã tặng đồ chơi là một cây trường côn cho cô bé đồng thời chỉ dạy một số động tác sử dụng côn từ lúc Thiên Kim chỉ mới gần bốn tuổi. Lý An bảo rằng trường côn là bách binh chi tổ, thành thục côn quyền sẽ dễ ứng dụng các binh khí khác như giáo, đại đao… là trưởng nữ của vương một cõi, Thiên Kim phải học chữ, Duệ và Lam Khuê đã rèn cô bé có thói quen đọc sách. Bởi vậy trong lúc Chương bận rộn với các báo cáo quân sự, Thiên Kim nằm đong đưa trên võng, cầm cuốn Mạc gia diệu lý yếu lược để đọc. Cô bé đọc nhưng không hiểu và trong trướng soái chỉ có sách liên quan quân sự và các chồng báo cáo bằng giấy dày cộp hoặc các thẻ tre.
Họp với Phùng Hiền, Bố Giáp, Phạm Bạch Hổ, Phùng Thanh Hoà, Lý Nhân Nghĩa, Cao Mộc Viễn, Vương Chí Linh… Chương nói:
- Chiến tranh du kích vốn là sở trường của người Vạn Xuân và đặc biệt nguy hiểm khi người Đà Bắc vận dụng do địa hình phức tạp, họ thông thuộc đường mòn lối mở. Các anh tuyệt đối đề cao cảnh giác. Trong trận chiến sau cùng này ta cho rằng Tô Trung Từ, Đỗ Thục sẽ bằng mọi cách chống cự. Việc tẩm độc vào binh khí không lạ, lạ ở chỗ nếu quân ta trúng phải thì không cứu được.
Cao Mộc Viễn nêu thắc mắc:
- Các toán thổ binh Đà Bắc vượt Hắc Giang bằng cách nào khiến dân bản địa không hay biết là điều tôi trăn trở. Tôi đã cho thủy quân phối hợp với anh Linh lùng sục ngược dòng song chưa phát hiện được điều gì khả nghi. Dân Sơn Lăng cho hay, người Mường ở Đà Bắc không dùng thuyền lớn, họ dùng thuyền độc mộc làm từ thân cây hoặc đôi khi kết bè vượt sông. Tôi cho khả năng này có thể xảy ra. Vượt sông xong, họ nhấn chìm thuyền hoặc khiêng cất giấu trên rừng bởi Sơn Lăng nhiều nơi rừng thiêng nước độc đấy ạ.
Bố Giáp đưa ý kiến:
- Muốn chống chiến thuật du kích của thổ binh Đà Bắc nhất định phải tìm ra cách họ đưa người sang sông và rút lui. Chúng ta dùng chiến thuyền tuần tiễu trên sông chẳng phải cách hay, tốn công tốn của mà không vồ được kẻ nào. Theo thiển ý của tôi, Trung đoàn 2 nên phân tán lực lượng thành các đơn vị nhỏ, đóng dàn trải sẽ giảm được tình trạng bị tập kích, chuyển sang mai phục. Báo cáo Đại Vương, Trung đoàn 5 Sơn cước của tôi đa phần binh sĩ người lộ Tam Giang, đi rừng nhanh hơn đất bằng. Bên anh Linh tuy là quân sơn cước song địa hình phức tạp tại huyện Sơn Lăng và bên Đà Bắc có lẽ phù hợp hơn với đoàn 5 do Tam Giang và Đà Bắc cũng liền kề.
Chương hỏi lại:
- Ông muốn đảo chỗ với ông Linh?
Bố Giáp đáp:
- Nếu anh Linh đồng ý.
Chương quay sang chờ đợi Vương Chí Linh lên tiếng. Vương Chí Linh đứng lên nói:
- Tôi không sợ địch mạnh, không ngại nhiệm vụ được giao ạ. Tuy vậy, những gì ông Giáp vừa nói rất chí lí. Đoàn 2 chưa thông thuộc địa hình, ít nhiều gặp khó khăn khi tác chiến. Bẩm Đại Vương, tôi đồng ý đổi vị trí đóng quân với ông Giáp ạ. Dạ thưa… dạ… nếu được, tôi xin cắt lại Tiểu đoàn 1 cùng với ông quân bên ông Giáp để học hỏi thêm.
Chương hỏi Bố Giáp:
- Ông Giáp thấy thế nào?
Bố Giáp cười tươi rói:
- Được ông Linh khen khéo như vậy thực tôi rất vui dù chưa biết có làm nên cơm cháo gì không. Thưa vương thượng, tôi sẽ giao Tiểu đoàn 1 của tôi cho ông Linh toàn quyền.
Như vậy, Bố Giáp và Vương Chí Linh đổi vị trí đóng quân.
- Ta nhớ bên Sơn Tây còn có cậu Phùng Nguyên Hoàn, chẳng hay cậu ta đang đảm trách nhiệm vụ gì?
Phùng Hiền bèn thưa:
- Phùng Nguyên Hoàn hiện chỉ huy quân trinh sát của Sư đoàn Sơn Tây ạ.
Chương liền nói:
- Sư đoàn các anh là chủ lực, t·ấn c·ông qua sông chẳng dùng được trinh sát nữa, dễ lộ. Vậy thế này nhé, anh cho ta mượn cậu Hoàn và quân của cậu ấy. Ta sẽ phái Tiểu đoàn Thần Vũ phối hợp với các anh, thế nào?
Phùng Hiền tròn mắt, nhất thời chưa thể hiểu dụng ý của Chương. Chương cười mà rằng:
- Cứ xem như ta tạo điều kiện cho ba quân Sơn Tây sớm đạt ý nguyện. Nữ binh Thần Vũ đều là hổ nhưng… cũng dễ thuần lắm.
- Tôi chỉ lo binh sĩ vì nữ nhân mà lãng việc quân ạ.
Chương tặc lưỡi, nhăn mặt trách:
- Vậy anh phải biến khó khăn đó thành động lực chứ? Ta nào muốn ba quân Thiên Đức trở thành những chiến binh chỉ biết xông pha trận mạc. Yêu đương, lấy vợ, sinh ra chiến binh nhí cũng là nhiệm vụ quan trọng lắm.
Chương vẫy con gái lại gần, ôm vào lòng, xoa đầu Thiên Kim, nói với mọi người:
- Thiên Kim rồi sẽ lớn, sẽ tiếp bước chúng ta tung hoành ngang dọc. Các ông nghĩ mà xem, nó cũng cần có binh hùng tướng mạnh chứ hả?
Thiên Kim đứng thẳng, hai tay kẹp sát vào nách, dõng dạc:
- Mẹ cả bảo khi con lớn lên con sẽ là một nữ tướng, và rằng các ông, các bác và các chú sẽ cấp cho con những chiến binh tinh nhuệ ạ.
Chương tròn mắt ngạc nhiên cúi xuống nhìn con gái, ngẩng lên nhìn tả hữu. Anh hỏi Thiên Kim:
- Có binh hùng tướng mạnh rồi thì sao?
- Con sẽ kéo quân lên phương Bắc ạ.
Chương ngạc nhiên thêm một lần nữa rồi cười phá lên. Dương Yên Thư đưa Thiên Kim rời khỏi bàn họp. Chương nói với tả hữu:
- Các ông thấy đấy, chúng ta hãy còn loay hoay với mảnh đấy Vạn Xuân nhỏ bé mà các bà đã tính đường xa cả rồi. Hun đúc tinh thần yêu nước cho con trẻ từ bé là việc tốt nếu muốn đất nước trường tồn. Nhiệm vụ của ta và các ông phải dựng cơ đồ cho con cháu ngày sau, giao cho chúng binh hùng tướng mạnh cùng kinh nghiệm trận mạc.
Tả hữu bàn tán rôm rả, đương chuyện quân chuyển sang chủ đề con cái. Bố Giáp, Vương Chí Linh đã lên chức ông nội, ông ngoại. Những người trẻ như Phùng Hiền, Phùng Thanh Hoà, Phan Vỹ con còn nhỏ hoặc mới thành thân cũng nói ra mong ước ngày sau. Chương đã khéo léo hướng những hoài bão lên phía Bắc, điều mà anh tin rằng vô cùng cần thiết dù trận chiến sinh tử với La thành đang cận kề.
Sau cuộc họp, Phùng Nguyên Hoàn đem 500 quân khinh kị trình diện Chương. Chương lệnh Phùng Nguyên Hoàn dẫn khinh kị tiền trạm từ đại bản doanh đến phía Nam huyện Sơn Lăng, nơi Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 2 Sơn cước đóng quân.
Chương gọi Bố Giáp và Kiều Quân Kỷ đến gặp riêng để hỏi tình hình. Bố Giáp báo cáo Trần Ứng Long chỉ huy Tiểu đoàn 2 đã di chuyển đến huyện Sơn Lăng. Tiểu đoàn 3 do Trần Công Mẫn đảm trách đang bàn giao trận địa, trời tối sẽ chuyển quân.
Nghe báo cáo xong, Chương nói với Kiều Quân Kỷ:
- Trung đoàn 5 là con em đất Tam Giang, cậu phải học hỏi ông Giáp để nắm đạo quân này. Những điều cậu học ở trường phải đem áp dụng vào thực tiễn và đúc rút thêm kinh nghiệm.
Kiều Quân Kỷ đứng nghiêm, hô lớn nhận lệnh.
- Ta sẽ đi cùng các anh đến Sơn Lăng vào tối nay.
Bố Giáp giật mình:
- Sơn Lăng đường sá khó đi, thổ binh đang quấy phá, vương thượng đến đó vô cùng nguy hiểm. Ngài không cần phải nhọc công, chúng tôi nhất định hoàn thành nhiệm vụ.
- Ta tin ông sẽ làm được. Ta đi không phải không tin ông mà còn tính toán việc khác nữa.
- Dạ thưa… còn có việc gì khiến vương thượng chưa yên lòng?
- Đỗ Động Giang!
Bố Giáp quả quyết:
- Lũ chuột nhắt ấy sẽ không dám đến Sơn Lăng đâu ạ.
Chương gật đầu, bảo rằng:
- Tính xem hạ thành bên đó ra sao chứ ta nào lo họ Đỗ đem binh sang.
Bố Giáp bèn kể lại chuyện cùng Lý Quang Minh cắt máu nhỏ xuống thượng nguồn Tích Lịch. Và rằng Lý Quang Minh thực muốn đòi nợ nhà họ Đỗ.
- Đoàn 3 đang luyện quân ở Thượng Sơn, vậy ta trinh sát trước cũng tốt. - Chương nói. - Có phải đận ấy Trần Ứng Long và Trần Công Mẫn đảm trách đưa binh qua sông không?
- Thưa vâng! - Bố Giáp đáp. - Hai cậu ấy có năng lực, tôi muốn đào tạo thêm.
- Được! Ta muốn gặp hai cậu ấy ở huyện Sơn Lăng. Chuyến đi này của ta là bí mật, đề nghị hai người giữ kín.
Trời vừa tối, Vi Thọ Kỳ, Ma Kê và Nguyễn Địa Lô đem binh tháp tùng Chương, nhập vào đội hình Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 5 Sơn cước do Trần Công Mẫn chỉ huy hành quân về phía huyện Sơn Lăng.