Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 579: Mỹ nhân kế




Chương 579: Mỹ nhân kế

Họ Lâm xỉa xói, họ Lý xách mé, chẳng ai chịu ai trong suốt nửa canh giờ. Đoàn sứ thần Đại Vũ lắc đầu ngán ngẩm, quân hầu trong điện phải nhịn cười nghe hai đại văn quan gân cổ cãi nhau như hai con gà chọi. Có câu quân tử động khẩu không động thủ, vậy nên hai ông quan chống nạnh tuôn lời vàng ý ngọc. Trong khi đó, Chương bế con trai nhỏ, trông mấy đứa khác chơi đùa cạnh bờ ao trong khuôn viên rợp bóng cây, nhìn bọn Vi Thọ Kỳ kiên nhẫn ngồi câu cá. Nghe nữ thị vệ bẩm báo ở trong điện hệt như cái chợ, Chương tấm tắc:

- Đâu phải tự nhiên ta ngắm ông Nghĩa, ông đó trông thư sinh vậy thôi chứ đáo để lắm. Cứ kệ, chửi nhau cũng phải có hiểu biết, càng hiểu biết càng chửi giỏi.

Thiên Bình ngồi bên có vẻ không bằng lòng:

- Điện là nơi tôn nghiêm!

Chương nhún vai:

- Tôn nghiêm của ta phải do kẻ khác thừa nhận chứ không phải ta tự nhận. Thần thiêng bởi bộ hạ, ta có nhiều người tài phải khoe cho chúng biết chứ. Bọn nó vốn chẳng coi chúng ta ra gì, anh chưa bêu đầu thằng họ Lâm đó là muốn xem nó có bài vở gì.

Chương ngoái lại nhìn một lượt từ Duệ, Uyển Như, Lam Khuê, Nhã Lâm bụng ma dạ chửa cho đến Lam Giang, Yên Thư. Anh hỏi:

- Nào! Ta nghe nói đàn bà Vạn Xuân chửi hay lắm! Các em có chửi được như ông Nghĩa không?

Nàng nọ nhìn nàng kia rồi cười trừ. Chương tặc lưỡi:

- Uyển Như buôn bán ngang dọc mồm năm miệng mười song chỉ hợp hơn thua buôn bán. Duệ ư? Ăn nói nhỏ nhẹ, vặn vẹo về lý thì được. Còn các em…

Chương cười tít mắt:

- Nói lời t·ục t·ĩu còn ngượng miệng, liệu ta trông mong gì đây?

Cuối cùng Chương nhìn Thiên Bình từ đầu đến chân, anh bĩu môi:

- Anh biết em rút phi đao rất nhanh để cuộc cãi vã sớm kết thúc.

Chương trao con đang bế cho Thiên Bình, anh đứng dậy vặn vẹo lấy vài cái, nói thêm:

- Với mấy tay nóng tính như Lâm Đường Thần thì nhẹ nhàng là thất sách, phải để người đủ sức cãi với hắn, chửi cũng tốt.

Duệ lên tiếng:

- Anh để hai người ấy to tiếng mãi như vậy ư?

Chương chờ Vi Thọ Kỳ giật thêm được một con cá xong mới đáp:



- Đấu khẩu cũng như đánh trận, bất phân thắng bại ắt phải dùng đến văn nhân có lời lẽ ngon ngọt. Mục đích của Lâm Đường Thần đến chẳng phải vì của cống nạp, hắn muốn dò la quân tình, nắm tình hình cũng như chủ ý của chúng ta. Cãi nhau chán tự nhiên trong đoàn sứ sẽ có kẻ đứng ra nói thay vì cãi nhau mãi chúng chẳng thể xong việc được giao.

Duệ lo lắng:

- Mỗi lần can qua là mỗi lần thiệt hại người và của. Em chỉ lo ta không khéo, Đại Vũ đem đại binh đến hạch sách thì bách tính còn nhiều khổ cực.

- Em với Uyển Như cứ chăm lo phát triển kinh tế, kinh tế vững thì có chiến loạn vẫn hồi phục mau lẹ. Kinh tế và quân sự đi đôi với nhau, kinh tế yếu, đánh dăm ba trận như kẻ hết sức, thua nước hậu. Chờ huấn luyện tân binh xong ta quét nốt các sứ quân còn lại một lượt, khi ấy các em có thêm đất đai, nhân lực tha hồ mà làm.

Uyển Như ẵm con hãy còn đỏ hỏn đưa cho Chương bế. Lam Khuê và Uyển Như cùng hạ sinh vương nữ khiến Chương khó phân biệt, phải dựa vào màu sắc quần áo trên người con thơ để biết… con nàng nào sinh ra!

- Em đã nhờ huynh trưởng lo sắp xếp xây dựng kho quân lương ở Thanh Hoa, Hoan châu và cả Vũ Gia. Đôi ba tháng nữa em sẽ vào trong ấy xem thế nào.

- Làm đứa nữa rồi đi chứ nhỉ?

- Cái anh này!

Chương phá lên cười. Anh bảo với Duệ:

- Tích trữ lương thảo quan trọng hơn tất cả khi chiến sự nổ ra. Dân mạn trong hãy còn nhiều người đói khổ, no bụng tự họ theo về với chúng ta. Để xong chuyện bọn sứ thần anh sẽ bàn với em và mọi người phát triển thêm các loại cây trồng ở các vùng mới kiểm soát. Chúng ta không có nhiều hơn 3 năm để chuẩn bị đón cơn sóng dữ.

Đúng lúc ấy nữ thị vệ chạy đến bẩm báo, trận khẩu chiến trong điện đã đến hồi kết, đoàn sứ thần đã lui về dịch quán vì cả hai ông tham chiến đã khản đặc giọng, nói không thành tiếng.

- Đó! Các em tưởng chửi nhau mà dễ ư? Ba ngày sau có khi còn chưa hồi giọng. Giả như Lâm Đường Thần đến, ta lại cho ông Nghĩa cà khịa.

Thiên Bỉnh lắc đầu, cười:

- Chẳng lẽ mãi như vậy sao?

- Họ sẽ phải cử người khác nói chuyện và… anh sẽ tiếp chúng.

Thiên Bình và mọi người ngạc nhiên, Chương cười gian trá:

- Gặp ta mà nói không được thì sao? Chẳng lẽ chúng sẽ viết ư?

Bấy giờ mọi người mới hiểu thâm ý của Chương.

Đoàn sứ về dịch trạm nghỉ ngơi còn chưa ấm chỗ liền hay tin Vạn Thắng vương cho gọi vào điện Hưng Quốc để cáo lỗi vì Lý Nhân Nghĩa có lời lẽ không hay. Lâm Đường Thần tỏ ra đắc ý khi nghe quân hầu nói Vạn Thắng vương tức giận cách chức đại quan của Lý Nhân Nghĩa, cho về làm thường dân, khăn gói trở về phủ Sơn Tây.

Tống Cảo, một tùy tùng trong đoàn sứ thần nghe vậy chỉ biết lắc đầu thở dài, thầm trách Lâm Đường Thần cao ngạo, mắc mưu đối thủ. Tống Cảo người đất Tống, đầu quân Đại Vũ ngót chục năm trời, thân cô thế cô, dẫu có chút tài ăn nói song vẫn phải chịu dưới những người như Lâm Đường Thần.



Tống Cảo ghé tai, than với thân tín:

- Lâm đại nhân mắc lỡm chúng nó rồi!

Thân tín lấy làm khó hiểu, Tống Cảo bèn nói:

- Sớm mai vào điện mà Lâm đại nhân nào nói được? Không nói được thì trình bày cái gì? Vạn Thắng vương lấy cớ đó đuổi về thì hỏng. Tình hình Đoàn tướng quân ở đất Sơn Tây ngày một nguy khốn, chưa kể Dương tướng quân đang nương nhờ La thành.

Thân tín hiểu ra, hỏi lại:

- Như vậy phải làm sao ạ? Chuyến này không xong sợ là… tội vạ đổ lên đầu bọn chúng ta hết cả.

Tống Cảo thở dài:

- Lâm đại nhân sẽ phải cử người khác đứng ra nói thay ngài ấy. Thân làm tội đời, cao ngạo như vậy mắc mưu của Lý Nhân Nghĩa là phải. Lý Nhân Nghĩa từng là thân tín của Sơn Tây vương và Thái sư tiều triều. Ta được biết ngoài Lý Nhân Nghĩa, Vạn Thắng vương còn có sự phục vụ của Phó Đô Ngự sử Ngô Hy Doãn. Ngô Hy Doãn kề cận Vạn Thắng vương, nhất định đã mách kế loại bỏ Lâm đại nhân chỉ bằng một mẹo đơn giản.

Thân tín bấy giờ mới nêu nghi hoặc:

- Dường như Lâm đại nhân nhầm Lý Nhân Nghĩa với Ngô Hy Doãn.

Tống Cảo gật đầu thừa nhận:

- Giận quá mất khôn! Tại bởi lần trước đến không trông rõ mặt, cứ nghĩ văn nhân thân tín hầu cận là Ngô Hy Doãn. Tưởng đại nhân còn tin dùng Lâm Đường Thần ắt hỏng đại sự mất thôi.

Tống Cảo đương dở câu chuyện thì quân hầu bẩm báo Lâm Đường Thần đến. Tống Cảo nhận ra nét mặt có phần khác lạ của Lâm Đường Thần, đồ rằng họ Lâm đã nhận ra sai lầm. Lâm Đường Thần nói chẳng ra tiếng, viết ra giấy, bảo ngày mai Tống Cảo hãy đứng ra thương thảo với Vạn Thắng vương thay cho Đường Thần.

- Bọn Thiên Đức rất gian trá! Tống đại nhân phải hết sức cẩn trọng!

Lâm Đường Thần cố gắng mãi mới dặn dò Tống Cảo được một câu, nghe chữ được chữ mất. Tống Cảo nhận lệnh, sai người chuẩn bị tề chỉnh đến điện Hưng Quốc vào đầu giờ Mão ngày hôm sau.

Theo lệ Đại Vũ, vua chư hầu phải quỳ gối nghe sứ thần tuyên đọc chiếu chỉ. Ngô Thì Nhậm đứng ra nói rằng Thiên Đức không phải chư hầu, chưa nhận sắc phong của Đại Vũ đế, xét ra là bang giao ngang hàng, chẳng có ai trên ai dưới. Tống Cảo bực song dằn lòng, chẳng muốn kéo dài thời gian ở Vạn Xuân đành lơ đi.

Ngô Thì Nhậm bình thản nghe Tống Cảo đọc chiếu thư Đại Vũ đế cật vấn Thiên Đức chống binh mã thiên triều, và rằng Thiên Đức phải chịu trách nhiệm đền bù tổn thất nhân mạng, rút binh mã đang vây Đoàn Kính Chí, cung cấp lương thảo, phương tiện cho quân binh Đại Vũ trở về. Ngô Thì Nhậm nghe mãi, tai ù đi vì toàn những lời của kẻ bề trên coi khinh Thiên Đức là một nhúm người bất trị.

Ngô Thì Nhậm ôn tồn viện dẫn lý lẽ tương tự như Lý Nhân Nghĩa đã tranh cãi với Lâm Đường Thần ngày hôm trước, một mực khẳng định quân Đại Vũ ngang nghiên đi qua đất Thiên Đức không báo trước, tổn thất là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó, Ngô Thì Nhậm cũng đem ra một tờ sớ dài mấy thước, vanh vách liệt kê thiệt hại nhân mạng, tài vật, hoa màu bên Thiên Đức, đề nghị Đại Vũ phải bồi thường.



Họ Ngô và họ Tống tranh cãi đến gần Ngọ vẫn chưa bên nào chịu nhún. Chương ngồi trên ngai ngáp ngắn ngáp dài, truyền mọi người tạm nghỉ, lệnh bày yến tiệc thết đãi sứ thần, trưa ngày mai bàn luận tiếp.

Yến tiệc kéo dài từ trưa tới gần khuya, Ngô Thì Nhậm mặt đỏ như gấc, chân nam đá chân chiêu cầm ly rượu đến cạnh bàn Tống Cảo thủ thỉ:

- Tống đại nhân trung với Đại Vũ đế, hạ quan phò tá Vạn Thắng vương, ai có chủ nấy cả. Hạ quan chẳng muốn làm khó ngài, ngài cũng muốn xong việc. Đại Vương có dặn riêng với hạ quan gửi chút quà quê biếu Tống phu nhân. Quân hầu kín đáo để trên thuyền của đại nhân, xin ngài chiếu cố cho.

Tống Cảo say rượu, say cả hai mỹ nhân vận y phục thiếu vải đang hầu rượu nên ậm ừ cho xong. Đêm ấy, hai mỹ nhân Hoan châu phục rượu Tống Cảo mãi đến đầu trống canh Ba mới đưa Tống Cảo về dịch quán vui vẻ.

Sáng hôm sau Tống Cảo tỉnh giấc chẳng thấy y phục đâu, hai mỹ nhân nằm thiêm th·iếp bên cạnh, nhăn mặt nghĩ:

- “Lại mắc lỡm Thiên Đức, chúng dùng tửu sắc mê hoặc ta.”

Thân tín gõ cửa, Tống Cảo choàng vội cái áo, hé cửa trông ra. Thân tín rỉ tai:

- Bẩm đại nhân, đêm rồi Vạn Thắng vương sai người bí mật đem một rương châu báu gửi cho ngài. Bọn thuộc hạ… dạ… mỗi người cũng bị dúi vào tay cả chục nén vàng.

Tống Cảo cắn môi suy tư:

- Hẳn là Ngô Hy Doãn muốn lấy lòng ta.

Thân tín lại nói:

- Lâm đại nhân cũng đang say giấc với mỹ nhân chưa thể dậy nổi.

Tống Cảo tròn mắt:

- Nói vậy… bọn chúng lót tay hết lượt ư?

- Ai cũng như ai! Bọn thuộc hạ… đều có mỹ nữ hầu hạ. Dạ bẩm… dạ…

Tống Cảo thở dài:

- Rượu ngon, gái đẹp lại thêm bạc vàng nhét miệng thật khó chối từ.

- Bây giờ chúng ta phải làm sao ạ?

- Vẫn phải chờ ý của Lâm đại nhân, để ta sang đó xem sao.

Tống Cảo chưa thể đi gặp Lâm Đường Thần ngay được bởi hai mỹ nữ quấn chặt chẳng rời.

- “Đàn bà Vạn Xuân thật biết chiều lòng nam nhân, cứ thế này hỏng hết đại sự nhưng… ta có thể làm được gì chứ? Dù gì cũng chỉ là thằng đầu sai.”

Mỹ nữ từ vùng Hoan châu, Vũ Gia, Thanh Hoa hay Tây Phù Liệt được tuyển chọn đưa về Vạn Xuân. Sau khi hầu đoàn sứ thần, mỗi cô sẽ nhận ban thưởng 20 nén vàng cùng giấy xác nhận đã… hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Vạn Thắng vương giao phó.

Bao đời nay kế mỹ nhân tuy cũ song hiệu quả vẫn rất cao.