Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 574: Anh em nhà họ Triệu




Chương 574: Anh em nhà họ Triệu

Chương có mặt ở trận tiền trực tiếp nghe cấp dưới của Phùng Hiền và Yết Kiêu báo cáo tình hình. Anh lấy làm hài lòng khi vòng vây siết chặt, lực lượng tham chiến dần đông lên. Chương vui ra mặt khi bách tính trong vùng chiến sự ra sức góp của góp công giúp ba quân Thiên Đức. Thắng bại chưa đánh đã rõ, với vị trí quân vương, quân dân một lòng quan trọng hơn tất cả.

- Báo cáo Đại Vương!

Mai Đắc Thắng chạy ào vào ngôi nhà mái tranh lẩn khuất dưới những tán lá sum suê, giọng gấp gáp:

- Quân Đại Vũ và La thành có dấu hiệu điều chỉnh đội hình ạ.

Chương cặm cụi viết lách, không dừng bút. Mai Đắc Thắng báo cáo thêm:

- Hàng chục chiến thuyền cỡ lớn của cả La thành và Đại Vũ dồn lên tiền quân. Ông Lý An nhận định bọn chúng sẽ quyết tâm mở đường máu bằng trọng binh đánh với anh Hổ ạ.

Chương không tỏ ra sốt ruột, dường như mọi diễn biến đều đang nằm trong dự liệu của anh. Dương Yên Thư ra hiệu Mai Đắc Thắng hãy đứng chờ.

- Chốc nữa cậu đem lá thư này trao tận tay Triệu Trung, ông ta tự biết phải làm gì.

Mai Đắc Thắng cúi người đưa hai tay nhận thư. Đoán chừng Mai Đắc Thắng còn thắc mắc, Chương cười hiền lành, bảo rằng:

- Dương Trường Huệ và Lý Mẫn không còn cách nào khác ngoài mở đường máu ở hướng Phạm Bạch Hổ.

Dứt lời, Chương bước ra sân, trời nắng chang chang dù mới nửa buổi, nheo mắt ngẩng nhìn bầu trời quang đãng, kiếm tìm mãi chẳng thấy gợn mây. Chương tặc lưỡi than:

- Lúc cần mưa mãi chẳng thấy mưa! Nhưng chẳng sao, loại bỏ mấy cái diều vớ vẩn trên cao chẳng tính là khó.

Ngoảnh lại sau, Chương hỏi Yên Thư:

- Dây chão ổn cả chứ?

- Dạ thưa, để chắc chắn, bà con trong làng đã bện thêm mây vào dây chão ạ. Lúc sớm người bên ông Linh báo cáo đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Chương gật gù, nét mặt lộ vẻ hài lòng. Anh dặn Yên Thư:

- Nhắc ông Linh, ngay khi địch có động tĩnh cụ thể phải rút quân lên bờ ẩn nấp, đừng có hăng quá! Phải bảo toàn lực lượng. Nhiệm vụ của đoàn 2 Sơn cước xem như đã hoàn thành phân nửa rồi.

Yên Thư vâng dạ, thắng yên ngựa đi ngay. Quan Lam Giang nãy giờ lúi húi trong bếp, bưng lên một bát canh, cười chúm chím:

- Bát canh thập toàn đại bổ hãy còn nóng, Đại Vương dùng luôn đi ạ.

Chương uống vài ngụm, hỏi Quan Lam Giang:

- Em đã gặp huynh trưởng của em chưa?

- Huynh trưởng của em vẫn khoẻ mạnh và rất hăng hái. Dạ…

Quan Lam Giang ngập ngừng, Chưởng nhìn, ánh mắt động viên.

- Huynh trưởng có nhờ em xin với Đại Vương cho anh ấy được vào quân.

Chương ngạc nhiên:

- Như vậy sao em băn khoăn? Việc ấy khó gì.

Quan Lam Giang thực thà thưa:

- Đại Vương đã dặn em không được tận dụng vị trí công việc mưu lợi cho người nhà.

Chương kéo Quan Lam Giang lại gần, ấn cô ngồi xuống ghế, cười mà rằng:

- Quả là ta có dặn như vậy nhưng Quan Thanh Liêm xin vào quân là việc tốt, cũng chẳng tính là mưu cầu gì cả. Ông Thiện có 3 con trai, ta lấy 2, lại dụng con gái yêu của ông ấy bên mình. Nay lấy nốt Quan Thanh Liêm thì ai lo thờ phụng gia tiên chứ?

Quan Lam Giang cúi đầu mân mê vạt áo. Chương nhoẻn miệng cười, hạ giọng:



- Thôi được rồi! Để xong chiến trận ta giao binh Hát huyện cho Quan Thanh Liêm. Anh ta có công, đó xem như phần thưởng.

Quan Lam Giang nghe vậy liền quỳ xuống tạ ơn, Chương kéo cô nàng đứng dậy, trách:

- Đó là việc ta nên làm cho ba quân có lòng với nước. Em cũng đừng cả ngày chăm chăm lo cơm canh cho ta như vậy. Bớt chút thời gian xem ba quân thế nào, góp ý cho ta.

Tựa cửa trông theo bóng dáng nhỏ nhắn của Quan Lam Giang tất tả chạy xuống bếp hì hụi chưng chưng, cất cất nồi to nồi nhỏ, Chương thêm phần cảm mến cô gái họ Quan.

- Phải rồi! Nên dành thời gian chỉ cho Lam Giang cách điều chế Penicillin mới được. Thông minh, sáng dạ và chăm chỉ như thế không thể quanh năm ngày tháng chổng mông bếp núc, thật lãng phí.

Nghĩ vậy, Chương cất tiếng gọi Quan Lam Giang. Cô gái họ Quan chạy ra, mái tóc đen buộc cao dính đầy tro bếp.

- Em ngồi đây!

Chương vỗ nhẹ lên đùi, Quan Lam Giang vội thưa:

- Người em đang hôi hám, để em tắm gội thật mau rồi xin hầu Đại Vương.

- Ta không thấy vậy! Lại đây ta có chuyện muốn bàn với em.

Quan Lam Giang dẫu chung chăn gối hàng chục lần với Chương song vẫn giữ lẽ vua tôi. Cô nàng bẽn lẽn ngồi xuống vị trí chỉ định, chăm chú lắng nghe từng lời của Chương chẳng khác nào vịt nghe sấm. Nói nửa chừng, Chương nhận thấy đôi mắt bảy phần ngây thơ, luôn gật đầu, cố tỏ ra đã hiểu của cô tiểu như nhà họ Quan thì anh phì cười tự trách bản thân đã nói những chuyện xa vời, nằm ngoài hiểu biết của người Vạn Xuân nói chung.

- Chiến sự yên, ta sẽ chỉ cho em cách làm rồi em từ từ học, đúc kết thành sách, dạy cho người khác. - Chương động viên. - Trước mắt em chọn ra dăm ba chục nữ nhân biết chữ nghĩa, nhanh nhẹn và biết nghề thuốc là hơn cả.

- Dạ thưa Đại Vương, nam nhân có được không ạ? Nữ nhân biết bốc thuốc trong vùng này không nhiều.

- Việc đó tuỳ ở em. Em nên đến Trường Y học Vạn Xuân ngỏ lời, nhất định sẽ tìm đủ người. Penicillin rất quan trọng, em phải nhớ nhé.

Đầu giờ chiều, Mai Đắc Thắng nhễ nhại mồ hôi báo cáo quân tình:

- Cả thảy năm chục chiến thuyền cỡ lớn của La thành, Đại Vũ làm tiên phong. Mỗi chiến thuyền có từ 3 đến 5 Song thủ pháo hoặc Cự thạch pháo ạ.

- Bao nhiêu diều? - Chương hỏi.

- Dạ, đếm được 15 diều lớn bố trí theo hàng dọc, chia thành 3 cụm tiền, trung và hậu ạ.

Mai Đắc Thắng dùng que vạch lên đất để Chương dễ hình dung.

- Trung quân lại chia thành ba đạo, soái thuyền Lý Mẫn và Dương Trường Huệ khả năng đi giữa đội hình. Bọn chúng đã hạ cờ quạt hết lượt, dựa vào hình dáng thuyền, chiến phục mà đoán quân của bên nào.

Chương đứng khoanh tay chăm chú nhìn những nét vẽ giản đơn của Mai Đắc Thắng, nét mặt trở nên suy tư.

- Ông An và mấy anh tính thế nào rồi?

- Dạ bẩm. Anh Yết Kiêu sẽ đuổi đánh hậu quân của địch. Anh Hiền và ông An đón lõng ở khúc sông hẹp theo chỉ định của Đại Vương.

- Được! Theo dõi sát sao tình hình, có chuyển biến hãy báo lại ngay. Ông An nhận định chúng sẽ lợi dụng đêm tối để mở đường máu hả?

- Thưa vâng!

- Truyền lệnh ba quân thổi cơm sớm.

Dương Yên Thư giúp Chương vận giáp phục ngay sau bữa cơm chiều. Thấy Dương Yên Thư và Quan Lam Giang không vận chiến y, Chương liền bảo:

- Hai em nên mặc y phục Thần Vũ quân ra trận mới được. Đánh lớn không thể thiếu bóng dáng nữ binh Thần Vũ.

Yên Thư mắt sáng rỡ khiến Chương chợt nhớ bộ dáng Thiên Bình mấy năm trước, bất giác anh bật cười.

- Chiến trường chẳng có quy tắc nào! - Chương chỉnh cổ áo cho Yên Thư, giọng nhỏ nhẹ. - Hòn đạn mũi tên chẳng có mắt, em muốn xung trận thì qua bên Tiểu đoàn Mai Lan.

Dương Yên Thư đứng ngay ngắn, giọng đĩnh đạc:

- Em muốn vậy nhưng Hoàng hậu và Ái phi và Triệu Nhã Lâm có dặn em phải túc trực bên Đại Vương khi lâm trận.



Chương tròn mắt:

- Ồ! Ta bất tài đến vậy ư? Phải nhờ nữ nhân hộ vệ.

- Em không có ý đó! Chỉ là Hoàng hậu căn dặn thì đó là mệnh lệnh. An toàn của Đại Vương đặt lên trên hết.

- Được rồi, được rồi! Lại mấy lời sáo rỗng. Mau báo với mấy anh Thân Vệ quân trời sẩm tối lập tức lên đường.

Còn lại Quan Lam Giang đang loay hoay đội mũ trụ. Chương hỏi:

- Quan tiểu thư cảm thấy thế nào? Sợ không?

Quan Lam Giang ngước lên, nói với giọng tràn đầy tự tin:

- Huynh trưởng của em có nói, đi đánh trận với người vạn trận thắng chỉ cần chú tâm xông pha lập đại công, nghe hiệu lệnh tiến thoái, ngoài ra không cần quan tâm điều gì khác ạ.

- Em nào biết cầm kiếm?

- Em có thể dùng độc dược! Đại phu cứu người có thể hạ sát người khiến không ai có thể cứu ạ.

- Ầy! Ta quên mất em thấy máu me dửng dưng như không. Mà này! Chỉ được dụng độc với địch, đừng có thử lên người ta nghe chưa?

- Em là người của Đại Vương, sao em có thể hại ngài được chứ!

Chương lại cười, rõ là so với Thiên Bình và Duệ lúc tuổi đôi chín, Quan Lam Giang hãy còn ngây thơ, thực thà quá đỗi.

Chương cùng tuỳ tùng đến bãi Nội khi trời vừa sẩm tối, mùa hè ngày dài hơn đêm, lúc này quãng giữa giờ Dậu. Bãi Nội ngăn cách với con sông Tích Lịch một dãy gò cao khoảng 7 thước, dài hơn 2 dặm, uốn lượn theo dòng Tích Lịch hiền hoà. Triệu Trung và quân Tam Hưng đã chờ sẵn, biết Chương đến, Triệu Trung yết kiến, báo cáo vắt tắt công tác chuẩn bị.

- Cảm giác của ông thế nào? - Chương hỏi.

Triệu Trung hồ hởi đáp:

- Ba quân tướng sĩ đợi lệnh của ngài quyết một phen sinh tử ạ.

- Ông ngoài tứ tuần mà sức chẳng khác tráng niên. Trưởng tử của ông đâu?

- Bẩm Đại Vương, trưởng tử của mạt tướng thống lĩnh đạo tiên phong. Hai đứa còn lại, một nắm trung quân, một nắm hậu quân ạ.

Chương ngửa mặt nhìn bầu trời xám xịt, hít nhẹ một hơi, tận hưởng gió mát từ ngoài sông thổi vào.

- Hãy còn nhiều thì giờ, ta muốn gặp con cháu họ Triệu, có được chăng?

Triệu Trung vòng tay, khom lưng cung kính:

- Đó là vinh dự của Triệu gia!

Ba trong số những người con trai của Triệu Trung lần lượt ra mắt Chương. Do thủy chiến không thể vận giáp trụ nặng, ba quân tướng sĩ Tam Hưng chỉ trang bị hộ tâm phiến bằng đồng bọc gỗ che chắn trước ngực. Chương bước chậm rãi nhìn ba võ tướng họ Triệu nai nịt gọn gàng, ánh mắt kiên định. Anh hỏi:

- Trong ba người các anh ai là Triệu Khánh Chi?

Người đứng giữa bước lên nửa bước, hai mắt nhìn thẳng. Chương ngoảnh lại hỏi Triệu Trung:

- Ta nghe Nhã Lâm nói Triệu Khánh Chi văn võ song toàn, tướng mạo thư sinh. Quả đúng như vậy. Nhìn anh ta trắng trẻo thế này thật khó nghĩ đây là võ tướng.

- Tạ ơn Đại Vương ban khen! Nhi tử của mạt tướng ngày đêm thao binh luyện mã, mài gươm chờ lệnh. Đêm nay nếu Dương tặc ngang qua đây, mạt tướng và các con sẽ dốc sức đánh cho chúng một trận tơi bời.

Chương chỉ vào người đứng bên trái Triệu Khánh Chi, hỏi:

- Anh là Triệu Xa, trưởng tử của Triệu tướng quân ư?



Người đó bước lên dõng dạc:

- Mạt tướng Triệu Xa xin ra mắt Đại Vương.

Chương gật đầu, nhìn sang người còn lại, tươi cười:

- Còn đây hẳn là Triệu Tử Thạch? Ta nghe Nhã Lâm nói cậu có tài thiện xạ bách phát bách trúng hả?

Triệu Tử Thạch bước lên, thưa rằng:

- Mạt tướng không dám nhận bách phát bách trúng đâu ạ. Tứ di (cô bốn) yêu mến mà nói vống lên chứ mạt tướng tự nhận hãy còn nhiều kém cỏi.

- Chỗ ta có một cậu tên Nguyễn Địa Lô! - Chương khoe. - Cậu ta có tài thiện xạ, vậy xong đại sự ta cho hai người thi thố với nhau, thế nào?

Triệu Tử Thạch bèn thưa:

- Mạt tướng nhất định không làm Đại Vương thất vọng!

Chương cười lớn, vỗ vai Triệu Tử Thạch mà rằng:

- Thi với nhau xong phải dạy ba quân bắn là phải trúng, một tiễn phải hạ đối thủ mới được. Một hai người tài năng thì ít quá, phải hàng trăm mới được.

Chương bảo cả bọn đến ngồi dưới một tán cây. Trời đã tối hẳn nhưng vì đảm bảo bí mật nên các ngọn nến đều được che chắn kĩ càng, hắt ra ánh sáng yếu ớt thông qua những lỗ nhỏ.

- Sở dĩ ta muốn gặp ba người là có nguyên do cả. - Giọng Chương trầm xuống. - Đánh bại bọn Huệ, Trọng chẳng tính là khó. Trừ bỏ hết cả tướng sĩ Đại Vũ cũng dễ thôi. Điều ta muốn các anh hiểu, ấy là… có ngày họ Triệu hồi hương và… các anh phải là nhân tố quan trọng, là rường cột.

Triệu Trung vội đứng lên thưa:

- Bẩm Đại Vương! Họ Triệu là con dân Thiên Đức, không có lòng khác.

Chương bảo Triệu Trung ngồi xuống, anh nói:

- Phải đem c·hiến t·ranh về phương Bắc, phải giúp người Vân Nam, người Quý Châu, người Tống quốc chống lại Đại Vũ. Các người đừng nghĩ ta có lòng tốt gì. Ta rất thực tế, rất thẳng thắn. Vạn Xuân này đất hẹp, chỉ như một cái cúc áo so với cái áo rộng phương Bắc. Dẫu ta có binh hùng tướng mạnh cũng khó đánh với Đại Vũ quân đông tướng nhiều. Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn.

Chương nói giảng giải thêm cho cặn kẽ mọi lẽ, cha con họ Triệu chăm chú lắng nghe. Sau cùng, Triệu Trung bày tỏ:

- Tạ ơn Đại Vương có lòng lo cho bách tính Tống quốc. Bẩm Đại Vương! Mạt tướng nghĩ những lời ngài vừa nói là đại sự. Nhã Lâm sắp lâm bồn, chẳng biết hạ sinh vương tử hay vương nữ. Đại Vương thu nhận nhà họ Triệu, che chở bách tính Tống quốc an cư lạc nghiệp, phận làm tôi phải báo đáp ơn trên. Nếu có ngày hồi hương như Đại Vương mong muốn, mạt tướng và các nhi tử vẫn xin làm bầy tôi họ Mạc.

Triệu Trung và ba con trai trở về trong quân kiểm tra lại binh mã. Chương ngồi bên ngọn lửa, ánh mắt đăm chiêu.

- Thưa Đại Vương! Lời ban nãy của ông Trung có ý gì vậy ạ?

Quan Lam Giang quỳ xuống trước mặt Chương thỏ thẻ.

- Ông ta muốn con do Nhã Lâm sinh ra sẽ làm vương Tống quốc. - Chương ngả lưng lên tấm chiếu cói. - Đó cũng là một ý kiến hay.

- Nói vậy nay mai Đại Vương sẽ nạp th·iếp người Vân Nam, người Quý Châu ạ?

Chương nhổm dậy, nhìn Quan Lam Giang, cười khổ:

- Sao em lại nghĩ như thế?

- Em thấy dễ mà! Ngài nạp th·iếp, con của ngài sẽ làm vương xứ ấy. Hoàng Thái tử Thiên An sẽ làm đế, trên một bậc ạ.

- Có lý nhỉ! Thế em sinh vương tử, em muốn con của em làm vương xứ nào?

Quan Lam Giang không suy nghĩ mà đáp:

- Vạn Xuân chỉ có một vua! Nếu… nếu… nếu em có hạ sinh vương tử, em sẽ dạy nó bốc thuốc chữa bệnh.

Chương hướng sang Dương Yên Thư, cô nàng đáp ngay:

- Em chưa nghĩ đến chuyện ấy ạ. Lam Giang nói phải, một nước chỉ nên có một vua, nhiều vương ắt sinh loạn đó ạ.

Chương lại ngả lưng xuống chiếu cói, anh huýt sáo một hồi, chợt nhổm dậy nói với Yên Thư:

- Dương Vũ Thư còn trẻ, ta muốn mở cõi phương Nam nên họ Dương phải tận lực mới được.

Trên bãi Nội, lần đầu tiên Chương nghĩ đến việc đem sự hỗn loạn lên phương Bắc. Đó quả thực là diệu kế. Đại Vũ lo chinh phạt sẽ chưa thể quấy quả Vạn Xuân trong đôi ba năm tới.