Chương 572: Trần Quyền tử trận
Lý Mẫn đích thân tham gia chỉ huy đạo thủy binh từ sông Hát kéo đến hợp vây với Dương Trường Huệ, Diêu Bình Trọng và dùng Cự thạch pháo, Song Thủ pháo nã dồn dập về phía đội hình thủy quân Thiên Đức. Yết Kiêu tập trung hoả lực, chờ đối phương tiến vào tầm bắn có hiệu quả mới nhất loạt khai hoả gây nhiều thiệt hại cho bên t·ấn c·ông.
Dương Trường Huệ và Lý Mẫn bất chấp thiệt hại đốc khinh thuyền đánh dấn lên, hai mặt cùng lúc xộc thẳng vào đội hình Thiên Đức. Thủy quân Thiên Đức dùng thuyền Mông Đồng và Xa Hải chống cự quyết liệt. Cùng lúc ấy, đạo thủy quân La thành với vài chục chiến thuyền cỡ nhỏ từ sông Tích Lịch vừa kéo đến liền xông vào tương trợ. Yết Kiêu bị vây ba mặt. Trước tình thế đó, Yết Kiêu lệnh cho ba chiến thuyền cỡ lớn từ trung quân tiến lên cự quân Đại Vũ. Đồng thời, lệnh các Xa Hải thuyền ở cánh tả bắn chặn, không cho quân La thành từ sông Tích Lịch áp sát đội hình.
Ba chiến thuyền lớn của Thiên Đức tách khỏi đội hình liền bị hàng chục thuyền lớn nhỏ của Đại Vũ quây kín. Quân Đại Vũ dùng dây chão quăng sang thuyền Thiên Đức nhằm cố định thuyền, tính cho quân trèo sang, bất chấp những loạt đạn hoả mai bắn không ngừng bắn ra qua các lỗ nhỏ trên vách thuyền. Chiến thuyền Thiên Đức sau một hồi quần thảo bị kẹp chặt hai bên, đúng lúc quân Đại Vũ sắp sang được thuyền thì đột nhiên hai bên vách thuyền được kéo lên, lộ ra hàng chục ống kim loại đen ngòm, đường kính bằng cái bát con. Thủy quân Đại Vũ trên khoang hay thậm chí những kẻ đang chạy trên thang tre, ván gỗ nhảy sang thuyền Thiên Đức không hiểu đối phương định làm gì.
Quân Thiên Đức điểm hoả. Sau vài t·iếng n·ổ lớn như sấm động gây kinh hãi và điếc tạm thời cho binh sĩ cả hai bên, binh sĩ hoảng hốt nhìn quanh, không còn thấy khoang thuyền, cột buồm và hàng chục binh sĩ chiến thuyền Đại Vũ cặp hai bên hông chiến thuyền Thiên Đức đâu nữa. Vài binh sĩ đứng ở đầu và đuôi chiến thuyền sững n·gười c·hết lặng và ngã xuống sông khi lác đác tiếng súng hoả mai khai hoả. Chỉ trong thoáng giây, 4 chiến thuyền Đại Vũ bị loại khỏi vòng chiến, 1 bị gãy làm đôi, mấy mươi binh sĩ về chầu tiên tổ, hàng chục kẻ khác thoát c·hết trong tấc gang thất kinh nhảy vội xuống sông tìm đường sống.
Nhân đà thắng lợi, đối phương đang vây kín bỗng rút chạy, một chiến thuyền xoay mũi hướng thẳng về trận tiền của Đại Vũ với ý định cảm tử. Binh sĩ trên thuyền cảm tử đẩy một cụm Hoả pháo phóng loạt xuống sông, một số thủy binh nhảy xuống theo và được hai chiến thuyền trong đội hình vớt lên, kéo theo giàn Hoả pháo phóng loạt trôi dập dềnh trên mặt sông. Nhận thấy quân Thiên Đức dùng một chiến thuyền cảm tử, Diêu Bình Trọng lệnh cho 2 chiến thuyền ra chặn lại. Một trong hai chiến thuyền Đại Vũ bị loại khỏi vòng chiến ngay khi vừa giáp trận bởi giàn Hoả pháo phóng loạt còn lại trang bị trên chiến thuyền Thiên Đức. Ngay sau khi khai hoả, binh sĩ trên thuyền cảm tử liền đẩy giàn Hoả pháo xuống sông chìm nghỉm. Khẩu thần công đặt ở mũi thuyền bắn thẳng vài loạt rồi cũng chìm dưới lòng Hát Giang. Diêu Bình Trọng kinh hãi bèn hạ lệnh Song thủ pháo rót đạn như mưa rào chặn đường nhưng không ngăn được những kẻ tìm c·ái c·hết. Diêu Bình Trọng cho đội hình lùi về sau, điều vài thuyền dùng hoả công ra chặn đánh.
Chiến thuyền cảm tử Thiên Đức đang chạy băng băng trên mặt nước bỗng nhiên giảm tốc độ rồi dừng hẳn khiến quân Đại Vũ không hiểu ra làm sao. Diêu Bình Trọng đứng từ xa căng mắt theo dõi.
- Bọn Thiên Đức đã rời thuyền! - Chỉ diên quân hét lớn báo hiệu. - Binh sĩ của chúng đã rời thuyề…
Ba t·iếng n·ổ kinh thiên động địa cắt ngang báo cáo của Chỉ diên quân khiến ai nấy đều giật mình kinh hãi. Chiến thuyền cảm tử của Thiên Đức gãy làm ba phần, ván gỗ, mái chèo… bay lên cao hàng chục mét rơi lả tả xuống sông như mưa rào mùa hạ. Một khinh thuyền Đại Vũ đang áp sát dò xét dọc thân thuyền đã bị lật nghiêng bởi sức ép từ v·ụ n·ổ. Quân sĩ Thiên Đức đặt ba khối chất nổ ở đầu, giữa và đuôi thuyền. Sau khi điểm hoả dây cháy chậm, họ lần lượt rời khỏi hầm thuyền theo cửa nhỏ ở phần đuôi, lặn một hơi, bơi xa hàng chục trượng mới ngoi lên xem xét sự tình. Chỉ diên quân ở trên cao đã trông thấy.
Diêu Bình Trọng sôi máu, lệnh ba quân bắt sống quân sĩ đang ở dưới nước nhưng họ kịp lặn sâu không sủi tăm, lát sau ngoi lên cách vị trí trước đó hàng chục trượng. Vài quả đạn đá rơi hú hoạ xuống tạo thành cột nước chẳng trúng ai, Diêu Bình Trọng đành từ bỏ ý định, than rằng:
- Đám man mọi lặn như dái cá, nếu chúng có cả đạo quân lớn thông thạo bơi lặn như vậy thật là nguy lắm thay.
Phát hiện Yết Kiêu có hoả khí hạng nặng gây t·hương v·ong lớn cho người và thuyền trong tích tắc, Dương Trường Huệ, Diêu Bình Trọng và cả Lý Mẫn hợp sức t·ấn c·ông bên cánh hữu của đội hình phòng thủ thủy quân Thiên Đức bằng hàng trăm chiến thuyền. Đạn đá trút như mưa, Yết Kiêu liệu thế cự không nổi bèn lệnh cánh tả và hậu quân t·ấn c·ông mạnh đạo binh La thành ở hướng sông Tích Lịch tìm đường lui. Quyết định này của Yết Kiêu lại nằm trong kế hoạch của Lý Mẫn, Dương Trường Huệ bởi Tích Lịch đã bị ngăn làm đôi.
Yết Kiêu dễ dàng mở được đường lui mà không phải đổ máu bởi đối phương chỉ chờ có vậy quay mũi thuyền tháo chạy. Yết Kiêu thúc quân truy gấp, liên tục cho bắn pháo hoa lên trời làm hiệu. Đằng sau, bọn Lý Mẫn cùng Dương Trường Huệ, Diêu Bình Trọng hăm hở truyền lệnh ba quân bá·m s·át.
Sông Tích Lịch ngăn đôi hai huyện Hát và Tích Lịch là phụ lưu, chẳng phải một con sông lớn. Chiến thuyền liên quân Lý - Dương dàn hàng tiến quân, cờ xí rợp trời, chiêng khua trống giục, đội hình dài đến mấy dặm. Bên hai bờ Tích Lịch, các toán bộ kị của Lý Mẫn hành quân gấp, cố theo kịp đạo thủy quân.
Trong khi Yết Kiêu đang giao chiến ác liệt ở ngã ba sông, Phùng Hiền bắt đầu tung quân chủ lực là 2 trung đoàn bộ binh Sơn Tây và 1 tiểu đoàn pháo binh vào trận đánh chiếm khu vực binh triều ngăn sông. Tiểu đoàn Mai Lan, đội quân địa phương của Phùng Nguyên Hoàn, Quan Thanh Liêm cùng vài trăm dân binh làm hậu quân đề phòng Đỗ Thạc đánh lén.
Phùng Hiền ém quân chờ đạo thuỷ binh rời khỏi khu vực đóng quân, t·ấn c·ông Yết Kiêu. Lúc này lực lượng binh triều đóng ở hai bờ Tích Lịch có khoảng hơn ba nghìn cấm quân trấn giữ. Dăm nghìn dân phu huyện Hát, huyện Tích Lịch và cả dân La thành đang hì hục đắp đê chia đôi dòng nước. Với mục tiêu đề ra, chiếm khu vực đê mới hình thành trong thời gian ngắn nhất, Phùng Hiền không bày trận, anh đưa tiểu đoàn pháo binh lên trước đội hình, hạ lệnh bắn cấp tập bằng tất cả các loại đạn, từ đạn cháy, đạn đá, đạn kim loại. Cùng lúc đó, Trung đoàn 2 Bộ binh Sơn Tây nhất loạt xông lên. Trung đoàn 3 Bộ binh tụt lại phía sau quãng 1 dặm, chếch về bên cánh trái.
Chiến trường mau chóng hỗn loạn!
Dân phu hai huyện Hát, Tích Lịch nghe súng pháo nổ đì đùng, lại trông thấy tinh kì Sơn Tây quân, biết là lính nhà họ Phùng bèn hô nhau tháo chạy ngược hướng đoàn quân đang xung phong. Diễn biến ngoài dự kiến này khiến cấm quân La thành có thời gian tổ sắp đặt binh mã chống trả khiến nhiều dân phu b·ị t·hương trong quá trình trốn chạy.
Phùng Hiền truyền lệnh Trung đoàn 2 Bộ binh bằng mọi cách bức rút trận địa Cự thạch pháo ven bờ để tạo cửa mở cho Trung đoàn 3 Bộ binh vượt qua, đánh sang huyện Hát. Trung đoàn 1 Bộ binh chia làm ba mũi nhất tề xung phong dưới sự yểm trợ của những loạt thần công và Cự thạch pháo. Quân Sơn Tây bất chấp sự kháng cự quyết liệt của cấm quân, tràn vào trận địa binh triều bày bên sông, sử dụng các hoả khí cá nhân như ĐB32M1, hoả hổ, lựu đạn tre, số ít súng hoả mai giáp trận. Lửa cháy khắp nơi, cấm quân La thành cố sống cố c·hết giữ trận địa đầu cầu. Lúc này, Phùng Hiền hạ lệnh các loại pháo chuyển làn bắn dọn đường, điều Trung đoàn 3 Bộ binh vào sang trái trận địa La thành, băng qua bờ đê tiến sang huyện Hát.
Lý An ở hậu quân nhận thấy tình hình thuận lợi bèn đưa Tiểu đoàn Mai Lan nhập trận, dùng súng hoả mai bắn ở cự li gần hỗ trợ Trung đoàn 2. Cấm quân La thành trấn bên bờ Tích Lịch tan vỡ, tháo chạy về hạ nguồn sông Tích Lịch. Phùng Hiền chiếm được trận địa Cự thạch pháo với hơn trăm khẩu các loại, bắt hơn hai trăm tù binh. Giao hậu quân giữ trận địa vừa chiếm được, Phùng Hiền đưa hết binh chủ lực sang sông t·ấn c·ông đạo binh La thành. Với quân số vượt trội, hoả khí mạnh, Phùng Hiền không gặp nhiều khó khăn khi bức rút cấm quân. Trung đoàn 2 Bộ binh Sơn Tây nhận lệnh truy đuổi tới cùng. Đạo binh La thành tản mát, chạy về La thành bằng nhiều cách khác nhau, một số ít b·ị b·ắt sống.
Phùng Hiền chiếm được hai bờ, kiểm soát đoạn đê ngăn sông, chưa kịp bày trận đã nghe thám mã báo tin Yết Kiêu đang rút về.
Cùng thời điểm này, Đỗ Thạc và Trần Quyền dẫn binh đến. Lý An chỉ huy Tiểu đoàn Mai Lan, tiểu đoàn địa phương của Phùng Nguyên Hoàn cùng vài trăm tráng đinh nhà họ Quan phòng thủ. Đỗ Thạc hay tin cấm quân La thành vừa b·ị đ·ánh chạy dài sinh ra hoang mang. Đương tính toán tiến thoái, binh sĩ cấp báo trông thấy quân Bố Giáp đang kéo đến. Đỗ Thạc hoảng hồn, tức tốc ra lệnh hành binh về hướng Tây Nam.
Trông thấy quân Đỗ Động Giang vừa đến, chưa hạ trại đã tìm cách lui, Lý An cười thầm trong bụng, đem tiểu đoàn nữ duy nhất trong đội hình dùng ngựa truy kích. Bọn Phùng Nguyên Hoàn và Quan Thanh Liêm mỗi người dẫn vài trăm tráng đinh chạy sấp ngửa theo sau.
Tiểu đoàn Mai Lan không giao chiến trực diện, những nữ binh trang bị hoả mai, ngồi trên lưng ngựa xộc thẳng vào sườn đội hình rút lui của Đỗ Thạc, nổ vài loạt súng rồi lại quay ngược trở ra khiến tâm lý quân Đỗ Động Giang đang dao động càng thêm phần áp lực.
Bố Giáp dẫn binh đến, nhắm cờ soái họ Đỗ, ngồi trên ngựa dẫn đầu đội hình xung phong. Trần Quyền dẫn binh ra cự. Lực lượng hai bên tương đương nhưng tinh thần trái ngược. Một bên muốn đánh, một bên muốn chạy, Trần Quyển vỡ trận lui binh. Bên phía đối diện, Tiểu đoàn Mai Lan phối hợp với bọn Phùng Nguyên Hoàn, Quan Thanh Liêm t·ấn c·ông hậu quân họ Đỗ c·ướp sạch lương thảo. Hậu quân họ Đỗ tháo chạy, dân binh Sơn Tây bị cưỡng ép vào quân nhân cơ hội này tìm đường về nhà.
Đỗ Thạc tìm lối và chuẩn bị phương tiện vượt sông, Bố Giáp đuổi đến, quyết bắt sống Đỗ Thạc. Trần Quyền đem vài trăm binh mã chặn hậu cho Đỗ Thạc và trung quân qua sông. Bố Giáp vồ hụt, tức khí vây chặt Trần Quyền gọi hàng. Trần Quyền mở đường máu chạy về hướng Tây, binh mã rơi rớt dọc đường. Sau cùng, Trần Quyền b·ị b·ắt cùng hơn hai mươi kị binh thân quân. Quân áp giải Trần Quyền về trình diện Bố Giáp, Quyền tỏ ra khí khái, mặc Bố Giáp mắng nhiếc không tiếc lời. Bố Giáp định tội Trần Quyền dùng lương dân làm lá chắn, thả cho quân c·ưỡng h·iếp, đ·ốt p·há các vùng ở huyện Sơn Lăng, tiếp tay ngoại bang… và nhiều tội khác, xử trảm tại trận tiền, sai tù binh Đỗ Động Giang đem thủ cấp chủ tướng về thành Quyền răn đe ba quân nhà họ Đỗ.
Đỗ Thục mất bộ tướng yêu quý, lệnh ba quân đeo tang 3 ngày, thề phục thù rửa hận.
Đỗ Thạc về Đỗ Động Giang cùng đạo quân thất trận, thiệt hại mấy nghìn binh mã, không đạt được bất cứ mục tiêu nào đáng kể. Đó là lần đầu tiên và duy nhất Sứ quân Đỗ Động Giang đem binh chinh phạt.
Dọc bờ hữu ngạn dòng phụ lưu Tích Lịch hạ tuần tháng 5, thượng tuần tháng 6 năm Thiên Đức 34, đâu đâu cũng có nhà cháy, nhiều làng mạc tan hoang, hàng chục nấm mồ tập thể chôn vội vã.