Chương 571: Hát Giang dậy sóng
Nhắc đến Phàn Tiếp sau khi giành thắng lợi chóng vánh trong cuộc tập kích doanh trại tạm của Yết Kiêu thì đóng tạm nghỉ chân. Dương Trường Huệ hay tin đạo tiên phong đã đụng trận với Yết Kiêu liền thúc quân tiến nhanh trợ chiến. Trong khi đó, Phàn Tiếp vừa rời khỏi trại làng Liễu về hướng Mã Đầu chưa được bao xa liền đụng với một toán khinh kị chỉ vài chục người ngựa, đoán chừng là quân thám mã của Phùng Hiền, bất thần sử dụng Hoả pháo liên hoàn phóng mấy loạt vào đội hình quân La thành đi trước. Cấm quân La thành hè nhau tràn lên, toán khinh kị đó ném lại vài quả lựu đạn tre cản địa, kéo nhau tháo chạy. Cấm quân La thành định đuổi theo song Phàn Tiếp cảnh giác cản lại, nhắc nhở mục tiêu chính là Yết Kiêu đang ở Mã Đầu.
Đạo binh đi thêm được vài dặm, lần này toán bộ binh chừng 1 đại đội mai phục ở phía bờ sông bất thần tràn lên t·ấn c·ông thẳng vào sườn quân binh triều. Đại đội bộ binh mai phục thực là quân Sơn Tây, sau loạt súng hoả mai, quân Sơn Tây ném hết cơ số lựu đạn đem theo rồi chạy thẳng về hướng Bắc, không giao chiến. Binh triều trông thấy đối phương chỉ có một nhúm hơn trăm người, trong chớp mắt loại hàng trăm binh sĩ La thành khỏi vòng chiến đấu đâm ra sôi máu, cử một toán đuổi theo. Đuổi được một quãng chưa bao xa, toán binh lại đụng mấy chục quân khinh kị. Quân khinh kị Sơn Tây dùng hoả mai bắn hú hoạ, phần nhiều là trượt, như thể trêu ngươi đối thủ. Đại đội bộ binh ban nãy đang tháo chạy bỗng nhiên kéo nhau quay lại bắn đì đùng.
Phàn Tiếp nhận định các toán binh đang q·uấy r·ối khả năng là thủy quân Thiên Đức đang cố ngăn cản Phàn Tiếp đến Mã Đầu. Lại nghĩ, nếu đương lúc đánh Mã Đầu mà bị các toán khinh kị hay bộ binh Thiên Đức đâm sau lưng sẽ gây nhiều bất lợi. Bởi thế Phàn Tiếp quyết định dẫn quân bản bộ mau chóng vượt lên trước, không sa vào các trận chiến lẻ tẻ, giao việc chặn hậu cho cấm quân binh triều. Đại bộ phận cấm quân La thành vì vậy mà tách khỏi đội hình của Phàn Tiếp.
Phàn Tiếp cử đội cấm quân La thành còn trong đội hình vượt trước dò đường. Chẳng đi được bao xa, đội cấm quân một lần nữa bị chặn đánh bởi toán bộ binh Sơn Tây. Lúc này Phàn Tiếp chắc mẩm mười phần đối phương tìm cách chặn đường nhằm kéo dài thời gian nên đốc quân bản bộ tràn lên tương trợ khiến toán bộ binh Sơn Tây lại bỏ chạy. Phàn Tiếp dẫn quân đuổi theo được chừng 3 dặm, tới một quãng đồng trống trải, phía bên phải có nhiều cây cối, dây leo và trước mặt có lũy tre làng. Toán quân Sơn Tây chạy vào làng, Phàn Tiếp lấy làm mừng, hạ lệnh bao vây tư phía rồi phóng hoả. Ngọn lửa mới bén chân bụi tre, toán binh Sơn Tây từ trong làng chạy ngược trở ra khiến Phàn Tiếp cười đắc chí.
Vừa lúc ấy có tiếng thanh la khua rộn rã ở sau lưng, Phàn Tiếp ngoảnh lại, trông thấy hàng trăm binh sĩ từ dưới đất chui lên, tay cầm đao sáng quắc đang hò reo.
- Quân nhà họ Triệu? Sao chúng nó lại ở đây?
Phàn Tiếp tròn mắt ngạc nhiên.
Cờ quạt xuất hiện, Triệu Trung vận võ phục, đầu chít khăn trắng, gươm tuốt khỏi vỏ giơ lên cao thét lớn:
- Nơi này sẽ là mồ chôn quân Đại Vũ, người Vạn Xuân và người Vân Nam mau hạ khí giới quy hàng!
Thuộc hạ của Phàn Tiếp nhận ra Triệu Trung liền bẩm báo:
- Nhác trông như Triệu Trung, hậu duệ nhà họ Triệu nương náu ở Giao Châu bấy lâu nay đó ạ.
Phàn Tiếp cười khểnh:
- Chả phải họ Triệu diệt môn rồi hay sao? Ba quân Tống quốc là lũ ươn hèn cả, việc gì phải sợ chúng!
Triệu Trung cầm gươm sáng quắc chạy băng băng dẫn binh giáp trận, quân sĩ chạy theo sau, tràn vào giáp trận. Phàn Tiếp tuy miệng nói cứng nhưng trong bụng lo lắng. Quân Triệu Trung đông hơn, không mỏi mệt do hành quân, lại đằng đằng sát khí phục thù rửa hận, giáp trận mặc sức chém g·iết, quyết thí mạng khiến binh sĩ dưới quyền Phàn Tiếp có phần e dè. Nửa canh giờ sau, Phàn Tiếp và binh sĩ bị dồn lại một chỗ cạnh lũy tre làng đang cháy. Một lần nữa Triệu Trung gọi hàng những binh sĩ người Vân Nam trong khi Phàn Tiếp lạc giọng trấn an tinh thần ba quân. Lời gọi hàng của Triệu Trung có tác dụng, ban đầu chỉ có một vài, sau đó hàng chục binh sĩ gốc Vân Nam vứt khí giới xin hàng. Phàn Tiếp tức giận, dùng gươm lấy mạng một binh sĩ vừa bỏ khí giới.
Triệu Trung lệnh ba quân nhất tề xông vào chém g·iết. Chằng bao lâu, Phàn Tiếp nhìn quanh chiến trường chỉ còn hơn trăm quân bản bộ, thây người nằm la liệt trên cánh đồng, hàng trăm kẻ khác hạ khí giới nằm úp mặt xuống đất, hai tay để sau gáy. Liệu thế không còn đường lui, Phàn Tiếp đành thúc thủ, bị quân Tam Hưng trói chặt đưa đến trước mặt Triệu Trung. Vẻ mặt Phàn Tiếp không cam tâm, không chịu quỳ gối, binh sĩ Tam Hưng phải giúp Phàn Tiếp quỳ ngay ngắn.
Triệu Trung mặt đỏ bừng bừng, gằn giọng nói với Phàn Tiếp:
- Nếu không vì Vạn Thắng vương có lòng nhân không cho ta đại khai sát giới lũ chúng bay thì đầu họ Phàn nhà ngươi không còn trên cổ!
Phàn Tiếp cười khểnh:
- Họ Triệu kia đừng sớm đắc ý như thế! Ngươi là kẻ bại trận vong quốc, nay ở lẫn với lũ man di. Phàn Tiếp nay thất thế cũng không chịu cúi đầu trước lũ hèn chúng bay.
Triệu Trung kề sống gươm lên cổ Phàn Tiếp, nhoẻn miệng cười nhạt:
- Ta không thèm đôi co với bại tướng như ngươi! Ta tạm thời không lấy thủ cấp của ngươi, để ngươi sống sẽ có giá hơn đôi chút. Ngươi yên tâm! Ngươi sẽ sớm gặp chủ tướng của ngươi thôi.
Phàn Tiếp vặc lại:
- Đám ruồi muỗi chúng bay đừng vội đắc ý! Binh mã thiên triều sẽ làm cỏ chúng bay hết lượt!
Triệu Trung cúi xuống, nói rằng:
- Hay cho câu binh mã thiên triều! Vậy ta chống mắt lên xem đám giặc cỏ Đại Vũ sẽ làm được gì ở đất Giao Châu này. Ta nói cho họ Phàn nhà ngươi biết, Giao Châu đã có chủ và ngươi thật đen đủi khi rơi vào tay họ Triệu. Ta sẽ khiến ngươi sống không bằng c·hết.
Trong số tù binh có hơn hai trăm quân La thành, Triệu Trung đến xem tận mặt chỉ huy cấm quân đang bị trói giật cánh khuỷu, bạt tai liền mấy cái, mắng:
- Các người thực là quân khuyển mã, rước lang sói vào nhà. Tội này bêu đầu hãy còn nhẹ, phải tru di chín họ cho chừa cái tật ấy đi.
Toàn bộ đạo binh mã của Phàn Tiếp không ai thoát chạy được khỏi vòng vây. Cấm quân La thành bị tách khỏi đội hình trước đó vội vã tìm đường sang sông. Bởi vậy tin tức cánh quân Phàn Tiếp đến với Dương Trường Huệ chậm trễ. Bản thân Dương Trường Huệ cũng có dự cảm không lành với Phàn Tiếp.
Dương Trường Huệ có thêm binh lực của La thành bù vào số thủy binh vừa thiệt hại, quyết định dốc toàn lực t·ấn c·ông Mã Đầu. Tuy vậy Dương Trường Huệ lại chậm một bước do Yết Kiêu tiếp tục lui binh về phía hạ lưu t·ấn c·ông thủy quân La thành trên sông Hát theo mưu kế của Cao Mộc Viễn.
Trận địa đã lộ, nếu tiếp tục bày trận chờ Dương Trường Huệ tại bãi Mã Đầu sẽ thất lợi. Cao Mộc Viễn nhận định, Lý Mẫn sẽ điều quân từ huyện Hát đến đánh tập hậu trong khi thủy quân Đại Vũ, La thành vây ép hai mặt sẽ nguy khốn. Cao Mộc Viễn muốn chủ động t·ấn c·ông đạo thủy binh La thành được xem là yếu hơn, làm vậy sẽ khiến cánh quân bộ do Lý Mẫn điều đến Mã Đầu bỗng nhiên vô tác dụng. Bên cạnh đó, khi Yết Kiêu giao chiến với thủy binh La thành, Lý Mẫn sẽ lựa thế giả thua lui về nhánh sông Hát dẫn dụ Yết Kiêu đuổi theo. Dương Trường Huệ vồ hụt Yết Kiêu tại Mã Đầu nhất định sẽ truy đến cùng nhằm phục hận. Nếu tình hình chiến trường thuận lợi, thủy binh Đại Vũ vào sâu thì đường về càng hẹp.
Bộ binh La thành đóng ở phía Nam huyện Tích Lịch kéo đến, trống reo cờ mở bày trận cũng là lúc Yết Kiêu đem toàn bộ binh mã lên thuyền xuôi dòng sông Hát. Dương Trường Huệ thúc quân ra sức truy kích nhưng bị bỏ xa một quãng. Yết Kiêu tự làm tiên phong, tận dụng tốc độ và trang bị trên Thiết giáp đĩnh xộc thẳng vào thủy quân La thành gẫn ngã ba sông. Quả nhiên thủy quân La thành thua trận chóng vánh, rút về nhánh sông Hát. Yết Kiêu không truy, quyết neo chiến thuyền, dàn quân giữa dòng nghênh đón Dương Trường Huệ.
Cùng thời điểm này toán bộ binh La thành bị Yết Kiêu bỏ lại gần bãi Mã Đầu lại phải hành quân dọc theo bờ Hát Giang về phía hạ lưu. Đạo binh này gồm 2000 binh mã, phần lớn là cấm quân tinh nhuệ do Nguyễn Ma La, tế tử của Tô Trung Từ đốc suất. Hành quân được nửa chừng, Nguyễn Ma La bị Trung đoàn 1, Sư đoàn Sơn Tây chặn đánh ác liệt. Nguyễn Ma La loay hoay vì tiến quân không được, vừa lúc Triệu Trung dẫn quân Tam Hưng đến. Nguyễn Ma La, lo bị vây ép hai mặt bèn mau chóng rút về phía sông Hát tổ chức vượt sông về đất La thành. Trung đoàn 1 Sơn Tây đuổi đánh, Nguyễn Ma La chống cự quyết liệt chờ viện binh từ bờ tả ngạn sang ứng cứu. Trong trận chiến này có một sự kiện xảy ra ngoài dự liệu của tất cả các bên. Nguyễn Tự, một bộ tướng của Nguyễn Ma La trở giáo không đưa 400 quân bản bộ sang sông mà dẫn ra hàng Trung đoàn 1 Sơn Tây, với điều kiện… sau này có đánh Nguyễn Ma La xin hãy cử Nguyễn Tự làm tiên phong! Sau Phùng Hiền hỏi cớ sự mới hay Nguyễn Ma La đã lợi dụng thân phận c·ưỡng h·iếp khiến vợ Nguyễn Tự treo cổ t·ự v·ẫn. Nguyễn Tự sinh hận từ lâu, chờ cơ hội đòi món nợ nhưng Nguyễn Ma La cảnh giác nên chưa có cơ hội.
Nguyễn Ma La giận sôi máu, đứng ở bờ sông mắng chửi Nguyễn Tự không tiếc lời. Về La thành, Nguyễn Ma La đem binh đến nhà Nguyễn Tự định g·iết sạch già trẻ không chừa một ai nhưng bằng cách nào đó gia quyến của Nguyễn Tự đã trốn biệt.
Nguyễn Tự cung cấp những thông tin tương đối giá trị cho chỉ huy Trung đoàn 1 Sơn Tây. Nhờ đó Phùng Hiền có đối sách, điều chỉnh binh mã phù hợp.
Tại khu vực ngã ba sông Hát và phụ lưu Tích Lịch, Yết Kiêu không phải chờ lâu. Dương Trường Huệ kéo đại quân dàn trận thủy chiến, phối hợp với binh mã La thành ở hai bờ Hát Giang vây ép Yết Kiêu vào giữa. Dương Trường Huệ tung lực lượng pháo binh t·ấn c·ông ồ ạt, muốn dồn ép Yết Kiêu phải lui binh về nhánh sông Hát song Yết Kiêu dùng thần công bắn trả, không cho đối phương áp sát. Tiền quân của Dương Trường Huệ lúc này có quân La thành, những người thực sự… không muốn đưa mặt ra hứng đạn bắn ra từ những chiến thuyền Thiên Đức.
Dương Trường Huệ ngưng bắn, đưa hàng chục chiến thuyền nhỏ lên khiêu chiến. Phạm Chiêm xin ra đánh nhưng không nhận được sự đồng ý vì lực lượng Long Vũ đã tổn thất nhiều. Cao Mộc Viễn hồ hởi nhận lệnh nghênh địch, đem hai mươi thuyền chiến ra đối trận. Một bên dùng máy phóng tiễn, hoả tiễn bắn như mưa. Bên còn lại cố đấm ăn xôi, chấp nhận chiến thuyền chẳng khác nào một con nhím, tận dụng tốc độ áp sát chiến thuyền đối phương sau đó dùng hoả hổ, ĐM32M1 bắn sang. Cao Mộc Viễn mất 6 thuyền trong khi đối phương có 10 thuyền cháy rồi chìm buộc phải lui quân.
Dương Trường Huệ và Diêu Bình Trọng theo dõi trận thủy chiến và xác định phải dồn hoả lực tập trung t·ấn c·ông các thuyền lớn do thuyền nhỏ của Thiên Đức có tính cơ động nhanh. Song song với đó, dùng toàn bộ lực lượng thủy binh đánh càn lướt, vây soái hạm của Yết Kiêu vào giữa. Để thực hiện ý định, Dương Trường Huệ đề nghị Lý Mẫn điều động thủy binh La thành từ sông Hát và một lực lượng nhỏ ở sông Tích Lịch đánh ra, ba mặt vây ép. Đồng thời, lực lượng bộ binh trên bờ sẽ dùng các khinh thuyền cỡ nhỏ, thuyền nan, bè tre… bơi ra cùng vây đánh. Lý Mẫn đồng tình với kế hoạch này, huy động đại bộ phận lực lượng quyết tiêu diệt khoảng 4000 thủy quân Thiên Đức trên sông.
Để đối phó, Yết Kiêu thiết lập đội hình phòng ngự hình vuông như một pháo đài trên sông án binh bất động chờ đợi. Các thuyền Mông Đồng và khinh thuyền mẫu cũ được bố trí ở vòng ngoài, Xa Hải thuyền trang bị Cự thạch pháo, Hoả pháo ở hàng thứ hai. Ba mươi chiến thuyền lớn và Thiết giáp đĩnh trang bị thần công, Hoả pháo cỡ nhỏ, Hoả pháo phóng loạt tầm gần ở trung tâm đội hình.
Đêm xuống, cứ cách độ một tuần trà thủy quân Thiên Đức sẽ thả vài ngọn thiên đăng báo yên cho các đài quan sát đặt sâu trong đất liền.
Đương lúc binh mã tứ phía dồn về ngã ba sông ngày một đông chuẩn bị đè bẹp Yết Kiêu thì Dương Trường Huệ liên tiếp nhận tin Phàn Tiếp b·ị b·ắt và quân tiếp viện bị chặn đánh ở Trấn Yên. Những tin tức bất lợi ấy càng củng cố thêm quyết tâm của Dương Trường Huệ và thuộc tướng, nhất định bắt sống Yết Kiêu cho kì được, bất chấp thiệt hại, chỉ có vậy quan lộ mới thênh thang.