Chương 551: Đầu dây mối nhợ
Đào Sư Tích, Nghiêm Quốc Luật và Nguyễn Gia Đô cùng đến trụ sở xã Yên Nhân vào đầu giờ Thân. Đào Sư Tích và Nghiêm Quốc Luật sàn sàn tuổi nhau trong khi Nguyễn Gia Đô trạc tuổi Chương. Do phủ Tế Giang là phên giậu mặt Nam của phủ Thiên Đức nên Chương bố trí bộ tướng trung thành với Lý An nắm q·uân đ·ội địa phương là điều dễ hiểu.
Được dặn trước nên bọn Đào Sư Tích đều gọi Chương là Quan gia, thượng quan hoặc thủ trưởng. Với bậc quân vương lo công to việc lớn, sa đà vào chuyện làng xã chưa hẳn là tốt. Tuy vậy, Chương muốn tận dụng cơ hội hiếm hoi để đào tạo những người trẻ, tránh họ suy nghĩ, hành động theo lối cũ, áp dụng lý luận vào thực tiễn hoặc dùng thực tiễn để xây dựng lý luận.
Đối với nghi vấn Phương thị s·át h·ại chồng do có người trông thấy Trương Ba ngồi ăn riêng đôi ba lần với người đàn bà lạ là không phù hợp, không có căn cứ, càng không thể giữ Phương thị ở xã. Chương căn dặn Nghiêm Quốc Luật không được l·ạm d·ụng nhục hình, đặc biệt với dân thường, dễ dẫn đến oan sai. Bên cạnh đó, Chương nói Nghiêm Quốc Luật nên chiêu mộ văn nhân vào lực lượng công an địa phương, dùng suy luận để tìm ra manh mối có giá trị, bắt đúng người, đúng tội và chia sẻ kinh nghiệm ấy với địa phương bạn. Bên cạnh đó, mỗi tháng hoặc mỗi quý nên tập huấn cho công an địa phương, những người hơn nửa thời gian làm nông. Quan trọng hơn cả, phải biết lắng nghe, đi sâu vào quần chúng, dựa vào quần chúng mà xây dựng, điều chỉnh cách thức, phương thức đảm bảo trật tự trị an tại địa phương.
Phương Thị Xoa có s·át h·ại chồng vì ghen tuông không? Chưa thể kết luận. Ai là người cuối cùng tiếp xúc với Trương Ba? Lời đồn đãi trong làng từ đâu mà có? Đúng hay sai phải tra rõ ngọn ngành. Thời điểm Trương Ba được coi là m·ất t·ích thì Phương thị ở đâu, làm gì… ai chứng thực cho cô ấy?
- Tại sao ông không nghĩ Trương Ba trốn đi cùng tình nhân? - Chương hỏi Lê Khuất. - Phải động não, phải đặt ra nhiều giả thuyết, đặt bản thân vào vị trí n·ạn n·hân và h·ung t·hủ mà suy nghĩ.
Trình độ của Lê Khuất hạn chế, anh ta không thể trả lời, Chương chẳng thể trách. Nhìn chung, lực lượng công an trong tay Phạm Bỉnh Di vẫn còn thiên về bắt bớ, giữ trị an địa phương hơn là điều tra, xét hỏi… thành ra chẳng khác nào hung thần trong mắt lương dân.
Đã bắt người thì kẻ đó phải có tội, không có thì nại ra tội, vô tội thì người bắt chịu tội thay! Đã đôi ba lần Chương thoáng nghe việc này rồi từ miệng Nhã Lâm. Thực lòng anh có nhiều điểm chưa hài lòng với cung cách làm việc của Phạm Bỉnh Di, song công việc bề bộn quá, nhất thời chưa thể chỉnh đốn triệt để.
- Chúng ta phải đến bến Chỉ Đạo, đó là nơi Trương Ba để lại thuyền của anh ta và tin đồn anh ta tằng tịu với người đàn bà khác cũng từ đó mà ra.
Bọn Chương rời trụ sở xã khi trời đã tối muộn, Chương muốn nghỉ đêm tại đó trước khi qua sông. Trước khi đi, Chương yêu cầu dân binh đưa Phương thị về làng An Nhân. Chức sắc trong xã cùng xin lỗi Phương thị. Chương lấy 100 đồng bạc đền bù tổn thất tinh thần cho người đàn bà và hứa sẽ điều tra rõ sự tình.
Phương thị vừa khóc vừa lạy tạ Chương như tế sao.
Mấy năm trước Lý ân chỉ huy quân Thiên Đức vượt sông sang Tế Giang đóng quân, đất ấy được gọi là đất Chỉ Đạo. Sau mấy năm, từ vùng cỏ cây um tùm, nhà cửa thưa thớt mọc lên hàng trăm ngôi nhà lớn nhỏ của người Vạn Xuân, người Tống và một số ít cư dân Mao Khê chuyển đến theo chân chồng, con trong quân. Chỉ Đạo trở thành thị trấn đông đúc, sầm uất bên sông, cửa ngõ phía Nam vào phủ Thiên Đức, chỉ cách con sông Văn Giang. Lý An từng đề đạt lấp một đoạn sông Văn Giang, giúp giao thông từ Thiên Đức sang Tế Giang thuận lợi. Duệ đã giao việc ấy cho Bộ Giao thông và Bộ Xây dựng cùng cử người tìm hiểu nhằm thực hiện ý định lấp sông trong tương lai gần.
Chương và tuỳ tùng ở khách điếm cùng với Đào Sư Tích, Nghiêm Quốc Luật, Nguyễn Cư Đạo và Lê Khuất. Số ít binh sĩ theo hầu ở trong quân doanh gần bờ sông. Sáng hôm sau, Chương bắt đầu việc điều tra từ con thuyền nhỏ Trương Ba buộc ở gần bến sông thị trấn Chỉ Đạo. Con thuyền chẳng có gì lạ.
Tiếp đó, Lê Khuất đưa Chương đến gặp người hầu bàn trong tửu điếm. Người này làng An Nhân, đã hai lần trông thấy Trương Ba ngồi ăn uống cùng một phụ nữ lạ mặt. Anh tiểu nhị này là nguồn gốc của tin đồn và không biết người phụ nữ lạ mặt kia là ai. Một tiểu nhị trong tửu quán cho hay, người phụ nữ ấy từng nghỉ tại Kinh Hoa đại khách điếm. Do thông tin chưa có gì, Chương lại cùng tả hữu đến khách điếm dò hỏi.
Kinh Hoa đại khách điếm là dãy nhà hai tầng xây cất hình vuông, có đến năm chục phòng nghỉ. Khoảng trống giữa bốn dãy nhà dùng làm tửu quán, sớm hôm đều có khách. Khách nghỉ ở Kinh Hoa phần đa là thương nhân, phần nhỏ là người có tiền bạc. Quan quân, văn nhân phục vụ chính quyền Thiên Đức đều không nghỉ ở Kinh Hoa mặc dù được ưu ái phân nửa tiền thuê phòng. Tuy không nghỉ nhưng quan quân, văn sĩ vẫn có thể vào tửu quán bên trong dùng bữa. Chương không lạ nếu chủ sở hữu là người phương Bắc.
May cho bọn Chương, Kinh Hoa đại khách điếm tuy nhộn nhịp người ra kẻ vào song nữ khách rất ít. Nữ khách thường đi cùng chồng hoặc theo đoàn khách thương. Phải biết rằng đứng từ bến Chỉ Đạo trông rõ đất Thừa Thiên nhưng muốn sang chẳng dễ, nhất là thương nhân. Các thương thuyền ngang dọc trên dòng Văn Giang đến phủ Ứng Thiên hoặc ngược sông Dâu vào sông Thiên Đức, muốn lên bờ cũng chẳng ai cấm. Chỉ là lên bờ cũng chẳng được vào sâu quá 4 dặm tính từ bờ sông. Vùng lõi phủ Thiên Đức xem như cơ quan đầu não của vương triều Mạc. Bởi nữ khách ít nên dò sổ khách lưu trú, Triệu Nhã Lâm lọc ra được 5 nữ khách. Họ đến nghỉ tại khách điếm vào khoảng thời gian khác nhau song lại trả phòng cùng một ngày.
Lê Khuất trưng ra bức hoạ Trương Ba, một tiểu nhị cho biết từng trông thấy người giống như vậy vào tửu quán mấy ngày trước. Anh ta nói:
- Tôi tính tiền bàn ấy, có thoáng nghe họ bàn chuyện về làng Bần mua bán cua ốc gì đó. Sở dĩ tôi nhớ là bởi nam thực khách có mùi tanh, ăn vận tuềnh toàng trong khi nữ khách cùng bàn trông đẹp đẹp là.
Nghiêm Quốc Luật bèn hỏi:
- Tôi mời hoạ sư đến, anh mô tả nhân dạng được chứ?
Anh tiểu nhị lưỡng lự, chủ khách điếm hồ hởi nói vào nên anh ta đồng ý. Nghiêm Quốc Luật dặn chủ khách điếm, bất kì ai trong số nữ khách quay lại nghỉ trọ hay dùng bữa phải lập tức báo quan.
Trở lại nơi nghỉ chờ đợi hoạ sư vẽ tranh, Chương bảo Nhã Lâm viết tất cả thông tin thu thập được lên bảng đen theo thứ tự thời gian để mọi người cùng nhìn, cùng suy luận, lập luận. Tất cả cùng khẳng định đến bảy, tám phần rằng nam thực khách tiểu nhị đề cập chính là Trương Ba. Anh ta bán tôm, cá, cua, ốc… nên người có mùi tanh chẳng lạ. Thứ nữa, làng Bần là tên cũ của làng An Nhân. Bần là bần hàn, túng bấn, nghèo khổ. Chính quyền Thiên Đức đổi tên trên giấy tờ là làng An Nhân mấy năm nay nhưng người dân trong vùng vẫn quen gọi làng Bần.
- Mọi người thấy đấy, chỉ cần cố công tìm hiểu cặn kẽ, hệ thống lại thời gian và bổ sung lời khai của nhiều người thì chúng ta dần có đầu mối. - Chương hồ hởi. - Tiếp theo, chúng ta phải lần xem Trương Ba có đi với nữ khách đó hay không. Tra soát mấy người đó đến Chỉ Đạo từ đâu thì khó nhưng muốn biết họ đi đâu chả phải dễ hơn ư?
Đào Sư Tích, Nghiêm Quốc Luật và Nguyễn Cư Đạo trao đổi ánh mắt. Nguyễn Cư Đạo liền sai quân đến bến thuyền, dịch trạm… quanh thị trấn để xem những nữ khách đã đi đâu. Vài canh giờ sau binh sĩ báo cáo, dịch trạm ở phía Đông Nam thị trấn Chỉ Đạo vào chiều ngày mấy nữ khách trả phòng có kiểm tra giấy tờ của ba nữ khách thương nhưng không nhớ giấy cấp cho họ đi đâu và mua gì. Tại một dịch trạm Tây Nam thị trấn từng kiểm tra giấy tờ Trương Ba. Trương Ba đi cùng hai nữ khách thương.
Do tình hình gần đây phức tạp, theo lệnh trên, Nguyễn Cư Đạo tăng cường hai binh sĩ tại mỗi dịch trạm. Một trong hai binh sĩ ở dịch trạm đó người làng Bần, quen biết Trương Ba nên đã không soát giấy hai nữ khách thương đi cùng.
Chương ngả lưng ra ghế, đan tay sau gáy, gác chân lên cạnh bàn, anh cười và đặt vấn đề:
- Bức tranh dần rõ rồi nhỉ? Trương Ba cùng hai cô kia về làng Bần làm gì? Lúc ở dịch trạm quãng mấy giờ? Dịch trạm cách làng Bần bao xa?
Đào Sư Tích và bọn Nghiêm Quốc Luật gấp gáp phi ngựa đi tra rõ, đó là cách Chương đào tạo thuộc hạ. Anh không làm thay mà gợi mở cho họ các bước tiếp theo nên hoặc cần phải làm gì.
- Quan gia! Em theo ngài đã mấy tháng vẫn lấy làm thắc mắc. Ngài tinh thông binh pháp, biết y thuật, trấn yêu ma và gần đây ngài liệu sự như thần. Em mạn phép hỏi, ngài đã học vị sư phụ nào vậy ạ?
Chương thư thả ngồi ở ban công trên lầu nhâm nhi chén trà nóng Quan Lam Giang vừa hãm. Anh định giải đáp thắc mắc của Quan Lam Giang, bỗng Nhã Lâm chỉ xuống dưới đường:
- Kia chả phải Quách Thương Hiệu sao? Anh ta còn chưa sang Thừa Thiên mà ung dung bát phố.
Chương đứng dậy trông xuống, bật cười:
- Anh ta cùng cả tá đồng nghiệp kéo nhau ghé hàng quán chắc là để tìm hiểu vật giá. Anh ta gốc gác người Hoa phải không?
Nhã Lâm liền thưa:
- Ông nội anh ta là binh Hoa quốc, lấy vợ người Tế Giang ạ.
- Hán tộc hay Tống tộc?
Nhã Lâm cười:
- Tổng tộc cũng gốc Hán tộc thôi ạ, chỉ khác cách gọi mà thôi, thưa Quan gia.
Tuỳ tùng của Quách Thương Hiệu nhận ra Nhã Lâm liền vẫy tay chào. Quách Thương Hiệu nói vọng lên:
- Quan huynh đệ! Chẳng phải anh bận tra án ở Yên Nhân ư? Sao đã thảnh thơi thưởng trà rồi?
Chương trở xuống tiền sảnh, Quách Thương Hiệu cùng mấy người bước vào, hai bên tay bắt mặt mừng, chào hỏi xong thì ngồi đàm đạo.
- Bọn tôi, anh em nông nghiệp trong phủ tranh thủ ở Chỉ Đạo họp bàn, trao đổi với nhau trước khi sang Thừa Thiên. - Quách Thương Hiệu nói. - Anh tra án giải oan cho con dâu bà lão rồi ư?
Chương cười, khẽ lắc đầu:
- Tôi còn đang chờ kết quả, cũng chưa biết thế nào. Mấy anh em trong huyện giúp cho nên mới thảnh thơi thế này. Các anh họp hành kết quả tốt chứ?
Quách Thương Hiệu đáp:
- Chúng tôi muốn đề đạt lên Thần phi và ông Bộ trưởng, xin chuyên canh một số loại cây trồng để tăng năng suất, tiết kiệm nhân lực. Tế Giang đất đai màu mỡ nên hãy còn nhiều cơ hội lắm.
Chương tỏ ra vui mừng, anh nói:
- Đó là ý kiến hay đấy! Vậy các anh tính trồng những cây gì ngoài cây lúa?
Quách Thương Hiệu ái ngại, gãi đầu:
- Hiện chúng tôi chỉ có nhãn là ngon.
Chương ngả người ra ghế, anh gõ nhẹ vào thái dương vài cái, ra chiều suy nghĩ.
- Nhãn trồng chuyên canh ở phía Nam huyện Kim Động thuận tiện giao thông đường thuỷ, lại có thương cảng Hiến Doanh. Tôi từng ăn nhãn lồng ở đó, rất ngon. Thứ quả ấy người phương Bắc hay phương Nam đều ưng và có giá trị kinh tế cao đấy chứ? Các anh nhân rộng ra là phải đấy. Tôi nghĩ… cần thống nhất phương thức canh tác, chăm bón rồi phổ biến cho người dân. Mùa xuân nhãn ra hoa, nhanh vẫn kịp nhỉ?
Đôi mắt Quách Thương Hiệu chợt sáng lên:
- Đúng rồi đấy! Chúng tôi cũng đang bàn tính hệt như vậy. Mong rằng Thần phi sẽ để tâm đến đề xuất này.
- Nhưng các anh không thể trồng cả phủ được, phàm cái gì nhiều thì chưa chắc đã quý. Vả lại thổ nhưỡng ở phía Bắc huyện Kim Động nên trồng cam, bưởi, chuối, chanh.
Quách Thương Hiệu chớp mắt liên tục, Chương nói thêm:
- mé Tây huyện Nghĩa Trụ Thượng và Nghĩa Trụ Hạ giáp huyện Nam Sách, thổ nhưỡng nơi ấy phù hợp trồng vải thiều. Người phương Bắc rất thích vải thiều. Các anh đi họp chuyến này nên gặp các anh bên huyện Nam Sách hỏi thử xem.
Quách Thương Hiệu bỗng thở dài:
- Anh Quan nói có lý, tuy nhiên… vải hay nhãn đều không thể đem bán ở xa.
Chương động viên:
- Bán ngược lên phương Bắc hay xuôi phương Nam đều dùng thuyền lớn. Thuyền chẳng thiếu, cái khó anh đang lo là đem xa hoa quả hỏng phải không?
Quách Thương Hiệu gật đầu, Chương lại bảo:
- Tôi nghe nói Ái phi đã nghĩ đến chuyện ấy, sẽ có cách đem đặc sản các anh làm ra đi thật xa.
- Anh Bình nói thật chứ?
Chương nhún vai:
- Tôi nghe các thủ trưởng nói vậy thì biết vậy.
Chợt Quách Thương Hiệu hỏi:
- Anh Bình công tác bên công an nhưng có vẻ anh quan tâm đến nông nghiệp nhỉ? Vài điều anh nói chúng tôi còn chưa nghĩ đến.
Chương phẩy tay, cười mà rằng:
- Ông bà tôi là nông dân nên tôi biết chút ít, theo hầu các anh ở trên, chịu lắng nghe thì biết vậy chứ thực tiễn thì thua.
Cả bọn cùng cười. Tán gẫu thêm một hồi, Quách Thương Hiệu bỗng đổi chủ đề, anh ta hạ giọng:
- Anh Bình! Bên công an các anh chỉ tuyển mỹ nhân à? Hai cô kia thuộc quyền của anh hay…
Chương ngoảnh lại. Quan Lam Giang và Triệu Nhã Lâm đứng chắp tay hầu phía sau, Chương bảo hai nàng bước đến gần, giới thiệu:
- Cô này là Triệu Nhã Lâm phụ trách thông tin, con cô này là Quan Lam Giang phụ trách y tế. Hai cô ấy đều là nhân viên thuộc quyền của tôi.
Quách Thương Hiệu nhíu mày, khẽ nhắc:
- Tôi lại thấy hai tiểu thư đây như người hầu cận của anh. Anh coi chừng đấy. Quan chế Thiên Đức tuy không cấm nhưng lệ triều cũ, quan ta ngoài có người hầu là không được đâu.
Chương khịt mũi:
- Tôi sắp ba mươi, qua năm tôi tính rước Triệu tiểu thư về nhà. Quan Lam Giang là em của tôi, nào tôi dám học theo vua chúa khi ra ngoài.
Quách Thương Hiệu chắp tay chúc mừng, ngẩng lên hỏi:
- Vậy Quan tiểu thư đây có ý trung nhân chưa?
Quan Lam Giang dịu dàng đáp:
- Thưa Quách đại nhân, nhà em đã có hẹn ước rồi ạ.
Chương ngạc nhiên:
- Anh Hiệu chưa có gia đình à?
- Tôi chưa! Tôi muốn thành sự nghiệp mới thành thân.
- Phó ty nào phải chức nhỏ? Anh nên lấy vợ mau thôi. Tôi có biết nhiều tiểu thư, để tôi giới thiệu cho anh một mối. Anh thích con gái ba đảm đang hay vung roi ra quyền?
- Thú thật là tôi tích cô nương xinh đẹp!
Chương vỗ vai Quách Thương Hiệu:
- Chúng ta có điểm chung đấy chứ?
Cả hai cùng cười lớn, song người vui hơn cả là Triệu Nhã Lâm, hai má cô ửng đỏ.
Ngồi hàn huyên đến trưa, cả bọn cùng ăn cơm, ăn gần xong, Chương trông thấy Nghiêm Quốc Luật từ ngoài chạy vào báo tin.