Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 539: Miền sơn cước




Chương 539: Miền sơn cước

Tin tức từ kẻ Đối đến tay Nguyễn Lạc Thổ lúc bóng chiều chạng vạng. Lạc Thổ truyền lệnh ba quân ngưng toàn bộ các động thái phô trương thanh thế, rút về gần trại kẻ Đối kiểm đếm binh mã, quân khí và nghỉ sớm. Đầu trống canh Năm, ba quân bắc bếp thổi cơm và đốt lửa hiệu dọc bờ sông. Gà còn chưa gáy sáng, Nguyễn Lạc Thổ cho phát pháo lệnh chính thức tiến hành cuộc t·ấn c·ông. Pháo lệnh Lạc Thổ sử dụng là loại pháo thăng thiên nổ trên không trung và phát ra những tia tàn lửa li ti như pháo hoa.

Trung đoàn Long Vũ và Trung đoàn Cao Mộc Viễn bắn phá bờ đối diện trong 1 khắc đồng hồ dọn bãi đổ bộ, lần lượt đưa bộ binh Sơn Tây và Trung đoàn 3 Sơn cước sang sông. Các toán thổ binh chống cự yếu ớt trước khi rút chạy. Lý Quang Minh và Phùng Hiền, dù đổ quân chưa xong, chia thành hai cánh tả, hữu cùng tiến lên hướng Bắc. Trung đoàn Long Vũ bàn giao việc chuyển quân cho quân Cao Mộc Viễn để ngược dòng Xích Giang, cùng tiến với quân bộ. Chuyển quân xong xuôi, quân Cao Mộc Viễn mới tiến quân, cách quân Long Vũ chừng một canh giờ.

Cương Nghị quân nhà họ Kiều nhiều năm chưa từng tham chiến, đến lúc thử lửa lộ rõ các điểm hạn chế trong cách điều binh, bố trí phòng thủ. Nếu là Ngô Tất Sắc, hẳn Sắc sẽ đổ quân t·ấn c·ông Thiên Đức lúc chân ướt chân ráo đổ bộ, đẩy ngược đối thủ xuống hướng sông. Tuy nhiên Ngô Tất Sắc không phải tướng thủy quân và địa bàn ở quá xa khu vực quân Thiên Đức đổ bộ. Những điều này được bọn Nguyễn Lạc Thổ phân tích kĩ càng, thực tiễn chiến trường minh chứng những nhận định đó là đúng.

Kiều Liêm không trưởng thành qua trận mạc mà kế tục cha cai quản, dẫu tài trí hơn người nhưng thiếu cọ xát. Kiều Liêm tập trung quân ở thành Cao và thành Mật, xây dựng hệ thống phòng thủ nhìn rất có chiều sâu, đủ thứ quân kị, nỏ, bộ, tượng. Cách bày binh của Kiều Liêm không tính là tệ, dựa vào địa hình, thành quách mà chống thì những quân như của Ngô Tất Sắc, Sơn Tây cũ sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề. Kiều Liêm tổ chức nhiều toán thổ binh từ 30 đến 70 người lẩn khuất trong rừng quấy phá ngày đêm vào hậu quân của đối phương nếu thành trì bị t·ấn c·ông.

Thành Cao kiên cố, ngoài hộ thành hào vây quanh còn có hầm chông, hệ thống ụ đất cho quân bắn nỏ. Song như đã nói, c·hiến t·ranh tường thành dần vô dụng trước những khẩu thần công, Cự thạch pháo. Chưa kể thành Cao tính là lớn nhưng chưa bằng một phần ba thành Sơn Tây, Bát Vạn. Nguyễn Lạc Thổ trưởng thành từ một tiểu tướng, nay thống lĩnh vạn quân nên kinh nghiệm là điều Thổ tích luỹ được.

Nguyễn Lạc Thổ là người Kinh, so với những Lý Văn Ba, Bàn Phù Sếnh, hai người gia nhập quân Thiên Đức gần như cùng thời điểm thì Lạc Thổ mưu trí, điềm đạm nên Chương tin dùng trong những việc cần đến sự khôn ngoan. Nếu như cần đội quân thiện chiến, đ·ánh c·hết bỏ, bằng mọi cách giành chiến thắng, khiến đối phương kinh sợ thì Bàn Phù Sếnh hay Lý Văn Ba sẽ được dùng đến.

Long Vũ quân dạt hẳn sang mé tả ngạn Xích Giang để tránh các loạt đạn đá Kiều Liêm bố trí dọc bờ sông, trực chỉ thành Cao tiến quân. Tin thành Mèn mất vào tay quân Thiên Đức một cách chóng vánh, con và em trai b·ị b·ắt giữ khiến Kiều Liêm củng cố thêm quyết tâm sinh tử với đối thủ một phen.

Phạm Chiêm hạ lệnh khai hoả khi đoàn chiến thuyền Long Vũ xếp thành hàng dọc trên sông. Với kỹ thuật tối ưu góc bắn như Yết Kiêu đã từng thực hiện, những loạt thần công rền vang, đạn bay vào sâu trong bờ. Sau chừng 1 khắc đồng hồ bắn như vậy, Phạm Chiêm tạm ngưng chờ đợi. Từ trên thuyền, Phạm Chiêm không thể quan sát được thành Cao.

Cao Mộc Viễn kéo quân vượt qua vị trí Phạm Chiêm lên thượng nguồn, có ý t·ấn c·ông thành Mật cách thành Cao chừng 8 dặm về phía thượng lưu. Nhận thấy đối phương không t·ấn c·ông trực diện để quyết sinh tử mà chia binh t·ấn c·ông nhiều mục tiêu cùng lúc, chia cắt hai thành Cao và thành Mật khiến Kiều Liêm lúng túng. Binh sĩ Cương Nghị quân thông thạo đường rừng, Kiều Liêm tự tin nhưng đứng trên thành nhìn mấy chục con thuyền nhỏ đến thảm thương chẳng thể tham gia thuỷ chiến, Kiều Liêm lòng sinh lo lắng.



Trời tối dần, hai cánh quân bộ dưới sự chỉ huy của Lý Quang Minh và Phùng Hiền chỉ còn cách thành Cao 10 dặm về phía Nam và Tây Nam. Các cuộc đụng độ lẻ tẻ diễn ra và ngưng hẳn khi trời tối. Kiều Liêm muốn lợi dụng địa hình địa vật, binh sĩ thông thạo địa hình tập kích, quấy phá quân Thiên Đức vừa mới chân ướt chân ráo đứng chân sau một ngày hành quân mệt nhọc.

Bóng tối là đồng minh của các toán binh tập kích nhưng cũng che chắn cho bọn Lý Quang Minh, Phùng Hiền. Mấy nghìn binh sĩ Thiên Đức đóng phân tán hình rẻ quạt trên một khoảng rộng lớn, hoả lực mạnh tập trung ở giữa yểm trợ nếu đối phương bất ngờ tập kích. Toàn bộ quân sĩ không nấu cơm mà dùng lương khô nhằm đảm bảo bí mật vị trí đóng quân. Bởi thế những toán thổ binh nhà họ Kiều dẫu thông thuộc địa hình cũng không thể phát hiện ra các mục tiêu.

Gần nửa đêm trời có mưa một chặp, mưa chỉ còn rơi lớt ngớt thì trăng tỏ nhưng rừng núi rậm rạp khiến tầm nhìn vô cùng hạn chế. Trung đoàn 3 Sơn cước dưới quyền Lý Quang Minh phần đa thuộc tộc thiểu số vùng Tây Bắc Thiên Đức, họ đủ kinh nghiệm để hướng dẫn bộ binh Sư đoàn Sơn Tây ẩn náu.

Mưa đầu đông không ồn ào như mưa mùa hạ mà nhẹ nhàng, lặng lẽ và rả rích suốt đêm cho đến gần sáng. Các toán thổ binh khoác những tấm áo da thú ẩn náu dưới hốc đá, lùm cây chống chọi cái lạnh trong khi binh sĩ Thiên Đức dùng áo tơi bện rơm che chắn, thay nhau chợp mắt giữ sức.

Mặt trời ló dạng, những tán cây rừng vẫn còn đọng nước, chim chóc hân hoan đón chào ngày mới, đâu đó vọng lại tiếng hổ gầm.

Chim chóc bay toán loạn ở một khoảng rừng, dựa vào dấu hiệu này, các toán thổ binh nhà họ Kiều xác định nơi đóng quân của đối phương. Những bước chân trần lặng lẽ di chuyển dưới tán cây rừng hướng về phía mục tiêu. Ban đầu có một vài t·iếng n·ổ đùng đùng của pháo hiệu, sau âm thanh đặc trưng của hoả mai nối tiếp nhau. Bên dưới mảng xanh tranh tối tranh sáng của rừng già, quân Thiên Đức mai phục, t·ấn c·ông các toán thổ binh trang bị cung nỏ, giáo mác. Hàng trăm thổ binh t·hiệt m·ạng, hàng trăm khác b·ị t·hương và hàng trăm người b·ị b·ắt. Phần lớn các toán thổ binh thoát được mai phục tháo chạy bán sống bán c·hết về thành Cao. Trung đoàn 3 Sơn cước đã tương kế tự kế khiến chim chóc bay toán loạn, luẩn quẩn quanh khu vực đóng quân trong khi các đơn vị của Phùng Hiền nằm mai phục chờ đợi, quả nhiên các thổ binh trúng kế.

Phùng Hiền dùng chính tù binh mới bắt được dẫn đường cho đại quân bao vây, uy h·iếp thành Cao vào đầu giờ chiều. Đến chập tối, các khẩu thần công bắt đầu khai hoả vào các trại vòng ngoài ở phía Nam thành Cao, bộ binh không xung phong. Quân sĩ hai bên có thể trông thấy bóng dáng của nhau thoắt ẩn thoắt hiện sau những gò đống, tán lá, thân cây.

Nói về cánh quân Cao Mộc Viễn, lão tướng này không t·ấn c·ông thành Mật. Thay vào đó, ông dùng thủy pháo yểm trợ, đổ bộ hơn một tiểu đoàn lên bờ t·ấn c·ông trực diện vào một doanh trại khoảng vài trăm binh sĩ nhà họ Kiều trấn giữ. Cuộc chiến diễn ra độ hơn một canh giờ, quân Cao Mộc Viễn bức rút được binh sĩ trong trại này và thiết lập trại dã chiến gần bờ sông, trong tầm yểm trợ của thần công trước khi trời tối. Suốt đêm ấy, quân trong trại dã chiến bị quấy phá bằng âm thanh của chiên chống, đèn đuốc lấp ló trong rừng nhưng không có cuộc t·ấn c·ông nào xảy ra vì trời mưa. Qua ngày hôm sau, Cao Mộc Viễn đưa 2 tiểu đoàn đầy đủ lên bờ cùng 10 khẩu thần công, tiến sâu thêm 7 dặm về hướng chính Tây, chiếm được một làng nhỏ ven bìa rừng có đầy quân lương của nhà họ Kiều tích trữ. Khai thác tù binh và dân bản địa thêm, Cao Mộc Viễn thiết lập luôn cứ điểm tại làng này và đưa nốt tiểu đoàn còn lại đóng giữ ngay sát bờ sông.

Đường liên lạc giữa thành Mật và thành Cao bị cắt đứt, Kiều Liêm bị vây ba mặt.

Ngô Tất Sắc bắt buộc phải đưa quân xuất thành cứu viện bằng đường thuỷ và đường bộ. Đội quân thuỷ gồm nhiều chiến thuyền loại nhỏ chở theo những chất dễ cháy chuẩn bị trước đó bị ẩm ướt khiến Ngô Tất Sắc buộc phải từ bỏ ý định dùng hoả công. Đoàn thuyền nối đuôi nhau xuôi dòng, bị thần công của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 3 Sơn cước bắn chặn đành bỏ thuyền lên bờ nhập với cánh bộ binh đến thành Mật.



Trước tình hình ấy, Bùi Thị Xuân cho Trịnh Tú dẫn Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 1 Sơn cước và Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Vĩnh Yên lần lượt vượt sông với sự giúp đỡ của Phạm Chiêm. Trịnh Tú lệnh cho Phan Vỹ dẫn quân nhập với Cao Mộc Viễn ở bờ sông còn bản thân dẫn Tiểu đoàn 2 biến mất trong rừng già, thiết lập đội quân cảnh giới nhằm bảo vệ trại quân lương mà Cao Mộc Viễn mới chiếm được, không cho quân ở thành Mật kéo xuống.

Cùng thời điểm này, Phùng Hiền rút Trung đoàn 1, Sư đoàn Sơn Tây ra khỏi đội bình bao vây thành Cao. Tiến thẳng lên phía Bắc, bắt liên lạc được với cánh Cao Mộc Viễn giữ kho lương dự trữ. Lương thảo nhà họ Kiều ngoài địa điểm đã bị phát hiện còn cất giấu phân tán nhiều nơi trong hang hốc. Hạ thành Cao hay thành Mật dễ như lấy đồ trong túi mà lương thực không bao giờ thừa.

Phùng Hiền và Lý Quang Minh nhẩn nha như tằm ăn rỗi, dồn ép quân họ Kiều về gần thành Cao. Lúc này, Kiều Liêm có hai lựa chọn, nống quân ra đánh với bọn Phùng Hiền hoặc rút về thành Mật ở phía Bắc. Kiều Liêm thử phương án đầu tiên, nhưng mới nống quân ra đánh thì bọn Phùng Hiền lại kéo nhau chạy sạch. Kiều Liêm lại lưỡng lự, lo rằng quân thuỷ Thiên Đức dưới sông sẽ thừa cơ tràn lên đánh chặn hậu. Thực tế bọn Phạm Chiêm có ý định như vậy. Chiêm dền dứ, chẳng tỏ ý sẽ đổ quân nhưng lại có thể đổ quân bất cứ lúc nào khiến Kiều Liêm bối rối và quyết định rút quân về thành Mật.

Liêm cưỡi ngựa ra khỏi thành, đứng trước tiền quân gọi bọn Phùng Hiền, Lý Quang Minh ra nói chuyện phải trái. Kiều Liêm mắng Phùng Hiền làm mất mặt nhà họ Phùng khi đầu quân Thiên Đức.

Phùng Hiền chỉ cười không đáp.

Biết Lý Quang Minh là con Lý An, Kiều Liêm lại sỉ vả nhưng cũng như Phùng Hiền, Lý Quang Minh trơ như gỗ đá, ngồi trên lưng chiến mã bóc vỏ khoai lang nướng chia cho Phùng Hiền một nửa.

Cả hai bỏ ngoài tai lời của Kiều Liêm.

Kiều Liêm lại đổi giọng đề nghị Vạn Thắng vương phong chức Sơn Vi mục, đổi lại Kiều Liêm sẽ giải giáp binh mã, hằng năm cống nạp. Lý Quang Minh và Phùng Hiền nhìn nhau cười, khen khoai ngon. Kiều Liêm nói chán chê, Lý Quang Minh mới bảo:



- Phận làm tôi không được mặc cả với vua! Nếu ông còn nghĩ đến cơ nghiệp nhà họ Kiều thì tốt nhất nên giải tán binh mã, tự trói nộp mình, bọn ta chẳng thèm bắt ông làm gì. Ông về Vạn Xuân trình Đại Vương, Đại Vương quyết sao thành vậy. Thái độ thành khẩn nhất định có kết cục tốt, ta khuyên.

Kiều Liêm nói sẽ suy nghĩ, hẹn 3 ngày sau sẽ đưa ra quyết định rồi trở về thành. Lý Quang Minh ngoảnh hỏi Phùng Hiền:

- Trời lạnh thế này, có ngô mới thu được nướng là nhất, ngọt lắm! Cậu ăn không?

- Có đủ mỗi anh em một bắp không anh?

- Đủ nuôi cả đạo quân, Đại Vương luôn muốn ba quân no bụng, đây là chiến lợi phẩm nên cứ thả ga mà ăn, chả đụng đến bạc vàng với đàn bà là được.

Quay trở lại bìa rừng, ngồi bên đống củi nhỏ cháy bập bùng, Phùng Hiền hỏi

- Anh nghĩ ông Kiều sẽ trốn thật chứ?

Lý Quang Minh hươ tay lên ngọn lửa, đáp rằng:

- Thiên la địa võng trốn đi đâu? Ông ta chỉ còn đường chạy về thành Mật. Chờ ông ta ra khỏi thành là ta bắt sống, mà công này phải dành cho cậu.

Phùng Hiền ngạc nhiên hỏi:

- Anh Minh không muốn lập đại công ư?

- Tôi từng bắt được Sứ tướng Hải Đông, phải dành người khác chứ. Ngay sau chiến dịch, bọn tôi phải về trình diện Đại Vương, xem như quà tặng anh em Sơn Tây. Ngày sau có đến Sơn Tây chơi các cậu nhớ đãi anh em chúng tôi thật hậu nhé? Đừng có ngô với khoai thế này đầy bụng lắm.

Xong bữa sáng với chiến lợi phẩm, Phùng Hiền giao Trung đoàn 2 cho Lý Quang Minh, dẫn Trung đoàn 3 luồn rừng chờ bắt Kiều Liêm. Đêm khuya ngồi bó gối, nhâm nhi bình trà nóng trong rừng già tránh cái lạnh đầu đông, Phùng Hiền hồi tưởng lại những sự biến nửa năm vừa qua. Giờ này năm trước cha anh lâm bệnh, đề cập chuyện giao chức Sứ tướng cho anh. Giờ ngồi giữa rừng già, Phùng Hiền nhớ lời cha dặn, một mai dưới trướng họ Mạc cứ giữ lòng trung, có vậy họ Phùng sẽ còn lưu danh muôn thuở. Tuyệt đối đừng vì đứng đầu một cõi mà sinh lòng tự mãn, cao ngạo ắt vạ đến thân. Vài tháng trong quân Thiên Đức, Phùng Hiền phần nào nhận ra sự đáng sợ của đội quân này. Họ mạnh nhưng không kiêu.