Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 538: Tấn công thành Mè




Chương 538: Tấn công thành Mè

Không tác động được thượng tầng các sứ quân, Chương lệnh cho Trần Nhật Tôn bên Phòng Tình báo, Phạm Bỉnh Di ở Bộ Công an và Trần Minh Dũng bên Liên lạc phải bằng mọi biện pháp phải tung tin sang các sứ quân bên kia Xích Giang, mục tiêu tin tức hướng đến là bách tính. Chương muốn giảm t·hương v·ong khi giao chiến, phải tách dân ra khỏi quân, tát nước sẽ dễ bắt cá hơn.

Về nội dung tin tức, bách tính các nơi đó được cảnh báo về khoảng thời gian quân Thiên Đức sẽ tiến đánh, đánh ở đâu và khuyên bách tính ngay sau vụ gặt hãy cất trữ lương thực cẩn trọng, tuyệt đối tránh các điểm nóng như thành quách, đồn trại kẻo tên bay đạn lạc. Trong lúc chiến loạn, bách tính nên ở nhà đóng cửa cài then, quân Thiên Đức tuyệt đối không đ·ốt p·há, lạm sát thường dân. Quan trọng hơn nữa, binh sĩ muốn hạ giáo quy hàng cứ cầm cờ trắng tìm quân Thiên Đức sẽ an toàn…

Bọn Phạm Bỉnh Di đề xuất và Chương đồng ý mở hoàn toàn phong toả việc buôn bán muối cho các sứ quân và không thu thuế muối. Đổi lại giới thương nhân phải truyền tải những thông điệp theo yêu cầu của Thiên Đức bằng hình thức truyền miệng. Mỗi thương thuyền như vậy sẽ có 1 công an hoặc tế tác Thiên Đức giả trang đi cùng. Việc tung tin có chủ đích bắt đầu vào thượng tuần tháng 10, chừng nửa tháng sau đó gần như dân cư sinh sống tại La thành, Tây Phù Liệt, Trường Châu, Bình Kiều đều biết. Dân nhốn nháo và các sứ quân cũng theo đó mà điều động binh mã.

Nhằm đánh lạc hướng các sứ quân, các tin tức đồn thổi dồn nhiều hơn về La thành. Để minh chứng cho tin đồn là thực, Đại đoàn Thánh Dực có những dấu hiệu điều chuyển binh mã vô cùng lộ liễu.

Mệnh lệnh trên cũng đến Nguyễn Lạc Thổ và tin tức đại quân Thiên Đức sẽ t·ấn c·ông ba toà thành vào khoảng giữa trung tuần tháng 10, đặc biệt là thành Cao mau chóng được truyền đi. Kiều Liêm bố trí ở thành Cao 4.000 binh mã, thành Mật 1.000 và thành Mè bên bờ tả ngạn Xích Giang có 2.000 binh mã trấn thủ. Ngoài lực lượng này, các tộc trưởng, hùng trưởng, thổ hào… trong vùng cũng giúp thêm được hơn ba nghìn người, nâng tổng số quân trong ba thành lên khoảng 1 vạn.

Ngô Tất Sắc đưa hơn 1.000 binh mã về thành Mật trợ chiến, đồng thời tổ chức lực lượng thuỷ binh khoảng 2.000 quân trên hơn 120 thuyền chiến cỡ nhỏ sẵn sàng xuôi dòng Xích Giang dùng hoả công sống mái với Thiên Đức. Bên cạnh đó, Ngô Tất Sắc ra sức chiêu mộ binh mã người thượng và tàn binh Vân Nam, Quý Châu.

Nguyễn Lạc Thổ đưa Trung đoàn thủy Long Vũ của Phạm Chiêm và Trung đoàn Cao Mộc Viễn thao diễn ngay khúc ngã ba sông. Yết Kiêu giúp sức bằng các đưa hai tiểu đoàn thuỷ đến gióng trống mở cờ, phô trương thanh thế, thiết lập cầu phao chuẩn cho lực lượng bộ binh, vận tải vượt thượng nguồn Hắc Giang sang đất Sơn Vi.

Trung đoàn 3 Sơn cước và Sư đoàn Bộ binh Sơn Tây tập trung quân ở trại kẻ Đối, cờ quạt rợp trời. Kiều Liêm sử dụng lực lượng thổ binh vài trăm người phân tán cùng một số Cự thạch pháo theo dõi sát sao động tĩnh bên bờ hữu ngạn Hắc Giang. Tin tức báo về thành Cao cho thấy quân Thiên Đức tập trung mỗi lúc một đông, trên bến dưới thuyền khoảng 1 vạn quân.

Kiều Liêm tất nhiên không sợ, Cương Nghị quân rất hiếm người Kinh tộc và vô cùng trung thành với nhà họ Kiều. Dựa vào thành quách, địa hình hiểm trở, Kiều Liêm nhận định có thể trụ vững từ 6 tháng đến 1 năm trừ phi quân Thiên Đức đem lực lượng khoảng 3 đến 4 vạn may ra mới thay đổi tình hình.

Tình hình tương đối căng thẳng.



Hữu chiêu là vậy nhưng thực chất lại là hư chiêu.

Trung đoàn 1 Sơn cước được Phan Vỹ cùng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Vĩnh Yên dẫn đường từ ngã ba Hạc hành quân lên thượng nguồn sông Bình Nguyên. Trung đoàn 1 Sơn cước không dùng thuyền vì dễ lộ mà chia thành các đại đội luồn lách dưới những tán cây rừng rậm rạp. Sau hai ngày đêm đi chuyển, trung đoàn đi được quãng đường khoảng 100 rặm đường rừng mới dừng nghỉ chân trước khi di chuyển thêm 30 dặm nữa đến điểm hẹn chờ đợi.

Vợ chồng Bùi Thị Xuân đóng quân ở phía Tây thung lũng Đồng Thông có 100 thớt voi sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Sau thời gian ngắn vỗ về sắc dân bản địa, cộng thêm Lý Tường thần phục, ra sức hỗ trợ nên Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu có thêm sự phục vụ của tráng đinh Cao Lan tộc, Sán Chay tộc, Tày, Nùng, Dao, Mông tộc… và đặc biệt là tộc Sán Dìu sống quần cư ở Đồng Thông. Sau cuộc chiến ở thung lũng Ngàn Hồn, Bùi Thị Xuân tiếp tục chiêu binh.

Nhận được đề nghị phối hợp của Nguyễn Lạc Thổ. Bùi Thị Xuân một lần nữa tập hợp đội tượng binh 100 thớt voi đã huấn luyện thành thục, 800 thổ binh và 500 bộ binh trang bị hoả mai lập tức băng rừng. Trần Quang Diệu ở lại bản doanh tiếp tục huấn luyện tượng binh theo yêu cầu của quân. Trần Quang Diệu uống rượu rất giỏi, lại quảng giao, thân thủ hơn người nên rất được thổ binh nể phục. Đoàn voi chiến và bộ binh hỗn hợp ngày đi đêm nghỉ ven đường mòn, sau 2 ngày vượt trăm dặm đường rừng đến sông Bình Nguyên, con sông bắt nguồn từ Vân Nam quốc xa xôi.

Tượng binh qua sông không dễ dàng, đạo quân của Bùi Thị Xuân mất một ngày kết bè và thêm một ngày đưa toàn bộ tượng binh vượt sông an toàn. Chiều ngày hôm sau, trinh sát của Bùi Thị Xuân bắt liên lạc được với Trịnh Tú ém quân chờ sẵn. Chiều tối, hai đạo quân bắt tay được với nhau và chậm rãi di chuyển về hướng Tây ngay trong đêm. Do phải đảm bảo bí mật, đạo quân phải di chuyển lòng vòng, tránh xa thôn xóm, bản làng, một ngày chỉ đi được độ 40 dặm theo hình thức nhảy cóc, cuốn chiếu.

Mục tiêu của Bùi Thị Xuân là thành Mèn.

Thành Mèn có hình vuông, đắp trên một gò cao, tường cao 4 mét chân thành có chỗ rộng đến 6 mét và mỗi bề dài khoảng 380 mét. Thành nằm ven một con sông cụt, cách bờ Xích Giang 2 dặm về phía Tây. Thành Mèn trước đây chỉ có 400 binh sĩ thường trực, hiện tại trong thành có khoảng 1000 quân trấn giữ. Giống như bao thành quách khách trên đất Vạn Xuân, Thành Mèn có hộ thành hào vây quanh. Hộ thành hào rộng 6 mét, sâu khoảng 3 mét, gần đây có cắm chông tre. Cửa chính của thành nằm hướng Đông Nam, đích kiều (cầu chính, cầu lớn) dẫn qua hộ thành hào.

Bên ngoài thành Mèn đắp 4 gò cao đặt Cự thạch pháo và có 250 quân sĩ. Phía bờ Xích Giang dựng mấy tháp canh cảnh giới. Ngô Tất Sắc điều thêm gần 2.000 quân hỗn hợp tiếp viện cùng rất nhiều Cự thạch pháo. Quân của Ngô Tất Sắc chia thành 2 trại đóng đối diện thành Mèn, cách nhánh sông nhỏ tạo thế chân kiềng.

Kiều Quân Kỷ, trưởng tử của Kiều Liêm mới 19 tuổi trấn thành Mèn, phó tướng là Kiều Long Hỷ, em ruột Kiều Liêm. Bên kia sông nhỏ, bộ tướng của Ngô Tất Sắc là Nguyễn Giai giữ trại quân chính. Tù trưởng Hà Bổng giữ trại phụ. Toàn bộ cụ căn cứ thành Mèn chỉ có hơn hai trăm chiến mã và khoảng hơn một trăm ngựa thồ.

Chiến thuyền neo đậu dưới sông chỉ có hơn mười cái loại nhỏ, còn lại là thuyền gỗ chuyên chở được vài người. Có thể nói, tại vùng rừng núi thì căn cứ thành Mèn thời điểm hiện tại tương đối lớn về mặt quân số.



Ngô Tất Sắc và Kiều Liêm đều xác định quân Thiên Đức theo đường thuỷ. Do vậy bộ tướng mặc nhiên sẵn sàng dùng Cự thạch pháo nhả đạn xuống sông và nếu như quân Thiên Đức có ý định đổ bộ, Kiều Quân Kỷ, Nguyễn Giai và Hà Bổng sẽ đổ ra đánh. Có thể thấy bọn Kiều Quân Kỷ hoàn toàn không phòng bị mặt Tây, nơi rừng núi trùng điệp và có các bản làng nhiều năm chịu ơn nhà họ Kiều.

Nguyễn Lạc Thổ đầu tiên khuếch trương thanh thế, thu hút sự chú ý của đối phương ở mặt phía Nam và điều một cánh quân đánh tập hậu.

Bùi Thị Xuân hay Trịnh Tú đều hiểu rằng càng dẫn quân đi sâu vào đất căn bản nhà họ Kiều thì nguy cơ bị phát hiện càng cao. Bùi Thị Xuân bảo Trịnh Tú dẫn một tiểu đoàn vượt lên trước, ập vào các thôn xóm, bản làng khống chế toàn bộ dân sinh sống. Sau đó cắt cử từ 1 đến 2 tiểu đội ở lại canh gác, nếu có ai trốn sẽ hạ sát già làng, trưởng bản hoặc tộc trưởng. Cư dân trong vùng sống có phần biệt lập, Trịnh Tú chỉ tốn 2 đại đội để canh giữ những thôn làng đó. Và như vậy, tiền quân của Bùi Thị Xuân cách thành Mèn khoảng 12 dặm về hướng Đông Bắc mà vẫn chưa bị phát hiện.

Từ vị trí tạm ém quân, Bùi Thị Xuân và Trịnh Tú bắt đầu chia quân. Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1 Sơn cước tách khỏi đội hình, được tăng cường thêm 5 khẩu thần công của Tiểu đoàn 2, cắt rừng tiến về hướng Tây Bắc, tìm địa điểm thuận lợi gần bờ Xích Giang thiết lập trận địa, phòng trường hợp Ngô Tất Sắc đưa quân tăng viện từ thành Hoa Khê. Tiểu đoàn 1 sau đó chọn được vị trí lập trận địa cách thành Mèn hơn 10 dặm về phía thượng nguồn Xích Giang và thả lần lượt 3 chim bồ câu về kẻ Đối, Thượng Sơn và thành Sơn Tây.

Bùi Thị Xuân thả chim bồ câu về báo tin cho chồng, báo về trại kẻ Đối và thành Sơn Tây, mỗi nơi 2 con trước khi xung trận.

Dù không có chỉ định ai sẽ chỉ huy cuộc t·ấn c·ông nhưng Bùi Thị Xuân không phải là cái tên xa lạ đối với binh sĩ Thiên Đức. Xuân vang danh không phải vì là chị kết nghĩa của Hoàng hậu mà do bản lĩnh. Trịnh Tú rất ngưỡng mộ Bùi Thị Xuân, chưa kể Phất Ngân, vợ anh, là đàn em cùng làng Vạn với Bùi Thị Xuân.

Sau khi trinh sát báo cáo rõ, Bùi Thị Xuân quyết định dùng lực lượng tượng binh t·ấn c·ông càn lướt vào trại của Hà Bổng. Từ đó làm bàn đạp đánh lấn sang trại của Nguyễn Giai trước khi xử lý thành Mèn. Trịnh Tú với hai tiểu đoàn bộ binh thiếu sẽ nhận nhiệm vụ vòng qua sườn hai trại, tập hậu các khẩu Cự thạch pháo bố trí ở bờ sông. Phan Vỹ dẫn thân binh là Tiểu đoàn 1 trợ chiến cho Trịnh Tú và nhanh chóng thiết lập lối vượt nhánh sông cụt cho bọn Trịnh Tú.

Bàn thảo xong, kế hoạch được phổ biến đến từng tiểu đội. Trời vừa tờ mờ sáng, 3 tiếng pháo hiệu bằng ống tre nổ vang, Bùi Thị Xuân ngồi trên lưng voi đốc chiến.

Những chú voi trưởng thành đem theo 2 khẩu thần công cỡ nhỏ bên sườn. Trên lưng mỗi chú voi ngoài quản tượng, có 3 chiến binh với hoả mai, cung nỏ…

Hàng trăm con voi gào thét, đội tượng binh dàn hàng ngang lần lượt xuất hiện sau những tán cây, những bước chân nặng tựa ngàn cân khiến cây cối cỏ ngả nghiêng tạo thành lối cho bộ binh. Tiếng hò reo lẫn với chiêng khua, súng nổ đì đùng xen lẫn với âm thanh voi rống, khí thế như dời non lấp biển ngay từ những phút đầu.



Doanh trại dã chiến của Hà Bổng không thể chống được tượng binh. Gần như các khẩu thần công cỡ nhỏ đều khai hoả khi cách doanh chừng hơn mười trượng. Đàn voi xông vào trại giẫm đạp, hất đổ bất cứ vật nào cản đường. Thổ binh chạy toán loạn.

Bùi Thị Xuân đốc quân tràn qua, thẳng đến trại Nguyễn Giai ở phía trước. Hà Bổng nhảy lên chiến mã quất roi chạy về hướng Bắc cùng mấy thân binh. Đại bộ phận thổ binh b·ị b·ắt sống, một số nhảy xuống sông bơi sang bờ bên kia.

Nguyễn Giai luống cuống, hồn vía lên mây khi trông thấy đàn voi đang tràn đến. Nguyễn Giai chạy về phía bờ sông, thét gọi pháo thủ quay pháo bắn vào trại cản đường.

Trại chính của Nguyễn Giai vỡ, binh lính mạnh ai nấy chạy, kẻ bơi qua sông cụt tìm đường thoát, kẻ cắm đầu chạy thục mạng vô định, một số bị voi giẫm đạp không còn ra hình dáng.

Trịnh Tú dẫn bộ binh vòng qua sườn hai doanh trại, những khẩu pháo đá xoay hướng mới bắn được vài ba loạt còn chưa chính xác thì pháo thủ thấy bọn Trịnh Tú từ bên tả xông đến nên luống cuống không biết bắn vào trại cản voi hay quay ra bắn bộ binh. Cuối cùng các pháo thủ của Nguyễn Giai chọn cách thứ ba, ấy là tìm đường tháo thân.

Nguyễn Giai bỏ lại ngựa xuống thuyền, thúc binh sĩ mau chèo ra sông Xích.

Chưa đầy 2 khắc đồng hồ hai trại quân ngót hai nghìn binh mã bị vỡ. Kiều Quân Kỷ và Kiều Long Hỷ phản ứng bằng những loạt pháo đá bắn tràn qua sông cụt và phải ngưng lại, chuyển hướng sang bắn chặn bọn Phan Vỹ đang dùng thuyền nhỏ vượt qua sông.

Trịnh Tú lệnh Phan Vỹ thu quân, dùng Cự thạch pháo vừa chiếm được bắn trả các trận địa pháo ở gần các tháp canh ven bờ trước khi 5 khẩu thần công của Tiểu đoàn 3 được kéo đến. Do là bộ binh sơn cước, mỗi tiểu đoàn chỉ trang bị 5 thần công thay vì 10 hoặc 15 khi ở đồng bằng. Mặc dù chỉ có 5 khẩu nhưng sau vài loạt bắn đã khiến những cụm pháo đá đặt gần các tháp canh ven sông tắt tiếng do thua thiệt về tầm bắn.

Bùi Thị Xuân không vội vượt sông mà lui quân ra khỏi tầm đạn đá của Kiều Quân Kỷ, bắt giữ tù binh, thu chiến lợi phẩm… Sau chưa đầy một canh giờ kể từ khi nổ pháo lệnh, Bùi Thị Xuân kiểm soát hoàn toàn tình hình chiến trường và bắt đầu cho bộ binh vượt sông cụt ở hai vị trí ngoài tầm bắn của pháo đá. Hai trận địa pháo trên gò cao ngoài thành trở thành mục tiêu của mấy khẩu thần công yểm trợ bộ binh vượt sông. Bọn Trịnh Tú và thổ binh dưới quyền Bùi Thị Xuân vượt qua sông không thiệt hại một binh, một tốt nào.

Tù trưởng Hà Bổng bị Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1 Sơn cước bắt sống vì… chạy ngang qua trận địa! Khai thác tù binh, biết được chỗ nước nông, Bùi Thị Xuân đưa tượng binh qua sông cụt dễ dàng. Đến chính Ngọ, Bùi Thị Xuân và Trịnh Tú đã vây chặt thành Mè, gọi hàng chú cháu họ Kiều. Trong thành Mè chỉ còn 1000 quân, các quân ngoài thành đã tháo chạy ngay khi Trịnh Tú hết cả. Trước sức mạnh tuyệt đối về hoả lực, tính bất ngờ, lực lượng đông đảo thì cái gọi là Cương Nghị quân cũng phải chạy nếu không muốn m·ất m·ạng vô ích.

Thành Mè nhỏ, không khí mau chóng trở nên ngột ngạt. Mấy khẩu Cự thạch pháo đặt trên tường thành trở thành bia ngắm bắn của thần công. Đích kiều nơi cổng chính bị đạn thần công khai hoả cự ly gần bắn thủng lỗ chỗ như tổ ong khiến Cương Nghị quân ai nấy đều kinh sợ. Kiều Quân Kỷ chưa chịu hàng, Bùi Thị Xuân sai quân khiên hai khẩu Cự thạch đến bắn thử đôi ba loạt đạn trước khi đổi đạn đá thành chùm lựu đạn tre.

Hàng chục t·iếng n·ổ chát chúa vọng ra phía sau tường thành. Bùi Thị Xuân cho ngưng và gọi hàng. Chú cháu họ Kiều có ý cố thủ chờ viện binh nhưng Bùi Thị Xuân không cho, thêm vài loạt lựu đạn ném vào gây t·hương v·ong lớn, đích kiều chầm chậm hạ xuống. Kiều Quân Kỷ và Kiều Long Hỷ ra hàng, Bùi Thị Xuân bắt trói hai người, đưa lên lưng voi.

Trống chiêng vang lên từng hồi lẫn với tù và kèm một loạt thần công bắn chỉ thiên. Cờ Thiên Đức cắm trên thành Mè và tháp canh ven sông báo hiệu chiến thắng.