Chương 540: Thu phục họ Kiều
Kiều Liêm không đèn không đuốc âm thầm cùng thân binh rút ngay trong đêm, quân trấn trong và ngoài thành chẳng hề hay biết. Trời vừa sáng, thân binh dẫn đường của Kiều Liêm đụng phải toán tuần binh vòng ngoài của Cao Mộc Viễn tuần tra. Thân binh họ Kiều bất thần đổ ra tính đánh úp, nhưng rủi thay một toán tuần tra khác phát hiện vội nổ súng đánh động, kịp giúp toán tuần binh đang thoát hiểm cảnh. Toán này vừa bỏ chạy vừa nổ súng báo động. Cực chẳng đã, Kiều Liêm đành hạ lệnh thân binh t·ấn c·ông trại dã chiến của Cao Mộc Viễn ở gần bờ sông trong khi bản thân tiếp tục chạy về phía Bắc. Thân binh nhà họ Kiều không ít, lên đến hơn một nghìn người.
Lão tướng Cao Mộc Viễn trong trại dã chiến, nghe tiếng súng cảnh giới khác người đoán là có biến đã tập trung quân và súng lớn về hướng Tây Nam. Bọn Phan Vỹ mới đến trợ chiến phía sau, sẵn sàng xung trận khi có lệnh. Trên mấy tháp canh dựng tạm cùng vài cây cao gần đó có các tổ quan sát, quan khu vực đóng quân có nhiều cây cối nhưng không phải là rừng nên đạo thân binh nhà họ Kiều bị phát hiện từ khoảng cách khoảng hơn một dặm. Thần công dựa vào khoảng cách ước lượng đó mà bắn vài loạt. Thân binh tản ra, hò nhau tiếp cận mỗi lúc một gần. Quân dưới trướng Cao Mộc Viễn đều là lính cựu gốc Đằng Châu, binh mã ngang ngửa nhau chưa nói làm gì, đằng này hoả lực mạnh, đội ngũ tốt nào khiến họ nao núng.
Thần công bắt đầu bắn thẳng vào các vị trí xung phong của thân binh nhà họ Kiều, các toán thân binh bất chấp tiếp cận trại, những khẩu Hoả pháo được sử dụng để ngăn chặn kèm một số lựu đạn tre. Những t·iếng n·ổ đanh gọn đẩy lui quân t·ấn c·ông, khiến họ phải rút về hướng Bắc. Cao Mộc Viễn không cho quân truy kích vì còn súng pháo. Phan Vỹ đề nghị góp sức, Cao Mộc Viễn đồng ý nhưng dặn Phan Vỹ bám theo chờ thời cơ, chỉ giao chiến khi thuận lợi.
Tiếng súng, lựu đạn, thần công âm vang rừng núi. Trịnh Tú ở nơi ém quân, nghe t·iếng n·ổ vọng đến từ mé bờ sông không ngớt, đoán chừng trại của Cao Mộc Viễn bị tập kích nên phái Đại đội 3, Tiểu đoàn 3 rời vị trí ẩn nấp quay lại nắm tình hình. Đại đội 3 vừa ra khỏi bìa rừng, phát hiện một đoàn người ngựa thoắt ẩn thoắt hiện trên trảng trống, cách gần 2 dặm ở hướng Nam liền bố trí mai phục. Đại đội 3 bị phát hiện nên buộc phải nổ súng b·ắn h·ạ toán dò đường khiến đám người đông hơn quay ngựa chạy về hướng Đông, nơi rừng già xanh thẳm. Đại đội 3 không truy đuổi vì sợ phục binh, một mặt quay ngược trở lại báo cáo với Trịnh Tú, một tiểu đội trú tại vị trí, đại bộ phận tiếp tục di chuyển về phía trại dã chiến của Cao Mộc Viễn ở hướng Đông Nam.
Phần còn lại của Đại đội 3 cơ động thêm vài dặm đụng một toán thân binh nhà họ Kiều, trận tao ngộ chiến xảy ra ngắn ngủi. Đại đội 3 buộc phải rút về hướng Tây vì đối phương quá đông, điên cuồng tìm đường thoát.
Binh sĩ đồn trú ở thành Mật hay tin thân binh của Kiều Liêm t·ấn c·ông trại Cao Mộc Viễn nhằm phá vây bèn gấp rút tổ chức một đạo quân khoảng 1.500 kị bộ men theo bờ Xích Giang kéo xuống vào quãng quá giờ Ngọ. Đại đội 3, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1 Sơn cước với quân số khoảng 2 trung đội vừa mới rút về khu vực này, chưa bắt được liên lạc với quân Cao Mộc Viễn, thấy quân từ thành Mật đông quá, chỉ huy đại đội quyết định án binh bất động.
Bọn Phan Vỹ bám theo đạo thân binh, kẻ đuổi người chạy trông thấy nhau nhưng không giao chiến. Đạo thân binh này vô tình đi ngang nơi bọn Trịnh Tú ém quân từ trước. Trịnh Tú chờ đợi, đổ quân từ trong rừng t·ấn c·ông vào giữa đội hình, chia cắt đạo thân binh làm hai phần. Phan Vỹ đeo bám mãi, nhận thấy thời cơ thuận lợi bèn đốc quân xông lên đánh vào hậu quân của đạo thân binh. Thân binh vỡ, đầu đuôi không ứng cứu được nhau, phân nửa bỏ chạy về thành Mật, nửa còn lại bị loại khỏi vòng chiến.
Phùng Hiền sau một đêm thức trắng, trinh sát báo về, nghe nhiều tiếng súng nổ ở mạn Tây ghé Bắc lập tức hành động. Phùng Hiền dàn quân thành hai hàng ngang như đi càn, nếu đụng quân họ Kiều lập tức đổ vào đánh.
Kiều Liêm và đội thân binh tính băng từng, đánh một vòng về thành Mật, thậm chí là thành Hoa Khê. Bọn Kiều Liêm chạm quân Phùng Hiền liền hộ tống chủ tướng bỏ chạy. Quân sĩ Phùng Hiền thấy đối phương chỉ có một toán nhỏ chưa đến hai trăm người liền nổ súng truy tới cùng. Hai bên đều là những người gốc gác thượng du, đi rừng như trên đất bằng. Quãng gần Ngọ, bọn Phùng Hiền bắt được Kiều Liêm nhưng không biết thân phận, chỉ nghĩ là toán binh chạy loạn mà thôi.
Phùng Hiền bắt tay được với bọn Trịnh Tú và Phan Vỹ bèn kéo quân tương trợ Cao Mộc Viễn.
Quân họ Kiều quanh thành Cao còn rất đông, không biết chủ tướng đã rút từ khi nào nên tinh thần rất vững trong khi ở chiều đối diện, Lý Quang Minh chẳng động binh mà lệnh ba quân phô trương thanh thế.
Cả ngày hôm ấy, khắp một vùng rộng lớn trải dọc bờ hữu ngạn Xích Giang, dễ đến hai chục dặm, đâu đâu cũng có quân của hai bên đụng nhau giao chiến, súng nổ đì đùng, trống trận vang không ngớt. Mãi đến quãng giờ Thân, quân Thiên Đức khai thác tù binh mới biết tất cả bọn họ là thân binh bảo vệ Kiều Liêm rút về thành Mật. Chỉ huy các đơn vị lớn nhỏ của Thiên Đức lập tức tra xét kĩ tất cả tù binh, bắt được Kiều Liêm do độ tuổi, tướng mạo và đôi bàn tay của ông ta. Tin Kiều Liêm b·ị b·ắt lan nhanh hơn gió thổi, ba quân Thiên Đức hò reo, quân nhà họ Kiều chưa rõ thực hư, lại thêm mùa đông trời tối mau, tướng sĩ tự tan một phần, một phần chạy về thành Mật.
Trời tối đã lâu, Kiều Liêm bị áp giải về thành Cao, đèn đuốc rực một góc trời. Binh nhà họ Kiều trong và ngoài thành bao biết chủ b·ị b·ắt, chẳng còn lòng dạ nào chiến đấu. Kẻ hạ giáo xin hàng, kẻ lợi dụng trời tối tìm đường trốn chạy. Lý Quang Minh làm chủ thành Cao. Ngay trong đêm, Phùng Hiền đưa quân Sơn Tây hội với Cao Mộc Viễn và Phạm Chiêm sau đó men theo bờ sông tiến lên thành Mật. Quân tướng thành Mật thấy quân Thiên Đức đông quá, chủ đã b·ị b·ắt, tự tan rã, mạnh ai nấy chạy. Phùng Hiền dễ dàng làm chủ thành Mật, chiêu an dân quanh vùng.
Tài vật nhà họ Kiều rất nhiều, thực đáng là thổ hào một cõi mấy chục năm trời. Ngoại trừ của cải trong tư gia họ Kiều không bị đụng đến, còn tất cả các kho lương thảo lớn nhỏ đều bị quân Thiên Đức thu sạch. Lương thảo sau đó gom hết về khu vực thành Cao.
Như nhiều lần trước đó khi khuất phục được một sứ quân, Nguyễn Lạc Thổ lập tức thả toàn bộ thổ binh trên 25 tuổi, cho về chốn cũ kèm theo chục cân ngũ cốc và gạo trắng. Số thổ binh trong độ tuổi sung mãn không hề ít, lên đến hơn ba nghìn người. Nhớ lại ý kiến của Trịnh Tú, Nguyễn Lạc Thổ lệnh cho thổ binh làm một con đường rộng 2 trượng từ thành Mật đến ngã ba sông Đen. Con đường dài mấy chục dặm cặp sông Xích Giang về sau dân trong vùng gọi là đường Ông Thổ. Nguyễn Lạc Thổ hiểu tầm quan trọng của phát triển kinh tế, nhớ rõ lời Chương căn dặn nên đưa ra quy định, cứ 10 dặm có 1 bến sông nhỏ, 20 dặm xây bến sông lớn và 50 dặm dựng một thị tứ ven sông nhằm phục vụ giao thương.
Do vùng Sơn Vi bị chia cắt bởi ba con sống lớn là Xích Giang, Hắc Giang và Bình Nguyên nên Nguyễn Lạc Thổ đề đạt đặt tên là lộ Tam Giang và được Chương đồng ý. Lộ Tam Giang có 3 huyện. Huyện Nghĩa Lĩnh (gồm thành Mèn) từ sông Bình Nguyên đến bờ tả ngạn Xích Giang, huyện Sơn Vi tính từ thành Mật đến bờ sông Hắc và huyện Hoa Khê (dù chưa kiểm soát).
Nguyễn Lạc Thổ không vội tiến đánh Hoa Khê mà ưu tiên chiên an dân chúng trong vùng.
Kiều Liêm, Kiều Quân Kỷ và Kiều Long Hỷ cùng một số đầu lĩnh bị áp giải về Vạn Xuân để Vạn Thắng vương định tội. Cha con họ Kiều tỏ ra ngang ngạnh, không chịu quỳ gối. Chương không trách tội, anh lệnh cho quân cởi trói cho cha con họ Kiều và cho ngồi để hỏi chuyện. Chương khen cha con họ Kiều biết chăm lo cho dân nên quyết định không trách tội. Cho Kiều Liêm làm Chủ tịch, đứng đầu lộ Tam Giang về mặt hành chính, có thực quyền chứ không phải bù nhìn. Gia sản nhà họ Kiều tích cóp nhiều đời không bị tịch thu vì như Chương nói:
- Vạn Thắng vương không phải k·ẻ c·ướp!
Con cháu nhà họ Kiều, bất kể gái trai từ 7 đến 18 tuổi phải về phủ Thiên Đức học hành để mai này trở về phát triển quê hương. Tha bổng các thuộc tướng nhà họ Kiều nhưng bắt phải học chữ Vạn Xuân tại trường quân sự, đặc biệt là Kiều Quân Kỷ.
Chiêu mộ 2000 thổ binh từng phục vụ nhà họ Kiều, thành lập Trung đoàn 5 Sơn cước, gọi là Trung đoàn Tam Giang. Toàn bộ thổ binh được chiêu mộ sau khi đắp đất, đào núi làm đường sẽ về huấn luyện tại huyện Sơn Tây, bản doanh là Thượng Sơn. Kiều Quân Kỷ sau khi học tập sẽ chỉ huy đội quân này.
Kiều Long Hỷ được giao cho một nhiệm vụ khá đặc biệt, phải tuyển mộ 2000 tráng niên trong lộ Tam Giang làm công nhân xây dựng thành Bình Lỗ ven sông Nguyệt Đức.
Cha con nhà họ Kiều bấy giờ mới tạ ơn Chương, Kiều Quân Kỷ ở lại, hai anh em họ Kiều trở về lộ Tam Giang. Kiều Liêm đề nghị giúp Nguyễn Lạc Thổ đánh Ngô Tất Sắc, Lạc Thổ chỉ nhận thổ binh dẫn đường, giao cho Kiều Liêm đôn đốc việc làm đường bộ và các bến.
Kiều Liêm thấy quân Thiên Đức không hà h·iếp, c·ướp phá bách tính trong vùng, lại thấy làm đường sá và bến đò sẽ thuận đi lại nên dùng gia sản huy động các tộc người trong vùng cùng làm. Đây là quyết định thông minh và sáng suốt của Kiều Liêm bởi sau khi đường sá làm xong, Chương lệnh cho Vương Khang trả bạc vàng lại cho nhà họ Kiều. Đồng thời, thị tứ lớn nhất nằm bên sông Xích, thuộc huyện Sơn Vi, được đặt tên là Thị trấn Kiều Gia.
Nguyễn Lạc Thổ vô cùng thắc mắc, không hiểu tại sao Chương lại sai Kiều Long Hỷ xây thành Bình Lỗ. Thành ấy ở đâu? Xưa nay Chương không hề để tâm đến việc xây thành mà nay đột nhiên đưa ra chủ ý đó. Chẳng những Lạc Thổ mà ngay các lão tướng Thiên Đức khi hay tin cũng lấy làm nghi hoặc. Thiên Bình và Duệ cũng hỏi mấy lần nhưng Chương chỉ nhoẻn miệng cười mà không hé răng lấy nửa lời. Mãi sau hai bà vợ hỏi nhiều quá, Chương đành bảo:
- Anh sẽ tái định nghĩa về xây thành, một khi đã xây thì ngàn đời sau còn lưu danh. Thành là theo cách người Vạn Xuân hay gọi, còn như anh, anh sẽ coi đó là một pháo đài.
Thiên Bình cố truy:
- Nhưng thành Bình Lỗ đó anh tính xây ở đâu?
Chương trải bản đồ ra, chỉ cho hai cô vợ:
- Phủ Thiên Đức này có thành Luy Lâu ở phía Tây, định hướng phát triển thành trung tâm kinh tế, thành chẳng có giá trị phòng thủ. Bên kia sông Thiên Đức có thành Bát Vạn, thành này cũng tính là lớn nhưng vẫn là thành đất, địa thế chẳng tính là hiểm trở. Anh muốn xây thành Bình Lỗ ở đây nhằm che chắn mặt Tây Bắc cho phủ. Đoạn này hẳn Bình chưa quên, nó gần bến đò Lo đó. Tên Lo không hay nên anh gọi là Lỗ.
Thiên Bình vẫn không thể hiểu, Chương đành nói:
- Có thêm nhân lực thì xây thành, thành chẳng phải để chống dân Vạn Xuân mà sau này sẽ lắm kẻ phơi thây ở nơi này nếu muốn về kinh đô.
- Anh biết trước ngày sau sẽ thế nào ư?
Chương nhún vai, đáp:
- Không chắc nhưng có vẫn hơn.
Thiên Bình lại thắc mắc:
- Nhưng lấy tên thành là Bình Lỗ thật chẳng hay chút nào.
Chương nói:
- Nhưng hay hơn nếu gọi là Duệ Lỗ, Khuê Lỗ hay Như Lỗ chứ hả? Làng Lỗ ở đó, lấy tên con gái ghép với tên làng vậy thôi.
Duệ bấy giờ mới lên tiếng:
- Có lẽ anh sẽ dùng đá xây thành nên mới dụng đến thổ binh? Đá núi bên Vĩnh Yên ư?
Chương bẹo má Duệ, bảo rằng:
- Cô này cái gì cũng tỏ. Dân Vĩnh Yên còn nhiều khốn khó, xây toà thành quân sự sẽ đem lại công ăn việc làm cho họ lúc nông nhàn. Thổ binh Tam Giang xây thành, dân Vĩnh Yên xẻ đá, bách tĩnh Vũ Ninh giúp sức.
Duệ trầm ngâm một hồi lâu rồi hỏi:
- Hẳn khi hoàn thiện anh sẽ giao cho Quân đoàn 2 làm bản doanh?
Chương lắc rồi lại gật, anh nói:
- Quân đoàn 2 phải hoàn thiện vì sẽ liên quan đến bí mật quân sự.
Thành Bình Lỗ có gì bí mật? Thời gian sau sẽ rõ cả thôi.