Chương 537: K33/1 và cây báng súng
Những ngày cuối cùng của tháng 9 trời đổ mưa lớn ròng rã trong ba ngày khiến nước các sông dâng cao. Hệ thống đê điều tại phủ Thiên Đức, Ứng Thiên, Tế Giang và Đằng Châu không gặp vấn đề gì. Tuy vậy, nếu trời tiếp tục có mưa lớn kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng n·gập l·ụt cục bộ ở một vài nơi dẫn đến mùa màng hư hại.
Duệ âm thầm đi điểm tra vài nơi ở Nam Sách, Kinh Môn và Phượng Sơn nhằm ghi nhận tình hình ngay khi mưa vừa ngớt. Nàng cảm thấy yên tâm dù con nước lớn, đục ngầu phù sa cuồn cuộn chảy nhưng hệ thống kênh mương thuỷ lợi nội đồng mấy năm dày công đào đắp đã phát huy hiệu quả. Yên tâm là vậy nhưng Duệ cũng nhận thấy rằng cơ nghiệp họ Mạc ngày một lớn, cần thêm những nhân tài góp sức. Nhất thời, tin tức ở các vùng như Sơn Nam Hạ, châu Lạng hay Sơn Tây vẫn chưa nhận được. Một khi phủ Thiên Đức, Ứng Thiên, Tế Giang và Đằng Châu phát triển ổn định, nhất thiết Duệ phải dồn lực thúc đẩy nông nghiệp ở những vùng còn lại. Đứng nhìn biển nước mênh mông, Duệ nhớ tới ý định xây cầu cống của Chương. Đường đã làm rất nhiều, nhà nhà đắp đất làm đường, người người đào đất làm đường nối làng nọ với làng kia, xã này với xã khác, giao thông vô cùng thuận lợi nhưng vẫn bị các con sông ngăn trở, chưa thể kết nối liền lạc với nhau. Cây cầu duy nhất bắc ngang sông Thiên Đức, nối hai huyện Thiên Đức và Vũ Ninh đã đi vào sử dụng, chứng minh tính hiệu quả nhưng nước sông dâng cao đã làm hỏng mất hai nhịp khiến người dân lại phải qua lại bằng đò ngang.
Sau mấy ngày bồi đắp tình cảm cho hai bà vợ, trời mưa nên Chương dành thời gian làm việc với Phòng Nghiên cứu - Chế tạo Vạn Xuân. Trong quá trình làm việc, Chương dắt theo con gái Thiên Kim, cô bé 5 tuổi rất quấn bố. Mỗi lần Chương bế, cô bé theo thói quen sờ cằm nghịch râu của Lý An nhưng Chương chẳng để râu nên con gái anh chuyển sang vò đầu bứt tai anh. Thiên Kim chỉ ngưng việc quấy Chương khi anh thảy cho cô con gái yêu các món đồ chế tạo dở dang. Cô bé chơi những thứ đồ chơi mới lạ mà trong mắt người lớn, đó sẽ là những món v·ũ k·hí c·hết người một khi hoàn thiện.
Duệ đem những trăn trở nói với Chương khi anh đang ở xưởng chế tạo v·ũ k·hí. Chương bảo với Duệ:
- Những con sông như Xích Giang, Nhật Đức, Thiên Đức hay Nguyệt Đức rất rộng, với trình độ kỹ thuật hiện tại ta chưa thể xây cầu treo hay cầu kiên cố được em ạ. Anh đã suy nghĩ kĩ rồi, làm cầu phao vẫn là khả thi nhất. Anh sẽ dùng phao là các thùng rỗng hình tròn bằng sắt, mặt cầu bằng gỗ, xích sắt giằng buộc cố định và có thể di chuyển các nhịp khi thuyền bè lớn qua lại. Với những tuyến giao thông huyết mạch cần cầu lớn, phục vụ việc chuyển khí tài, binh mã thì phao bằng sắt rỗng sẽ lớn. Con nước lớn như hiện nay cũng chẳng ngại.
Duệ lập tức đồng tỉnh, nói sẽ báo bên Bộ Xây dựng phối hợp để làm cầu phao như Chương nói. Duệ lại hỏi thêm:
- Với những con sông như sông Dâu, anh thấy làm cầu trụ đá có được không?
Chương gật đầu, đáp rằng:
- Những cầu phục vụ dân sinh làm trụ đá rất hợp và bền bỉ. Em cho làm một cái bắc qua sông Dâu thử nghiệm trước, nhân lực hãy bảo Trần Thông lo giúp. Nhớ mỗi trụ đá đừng cách nhau quá 9 trượng em nhé.
Duệ băn khoăn:
- Nếu làm tới bốn, năm trụ đá dưới sông như vậy cần phải có sự hỗ trợ của bên thủy quân mới được, phải chờ nước cạn nữa.
Chương cười mà rằng:
- Em là Thủ tướng Chính phủ, em có quyền huy động những thứ em cần. Ở quê anh, Bộ trưởng Quốc phòng chỉ là thuộc hạ của Thủ tướng hiểu chưa Thần phi của anh?
Với Duệ, Chương luôn ngọt ngào như thế, anh dặn thêm:
- Ưu tiên làm cầu lên hướng Bắc vì ta cần nhiều nguyên vật liệu ở mạn ấy em nhé.
Chỉ như vậy là đủ, Duệ sẽ lo chu toàn.
Đã quyết định thành lập lực lượng tinh nhuệ, Chương giao trách nhiệm củng cố đào tạo, tổ chức quân đoàn và quân khu cho các lão tướng bàn thảo kĩ càng. Lý An sẽ dựa theo sơ đồ tổ chức Chương đưa ra viết thành các định nghĩa giản đơn nhất đưa vào giảng dạy tại trường quân sự cho sĩ quan và hạ sĩ quan. Còn Chương, anh tiếp tục cải tiến, nâng cấp súng hoả mai nhằm trang bị cho lực lượng bộ binh chủ lực thuộc Quân đoàn 1 và 2.
Chương ấp ủ cho ra đời mẫu súng K44 nhưng anh chưa thể làm được điều đó vì những hạn chế về kiến thức nền tảng và kỹ thuật của cá nhân anh cũng như thuộc hạ. Tuy nhiên, điều khiến Chương lạc quan nằm ở chỗ những con người anh chọn thực sự tài năng cùng đôi bàn tay khéo léo. K44 chưa làm được nhưng nhất định trong tương lai gần sẽ hoàn thiện được.
Trong những năm gần đây, Thiên Đức quân khai thác và thu mua rất nhiều gỗ Giá Tỵ từ thương nhân để làm… thớt, bàn ghế nhưng thực tế loại gỗ này sử dụng làm báng súng hoả mai. Binh sĩ Thiên Đức gọi gỗ Giá Tỵ là gỗ báng súng và cây lấy gỗ là cây báng súng. Cây báng súng bắt đầu được trồng ở một số vùng tại Mao Khuê, Kinh Môn và Vũ Ninh. Việc kiểm soát Lạng Châu, Vĩnh Yên giúp Chương không phải mua gỗ báng súng số lượng lớn từ thương nhân.
Chương dựa theo các mẫu súng anh từng biết thông qua hình ảnh, clip và những dòng mô tả sơ lược được chép lại nhiều năm trước cùng khẩu AK hiện có để tiến hành làm mẫu súng mới. Mẫu K33/1 dựa theo nguyên mẫu súng trường Kammerlarder, nạp đạn khoá nòng, có núm dưới buồng đốt để đặt hạt nổ, lửa dẫn qua ống nhỏ, tốc độ bắn tuỳ thuộc vào tốc độ nạp đạn của xạ thủ. Một xạ thủ thành thục có thể khai hoả 4 phát trong 1 phút và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi mưa gió khi nạp đạn.
K33/1 nặng khoảng 6 cân, chiều dài súng 4 thước (hơn 1,3m) độ dài nòng 2,2 thước. Dù Chương đã đổi hệ đo sang mét, km nhưng thói quen nhiều đời không thể ngày một ngày hai mà thay đổi.
Nòng K33/1 có khương tuyến, không dùng loại đạn tròn truyền thống mà đổi sang đạn có thân hình trụ, đầu đạn hình chóp nón nhằm mang lại độ chính xác cao hơn. Giấy được quấn quanh phần hình trụ, cố định bằng dây len trong các rãnh. Đầu đạn được bôi một lớp mỡ lợn nóng chảy, trước khi đổ thuốc súng vào phía sau viên đạn và quấn đầu đạn lại. Trong các cuộc thử nghiệm từ đầu năm cho đến gần đây, viên đạn đã xuyên qua miếng gỗ dày 4cm ở khoảng cách 450 mét.
Trọng lượng súng 6 cân là nặng, Chương muốn trọng lượng của súng không quá 5 cân và chiều dài súng không vượt quá 1,2 mét vì chiều cao của binh sĩ Thiên Đức trung bình khoảng 1,6 mét.
Mẫu K33/6 ra đời theo đúng yêu cầu của Chương vào thượng tuần tháng 10 năm Thiên Đức 33, trọng lượng súng 4,9 cân, chiều dài 1,15 mét, độ chính xác trong khoảng 800 mét.
Phần lớn các chi tiết kim loại của K33/6 được đúc ở các phân xưởng trong Cục Quân khí sau đó ráp thủ công vô. Có 500 khẩu k33/6 và 5000 viên đạn được trang bị cho Tiểu đoàn Thiên Đức, Trung đoàn 1, Quân đoàn 1 trước khi xung trận.
Phòng Nghiên cứu - Chế tạo Vạn Xuân tiếp tục cải tiến mẫu K33/6 vào các lô tiếp theo theo yêu cầu của Chương dựa trên góp ý của binh sĩ s·ử d·ụng s·úng. Từ đầu năm Thiên Đức 34, mẫu K33/8 bắt đầu trang bị cho bộ binh Quân đoàn 1 và 2 và tinh chỉnh, cải tiến thành mẫu K33/9 dùng cho thuỷ quân với chiều dài súng 125cm, nòng súng 76cm. Mẫu K33/7 ngắn hơn, dùng cho lực lượng kị binh. Các mẫu súng hoả mai trước đó trang bị cho binh sĩ thường trực các quân khu. Dựa theo mẫu súng trường K33, mẫu súng ngắn K33/12 nòng trơn ngắn, đạn đặc tròn được trang bị cho chỉ huy cấp trung đội trở lên.
Sơn pháo 75mm tiếp tục được nghiên cứu thêm nhằm tăng độ chính xác, khả năng xuyên phá, lắp thêm lá chắn bằng kim loại ở mặt trước, gia cố thêm giàn đỡ, cải tiến đạn được, khương tuyến. Do vậy trọng lượng sơn pháo 75mm gần 400 cân và phải dùng 4 ngựa kéo. Giá pháo thiết kế thêm các móc để mỗi khi đưa pháo sang sông sẽ dễ dàng chằng buộc với bè trong trường hợp không có thuyền đủ tải trọng. Việc tinh chỉnh, cải tiến sơn pháo khó khăn hơn nhiều so với súng nên những khẩu thần công các loại vẫn đảm trách hoả lực chính.
Dàn hoả tiễn có 6, 8 hoặc 12 ống phóng đặt trên giá cứng cũng liên tục được thử nghiệm. Dàn hoả tiễn có trọng lượng nhẹ hơn pháo, đạn tròn, cơ cấu khoá nòng, nạp đạn sau, tầm bắn thẳng từ 350 - 500 mét với mục đích chống lại kị binh, chiến thuật biển người hoặc trang bị trên chiến thuyền.
Địa lôi và thuỷ lôi cũng được nghiên cứu, chế tạo. Trong đó địa lôi dễ chế tạo hơn cả. Các loại địa lôi chôn dưới đất, người hoặc ngựa giẫm lên sẽ kích nổ. Để giảm chi phí chế tạo, địa lôi có vỏ bằng gốm, hình dạng giống như hai cái đĩa úp vào nhau, gọi là mìn đĩa, được sản xuất số lượng lớn. Mục đích dùng địa lôi là chôn quanh doanh trại dã chiến ở một số khu vực nhất định nhằm chống lại trinh sát của đối phương hoặc chôn trên đường khi phục kích. Thuỷ lôi trang bị cho thủy quân vẫn còn loay hoay chế tạo bởi khi thả trôi trên sông dễ ngấm nước, cơ cấu điểm hoả cũng chưa phù hợp.
Lựu đạn vỏ tre dùng đại trà, châm ngòi cháy chậm và chưa có cải tiến đáng kể. Lựu đạn vỏ gang đã thành hình nhưng chưa thể dùng cho thuỷ quân. Chương yêu cầu loại lựu đạn dùng cho thuỷ quân và kể cả trong mưa gió vẫn nổ tốt.
Chiến thuyền hơi nước, xương sống của lực lượng hải quân non trẻ đã đóng mẫu thứ 5 và liên tục cải tiến. Với địa hình sông ngòi ở những nơi Chương từng đi qua, anh chú trọng phát triển, hoàn thiện chiến thuyền cỡ trung và cỡ nhỏ, đảm bảo tính cơ động với hoả lực nhiều lớp. Hiểu biết của Chương về thuyền không nhiều, chỉ qua phim ảnh, sách báo nhưng gần mười năm đôn đốc đóng các loại thuyền gỗ, thuyền bọc đồng, bọc sắt đã giúp anh có ít nhiều thực tiễn. Bên cạnh đó, dân Tống quốc có nhiều kinh nghiệm đóng thuyền lớn, kết hợp với những người Vạn Xuân khéo léo và học nhanh khiến Chương rất lạc quan vào tương lai. Muốn đi xa mà nhanh nhất thì chỉ có đường thuỷ. Muốn tiến xuống phương Nam mở mang bờ cõi cần có thuyền lớn đi biển và quân sĩ phải có kinh nghiệm đi biển.
Trong khi Duệ đắm đuối với phát triển kinh tế vĩ mô, Uyển Như mê mệt với các cơ hội kiếm tiền (chẳng hiểu để làm gì, có thể chỉ vì đam mê) ở Sơn Tây, bụng đã to buộc phải đề Vạn Xuân nghỉ ngơi theo lệnh, Thiên Bình lo kiện toàn tổ chức đảng trong quân đoàn, Chương làm việc với Cục Quân khí thì Nguyễn Lạc Thổ chuẩn bị t·ấn c·ông họ Kiều.
Mưa lớn vào hạ tuần tháng 9, nước các sông lên cao, địa hình phức tạp, Nguyễn Lạc Thổ phải điều chỉnh kế hoạch, bố trí, điều chuyển binh mã cho phù hợp.
Kiều Liêm đưa ra điều kiện, sẽ cống nạp hàng năm cho Vạn Thắng vương giống như đã từng làm với Sơn Tây vương nhưng đó là điều không thể. Nguyễn Lạc Thổ yêu cầu Kiềm Liêm giải giáp, cho Kiều Liêm và quân họ Kiều trở thành một phần của quân Thiên Đức trấn thủ đất Sơn Vi.
Kiều Liêm lại yêu cầu được phong Sơn Vi mục, quy thuận Vạn Thắng vương, được giữ nguyên binh sĩ, nộp thuế thêm ba phần cùng 500 con ngựa mỗi năm.
Vạn Thắng vương không mặc cả với ai! Nguyễn Lạc Thổ lặp lại yêu cầu giải giáp, đảm bảo các quyền lợi tương tự như người đứng đầu một châu nhưng không kế tục mà do Vạn Thắng vương chỉ định.
Kiều Liêm không đồng ý, huy động thêm binh mã và dân các bản sẵn sàng cho cuộc chiến một mất một còn với Thiên Đức quân vào thượng tuần tháng 10, năm Thiên Đức 33.