Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 536: Hồng Hà - Linh Sơn




Chương 536: Hồng Hà - Linh Sơn

Thân Vệ quân không thể đông, Chương xác định lực lượng Thân Vệ chỉ phát triển thành cỡ tiểu đoàn, tập hợp những cá nhân lí lịch tốt, trung thành và có võ nghệ hơn người nhằm đảm bảo an ninh cho Chương cùng vợ con.

Thần Vũ quân với hơn hai nghìn nữ binh thường trực, Chương không có ý định phát triển lớn đội quân này bởi trong thực tiễn chiến đấu, nữ nhân gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới. Quan trọng hơn nữa, Chương muốn tăng dân số. Như vậy, Thần Vũ quân phù hợp công tác tại địa phương như phát triển kinh tế, công tác tuyên truyền, dân vận, ổn định trị an vùng tạm chiếm, đảm trách hậu cần, tình báo… và những công việc phù hợp với nữ nhân. Đồng thời, một số nữ nhân có tố chất, năng lực, bản lĩnh trong Thần Vũ quân sẽ tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng họ trở thành lãnh đạo chính trị, chỉ huy quân sự để làm gương cho nữ nhân Thiên Đức.

Các lão tướng nghe Chương nói như vậy đều đồng lòng nhất trí cho là phải. Mấy năm gần đây theo ghi nhận của Bộ Y tế, Bộ Văn hoá thì tỉ lệ phụ nữ trong phủ Thiên Đức sinh con thứ tư tăng nhanh. Các phủ Ứng Thiên, Tế Giang, tỉ lệ phụ nữ trẻ, dưới ba mươi sinh con thứ tư tăng khoảng 20 phần trăm so với thời điểm Thiên Đức quân mới kiểm soát. Một tín hiệu đáng mừng nữa, theo như Thiên Bình báo cáo, ấy là quân sĩ Thiên Đức kết hôn với phụ nữ tại nơi đóng quân trong hai năm trở lại đây tăng mạnh. Binh sĩ người Kinh lấy người Dao, Mường, Tày, Nùng, Sán Dìu, Hán… trở nên phổ biến và ngược lại. Với đà hiện tại, trong mười năm nữa, Thiên Đức sẽ có hàng nghìn, hàng vạn đứa trẻ là con lai giữa các tộc người theo mong muốn của Chương. Ngoài việc gia tăng, thúc đẩy tình đoàn kết thì thế hệ con cháu lai sẽ có thay đổi về chiều cao, tướng mạo…

Chương trình bày mô hình tổ chức quân đoàn và định nghĩa quân đoàn là lực lượng Lục quân cơ động, tinh nhuệ. Tập hợp nhiều đơn vị như thủy, bộ, tượng, kị, pháo… thuộc quyền chỉ huy, điều động trực tiếp của Bộ Quốc phòng. Cụ thể là Vạn Thắng vương, Bộ trưởng và Đại Thắng Lý Hoàng hậu, Thứ trưởng kiêm Chủ tịch đảng.

Trước mắt, Chương thành lập Quân đoàn 1 (Quân đoàn Hồng Hà) và Quân đoàn 2 (Quân đoàn Linh Sơn). Đại bản doanh Quân đoàn 1 đóng tại huyện Siêu Loại, chuyên tác chiến vùng đồng bằng, sông nước và trụ sở Quân đoàn 2 đóng ở huyện Vũ Ninh, như tên gọi núi Linh Sơn, chuyên tác chiến vùng trung du và miền núi.

Các tiểu đoàn bộ binh tinh nhuệ, từng lập nhiều chiến công như: Thiên Đức, Tam Vạn, Long Ngô Động, Súng trường, Kim Động, Môn Thôn và TĐ31, Đại Thắng thuộc quân Thánh Dực sẽ trở thành các đơn vị trực thuộc Quân đoàn 1. Bên cạnh đó còn có Tiểu đoàn nữ binh Thần Vũ, Tiểu đoàn thủy Kình Ngư, Tiểu đoàn Pháo binh Thần Sấm và 2 tiểu đoàn quân Thiết kỵ Vũ Ninh phiên hiệu D321, D322…

Quân đoàn 1 biên chế 5 trung đoàn bộ binh gồm có:

Trung đoàn 1 (E Thiên Đức) gồm Tiểu đoàn Thiên Đức, Long Ngô Động và Tam Vạn. E Trưởng Lý Công Thành, Chính uỷ Trần Nguyên Hãn và E phó Hoàng Văn Thái (nguyên E phó Trung đoàn Thuận Thành).



Trung đoàn 2 (E Hồng Hà) gồm Tiểu đoàn Môn Thôn, Tiểu đoàn 5 (Tiểu đoàn Súng trường đổi tên) và Kim Động. Trung đoàn trưởng Lý Kế Nguyên, Chính uỷ Phạm Sáng và E phó Phương Liệt.

Trung đoàn 3 (E Thần Vũ) có Tiểu đoàn Bộ binh 31, Tiểu đoàn Thần Vũ, Tiểu đoàn Đại Thắng. E trưởng Linh Thông Thuận, Chính uỷ Phạm Thu Cúc và E phó Nguyễn Cư Đạo.

Trung đoàn 5 Thiết kị (E Vũ Ninh) do Lê Phụng Hiểu làm E trưởng với Tiểu đoàn Thiết kị 321, 322 và Tiểu đoàn khinh kị Vạn Ninh (tiền thân là Tiểu đoàn Bộ binh Vạn Ninh của Hoàng Ngưu, trực thuộc Đại đoàn Thần Sách). E phó Hoàng Ngưu và Chính uỷ Sỹ Văn Thuận.

Trung đoàn 6 (E Thần Ngư) với Tiểu đoàn Pháo binh Thần Sấm, Tiểu đoàn Thủy binh Kình Ngư, Tiểu đoàn thủy Đằng Châu. E Trưởng Cao Lịch, Chính uỷ Đàm Thuận Hy, E phó Đoàn Văn Lan tức Lan Ngư phủ.

Dựa vào tình hình thực tiễn, khi trình độ tác chiến của tướng sĩ được nâng cao. Đồng thời, theo quy chế tiền triều do Lý Nam Vương đặt ta thì mỗi đạo là 10 quân, mỗi quân là 10 lữ, mỗi lữ là 10 tốt, mỗi tốt là 10 ngũ, mỗi ngũ là 10 người. Chương biên chế tiểu đội bộ binh là 10 người, cứ 3 tiểu đội (A) hợp thành trung đội (B) 3 trung đội thành đại đội (C) 3 đại đội gộp thành tiểu đoàn (D) 3 tiểu đoàn thành trung đoàn (E) và 3 trung đoàn thành 1 sư đoàn (F).

Bắt đầu từ cấp trung đội có thêm Trung đội bộ gồm 5 đến 6 người, Đại đội bộ (chỉ huy, trinh sát, liên lạc, quân y) khoảng 10 người. Như vậy, một đại đội bộ binh Thiên Đức có quân số khoảng 110 - 120 người.

Một tiểu đoàn bộ binh đầy đủ gồm Tiểu đoàn bộ, quân số tương đương 1 trung đội (chỉ huy, liên lạc, quân y, công binh, trinh sát, vệ binh); 3 đại đội bộ binh, 1 đại đội hoả lực (HM60, Đại bác cầm tay, Hoả pháo liên hoàn và thậm chí cả thần công); Trung đội công binh, vận tải, quân y. Quân số mỗi tiểu đoàn khoảng 500 người.



Một trung đoàn thuộc Quân đoàn 1, 2 đầy đủ gồm Trung đoàn bộ (chỉ huy trung đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, quân y, liên lạc) với quân số tương đương 2 trung đội và 3 tiểu đoàn bộ binh, 3 đại đội hoả lực và các đại đội công binh, liên lạc, vận tải, quân y. Quân số trung đoàn từ 1.500-2000 người.

Với 5 trung đoàn trên, Chương biên chế thành 1 sư đoàn và 1 lữ đoàn.

Sư đoàn 1 gồm Sư đoàn bộ quân số khoảng 100 người, Đại đội Công binh 1, Đại đội Quân y 1, Đại đội Vận tải 1 khoảng 350 người và trung đoàn 1, 2, 3. Tổng quân số khoảng 6500 người. Sư đoàn phó Nghiêm Phúc Lý (để trống Sư đoàn trưởng) Chính uỷ sư đoàn là một nhân vật đã hoàn thành trách nhiệm của phụ nữ, sinh 3 đứa con đủ nếp tẻ, chính là Nguyệt, vợ Phạm Cự Lượng, em gái Vạn Thắng vương.

Lữ đoàn 2 gồm Trung đoàn 5, 6 và Lữ đoàn bộ, Đại đội Quân y 2, Đại đội Vận tải 2, quân số khoảng 400 người. Tổng quân số Lữ đoàn 2 khoảng 4.400 người.

Như vậy, Quân đoàn 1 có khoảng 1,1 vạn quân tinh nhuệ, thiện chiến. Dự định sau 3 năm thì quân đoàn phải có số quân không ít hơn 3 vạn.

Quân đoàn 2 (Quân đoàn Linh Sơn) ban đầu sẽ gồm các đơn vị: Tiểu đoàn nữ binh Đường Vỹ, Tiểu đoàn Tượng binh 1 và 2, Trung đoàn Sơn cước 1 và 3, Tiểu đoàn Thiết kị 323, 324, Tiểu đoàn bộ binh số 1 của Sư đoàn Sơn Tây.

Trung đoàn Sơn Cước 1 của Trịnh Tú và Trung đoàn Sơn cước 3 của Lý Quang Minh giữ nguyên đội hình, chỉ sắp xếp, tổ chức lại cho phù hợp.

Tiểu đoàn Đường Vỹ, Tiểu đoàn Tượng binh 1, 2 hợp lại thành Trung đoàn Đường Vỹ. Trung đoàn trưởng Bùi Thị Xuân kiêm Chính uỷ, Trung đoàn phó Trần Quang Diệu.

Tiểu đoàn Thiết kị 323, 324 và 325 (Tiểu đoàn bộ binh 1 thuộc Sư đoàn Sơn Tây) đứng chân trong đội hình Trung đoàn 8 Thiết kị. Phùng Thanh Hòa được bổ nhiệm là Trung đoàn trưởng. E phó thứ nhất Đào Cam Mộc kiêm Chính uỷ. Phạm Kính Ân, anh chàng Thân Vệ quân mưu trí giữ chức Trung đoàn phó thứ hai. Chương đánh giá cao mưu trí và khả năng tổ chức của Phạm Kính Ân nên đặc biệt cất nhắc cậu ta.



Với 4 trung đoàn, tổng quân số khoảng 8.500 người, địa bàn phụ trách có địa hình tác chiến đặc biệt nên Chương tạm thời không biên chế thành sư đoàn hay lữ đoàn mà dừng ở cấp trung đoàn độc lập, nhận lệnh trực tiếp từ Vạn Thắng vương hoặc Hoàng hậu.

Các đơn vị cấp tiểu đoàn trong một trung đoàn có thể đóng quân tập trung hoặc phân tán trên một khu vực rộng lớn theo yêu cầu nhiệm vụ. Giả như Trung đoàn Đường Vỹ, Tiểu đoàn Đường Vỹ đặt bản doanh ở bờ Nam sông Nguyệt Đức, cách đại bản doanh trung đoàn cả trăm dặm.

Theo đề đạt của các lão tướng, Chương vừa là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, vừa là Tư lệnh tất cả các quân đoàn hiện tại và trong tương lai. Chương phải nhượng bộ vì anh không thể non chục năm trời không thể thay đổi được toàn bộ nếp nghĩ của những người già. Và Hoàng hậu Thiên Bình sẽ là Chính uỷ Quân đoàn và tất cả các chức vụ thứ hai nào trong nay mai.

Nói chung thì… Chương chạy trời không khỏi nắng. Trong nếp nghĩ của những lão tướng hay ba quân, đất Vạn Xuân thuộc về vua, quân dân là của vua. Bởi thế ngày mà Chương ung dung ngồi câu cá, ngủ nướng hãy còn rất xa, chí ít phải đến khi con anh trưởng thành thì may ra.

Với 2 vạn quân chủ lực cơ động, thiện chiến thuộc 2 quân đoàn và muốn hoàn thành sớm mục tiêu thống nhất, có nghĩa Chương sẽ không thể ngồi ở nhà điều binh khiển tướng trên sa bàn.

Sau một ngày dài họp với các lão tướng, Chương muốn đánh một giấc cho thoả nhưng Thiên Bình và sau đó là Duệ thay phiên nhau bắt anh dạy đánh vần. Chính vì thế, Chương đành từ bỏ cuộc họp Chính phủ về các vấn để kinh tế, văn hoá như đã dự định và tiến hành họp ở trên giường với Chủ tịch đảng và Thủ tướng Chính phủ. Nhìn thật chẳng nghiêm túc cho lắm nhưng quan trọng là hiệu quả. Trong khi Nhà nước rút gọn họp hành, bàn luận, Quý phi lo cơm nước, Thị vệ trưởng ngồi bên giường ghi chép liên hồi, chỉ còn thiếu Ái phi mải miết bên Sơn Tây chưa chịu về.

Chương muốn dân chủ nhưng thực tế chuyện đó hãy còn xa xôi lắm. Mỗi lời nói, ý định của Chương chính là mệnh lệnh, anh gọi đó là dân chủ nửa mùa. Và bà Thủ tướng lấy đó làm kim chỉ nam, họp bàn rồi triển khai. Chương nói cho Thiên Bình và Duệ những điều anh mắt thấy tai nghe ở Sơn Tây, Vĩnh Yên. Anh không quên đưa ra những ý tưởng đổi thay nhằm hàn gắn v·ết t·hương c·hiến t·ranh cũng như nâng cao đời sống của bách tính tại các vùng đó.

Lam Khuê gần chồng 5 tháng nên nhường lại Chương cho bà cả, bà hai tíu tít. Thiên Bình ngầm chấp nhận Triệu Nhã Lâm, cảm thấy hài lòng khi cô nàng biết thân phận. Thiên Bình lườm ra nguýt vào mấy lần vì Chương đem về cô gái họ Quan cũng sắc nước hương trời. Không thích mà một chuyện, song Thiên Bình hiểu rằng họ Mạc cần phải đông con nhiều cháu hơn nữa và làm vua một cõi, cung tần mỹ nữ như thế này hãy còn quá ít. Và nàng cũng lấy làm hài lòng khi cảm nhận rõ Chương vẫn luôn dành riêng cho nàng một vị trí quan trọng trong mọi chuyện.

Làm vua chẳng sung sướng gì! Vua nào cũng nhiều mỹ nhân, mà nhiều mỹ nhân sẽ mệt nhọc lắm thay.