Chương 535: Ngũ lộ quân
Như vậy, Thiên Đức kiểm soát toàn bộ vùng đồng bằng và trung du tả ngạn Xích Giang, thêm Sơn Nam Hạ và Sơn Tây bên bờ hữu ngạn. Các vùng đất này đều nằm trên lưu vực các con sông lớn, đất đai phì nhiêu và đông dân. Và vì thế Thiên Đức trở thành một thế lực lớn và khó b·ị đ·ánh bại. Dù chưa có con số thống kê chính xác, song Chương tin rằng anh đang kiểm soát khoảng 1,7 đến 1,9 triệu dân. Con số này tương đương 70 phần trăm dân số Vạn Xuân ba mươi năm về trước.
Các sứ quân còn lại gồm Trữ quân tại La thành, áng chừng khoảng 50 vạn dân. Tây Phù Liệt của Nguyễn Ninh vương khoảng 25 vạn. Châu Đại Hoàng vừa có đồng bằng lẫn núi non, sông ngòi, là vùng đất cổ nên số dân sinh sống dự kiến từ 35 đến 40 vạn. Vùng Thanh Hoa ngoại trấn và Thanh Hoa ở phía Nam tuy có rừng núi nhưng dân cư sinh sống quần tụ, chẳng thể ít hơn 40 vạn. Các khu vực khác dân cư thưa thớt chẳng biết đường nào mà ước đoán.
Chinh phạt sứ quân tiếp theo và bằng cách nào là vấn đề Chương đã có dự liệu riêng.
Việc thu phục nhà họ Kiều và Ngô Tất Sắc giao cho Nguyễn Lạc Thổ, Chương tin Lạc Thổ sẽ hoàn thành nhiệm vụ trước Tết Nguyên đán.
Sơn Tây và Sơn Nam Hạ như hai mỏ neo uy h·iếp La thành, Tây Phù Liệt và Đỗ Động Giang. Nhìn trên hoạ đồ, Chương muốn chặt đứt hoàn toàn liên kết giữa ba sứ quân kể trên với châu Đại Hoàng. Bởi vậy mục tiêu tiếp theo của Chương là đánh bại sứ quân Ngô Thiên Sách tại Trường Châu. Một khi khuất phục Sứ quân tại Trường Châu (châu Đại Hoàng) toàn bộ vùng hữu ngạn Xích Giang mà Thiên Đức chưa kiểm soát sẽ bị vây chặt ba phía. Bên cạnh đó, kiểm soát Trường Châu cũng giúp quân Thiên Đức uy h·iếp Sứ quân Ngô Nhật Khanh đang ở Bình Kiều.
Tại các vùng nói trên, quân tế tác Thiên Đức hoạt động tốt nhưng không thể chui sâu, leo cao vào đầu não và giới thương nhân không được các sứ quân thực sự coi trọng nên Chương xác định phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, địch vận và một khi xuất chinh phải thực hiện kế sách lườm rau gắp thịt, tung hoả mù, nhiễu thông tin, tìm mọi cách tách dân ra khỏi quân nhằm dễ bề giải quyết chiến trường cũng như ổn định tình hình một cách mau chóng.
Để thực hiện kế sách giương đông kích tây, Chương quyết định huy động toàn bộ nguồn lực, cùng lúc t·ấn c·ông nhiều mục tiêu tại La thành, Tây Phù Liệt, Đỗ Động Giang, Ngô Tất Sắc và Trường Châu. Chương cần phải làm như vậy bởi một khi quân Thiên Đức có dấu hiệu động binh với Ngô Thiên Sách, các sứ quân còn lại nhận ra ý đồ nhất định sẽ hợp lực chống đến cùng nếu không muốn diệt vong.
Trong cuộc họp quân sự cấp cao, Phạm Tu, Lý An, Đoàn Thượng, Lý Đạo Thành và Triệu Quang Phục đều nhất trí với kế sách Chương đưa ra. Với lực lượng q·uân đ·ội thường trực gồm chủ lực và địa phương lên đến 5 vạn quân với 5 thứ quân gồm bộ, kị, thủy, tượng và pháo binh, đa phần tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu vào thời điểm hiện tại cùng v·ũ k·hí vượt trội, các lão tướng đều tin rằng, Thiên Đức quân đủ sức đánh với 10 vạn tinh binh của tất cả các sứ quân gộp lại, kể cả 20 vạn cũng không phải là vấn đề gì khó khăn. Ngoài 5 vạn quân chính quy, Chương có thể dễ dàng huy động thêm 5 vạn quân dự bị từ lực lượng dân binh, binh lính giải ngũ, binh sĩ từng phục vụ trong các sứ quân thất trận.
Nhân sự không phải là vấn đề Chương lo, điều anh cần lưu ý và quán triệt với các lão tướng ấy là chuẩn bị lương thực kỹ càng và sắp xếp, phân bổ lại lực lượng trong quân do tình hình đã thay đổi.
Đầu tiên, Chương quyết định phân chia toàn bộ lãnh thổ Vạn Xuân thành các quân khu, đứng đầu quân khu là một tư lệnh mang quân hàm Trung tá. Mỗi quân khu bao gồm các quân binh chủng hợp thành như Bộ binh, Pháo binh, Công binh, Tượng binh, Kị binh, Thủy binh và Thông tin Liên lạc và các cơ quan theo chức năng. Với trình độ tác chiến hiện tại, Chương tin rằng sau 3 đến 5 năm, Thiên Đức quân sẽ trở nên tinh nhuệ hơn và công việc của Chương theo đó mà giảm bớt.
Nhiệm vụ chung của các quân khu là tham mưu cho chính quyền địa phương, chỉ huy Bộ Quốc phòng về công tác tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang trong khu vực nhằm bảo vệ khu vực đặc trách được giao. Chức năng cơ bản của mỗi quân khu là tác chiến bảo vệ lãnh thổ quân khu, xây dựng và củng cố quốc phòng toàn dân tại địa phương. Theo đó Lục quân chia thành 5 quân khu.
Quân khu 1 (Quân khu Tây Bắc) đảm trách địa bàn phủ Vũ Ninh (từ bờ Bắc sông Nguyệt Đức, không có huyện Vũ Ninh) lộ Bắc Giang, châu Lạng (huyện Chi Lăng và phụ cận) lộ Mao Khê. Trụ sở Bộ Tư lệnh đóng ở thành Lạng Giang. Nguyễn Lạc Thổ là Tư lệnh.
Quân khu 2 (Quân khu Đông Bắc) đảm trách địa bàn phủ Vĩnh Yên và các vùng sẽ kiểm soát trong tương lai ở khu vực đồi núi phía Bắc, dọc theo bờ tả ngạn Xích Giang lên thượng nguồn. Bản doanh Bộ Tư lệnh đóng tại thành Vĩnh Yên. Bàn Phù Sếnh sẽ rời chức vụ Đại đoàn trưởng Thánh Dực sang làm Tư lệnh quân khu sau khi chiếm được La thành.
Quân khu 3 (Quân khu Thiên Đức) đảm trách địa bàn phủ Thiên Đức, phủ Tế Giang (Kim Động, Nghĩa Trụ Thượng, Nghĩa Trụ Hạ) và phủ Ứng Thiên (Kinh Môn, Thuỷ Đường, Ninh Hải, Nam Sách). Bộ Tư lệnh đóng ở Ninh Hải, đứng đầu là Đoàn Thượng.
Quân khu 4 (Quân khu Đông) gồm phủ Sơn Tây và toàn bộ vùng đất hiện do các sứ quân La thành, Tây Phù Liệt, Đỗ Động Giang kiểm soát nằm bên bờ hữu ngạn Xích Giang và châu Đà Bắc. Trụ sở Bộ Tư lệnh tạm thời đóng ở thành Sơn Tây. Bổ nhiệm Triệu Quang Phục là Tư lệnh.
Quân khu 5 (Quân khu Nam) gồm Đằng Châu, Sơn Nam Hạ, Trường Châu, Thanh Hoa. Bản doanh Bộ Tư lệnh đặt tại Đằng Châu. Phạm Cự Lượng giữ chức Tư lệnh.
Thành lập Quân chủng Hải quân và Quân chủng Pháo binh. Yết Kiêu là Tư lệnh Hải quân trong khi Phạm Bạch Hổ đảm trách vị trí Tư lệnh Pháo binh. Yết Kiêu và Phạm Bạch Hổ sẽ bố trí quân thuộc quyền tương ứng với địa bàn các quân khu, tiến tới mỗi quân khu phải có một trung đoàn thường trực tinh nhuệ trực thuộc binh chủng. Bộ Tư lệnh Pháo binh đặt ở huyện Vũ Ninh. Bộ Tư lệnh Hải quân đóng tại Hiến Doanh.
Mỗi Bộ Tư lệnh quân khu, quân binh chủng gồm Tư lệnh, 1 Chính uỷ, cấp bậc Trung tá, 1 Phó Chính uỷ cấp bậc Thiếu tá do Chủ tịch Đảng Lao động Vạn Xuân chỉ định. 1 Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng, cấp bậc Thiếu tá và 3 Phó Tư lệnh.
Trước đây Chương đã từng nghĩ đến việc phân khu vực quản lý cho các đội quân theo hình thức quân khu, song còn vướng một số rào cản nhất định, chủ yếu ở phần tư tưởng, suy nghĩ của mọi người.
Lần này cũng vậy.
Sau khi Chương đưa ra sơ đồ bố trí địa bàn cùng nhân sự, nét mặt Phạm Tu, Lý An và Lý Đạo Thành đều thay đổi rõ rệt. Ba người trao đổi ánh mắt với nhau, Phạm Tu bày tỏ nỗi băn khoăn:
- Tiền triều bởi phân vùng, quyền lực chưa tập trung mới sinh ra chuyện tiên vương vừa băng hà, các sứ quân cát cứ khắp nơi. Khoảng thời gian tiên vương dựng nghiệp dựa nhiều vào các gia tộc lớn ủng hộ tiền của. Bây giờ quyền lực trong tay Đại Vương, đại nghiệp sắp thành cớ sao lại phân chia ra? Những con người Đại Vương chỉ định, kể cả mấy đứa họ Phạm kia là con ta thật đấy, ta tin chúng nó chẳng có lòng khác nhưng…
Lý Đạo Thành tiếp lời:
- Đại Vương! Chúng ta không thể mắc lại sai lầm ngày trước. Vương nghiệp lúc này do Đại Vương dùng tài trí và sức mạnh ba quân mà có được, không thể manh nha hình thức cát cứ.
Lý An đăm chiêu nãy giờ cũng lên tiếng:
- Các chiến tướng một lòng trung với Đại Vương, bảo họ nhảy vào hố lửa hẳn họ không mảy may suy nghĩ. Lời của ông Tu và ông Thành không phải không có lý. Đại Vương phải tính đến sau này khi những lão thần như chúng tôi theo tiên vương và trưởng tử Mạc Thiên An kế nghiệp. Tham lam vốn là bản chất của con người. Lúc này hoạn nạn chung tay nhưng ngày sau sung túc, thái bình thật khó mà đoán biết được.
Chương lắng nghe, hướng sự chú ý sang Triệu Quang Phục và Đoàn Thượng nãy giờ vẫn ngồi đó trầm tư. Thấy Chương muốn nghe ý kiến cá nhân, Triệu Quang Phục nói:
- Các ông ấy lo lắng là phải, bản thân tôi không có ý kiến gì. Mọi việc tôi làm sẽ đều theo sự sắp đặt của Đại Vương. Tôi tin rằng Đại Vương đã có những dự liệu để tránh vết xe đổ tiền triều.
Triệu Quang Phục ngoảnh nhìn Đoàn Thượng nãy giờ ngồi mân mê chòm râu. Đoàn Thượng cười mà rằng:
- Xông pha trận mạc thì cứ để tôi chứ mưu đại sự, sắp đặt binh mã như Đại Vương vừa đề cập thì… xin các ông thứ lỗi cho Thượng này là kẻ ngu dốt. Đại Vương của chúng ta có con mắt tinh tường, nhìn xa vạn dặm. Hồi năm ngoái Đại Vương đưa vấn đề này ra đã bị gạt đi, năm nay ngài lại đưa hẳn ngài đã toan tính kỹ càng cả rồi. Phận làm tôi, Đại Vương bảo đánh là tôi đánh, bảo nghỉ thì tôi không dám đánh.
Chương phì cười vì điệu bộ hùng hổ của Đoàn Thượng, mọi người cũng cười theo. Chương nói:
- Chú Thượng chẳng thay đổi gì, nói thật với chú, để chú với anh Sếnh thành một cặp thì… nói sao nhỉ? Sợ là La thành trở thành bình địa mất thôi.
Đoàn Thượng thẳng thắn đáp:
- Đánh trận và rượu ngon, Thượng này chỉ quan tâm được có vậy. Các con của Thượng một lòng một dạ với vương nghiệp họ Mạc, Đại Vương cứ yên lòng.
Mọi người lại phá lên cười.
Chương ngoảnh sang hỏi Thiên Bình:
- Em có ý kiến gì không?
Thiên Bình khẽ lắc đầu và khẳng định ủng hộ bất cứ quyết sách nào do Chương đưa ra. Nghe xong, Chương nói vui với các tiền bối:
- Các bác, các chú đều nghe rồi đấy. Thanh niên Thiên Đức hay nói thuận vợ thuận chồng con đông rất mệt, dựa theo lời các cụ dạy thuận vợ thuận chồng tát biển Tây cũng cạn.
Anh đứng lên, chắp tay sau lưng, vừa đi lại vừa nói:
- Với số quân thường trực 5 vạn, quả thật chia quân khu có khi chẳng cần thiết lắm đâu. Qua thực tiễn chiến đấu, bản thân cháu thấy trình độ tác chiến của Thiên Đức quân hơn hẳn các sứ quân khác, thú thực cháu rất vui. Tuy nhiên… thành công đó chỉ là tạm thời mà thôi. Các bác, các chú ạ! Tầm nhìn của chúng ta phải là 5, 10 thậm chí 20 năm nữa. Với tiềm lực hiện tại, cháu không coi các sứ quân là kẻ thù phải tiêu diệt mà quân phương Bắc hùng mạnh mới là đối thủ nặng kí.
Chương dừng lại trước tấm hoạ đồ giang sơn khổ lớn lồng khung treo trên tường một lát rồi quay lại nói tiếp:
- Nay mai họ chinh phạt ta, đó là chuyện không thể khác được. Bao giờ ư? Theo tin tức tình báo gửi về, hiện nay quân Đại Vũ bận chinh phạt các vùng đất phía Đông nhằm mở rộng lãnh thổ. Một khi họ hoàn thành công việc đó, phương Nam là mục tiêu tiếp theo bởi phía Bắc là thảo nguyên ít người còn mặt Tây có nhiều đảo nhỏ.
Mọi người chăm chú lắng nghe, nét mặt ai nấy đều có phần căng thẳng, ánh mắt hướng nhìn lên hoạ đồ. Chương lại nói:
- Họ đánh ta, ta chẳng sợ nhưng không thể để mọi chuyện bất ngờ! Vạn Xuân chỉ như một cái cúc áo so với bọn họ nhưng rộng lớn vô cùng khi chúng ta tác chiến. Chẳng lẽ khi ấy mọi sự đều chờ cháu quyết? Giả như cháu bị cắt đứt mọi liên lạc thì các cánh quân, đạo quân, đội quân chúng ta sẽ ra sao? Chờ đợi hay chủ động phản công? Trường hợp xấu hơn, khi tất cả chúng ta ở đây b·ị b·ắt hoặc theo tiên vương thì sao? Chả phải cơ nghiệp mấy chục năm gầy dựng, đổ bao xương máu sẽ rơi vào tay ngoại bang ư?
Phạm Tu lên tiếng:
- Lão phu hiểu trăn trở của Đại Vương nhưng ngài thử tính cách khác vẹn toàn hơn xem sao.
Chương ngồi xuống ghế, rót trà cho Phạm Tu, nhoài người rót thêm cho những người khác. Anh chậm rãi nói:
- Chia quân khu từ lúc này để mọi người biết nhiệm vụ, để mỗi quân khu lớn mạnh cần 2 đến 3 năm. Thưa các bác, các chú! Trong sơ đồ tổ chức Bộ Tư lệnh mỗi quân khu đang ở trước mặt mọi người thì Tư lệnh quân khu nắm quyền chỉ huy quân sự cao nhất, song Chính uỷ dù chỉ làm Phó Tư lệnh nhưng đứng đầu về mặt Đảng, là người chịu trách nhiệm sau cùng về mọi mặt. Chúng ta dùng người thì phải tin, tin rồi trao cho họ trọng trách lớn kèm với quyền hạn. Bên cạnh đó còn có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giá·m s·át. Một khi chỉ huy cấp cao sinh lòng phản trắc hoặc đi ngược với đường lối, chủ trương của quân thì sẽ sớm bị phát hiện. Có lẽ… cháu nói như vậy thì mọi người hiểu hơn bản chất khi ta có Đảng Lao động Vạn Xuân. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ, hình như cháu từng nói rồi nhỉ?
Phạm Tu lắc đầu cười, quay ra hỏi mọi người:
- Nói như vậy Đại Thắng Lý Hoàng hậu lãnh đạo, Thần phi cai quản đất nước và bách tính làm chủ ruộng đất? Thế cánh già chúng ta sẽ làm gì?
Mọi người lại cười lớn. Lý Đạo Thành đứng dậy chắp tay nói:
- Lão thần thực bái phục Đại Vương! Tầm nhìn của Đại Vương còn xa hơn cả bọn lão thần, thật hổ thẹn vì sống lâu vô tích sự.
Chương đứng dậy mời Lý Đạo Thành ngồi xuống, anh nói:
- Các quân khu chỉ đảm trách quân sự, tham mưu cho chính quyền địa phương về an ninh quốc phòng chứ không tham gia vào công việc điều hành nên mọi người hãy yên lòng. Quân sự và dân sự tách riêng, bổ khuyết cho nhau vì mục tiêu chung. Hiện nay Chính phủ của chúng ta dưới sự điều hành của Thần phi đã vào nề nếp. Thưa các bác, các chú! Chúng ta yên lòng ra trận mà không lo hậu phương chính là nhờ quyền lực chia nhỏ ra. Cháu không ngại ngần mà nói rằng bà cả nhà cháu quyền uy khuynh loát thiên hạ, xung trận chắc cháu còn thua vài bậc. Nhưng mọi người đã biết rồi, bảo bà cả nhà cháu điều hành Chính phủ sợ là ba hôm sau nhớn nhác hết cả. Chúng ta dùng văn trị quốc, dùng võ giữ nước và dùng nhân trị dân, có phải không ạ?
Đoàn Thượng và Triệu Quang Phục vỗ tay đôm đốp. Đoàn Thượng nói:
- Khả năng lý luận của Đại Vương phải nói là không ai sánh bằng. Chúng ta ai làm việc nấy vì đại nghiệp, kẻ nào hai lòng cứ g·iết quách là xong ngay.
Triệu Quang Phục cũng tấm tắc khen khiến Thiên Bình ngồi đó đỏ mặt.
Lý An hỏi thêm:
- Theo như hiểu biết của tôi thì Đại Vương hẳn đã có chủ ý xây dựng lực lượng Cấm vệ? Các quân khu như Đại Vương vừa nói giống như Sương quân tiền triều vậy Cấm vệ quân ở đâu? Thân Vệ quân hay Thần Vũ quân không thể là Cấm quân được.
Mọi ánh mắt đổ dồn về Lý An rồi cùng chờ đợi Chương lên tiếng.
Tiền triều bắt chước phép phủ vệ của Hoa quốc, lấy thân quân làm trọng. Cấm quân là quân thường trực bảo vệ nhà vua, hoàng thất, kinh thành hoặc các nơi trọng yếu. Sương quân thuộc các phủ, lộ quản lý, không nhất thiết thường trực. Phạm Tu và Lý Đạo Thành rất hiểu điều này. Phạm Tu biết Chương đã nghiên cứu rất kĩ cách sắp xếp q·uân đ·ội tiền triều, Vân Nam quốc, Quý Châu quốc hay Hoa quốc trước đây. Một khi thành lập các quân khu tương tự như Sương quân ở phủ, lộ ắt Chương phải có lực lượng Cấm quân đủ mạnh trong tay để đẹp loạn một khi có biến.