Chương 530: Chuyện làng Quế
Bà cụ phải cầm cái mâm đồng, cầm lâu mỏi nhừ tay nhưng không được đặt xuống đất vì Chương bảo các cụ chân đi không chạm đất, đặt xuống đất mất thiêng. Người con dâu mới có vẻ lo cho mẹ chồng, cứ nhấp nhổm muốn đỡ hộ nhưng Lam Khuê và Nhã Lẫm đứng cạnh ngăn cản. Hai nàng tranh thủ xì xào thêu dệt vài chuyện, đủ cho ba mẹ con và mấy người lính nghe, đồng thời khẳng định một khi Triệu đại nhân ra tay ắt tìm ra thủ phạm.
Quãng một tuần trà thì Chương đứng dậy, chỉnh lại áo sống, bước vào nhà lấy bốn hạt đậu, đứng giữa sân nói:
- Bốn hạt đậu này tượng trưng cho hai chị và hai anh chồng mà k·ẻ t·rộm chỉ có một. Bây giờ tôi đặt bốn hạt đậu ở bốn góc mâm, hai chị đứng đối diện nhau, cầm mâm cho bằng và nghiêng sang hai bên thật đều cho bốn hạt đậu chạy. Nếu hai chị ngay thẳng, bốn hạt đậu cứ vậy mà di chuyển quanh mâm. Còn như chị nào trót lấy trộm vàng của mẹ, bốn hạt đậu sẽ dừng lại ở người đó.
Chương bảo Lam Khuê và Nhã Lâm làm mẫu bằng mấy hạt đậu xanh chưa làm phép, mọi người bu lại hồi hộp theo dõi chờ sự lạ. Mâm đồng chuyển cho hai cô con dâu, hai người lắc nhẹ mâm cho 4 hạt đậu lăn tròn quanh mép, chỉ một chốc đã thành thục.
Chương cẩn thận đặt bốn hạt đậu đã làm phép lên mâm, hai nàng dâu chậm rãi nghiêng mâm để hạt đậu xoay tròn, chưa được bao lâu thì cả bốn hạt đậu đổ dồn về cô con dâu út. Đám đông ồ lên nhốn nháo, nàng dâu út mặt tái xanh, miệng lắp bắp nói không thành lời.
Chương giơ tay bảo mọi người yên lặng, anh lại vào khấn vái, xong đâu đấy quay trở ra đứng trên thềm nhà chỉ vào người con dâu lớn và bảo:
- Chị nên trả bà cụ đi, tôi không biết vì sao chị làm vậy. Sống trên đời ai cũng từng sai dăm ba lần, có vậy mới là người phàm. Nếu đã trót dại, chị không nên đổ vấy tội cho em dâu, cùng cảnh làm dâu phải thương yêu bảo ban nhau chứ?
Nàng dâu lớn liền nói:
- Nhưng gia tiên đã mách bảo rồi, chẳng phải ông đã nói như vậy ư?
Bà con bàn tán xôn xao, Chương phải ra hiệu mọi người giữ trật tự song rất khó. Lời của anh chàng Trung đội trưởng có uy hơn.
- Chị làm thế nào lương tâm chị biết! - Chương nói. - Bà cụ mới phát hiện mất sáng nay, bây giờ lục hết trong nhà lẫn ngoài vườn kiểu gì cũng sẽ tìm thấy vì chị chưa ra khỏi nhà. Chị cứ nghĩ cho thông, đừng để mấy quan nhân phải lục tìm, đến lúc mọi chuyện hai năm rõ mười, chị bị giải lên quan. Con cái chị vẫn do mẹ chồng và em dâu chăm bẵm, lúc ấy hối đã muộn.
Cô ta đáp:
- Nhưng tôi không lấy!
Chương vẫy Nhã Lâm lại gần, Nhã Lâm quay người lấy đủ 3 chỉ vàng. Chương cầm đến đưa cho bà cụ:
- Tôi buôn tàu bán bè nên số tiền này thực chẳng đáng là bao, xem như biếu cụ. Gia tiên nhà ta mách sao thì tôi nói vậy chứ tôi không muốn đổ tiếng ác cho ai. Mong cụ bỏ qua mọi chuyện, dâu là con, đừng vì vàng bạc mà làm mất lòng tốt của cụ. Tôi nghe dân làng nói cụ rất thương con cháu, mong cụ nhiều sức khoẻ.
Chương quay ra nói với cô con dâu út:
- Tôi biết cô không phải k·ẻ t·rộm, đừng sợ. Cổ nhân vẫn dạy, cây ngay không s·ợ c·hết đứng.
Chương rẽ đám người đi về, bỏ mặc sau lưng lời bàn ra tán vào. Trung đội trưởng tất nhiên tin lời Chương, anh chàng hô hào đám đông giải tán, dặn bà cụ sau này cẩn thận. Trước khi ra về, anh chàng nói với ba người đàn bà:
- Nhà này nhất định sẽ có phúc, nhanh thì một tháng, chậm thì ba tháng sẽ có tin vui.
Trên đường về điếm canh, binh sĩ đi cùng hỏi Trung đội trưởng lời khi nãy có ý gì. Anh chàng cười tươi mà rằng:
- Tự nhiên tớ có dự cảm như thế, làng này sắp đổi vận.
Một người lính khác hỏi:
- Thủ trưởng, vậy cái ông ban nãy là lừa người à? Làm phép không thành lại mất một mớ!
- Chúng ta người phàm chẳng thể biết chân tướng, phải có như thế nào ông ấy mới khẳng định bà chị dâu lấy trộm.
Dân làng Quế có chuyện phiếm về tay thương nhân khờ khạo họ Triệu làm phép mất vàng. Trong khi ấy, Chương về nơi tá túc thản nhiên ngồi uống nước chè. Lam Khuê và Nhã Lâm đứng cạnh nhau, nữ gia chủ ngồi ngoài thềm đan lát. Đoán hai cô nàng thắc mắc nhưng không dám hỏi, Chương cười mà rằng:
- Cô dâu cả lấy đấy, chẳng có thần Phật nào sất. Chính cô ấy đã nâng hai cánh tay để mấy hạt đỗ đổ về phía cô em dâu. Hai em có để ý không?
Lam Khuê đáp:
- Em chỉ để ý mất hạt đỗ.
Chương gật đầu giải thích:
- Mọi người đều như vậy, anh có chủ đích nên anh để ý thứ mọi người không biết. Đây là một bài thử tâm lý mà thôi. Thêm nữa, bà cụ chửi hai con t·rộm c·ắp nặng nề, oan thì ức nhưng nếu thực là trộm sẽ tức mà không chửi được. Lúc bà cụ cầm cái mâm mỏi tay, cô dâu út là muốn đỡ hộ, dâu lớn thì mặc kệ nên anh đã đoán được phần nào rồi.
Nhã Lâm vỗ tay:
- Đại… à… Đại nhân thật anh minh.
Lam Khuê làu bàu:
- Anh minh cũng mất toi ba chỉ vàng.
Chương thản nhiên bảo:
- Còn chưa biết mất hay không.
Nhân bảo như thần bảo, bọn Nhã Lâm chuẩn bị dọn cơm trưa thì thấy bóng dáng bà cụ mất của lúc ban sáng bước vội vã.
- Tôi xin gửi lại cậu chỗ vàng này, tôi tìm được rồi. - Bà cụ nói. - Tôi già cả lú lẫn nên cất mà quên khuấy đi mất.
Chương mừng cho bà cụ, anh không hỏi thêm chuyện tìm lại được của mà hỏi chuyện người con trai b·ị b·ắt ở bên Thiên Đức. Trước khi bà cụ ra về, Nhã Lâm lấy 3 xấp vải biếu bà cụ đem về may quần áo cho cả nhà.
- Như vậy bà cụ đã tìm ra k·ẻ t·rộm nhưng giữ thể diện cho con dâu trưởng. - Chương nói với Lam Khuê. - Cô ấy làm dâu chắc cũng phải chục năm chứ ít gì. Con trai biệt tích sáu, bảy năm trời mà cô ấy vẫn chăm bẵm con cái và mẹ chồng. Chắc là túng bấn việc gì mới phải làm như thế chứ nhìn tướng mạo chất phác, thật thà.
Chủ nhà bê nồi cơm từ bếp lên, đủ nghe câu chuyện liền nói:
- Tuần sau sang cát ông cụ thân sinh của cô ấy. Tôi nghe đâu anh em phải góp.
Chương thở dài nhìn Lam Khuê, Lam Khuê khẽ gật đầu hiểu ý. Nàng vội rảo bước ra cổng, Vi Thọ Kỳ liền theo chân. Nhà nào cũng đang chuẩn bị cho bữa cơm trưa, đường làng vắng tanh. Vi Thọ Kỳ vào gọi nàng dâu lớn ra gặp Lam Khuê.
- Cùng phận đàn bà, tôi nghe tuần tới sang cát ông cụ nhà chị. Tôi chỉ ghé qua làng, nhờ chị thắp nén hương cho ông cụ giúp tôi.
Lam Khuê ấn vào tay nàng dâu lớn của bà cụ 2 nén bạc và nói thêm:
- Chồng chị nếu còn sống sẽ mau trở về thôi, giang sơn về một mối rồi, đừng vì túng quẫn mà bỏ đi tiếng thơm của mình chị ạ.
- Đội… đội ơn… đội ơn ân nhân, xin ân nhân cho biết danh tính đặng ngày sau nhà tôi… nhà tôi đền đáp.
Lam Khuê ân cần:
- Chị cứ sống tốt, chăm nom mẹ già khoẻ mạnh, con dại lớn khôn là được rồi. Chuyện này không cho ai biết vẫn tốt hơn.
Lam Khuê bước vội về cho kịp bữa cơm, để người phụ nữ đứng ngây người ven đường làng, hai hàng nước mắt ngắn dài cứ thế mà tuôn rơi. Bần cùng sinh đạo tặc mà cái bần cùng này đáng thương hơn đáng trách.
Tất cả tại c·hiến t·ranh.
Chương gặp các cụ ông ở sân chùa làng Quế, một ngôi chùa đơn sơ ẩn dưới những tán cây. Chương ngỏ ý muốn mua quế về làm thuốc với giá gấp đôi thương buôn người Hoa vẫn hay đến mua kèm theo điều kiện độc quyền, không được bán cho ai khác và đặt cọc trước cho làng 20 nén vàng, 50 nén bạc. Trường hợp thương buôn người Hoa mua cao hơn giá anh mua, dân làng Quế cứ bán. Dân làng Quế không thể từ chối một lời để nghị hấp dẫn như vậy. Các cụ liền thảo khế ước, có quan binh làm chứng. Chương hẹn 1 tháng sau sẽ có người đến mua quế và trả thêm tiền nếu còn thiếu. Còn như thừa, để chuyến sau.
Các cụ ngỏ ý mời Chương ở lại làng để dân làng thết đãi một bữa thịnh soạn vào buổi tối. Chương nhận lời. Tiện miệng bên chén trà anh hỏi các cụ nay mai làng khấm khá, các cụ tính làm gì. Một cụ lớn tuổi, râu tóc bạc phơ, móm mém nói:
- Trước mắt chia đều cho mỗi nhà trong làng theo hạn mức tính trên đầu người vì rừng quế là của chung. Sau chúng tôi tính tu sửa chùa vì… Triệu đại nhân, chùa làng chờ sập, sư còn không có. Thần Phật phù hộ độ trì chỉ đường cho Triệu đại nhân đến, chúng tôi không thể quên ơn đức Phật.
- Các cụ tính như vậy là phải! - Chương nói. - Tôi buôn ngay bán thẳng nên đức Phật phù hộ. Nếu các cụ đã dự tính như vậy, tôi xin phát tâm công đức góp với dân làng ta xây chùa.
Vi Thọ Kỳ bê một rương nhỏ đặt lên bàn mở ra, trong rương là mấy chục đĩnh bạc.
- Của ít lòng nhiều, trăm sự nhờ các cụ giúp cho vì tôi thong dong, chẳng thể nán lại nơi này lâu được.
Các cụ tròn xoe mắt nhìn rương bạc rồi nhìn nhau chẳng biết nên nói gì cho phải. Mãi sau ông trưởng làng xin thay mặt dân làng nhận tấm lòng và hứa sẽ minh bạch mọi khoản chi.
- Đất chùa rất rộng, các cụ nên dựng thêm một mái nhà kiên cố cho các cháu học, hoặc giả như họp bàn như thế này không phải ngồi dưới tán cây nữa. Nắng chẳng sao nhưng mưa thì…
Trung đội trưởng người Tam Vạn đứng ngoài nghe vậy thì hiểu ý, vội lên tiếng khẳng định sẽ có như lời Chương muốn. Các cụ cũng vui vẻ thuận theo.
- Đại nhân đã phát tâm như vậy, dân làng Quế sẽ nhớ tới. - Ông trưởng làng nói. - Chúng tôi sẽ làm bia đá ghi rõ ở cổng chùa để bà con được biết.
Chương vội xua tay, nhất quyết không chịu nhưng các cụ mỗi người một câu nên anh đành nói:
- Thôi thì… thưa các cụ! Tôi làm ăn buôn bán phất lên nhờ Vạn Thắng vương tạo mọi điều kiện. Tôi phát tâm công đức, xem như trả ơn ngài vì thiên hạ nay của họ Mạc. Vậy xin các cụ cứ ghi chung chung là con dân chịu ơn họ Mạc công đức là được ạ.
Trung đội trưởng, người có quyền uy nhất, nương theo lời Chương nên các cụ cũng thuận. Thời gian sau, trước cửa ngôi chùa làng khang trang có tấm bia đá ghi bằng chữ Vạn Xuân “Vạn Thắng vương phát tâm xây chùa Quế”.
Chưa đầy một tháng sau trước cổng làng Quế, gần ba chục người đàn ông vai khoác tay nải quỳ xuống đất mà khóc ròng như cha c·hết. Họ chính là những người con của làng Quế được b·ị b·ắt làm tù binh trong các cuộc đụng độ giữa quân Thiên Đức và Tam Đái trước đây.
Không phải tất cả tráng niên ra đi từ làng đều trở về, một số người đã nằm lại đâu đó. Người trở về đoàn tụ cùng người thân cũng chỉ biết Vạn Thắng vương ban lệnh ân xá toàn bộ tù binh từng phục vụ trong quân Tam Đái và Vũ Ninh. Mỗi người trở về được trả 40 đồng cho mỗi tháng lao động, cải tạo.
Những nhà có người đoàn tụ thì vui mừng khôn xiết, vài nhà khác lại như có đám tang.
Chiến tranh chính là như vậy.
Cách độ vài hôm có mấy con thuyền cập bến chở theo 16 con trâu, 1 con nghé và nhiều lợn, gà, vịt… Binh sĩ giao trâu đến 12 nhà có chồng con t·ử t·rận cùng với lợn, gà, vịt… cùng 3 nén bạc. Dân làng chẳng thể biết đống của trên trời rơi xuống từ đâu ra, vừa nhận vừa sợ.
Chàng Trung đội trưởng dắt trâu và nghé đến nhà ba mẹ con nơi Chương đã nghỉ hai đêm. Người đàn bà còn chưa hết vui mừng vì chồng đã trở về dù thiếu mất một cánh tay, nay nhận thêm gia súc, gia cầm thì cứ đứng ngây như phỗng.
Dân làng lấy làm lạ, sau họ kéo nhau ra mấy điếm canh ven sông lạy lục quan binh để hỏi cớ sự chứ không dám nhận sợ mang vạ. Bấy giờ chàng Trung đội trưởng mới bảo rằng Vạn Thắng vương đền bù cho làng vì nạn binh đao, mong dân làng Quế hãy ra sức lao động. Dân làng Quế biết vậy mới hết sợ. Hôm sau ông cụ trưởng làng nhờ quan binh gửi giúp thư tạ ơn đến Vạn Thắng vương, chàng Trung đội trưởng mới nói:
- Thư thì tôi sẽ chuyển giúp nhưng các cụ không nhận ra sự lạ bắt đầu kể từ hôm ông thương nhân họ Triệu đến làng ư?
Ông trưởng làng đáp:
- Triệu đại nhân là người nhân đức, ông ấy mang đến phúc đức cho làng chúng tôi. Chùa bắt đầu dựng, thần Phật phù hộ cho.
Chàng Trung đội trưởng tủm tỉm cười:
- Thần Phật phù hộ là đúng rồi nhưng chẳng có Triệu đại nhân nào tạt vào làng rồi thu mua cả rừng quế kia đâu cụ ạ.
- Thưa… ông nói vậy là ý làm sao ạ?
- Bởi người mà các cụ ngồi uống nước chè, uống rượu cùng chính là Vạn Thắng vương và Trịnh Quý phi. Đại Vương từ thành Tam Đái về Vạn Xuân tiện thể ghé làng đó thôi.
Ông lão xua tay:
- Không thể nào, sao như thế được?
Chàng Trung đội trưởng nhún vai:
- Các cụ choàng vai bá cổ Vạn Thắng vương nâng chén doạ tôi sợ muốn c·hết. Các cụ ngồi ăn uống mà chúng tôi phải đứng canh, các cụ quên rồi à? Gà các cụ cho chúng tôi cũng không dám đụng.
Nét mặt ông lão chuyển dần từ hồng hào sang trắng bệch, hai bàn tay run rẩy nắm lấy tay chàng Trung đội trưởng và hỏi:
- Ông nói thật chứ ạ?
- Tôi người Tam Vạn, Đại Vương của tôi sao tôi có thể nhầm?
Ông lão quệt mồ hôi lấm tấm hai bên thái dương, hỏi thêm vài câu rồi chạy như ma đuổi về làng. Chàng Trung đội trưởng đứng trông theo cười khoái trá. Người lính canh đứng đó nãy giờ bèn hỏi:
- Thủ trưởng! Những lời vừa rồi là thật ạ?
- Ô hay cái cậu này, chuyện hệ trọng như thế làm sao tớ dám nói láo? Lúc Vạn Thắng vương dựng cờ thì tớ mới lên mười. Hồi ngài ấy thắng trận từ Sơn Tây về, bọn trẻ con chúng tớ chạy theo thuyền đến mấy dặm đấy. Thế tớ mới nói cái làng này đổi vận vì Đại Vương rất thương dân chúng. Ngài có cần bạc vàng gì đâu. Trong làng bọn tớ đứa nào chẳng biết Tả Đô đốc phải dùng mỹ nhân kế nhằm mời Đại Vương vào quân.
Quân sĩ nghe chuyện thì xúm lại hóng vì họ người ở Vũ Ninh, kẻ bên Đằng Châu, vài người lại từ Tế Giang nên chẳng phải ai cũng tỏ.
Thời điểm này quân Thiên Đức đã xáo trộn binh sĩ các vùng lẫn với nhau để tránh tình trạng giấy báo tử gửi một loạt về làng.
Nhiều năm về sau làng Quế thay da đổi thịt, cuộc sống sung túc hơn, dân làng dựng đình làng cho các cụ ông họp bàn. Đình làng Quế thờ thành hoàng làng chẳng ai xa lạ, chính là Vạn Thắng vương. Dân trong làng chọn ngày 14 tháng 9 hằng năm để mở hội, vì đó là ngày Vạn Thắng vương đến làng của họ. Dân làng Quế đặt ra lệ làng, con cháu nhiều đời sau tuân thủ, chỉ cung cấp quế cho q·uân đ·ội Thiên Đức chứ không bán cho ai khác.