Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 529: Ông thầy rởm




Chương 529: Ông thầy rởm

Chương nằm trên nệm rơm trằn trọc mãi đến nửa đêm mới chợp mắt. Anh tỉnh giấc khi ngửi thấy mùi khoai lang luộc thơm phức. Ngoảnh nhìn hai đứa trẻ ôm nhau nằm co ro trên nệm rơm nơi góc nhà, Chương chưa hỏi, Lam Khuê đã nói:

- Chủ nhà mời khoai của nhà trồng được, chị ấy vào rừng sau làng nhặt củi bán, có dặn cứ để hai đứa trẻ con ngủ.

Chương nhổm người ngồi dậy, hai tay bó gối nhìn qua khung cửa sổ, nhoẻn miệng cười buồn:

- Dân nghèo lại chiến loạn liên miên, nghèo lại càng nghèo. Sau cùng thì… đàn bà và trẻ nhỏ chịu hậu quả của c·hiến t·ranh.

Chương cầm củ khoai nóng hổi rồi đặt trở lại đĩa, anh nói:

- Những thứ này chỉ giúp đám trẻ no bụng, đến con gà nuôi trong chuồng cũng chẳng dám ăn. Em nhìn hai đứa bé mà xem, chúng hơn tuổi Thiên Kim nhà mình mà gầy như xác ve. Minh quân cái gì?

Chương chép miệng, bỏ ra ngoài đánh răng, thấy Nhã Lâm đang lui cui trong bếp làm thức ăn. Lam Khuê dứng cạnh thủ thỉ:

- Tình hình chung chứ chẳng riêng nơi nào anh ạ. Anh có lòng lo xã tắc, làng này rồi nay mai cũng sẽ khấm khá.

- Chị ấy kiếm củi một ngày được bao nhiêu vậy em?

- Hai đồng! Đống củi để góc sân kia, một tháng đôi lần đem bán cho thuyền neo ngoài bến.

Chương bước đến bên mấy đống củi đã chặt, nhặt xem mấy thanh tấm tắc khen:

- Chẻ mười thanh như một, chị ấy phải cáng đáng cả công việc của người chồng. Nói vậy là một tháng cũng được sáu chục đồng hả em?

- Chừng ba, bốn chục đồng thôi anh. - Lam Khuê đáp. - Đâu phải hôm nào thời tiết cũng thuận lợi. Mùa đông sắp đến, củi còn dùng để sưởi ấm nữa.

Chương vươn vai vặn vẹo mấy cái, nheo mắt nhìn rừng xanh bạt ngàn sau làng, anh nói:

- Đốt củi bán than chắc sẽ có thu nhập tốt hơn. Mấu chốt nằm ở đầu ra, làng Quế cũng như nhiều làng khác, dân chúng quanh năm chỉ ở làng thật khó mà giàu được. Đói thì đúng là không vì có sông, có rừng, có ruộng nhưng phải giúp làng này phất lên mới được.

Nhã Lâm báo đã chuẩn bị xong bữa sáng, Chương bảo:

- Em gọi thêm cô Giang sang cùng ăn, đánh thức hai đứa trẻ dậy, để chúng ăn no thịt gà đi.

Nhã Lâm chạy đi gọi Quan Lam Giang ở bên nhà hàng xóm. Chương vào nhà, nhâm nhi chén nước trà nóng, mắt đăm đăm nhìn ra ngoài khoảng sân trước nhà, nơi có giàn bầu bí xanh mướt.

Chương nói với Lam Khuê:

- Cho mỗi nhà có binh lính Tam Đái t·ử t·rận trong làng này một đôi lợn, một đàn gà hoặc vịt. Nhà chị này thêm một con trâu, một con nghé, cho làng ba con trâu dùng chung.



Lam Khuê vội lấy giấy bút ra ghi chép, đóng dấu đỏ có số 4. Giấy này Nhã Lâm sẽ đưa cho quân canh ngoài điếm ngay khi Chương rời đi, quân sẽ tự biết phải làm gì. Tờ giấy đơn giản ấy sau một hồi vòng đi vòng lại sẽ nằm ở làng Vạn Xuân, nghĩa là công việc đã hoàn thành.

Hai đứa trẻ chẳng khách sáo ngồi xếp bằng tròn ăn cơm với nửa con gà luộc. Nửa con còn lại Lam Khuê để dành cho người mẹ. Người đàn bà goá đẩy cánh cổng tre ọp ẹp trở về, kéo theo một thân cây. Tay chị ta xách theo một con cá nhằm đãi khách bữa trưa khiến Chương rất xúc động. Người ta nghèo nhưng biết cách sống, biết dạy dỗ con cái như vậy khiến anh cảm phục lắm.

Vi Thọ Kỳ giúp chẻ củi, Chương chắp tay sau lưng đứng xem và tán gẫu. Bốn người phụ nữ ở trong nhà hàn huyên, chủ yếu bọn Lam Khuê muốn thông tỏ mọi chuyện trong làng ngoài xã. Trong xóm bỗng có tiếng ồn ào, Vi Thọ Kỳ ra hiệu cho quân sĩ đi nghe ngóng. Lát sau binh sĩ về báo cáo, một bà cụ mất ba chỉ vàng dành dụm, nghi hai cô con dâu nhưng hai cô ấy không nhận nên bà cụ chửi.

Chương cười khổ:

- Của đau con xót, bà cụ chửi ghê quá!

Người lính thưa:

- Bà cụ còn gọi hai bên thông gia đến bắt đền ạ.

Chương ngẫm nghĩ giây lát rồi hỏi Vi Thọ Kỳ:

- Rồi nơi này xử mấy việc t·rộm c·ắp vặt ấy ra sao?

Vi Thọ Kỳ chẳng biết, Chương vào nhà hỏi gia chủ. Người đàn bà trả lời:

- Một mất mười ngờ, làng cũng chẳng biết xử thế nào. Giả như bắt được k·ẻ t·rộm thì dễ, nhẹ thì đánh hèo, nặng giải lên quan. Quan bây giờ mới cũ chẳng biết thế nào nên mấy anh lính ngoài điếm canh sẽ đứng ra phân xử

Chương làu bàu:

- Ây da! Vậy làng có hay mất trộm không chị?

- Làng này xưa nay nào có mất trộm, ai cũng nghèo như nhau cả. Tài sản ngoài khoai, sắn hoặc đàn gà đàn vịt chứ làm gì có của chìm đâu ạ.

Chương nhận định:

- Như vậy một trong hai nàng dâu thó của bà cụ rồi chứ ai vào đây nữa? Người già giấu của nả rất kĩ, không phải người nhà nhất định không thể biết.

Chương đứng tựa cửa trông ra cổng, anh cười mà rằng:

- Bà cụ chửi khoẻ thật, giọng oang oang lâu như thế rồi mà nghe chừng còn khoẻ lắm. Thật đáng nể.

- Anh đi đâu đấy?



Lam Khuê vội chạy ra sân hỏi với theo khi Chương kéo cánh cửa tre.

- Thì đi hóng, dù gì buổi chiều mới hẹn gặp bà con mà.

Lam Khuê nhìn Nhã Lâm, cả hai cùng lắc đầu khó hiểu. Cả hai chẳng nghĩ Vạn Thắng vương có lúc lại thích hóng chuyện đến như vậy.

Lúc Chương đến, bà con lối xóm bu kín quanh cổng xì xầm bàn tán. Mấy người lính cũng vừa dẹp đám đông lấy lối vào sân. Chương hơi nhón chân nhìn được hết khoảng sân, nơi mẹ con chủ nhà và mấy người lính đang đứng. Chương nhận ra chàng Trung đội trưởng, cậu ta quả thật là cận vệ của lão tướng Phạm Tu.

Nghe ba mẹ con chủ nhà tranh nhau trình bày, chẳng ai chịu ai. Anh chàng Trung đội trưởng lệnh binh sĩ đưa ba mẹ con ra ngoài đầu làng phân xử. Chương đoán anh chàng đó sợ mấy mẹ con to tiếng ảnh hưởng đến Chương nên mới yêu cầu như vậy. Bà cụ không chịu đi, binh sĩ cưỡng chế cả ba mẹ con. Ra đến cổng, Trung đội trưởng trông thấy Chương thì giật mình, điệu bộ lúng túng. Chương nhíu mày, khẽ lắc đầu và nhoẻn miệng cười trấn an chàng trai trẻ.

Anh bước đến, có ý chắn lối binh sĩ. Anh hỏi Trung đội trưởng:

- Xin hỏi quan nhân đầu đuôi câu chuyện thế nào? Cớ sao lại bắt mấy người này đi?

Trung đội trưởng lúng túng, lắp bắp trình bày mãi mới xong câu chuyện.

- Tìm ra ai là k·ẻ t·rộm thực không khó! - Chương nói. - Tôi có thể giúp quan nhân giải quyết chuyện này êm thấm.

Trung đội trưởng tròn xoe mắt nhìn Chương, một người lính sấn lên định gạt Chương sang bên lấy lối đi, Trung đội trưởng vội ngăn lại. Anh chàng chắp tay, khúm núm nói:

- Triệu đại nhân! Ngài học cao hiểu rộng xin ngài mách cho chúng tôi.

Nhã Lâm bước lên cất giọng đầy tự tin:

- Triệu đại nhân nhà tôi trên thông thiên văn dưới tường địa lý, ngài có thể biết ai là k·ẻ t·rộm!

Đến lượt Chương tròn mắt ngoảnh sang nhìn Nhã Lâm. Nhã Lâm im bặt, cúi người lủi ra sau. Chương cúi đầu, chắp tay từ tốn nói:

- Tôi là thương buôn ngang dọc khắp nơi chẳng tránh được việc bị t·rộm c·ắp. Dạo trước ở bên Sơn Tây được một ông thầy pháp chỉ dạy phép thông thiên nhãn nhìn rõ chân tướng. Giả như quan nhân và bà con thuận lòng, tôi xin được thử cái phép ấy xem có hiệu quả hay không.

Dân chúng vây quanh bàn tán, bây giờ Lam Khuê tròn mắt nhìn người đầu gối tay ấp với nàng. Chương rõ là người thường, phép thuật chắc chắn không thể biết, anh chỉ tài trí hơn người mà thôi. Nàng nghĩ thầm:

- “Chằng lẽ ông sư trên Bạch Vân am dạy cái phép ấy thật ư?”

Trung đội trưởng vội mở đường mời Chương vào nhà mất của. Dân trong xóm nghe nói thương buôn biết làm phép thì bán tín bán nghi kéo đến xem mỗi lúc một đông. Chương vào nhà bà cụ thắp mấy nén hương trên ban thờ gia tiên xong xuôi, anh chắp hai tay sau lưng đi khắp bốn góc nhà, vào cả căn buồng nhỏ ở đầu hồi mà bà cụ vẫn ngủ. Trong suốt quá trình ấy miệng Chương lẩm bẩm như thể niệm chú, hai mắt khép hờ, cứ đến góc nhà lại đứng gật gù vài cái, điệu bộ vô cùng thần bí. Ngay cả Lam Khuê và Nhã Lâm đứng thập thò ngoài cửa cũng không hiểu Chương định làm gì.

Chừng một tuần trà, Chương bước ra đứng giữa sân nheo mắt nhìn lên trời rồi hỏi bà cụ:

- Bà mất ba chỉ vàng, tôi đã hỏi thổ địa công, ông ấy mách rằng người trong nhà lấy nhưng lại chằng bảo là ai vì sợ mất hoà khí. Bây giờ bà thực muốn tìm k·ẻ t·rộm, bà lấy giúp tôi cái mâm đồng mới treo trong buồng ra đây.

Trung đội trưởng định thừa hành thì Chương ngăn lại, anh nói:



- Quan nhân, mâm đồng ấy bà cụ dùng để bày cỗ thắp hương gia tiên nên có linh khí. Phải để bà cụ tụ lấy ra thì gia tiên mới chỉ cho được. Thổ địa công không muốn người trong nhà cãi vã lẫn nhau nhưng cha ông khuất mặt biết con cháu sai nhất định sẽ dạy dỗ tới nơi tới chốn.

Bà cụ ngẩng mặt lên hỏi Chương:

- Thưa cậu! Sao cậu biết cái mâm ấy tôi chỉ dùng để cúng bái?

Chương khịt mũi nói rằng:

- Thổ địa công mách vậy chứ tôi nào biết.

Bà cụ nghe như thế liền rảo bước vào nhà đem cái mâm đồng ra. Chương hỏi bà cụ:

- Nhà ta có hạt gì không thưa bà? Ví như đậu xanh hoặc đậu đen.

- Nhà tôi còn đậu xanh.

Chương gật gù quay sang hỏi hai người con dâu của bà cụ đang ngó anh trân trân từ nãy đến giờ:

- Chồng hai chị hiện đang ở đâu?

Bà cụ thay con dâu, kể rằng người con trai lớn bị Thiên Đức bắt làm tù binh chưa được về, chẳng rõ sống c·hết ra sao. Người con trai thứ vào lính hơn một năm, mấy tháng trước tướng sĩ thất trận, anh chàng trốn được về tranh thủ lấy vợ. Gần đây sau quân Vĩnh Yên triệu tập vì mới 21 tuổi.

Chương nói với hai người con dâu:

- Hai chị vào nhặt giúp tôi mỗi người hai hạt đậu xanh, gọi là nhất âm nhất dương.

Chương nhận 4 hạt đậu xanh, anh đứng trước ban thờ gia tiên nhà bà cụ khấn vái rồi trở ra ngồi xếp bằng tròn dưới mái hiên nói rằng:

- Các cụ bảo chờ một chốc để con cháu có cơ hội hối cải.

Anh giả vờ bấm đốt ngón tay, nói thêm:

- Không lâu đâu, chừng một tuần trà.

Dứt lời Chương ngồi đó ngắm nghiền hai mắt, môi mấp máy những câu vô nghĩa. Trung đội trưởng vốn người Tam Vạn, tuổi đôi mươi, lớn lên trong những câu chuyện thần bí về Chương, tin Chương có trời phù hộ nên chuyện tìm ra k·ẻ t·rộm dễ như trở bàn tay.

- “Thần linh còn giúp ngài ấy thì gọi gia tiên nhà này về cũng chẳng khó gì.”

Nghĩ vậy, anh chàng bảo mọi người phải giữ trật tự để Triệu đại nhân làm phép.

Phép đâu chưa thấy chứ nắng thì lên cao lắm rồi.