Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 528: Trung đoàn Vĩnh Yên




Chương 528: Trung đoàn Vĩnh Yên

Phan Vỹ yết kiến Vạn Thắng vương tại thành Tam Đái, thề trung thành và nhận mọi nhiệm vụ do Vạn Thắng vương giao phó.

Chương trả lại Sứ tướng phủ khiến Phan Vỹ bất ngờ, đồng thời chuẩn y cho Phan Vũ, em trai của Phan Vỹ, từ làng Tam Đái về Sứ tướng phủ trông nom. Ngoại trừ bạc vàng bị sung công, đồ đạc khác trong phủ không suy suyển.

Chương ban hành quyết định thành lập Trung đoàn bộ binh Vĩnh Yên gồm 2000 quân, biên chế thành 4 tiểu đoàn. Quân sĩ trung đoàn tuyển mộ từ người Tam Đái, từng phục vụ cho Phan Văn Hầu, tuổi không quá 25. Bổ nhiệm Phan Vỹ, cấp bậc Trung uý làm Trung đoàn trưởng. Ông Đại uý Triệu Văn Khoát làm Chính uỷ, Lưu Cơ cấp bậc Thiếu uý làm Trung đoàn phó. Bổ nhiệm bốn Đại đội trưởng các tiểu đoàn như Long Ngô Động, Thiên Đức, Tam Vạn, Kim Động làm Tiểu đoàn phó trong Trung đoàn Vĩnh Yên. Tiểu đoàn trưởng sẽ do người Tam Đái nắm giữ. Nhiệm vụ của các cấp phó là giúp cấp trưởng mau chóng làm quen với quân kỷ Thiên Đức, giữ liên lạc, giấy tờ… 4 tiểu đoàn bộ binh đánh số lần lượt từ 1 đến 4, chức Chính trị viên sẽ do nữ nhân Thần Vũ quân tạm thời nắm giữ. Ban Tham mưu trung đoàn, tiểu đoàn tự các chỉ huy chọn ra. Ban chỉ huy trung đoàn và tiểu đoàn có bộ phận văn phòng giúp việc là 10 nữ nhân tuyển chọn từ các tiểu đoàn Thần Vũ quân. Tổng cộng có 51 cô gái Thần Vũ phục vụ trong Trung đoàn Vĩnh Yên, tất cả đều chưa chồng.

Trung đội liên lạc 36 người rải quân từ trung đoàn xuống đại đội sẽ do binh sĩ Thiên Đức đảm trách.

Tướng sĩ Vĩnh Yên phải mất hàng tuần trời học tập mới quen với cách sắp xếp mới trong quân. Trung đoàn bộ binh Vĩnh Yên là q·uân đ·ội địa phương, lấy ngày thành lập là 5 tháng 9. Sau khi thành lập, trung đoàn bộ đóng bản doanh tại gò Đồng Dậu, huyện Yên Lạc gần sông Phan cùng Tiểu đoàn 1. Các tiểu đoàn 2, 3, 4 đóng tại huyện Yên Lãng, Yên Phúc và Yên Dương. Trung đoàn có hai nhiệm vụ chính, huấn luyện và tiễu trừ giặc c·ướp tại địa phương. Dự kiến sau 6 tháng, một tiểu đoàn sẽ tách ra, biên chế sang lực lượng công an.

Giao cho Lê Phụng Hiểu, chỉ huy quân Thiết kị Vũ Ninh làm thống lĩnh quân sự tại phủ Vĩnh Yên, bản doanh đóng tại thành Tam Đái, tiếp tục chiêu binh mãi mã, xây dựng Sư đoàn Thiết kỵ Vũ Ninh.

Phạm Chiêm dẫn quân Long Vũ đến đóng ở kẻ Đối, nơi Trịnh Tú từng đóng quân. Trong khi đó Cao Mộc Viễn đóng quân ở ngã ba Hạc, hạ lưu sông Bình Nguyên, cách Phạm Chiêm chỉ vài mươi dặm.

Do Trung đoàn Sơn cước 1 và 3 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, Chương bổ nhiệm Nguyễn Lạc Thổ làm Tư lệnh chiến dịch chinh phạt Phong Châu mục Ngô Tất Sắc. Nguyễn Lạc Thổ cùng bộ chỉ huy di chuyển từ thành Tam Đái đến nơi Trịnh Tú đóng quân với nhiệm vụ giải quyết Ngô Tất Sắc trước Tết Nguyên đán, thu phục các sắc dân ở đất Sơn Vi. Tổng cộng, Nguyễn Lạc Thổ có trong tay sáu nghìn quân thuỷ bộ tinh nhuệ. Trong trường hợp cần thiết, Nguyễn Lạc Thổ có thể huy động thêm quân Thiết kị Vũ Ninh, quân Vĩnh Yên và Sư đoàn Sơn Tây của Phùng Hiền. Sau đó, Phùng Hiền đề đạt, Chương thấy hợp lý liền bổ nhiệm Phùng Hiền làm Phó Tư lệnh chiến dịch, nâng tổng số quân dự kiến tham chiến lên gần 1 vạn.

Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định, muốn giành chiến thắng tuyệt đối trước Ngô Tất Sắc, giảm thiểu thiệt hại ở vùng đồi núi hiểm trở cần đảm bảo hai yếu tố. Thứ nhất phải chuẩn bị tốt công tác hậu cần như lương thực, thuốc men, quần áo ấm, đảm bảo binh sĩ chiến đấu trong khoảng thời gian dài không đói rét. Thứ hai, phải làm tốt công tác trinh sát địa bàn để không cho Ngô Tất Sắc chạy về mạn Đà Bắc ở phía Tây.

Trung tuần tháng 9, Nguyễn Lạc Thổ gửi thư chiêu hàng Ngô Tất Sắc nhưng Ngô Tất Sắc g·iết sứ giả. Đó là lời tuyên chiến, bởi thế chẳng có thêm bất cứ lời gọi hàng nào sau đó nữa.

Tại cuộc họp bàn của các chỉ huy, Trịnh Tú nêu ra ý kiến, đằng nào sau khi dẹp Ngô Tất Sắc thì Vạn Thắng vương cũng sẽ làm đường sá, cầu cống… chi bằng ba quân làm đường mà tiến, chậm mà chắc, tránh phục binh. Nguyễn Lạc Thổ và Phùng Hiền đều cho là ý kiến hay. Nguyễn Lạc Thổ bèn mời các cụ cao niên, những người thông thuộc đường đi lối lại trong vùng cùng giới thương nhân đến hỏi cặn kẽ chuyện, bày tỏ ý định làm đường, khơi thông mương máng, dựng dịch trạm, bến đò…

Dẹp Phong Châu mục ở đất Sơn Vi, quân Thiên Đức ngược Xích Giang là thuận nhất. Ngô Tất Sắc sai quân đắp đất xây thành ở vùng Hoa Khê bên bờ hữu ngạn Xích Giang, một vùng núi non hiểm trở, gọi là thành Hoa Khê. Thành Hoa Khê cách làng kẻ Đối, ngã ba sông Hắc - Xích, nơi thuỷ quân Long Vũ đang đóng quân khoảng 80 dặm về phía Đông Bắc.

Nguyễn Lạc Thổ dự liệu, một khi quân Thiên Đức theo đường sông đánh ngược lên, Ngô Tất Sắc địch không lại sẽ lui quân vào vùng núi hiểm trở, rậm rạp tổ chức đánh du kích sẽ khiến đại quân Thiên Đức gặp nhiều khó khăn. Bởi thế, ngoài đường thủy, theo ý kiến của Trịnh Tú, quân Thiên Đức sẽ mở đường từ khu vực ngã ba sông đến mặt Đông vùng Hoa Khê. Việc làm đường sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng xét lâu dài sẽ đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và quân sự. Hiện tại đường bộ từ Hoa Khê về khu vực ngã ba sông là đường mòn, đi ngựa và đi bộ dễ dàng nhưng xe ngựa kéo khó đi do đường gồ ghề và nhiều đoạn lầy lội mỗi khi trời đổ mưa lớn.

Bộ chỉ huy chiến dịch cũng xác định, một khi chiếm được thành Hoa Khê, một lực lượng q·uân đ·ội Thiên Đức sẽ đồn trú lâu dài và không thể chỉ dựa vào đường thủy. Chương đã nói với Nguyễn Lạc Thổ, vùng rừng núi cao phía Bắc là phên giậu, đánh thắng thì dễ, để bách tính nơi đó chịu theo mới là khó. Cốt lõi để dân chúng Sơn Vi quy thuận, như Chương nhận định, vẫn là cơm no áo ấm.



Tuy nhiên, để đến thành Hoa Khê, trở ngại trước mắt đối với Nguyễn Lạc Thổ là khuất phục dòng họ Kiều mấy đời thế gia vùng Tam Thành rộng lớn, cách kẻ Đối chỉ một con sông.

Đứng đầu dòng họ Kiều hiện tại là Kiều Liêm, trưởng tử của Kiều Hãn. Kiều Hãn tuổi cao sức yếu, năm xưa góp công đuổi giặc Hoa, Lý Nam Vương luận công ban thưởng, giao đất Mật cho họ Kiều đến nay đã hơn ba mươi năm. Tiếp nối người cha, Kiều Liêm mở mang thế lực bằng những cuộc liên hôn với các tù trưởng, tộc trưởng trong vùng. Vạn Xuân chia năm sẻ bảy, Kiều Liêm nhân cơ hội chiêu binh mãi mã, tạo dựng thế lực, dựng liền ba toà thành gồm thành Mè bên bờ hữu ngạn Xích Giang, thành Mật và thành Cao nằm bên bờ hữu ngạn tạo thế chân kiềng kiểm soát Xích Giang. Trong ba toà thành thì thành Cao lớn hơn cả, thành có hình vuông, mỗi chiều dài một dặm.

Kiều Liêm gần hai mươi năm trấn một cõi, có trong tay khoảng sáu nghìn binh sĩ luân phiên nhau vừa cày cấy, vừa giữ đất. Kiều Liêm tính tình cương trực, rèn quân nghiêm, dân trong vùng gọi quân nhà họ Kiều là Cương Nghị quân. Trước đây Kiều Liêm thần phục Sơn Tây vương, hằng năm vẫn cống nạp đầy đủ, tuyệt chưa có xích mích nào đáng kể.

Ngô Tất Sắc trước đây trấn thủ phía Bắc đất Sơn Tây, là em rể Kiều Liêm, bởi vậy Ngô Tất Sắc có chỗ dựa. Kiều Liêm chủ trương không đối đầu với các sứ quân.

Nguyễn Lạc Thổ đề nghị Kiều Liêm quy thuận Thiên Đức, Kiều Liêm phúc đáp, cần thời gian suy tính. Nguyễn Lạc Thổ đổi ý muốn mượn đường đánh Ngô Tất Sắc, Kiều Liêm liền đồng ý! Vậy nhưng thực lòng Nguyễn Lạc Thổ chẳng chịu. Lẽ đơn giản, quân Thiên Đức tiến đánh Ngô Tất Sắc, Kiều Liêm trở mặt chặn hậu, hai mặt giáp công tự nhiên Nguyễn Lạc Thổ vào thế lưỡng đầu thọ địch.

Thương lượng mãi không được tất phải động binh! Nhưng việc t·ấn c·ông lên vùng thượng du không thể tiến hành trong ngày một ngày hai.

Nhắc đến Chương, sau khi sắp đặt mọi việc ở phủ Vĩnh Yên, anh quyết định trở về Vạn Xuân vì đã xa nhà ngót nửa năm trời. Một số công việc anh cần phải về Vạn Xuân bàn tính với những lão tướng như Phạm Tu, Lý An, Triệu Quang Phục, Đoàn Thượng và ông Thái sư già.

Duệ gửi thư báo với Chương, nhờ Lý Thái sư tận tình chỉ bảo nên nàng biết thêm nhiều điều hay trong cai quản chính phủ. Tuy nhiên một vài chuyện hệ trọng phải do Chương mới quyết, chẳng ai dám tự ý định liệu. Nhất là khi vùng Thiên Đức kiểm soát ngày một rộng lớn, nhiều sắc dân, đường sá xa xôi và q·uân đ·ội Sơn Tây, Vĩnh Yên… sẽ phiên chế cụ thể ra sao.

Chương cho gọi Lý Nhân Nghĩa, Phùng Hiền, Phạm Cự Lượng, Bàn Phù Sếnh, Lý Văn Ba, Lê Phụng Hiểu về Thiên Đức họp bàn vào hạ tuần tháng 9. Riêng Nguyễn Lạc Thổ đang bận việc quân không tham gia cuộc họp yếu nhân.

Chương sai người giả trang về Thiên Đức bằng đường bộ, bản thân anh cùng Lam Khuê, Nhã Lâm, Nguyễn Địa Lô, Vi Thọ Kỳ xuất phát sau nửa ngày. Dăm ba lần nguy khốn không khiến Chương từ bỏ ý định cưỡi ngựa thong dong trên vùng đất thuộc quyền của anh. Có khác chăng là lộ trình tuyệt mật, binh mã đóng dọc đường anh đi, trường hợp cần triệu tập sẽ không quá một canh giờ. Chương thực muốn mắt thấy tai nghe mọi chuyện, xem những gì mình đã làm liệu có hợp với mong mỏi của bách tính hay không.

Trời sẩm tối, Chương dừng nghỉ trong một ngôi làng nhỏ tựa lưng vào rừng quế, ven dòng sông nhỏ êm đềm. Làng Quế có hơn sáu trăm nhân khẩu, cách trại Cỏ Lác hơn hai mươi dặm về phía Tây Bắc, nghề chính của làng vẫn là nông nghiệp. Rừng quế bạt ngàn do dân làng trồng từ đời này q·ua đ·ời khác không giúp họ sung túc, có lẽ do đầu ra của rừng quế này. Chương không am hiểu về cây quế nhưng trong đoàn có Quan Lam Giang, cô nàng kê cho Chương nghe tác dụng của cây quế trong các bài thuốc.

Chương quyết định trở thành thương nhân tìm mua quế làm thuốc chữa bệnh.

Làng Quế có chừng hai trăm nóc nhà nằm san sát nhau, lẩn khuất sau những tán cây rừng hoặc bụi tre. Như bao ngôi làng khác trong vùng, đàn ông chiếm thiểu số. Thiên Đức kiểm soát vùng này chưa được bao lâu. Cách cổng làng Quế hơn 1 dặm, gần bến sông có mấy điếm canh của quân Thiên Đức do 1 trung đội đóng giữ. Nhã Lâm đến, chỉ huy trung đội giật mình đánh rơi tờ giấy, Nhã Lâm cũng đổi sắc mặt.



- Thị vệ trưởng! Sao… sao cô lại ở đây?

Nhã Lâm nhướng mày, nói:

- Anh đừng hỏi nhiều.

Người Trung đội trưởng lắp bắp:

- Đại Vương đã… đã đến trại Cỏ Lác.

Triệu Nhã Lâm nghiêm mặt:

- Anh làm đúng chức phận!

Trung đội trưởng gọi binh sĩ đem dấu mộc tròn đến đóng lên tờ giấy. Dấu mộc thể hiện đơn vị này trực thuộc trại Cỏ Lác. Trung đội trưởng trẻ tuổi vốn người làng Nhị Vạn, trước làm cận vệ của Phạm Tu nên đã vài lần chạm mặt Nhã Lâm khi đến làng Vạn Xuân.

- Cô Lâm, cô ở đây chả phải… chả phải Đại Vương đang trong làng Quế ư?

Nhã Lâm lừ mắt:

- Anh đừng hỏi như thế, chúng ta mỗi người một nhiệm vụ, chẳng nói thì anh cũng biết phải làm gì đúng không? Đừng có đánh động, Đại Vương trách tội, tôi nào gánh hết được.

- Cô Lâm yên tâm, vùng này không có giặc c·ướp. Tôi sẽ lệnh anh em đề cao cảnh giác, không phiền đến Đại Vương.

Nhã Lâm khẽ gật đầu, nàng hạ giọng nói thêm:

- Đại Vương là Triệu Bình, đến làng Quế tìm mua quế, xin anh nhớ cho. Đừng để lộ sơ hở kẻo chúng ta mang vạ.

Nhã Lâm đem chuyện này nói với Chương, Chương bảo Lam Khuê lấy trong tay nải mấy tấm lụa, vài cân gạo nếp, đỗ xanh cùng một đĩnh bạc đưa cho Nhã Lâm và dặn:



- Em mua thêm một con gà trong làng tặng các cậu ấy đánh chén một bữa. Đây không phải của đút lót.

Nhã Lâm đem những thứ ấy đến điếm canh theo lời dặn, nàng nói thêm dăm ba câu rồi trở về làng Quế.

Người Trung đội trưởng theo Nhã Lâm vào làng, nói với ông cụ trưởng làng, nhờ thế bọn Chương được sắp xếp ở trong một nhà người phụ nữ goá chồng và hai con nhỏ. Ông trưởng làng hẹn Chương chiều hôm sau gặp dân làng ở chùa bàn việc thu mua quế. Vi Thọ Kỳ và hơn chục người khác chia thành nhóm ba người tá túc quanh xóm nhỏ bắc bếp thổi cơm.

Bữa tối của Chương bày trên mâm gỗ, ngoài gà luộc, canh rau muống, lạc rang, cà pháo có thêm món dưa muối do chủ nhà mời. Chương mời hai đứa trẻ con, một trai một gái mặt mày lấm lem, ngồi cùng mâm. Mẹ của chúng không cho, Lam Khuê phải nói vài lời. Gia cảnh ba mẹ con rất nghèo, chả biết bao lâu rồi chúng chưa được ăn một bữa đàng hoàng. Chương gắp cho mỗi đứa một cái đùi gà, chúng nhìn mẹ, người đàn bà ái ngại gật đầu. Chương giấu tiếng thở dài, anh vừa ngồi ăn vừa mỉm cười, liên tục gắp thịt cho hai đứa trẻ, loáng một cái chúng đánh bay cả đĩa thịt.

Chương hỏi chuyện người đàn bà tuổi chưa đến ba mươi:

- Anh nhà mình mất được bao lâu rồi chị?

Người đàn bà đáp:

- Bẩm đại nhân, chồng tôi đã mất được mấy năm.

Anh nhà còn trẻ như vậy…

Chương bỏ lửng câu nói, người đàn bà vẻ mặt khắc khổ liền tiếp lời anh:

- Chồng tôi và nhiều người trong làng là lính, bặt vô âm tín, nghe đâu t·hiệt m·ạng ở sông Thiên Đức khi đánh nhau với quân Thiên Đức.

Chương thoáng đổi nét mặt, anh hỏi thêm:

- Vậy anh nhà và người làng ta trong quân Tam Đái?

- Thưa vâng!

Chương cố nuốt miếng cơm nghẹn nơi cổ họng, ngoảnh nhìn ra ngoài khoảng sân tối. Lam Khuê và Nhã Lâm biết ý, đổi chủ đề làng mạc, cấy cày. Xong bữa cơm, Chương ngồi bên thềm nhà tối om nhìn ra cổng suy tư. Thảng hoặc anh ngoảnh nhìn hai đứa trẻ cười nói bên bậc cửa mà nòng nặng trĩu. Chẳng riêng nhà này, vài gia đình trong làng ba thế hệ đều vắng bóng đàn ông.