Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 524: Sang đất Tam Đái




Chương 524: Sang đất Tam Đái

Phan Vỹ ngang ngạnh, mang khí chất của Sứ tướng đất Tam Đái. Trước sau sẵn sàng c·hết chứ không hé miệng bất cứ lời nào. Chương biết vậy, căn dặn quân sĩ canh giữ cẩn thận, không cần tra hỏi thêm bất cứ điều gì vì anh có dự mưu khác.

Trước mắt, Chương bận tâm giải quyết việc quan trọng hơn.

Phùng Nguyên Hoàn sai binh sĩ giải Vân Tòng Thâm về thành Sơn Tây ngay lúc Chương vừa về thành. Vân Tòng Thâm yết kiến, khai sạch mọi chuyện mà không đòi điều kiện nào. Theo lời Vân Tòng Thâm, Mã lão gia tên thật Trần Khiêm, bốn mươi sáu tuổi có cha người Bồ Sao, Tam Đái, mẹ họ Lý, gốc huyện Sơn Lăng, phủ Sơn Tây. Trần Khiêm chuyên nghề buôn ngựa, ngựa trong quân La thành đều do Trần Khiêm mua từ các nơi. Ngoài buôn ngựa, Trần Khiêm còn mua bán trâu bò.

Chu đại quan nhân Chu Tứ, người Chu đại gia phủ tại kinh sư, thân tín của Tô Trung Từ.

Liễu Môn Nhân, Chu Tam và Trần Khiêm cùng đến gặp Vân Tòng Thâm đưa ra lời đề nghị hành thích thương nhân họ Trịnh, tên Trịnh Thiên An, ở thị tứ bên sông Chu, gần núi Mã Tế. Đổi lại, Chu Tam đảm bảo Vân Tòng Thâm sẽ nhận được 1 vạn lạng bạc, 3 nghìn nén vàng cùng chức võ quan trong triều đình.

Vốn ngang dọc giang hồ, Vân Tòng Thâm thấy mạng thương nhân họ Trịnh như vậy là quá đắt, cũng sinh nghi nhưng lợi ích nhận được là quá lớn khiến Vân Tòng Thâm chẳng thể chối từ. Chu Tam đã trả trước một nửa số tiền và Vân Tòng Thâm huy động tất cả nguồn lực hiện có để thực hiện kế hoạch. Đến lúc đặt chân tới thị trấn Mã Tế và đụng chuyện, Vân Tòng Thâm mới hiểu ra kẻ mình nhắm đến có nhân thân không tầm thường, càng không nghĩ đó là Vạn Thắng vương. Nếu biết trước, có các vạn lạng vàng Vân Tòng Thâm nhất định không nhận.

Vân Tòng Thâm cho biết, trong lúc ngà ngà say Trần Khiêm thổ lộ ông ta có người thân tín ở thành Sơn Tây, nhờ vậy rất chắc chắn hành tung của thương nhân họ Trịnh. Còn như cụ thể kẻ đó là ai Trần Khiêm không nói và Vân Tòng Thâm cũng chẳng tiện hỏi.

Có được thông tin từ Vân Tòng Thâm, Chương lập tức gọi Lý Nhân Nghĩa đến hành cung. Ngay sau đó, Lý Nhân Nghĩa gọi một văn quan thân tính đến trình diện. Cầm bản danh sách quan chức tại 4 huyện 1 lộ, đối chiếu với giấy phép đi lại, mua bán trong phủ Sơn Tây của bọn Phan Vỹ, Chương hạ lệnh Lý Thái Dương tức tốc dẫn đại đội khinh kị đến huyện Sơn Lăng bắt giữ Huyện phó và thân tín đưa về thành Sơn Tây xét hỏi. Huyện phó Sơn Lăng Lý Kiến là nội tộc của Sơn Tây vương.

Song song với đó, Lê Phụng Hiểu, Vi Thọ Kỳ, Phùng Thanh Hòa dẫn trung đội Thân Vệ chia nhau bắt giữ nguyên Tả, hữu thị lang Binh bộ Sơn Tây, hai chức vụ cai quản v·ũ k·hí, đạn dược, xe ngựa… phó quan Khu mật sứ nắm việc cơ mật, phó quan Nội vụ phủ coi việc hành chính hậu cung Sơn Tây. Đồng thời, tiểu tướng canh giữ cửa Đông và thuộc quyền cũng b·ị b·ắt giữ đồng loạt. Tất cả những người b·ị b·ắt đều mang họ Lý hoặc nhận ơn của họ Lý trước đây.

Người này b·ị b·ắt khai ra người khác, trước sau có đến hơn ba mươi quan văn, tiểu tướng tạm gọi là hoàng thân quốc thích cùng hàng trăm người liên đới ở thành Sơn Tây và huyện Sơn Lăng b·ị b·ắt. Sơn Tây vương Lý Long Trát, nguyên Thái sư Lý Đạo Thành và nguyên Sứ tướng Phùng Hiền nhận tin mà tay chân rụng rời. Chương mời Lý Đạo Thành về thành Sơn Tây, cho ông xem các bản ghi lời khai. Chương làm vậy bởi muốn tránh lời dị nghị rằng Vạn Thắng vương muốn trừ bỏ tôn thất họ Lý.

Tổng hợp các bản ghi khẩu cung có thể thấy đường dây nội gián có từ nhiều năm trước nhưng chưa bị phát giác. Trước đó Chương xuất thành đi Sài Sơn, Lý Nhân Nghĩa chuẩn bị giấy tờ giả nhân thân và các loại giấy tờ liên quan. Đoàn dùng đến ngựa, nữ thị vệ dưới quyền Triệu Nhã Lâm vô tình lộ thông tin khiến k·ẻ g·ian đoán biết. Thông qua cách thức liên lạc bằng ngựa, tin tức được chuyển đến Trần Khiêm. Với mạng lưới gian tế thiết lập nhiều năm, đứng trước cơ hội ngàn năm có một, Trần Khiêm bày binh bố trận trừ Vạn Thắng vương cho bằng được.

Những cuộc bắt bớ dù diễn ra mau lẹ và tương đối êm thấm nhưng gây xáo trộn trong hệ thống quan lại cũ khuông phò Sơn Tây vương. Một vài văn nhân đại thần cựu triều xin lui về ở ẩn, số khác hoang mang lo cho số phận của bản thân có thể bị chụp mũ tội gian tế bất cứ lúc nào.



Chương thấy rằng nếu để tình trạng bất ổn kéo dài sẽ bất lợi nên anh quyết định hướng sự chú ý của mọi tầng lớp tại phủ Sơn Tây, đặc biệt giới quan lại, tướng sĩ cũ vào mục tiêu đánh chiếm Tam Đái ngay sau khi hoàn thành cày cấy, gieo hạt. Phùng Hiền tạm dừng việc học quân sự tại Thiên Đức, gấp rút về thành Sơn Tây trực tiếp chỉ huy Sư đoàn Sơn Tây tham chiến.

Chương bố cáo thiên hạ, vạch tội Quảng Trí quân và Phan Văn Hầu, tróc nã gian tế Trần Khiêm âm mưu thích sát Vạn Thắng vương, hạn Quảng Trí quân trong 5 ngày phải giao Trần Khiêm đổi lấy Phan Vỹ, trưởng tử Sứ tướng Phan Văn Hầu.

Trần Khiêm đang ở La thành, Chương chắc đến bảy phần là vậy. Liệu Trần Khiêm có đem thân về nộp mạng hay không? Chương nào biết! Anh chỉ cần một cái cớ danh chính ngôn thuận mà thôi. Thứ nữa, Quảng Trí quân không giao người, Chương dẫn đại binh đánh sang, bách tính Tam Đái lầm thân sẽ trách Quảng Trí quân. Sau cùng, dẫu Chương biết Phan Văn Hầu một lòng trung thành với vương nghiệp họ Nguyễn đất Tam Đái buộc phải cân nhắc tính mạng của Phan Vỹ.

Tính đi tính lại Chương chẳng thấy có cái hại nào, việc bắt được Phan Vỹ đúng là thành công ngoài dự kiến.

Phan Văn Hầu gửi thư phúc đáp, nói rằng kẻ quân tử không dùng gia quyến ép người khác. Chương bảo Lý Nhân Nghĩa biên thư, nại việc Phan Vỹ lúc b·ị b·ắt, danh nghĩa thuộc hạ Trần Kiêm, cùng b·ị b·ắt có thân binh nên không tính là gia quyến Sứ tướng, Phan Vỹ là tù binh c·hiến t·ranh.

Nói ngắn ngọn, kẻ mạnh đổi trắng thay đen còn được, muốn nói sao chẳng đúng.

Thư qua thư lại mất mấy ngày, Quảng Trí quân chẳng thể giao người, thế là Chương sai Lý Nhân Nghĩa viết một bài khích lệ tinh thần binh sĩ Sơn Tây thi nhau lập công đầu.

Lực lượng q·uân đ·ội Thiên Đức đóng quân tại phủ Sơn Tây gần một vạn quân gồm kị binh, bộ binh và thủy binh, thêm Sư đoàn Sơn Tây, quân số khoảng một vạn rưỡi.

Tiểu đoàn Long Ngô Động đến đóng ở huyện Hát, hỗ trợ Phùng Nguyên Hoàn phòng thủ mặt phía Tây Nam phủ Sơn Tây. Trung đoàn 1, Sư đoàn bộ binh Sơn Tây phối hợp với Trung đoàn thủy Yết Kiêu trấn tại huyện Sơn Lăng, Tích Lịch phối hợp với quân địa phương phòng thủ mặt Đông, Đông Nam phủ Sơn Tây đề phòng binh triều, Sứ quân Đỗ Động Giang hoặc các tù trưởng thượng du bên châu Đà Bắc thừa cơ t·ấn c·ông.

Trung đoàn Sơn cước Chi Lăng di chuyển từ vị trí đang đóng quân sẵn sàng chờ lệnh vượt Xích Giang, nhiệm vụ của đoàn Chi Lăng là uy h·iếp Tam Đái, chia cắt hoàn toàn Tam Đái với vùng Sơn Vi của Ngô Tất Sắc. Trong khi đó, Lý Quang Minh và Trung đoàn Sơn cước số 3 đồn trú tại Thượng Sơn sẽ đảm bảo an ninh vùng phía Bắc thành Sơn Tây, đề phòng Ngô Tất Sắc tràn xuống.

Lực lượng t·ấn c·ông xuất phát từ phủ Sơn Tây đánh Tam Đái gồm Trung đoàn thủy Kình Ngư bảo vệ đường sông trong suốt quá trình chiến dịch diễn ra, đảm bảo việc qua lại giữa hai bờ bằng cầu phao tuyệt đối an toàn khi chuyển quân, vận lương, thương binh, khí tài… Hai tiểu đoàn quân địa phương và dân binh huyện Sơn Tây nhận nhiệm vụ lập cầu phao.

Quân tiên phong chia thành hai mũi tiến song song gồm Tiểu đoàn Thiên Đức, Tiểu đoàn Kim Động phối hợp với Tiểu đoàn 321, 324 Thiết kỵ Vũ Ninh, tổng cộng khoảng 2000 quân, thống nhất dưới quyền chỉ huy của Lê Phụng Hiểu.



Sư đoàn bộ binh Sơn Tây với 2 trung đoàn và 1 tiểu đoàn pháo hỗn hợp dưới quyền chỉ huy của Phùng Hiền, tổng cộng khoảng 3700 người là trung quân sẽ vượt sông ngay sau khi những mũi tiên phong tạo được chỗ đứng chân.

Tiểu đoàn Tam Vạn, Đại đội XT1, Đại đội Thân Vệ cùng trung đội nữ thị vệ suýt soát 1000 quân hộ tống Chương và Lam Khuê sang sông sau trung quân.

Lâm Uyển Như đảm trách phần hậu cần, Phạm Thu Cúc trực tiếp chỉ huy vận lương từ bờ hữu sang bờ tả ngạn Xích Giang.

Tổng cộng, Chương huy động gần 1 vạn quân, dân binh t·ấn c·ông Tam Đái từ hướng Đông.

Bàn Phù Sếnh một lần nữa được giao nhiệm vụ chỉ huy quân Thánh Dực bảo vệ phía hạ lưu Xích Giang, đề phòng Nguyễn Ninh vương hoặc Trữ quân đưa binh lên trợ chiến.

Hướng Tây Nam đất Tam Đái, cánh quân do Nguyễn Lạc Thổ chỉ huy đang đóng ở Cánh đồng Chó Ngáp sẽ vượt sông Cánh tạo thế gọng kìm cùng t·ấn c·ông. Cánh quân của Lạc Thổ gồm Dương Vũ Thư, Phạm Chiêm và Cao Mộc Viễn, binh lực gần sáu nghìn người, gần một trăm chiến thuyền các loại.

Cuối cùng, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân giữ tượng binh chốt chặn phía Tây đất Tam Đái, bảo vệ huyện Đồng Thông từ mấy tháng trước, ngừa Phan Văn Hầu nống sang.

Trước ngày đại binh xuất quân, Chương gửi thư chiêu hàng Quảng Trí quân thêm một lần, đảm bảo các quyền lợi của ông ta cùng tướng sĩ song không nhận được hồi đáp.

Yết Kiêu dùng thủy pháo dọn dẹp bãi đổ quân, mở đường cho Lê Phụng Hiểu dẫn quân tiên phong sang sông ngay lúc trời vừa sáng rõ. Quân Tam Đái chống cự yếu ớt, Lê Phụng Hiểu dễ dàng tiến sâu vài dặm chọn ba vị trí cảnh giới chờ đại quân do Phùng Hiền chỉ huy vượt sông. Sẩm tối, toàn bộ người ngựa, xe pháo hoàn thành việc vượt sông an toàn. Trại dã chiến trung quân đóng cách bờ sông 5 dặm về hướng Tây. Từ đêm cho đến sáng, Phạm Thu Cúc đôn đốc dân binh chuyển lương thảo qua sông. Lương thảo chuyển xong xuôi, dân binh rút hết về bờ hữu ngạn.

Tiểu đoàn Tam Vạn hộ tống Chương sang bờ tả ngạn Xích Giang lúc gà gáy sáng. Quãng cuối giờ Thìn chỉ còn Trung đoàn thủy Kình Ngư cho thuyền bè chạy ngược xuôi dọc theo bờ sông nhằm bảo vệ hai cầu phao.

Do địa hình không thuận lợi, cánh quân do Chương đích thân thống lĩnh, cánh quân phía Đông, tiến chậm. Chiều muộn ngày thứ hai, đạo quân hạ trại cách điểm đổ quân khoảng ba mươi dặm trên vùng đồi núi thấp, ven những con suối nhỏ.

Phan Văn Hầu có mối thù không đội trời chung với Chương và quân Thiên Đức, việc Phan Văn Hầu không dồn lực lượng mạnh chống cự lúc đại quân vượt sông khiến Chương phải đề cao cảnh giác. Ngày thứ ba kể từ lúc xuất quân, cánh quân phía Đông tiến sâu gần năm mươi dặm gặp chỉ gặp các toán quân nhỏ của Tam Đái phục kích, đụng trận là bỏ chạy, không đối đầu trực tiếp.



Gặp sông Phan, một chi lưu của sông Nguyệt Đức, cắt ngang đường tiến. Tại đây, Phan Văn Hầu bố trí hàng trăm thuyền lớn nhỏ quyết ngăn đại quân vượt sông. Chương để lại Tiểu đoàn Thiên Đức canh chừng, thay vì vượt sông, anh dẫn đại quân tiến dọc theo sông Phan lên hướng Tây Bắc, nhắm đến phủ Tam Đái.

Phan Văn Hầu ra mặt chỉ huy quân phòng thủ bên kia sông Phan song lực lượng tinh nhuệ không đủ đông, Phan Văn Hầu không thể cho quân giao chiến trực diện. Đại quân do Chương thống lĩnh tiến nhanh lên hướng Tây Bắc, Phan Văn Hầu cử một đạo quân hơn một nghìn người vượt sông Phan đánh tập hậu đại quân Thiên Đức, nhằm đoàn vận lương song không đạt được ý đồ do lương thảo… đi trước cả trung quân. Đạo quân của Phan Văn Hầu đụng trận với Tiểu đoàn Thần Vũ và mau chóng rút lui qua sông bảo toàn lực lượng.

Tiểu đoàn Thiên Đức tụt lại phía sau đại quân hơn ba mươi dặm đóng chốt ở bờ sông, chờ thuyền bè của đối phương ngược sông Phan bám theo đại quân, chỉ còn chiến thuyền nhỏ ở lại thì kết bè tre vượt sông. Hai bên giao chiến hơn một canh giờ, hơn mười chiến thuyền nhỏ của Tam Đái buộc phải rút lên hướng thượng nguồn. Tiểu đoàn Thiên Đức đặt chân sang bờ hữu ngạn sông Phân, t·hương v·ong hơn chục người. Lý Thái Dương chỉ huy tiểu đoàn thẳng hướng Bắc mà tiến.

Tập hậu không được, Phan Văn Hầu quyết định chặn đầu đại quân Thiên Đức, ngăn chặn đại quân hợp với cánh của Nguyễn Lạc Thổ. Phan Văn Hầu đưa hai nghìn quân vượt sông sang Đồng Lỗ, một khu vực tương đối bằng phẳng ven bờ tả ngạn sông Phan. Tại đây, Phan Văn Hầu huy động hơn ba nghìn nam nhân tuổi từ 13 chặn đà tiến của Thiên Đức.

Lê Phụng Hiểu dẫn đầu đội hình tiên phong báo về trung quân, địch quân năm nghìn người có phân nửa là dân, xin lệnh đánh. Chương trực tiếp đến tận nơi xem xét tình hình, anh không đành lòng dùng đại quân giao chiến với bách tính Tam Đái. Tuy vậy, Chương vẫn hạ lệnh Lê Phụng Hiểu dàn quân sẵn sàng t·ấn c·ông, đưa tiểu đoàn pháo hỗn hợp Sơn Tây lên trước đội hình.

Chương bảo với Phùng Hiền:

- Bên ấy đông nhưng ô hợp, nếu muốn chúng ta đánh tràn qua là xong. Tuy nhiên… làm như vậy thì ngày sau vùng đất này lấy đâu ra người?

- Vương thượng, chủ kiến của ngài như thế nào? Xin vương thượng cho bọn tôi biết.

Chương gọi tướng lĩnh họp bàn và nói:

- Anh Hiền dẫn hai trung đoàn bộ binh sang sông, Phan Văn Hầu đưa binh sang bên này ta đưa binh sang bên đó, cứ phủ Tam Đái mà tiến, dọc theo sông Phan.

Phùng Hiền nhận lệnh, chờ trời tối đưa quân trinh sát sang sông, ngày hôm sau tiến hành chuyển quân qua sông Phan bằng bè giữa ban ngày. Phan Văn Hầu cho thủy quân xuôi dòng ngăn chặn. Tiểu đoàn Tam Vạn, Long Ngô Động dùng thần công có trong đội hình bắn yểm trợ trong quá trình Phùng Hiền chuyển quân.

Lan Ngư phủ chỉ huy tiểu đoàn pháo hỗn hợp bắn mấy loạt trước khi bắn vượt qua đội hình Tam Đái nhằm mở đường giúp Lê Phụng Hiểu dẫn kị binh đột phá chính diện, theo sau là các tiểu đoàn như Tam Vạn, Long Ngô Động, Thần Vũ xộc thẳng vào trung quân của Phan Văn Hầu, giao chiến với bộ binh tinh nhuệ. Hơn ba nghìn quân Phan Văn Hầu mới trưng tập trong vùng mau chóng tan rã, mạnh ai nấy chạy chỉ sau vài loạt súng bắn thẳng.

Lực lượng hai bên hỗn chiến tương đương nhau, quân Tam Đái dưới quyền chỉ huy của Phan Văn Hầu chống trả quyết liệt. Chương tung luôn Thân Vệ quân và trung đội thị vệ vào trận hỗn chiến với mong muốn giải quyết nhanh chiến trường. Quân Tam Đái thừa ý chí nhưng thua thiệt hoả lực, khí giới, lại không có số đông Cự thạch pháo trợ chiến nên dần rơi vào thế yếu sau gần nửa canh giờ. Lê Phụng Hiểu chỉ với năm trăm quân Thiết kị tung hoành dọc ngang phá nát đội hình khiến Phan Văn Hầu buộc phải rút quân xuống thuyền ngược dòng sông Phan về phủ Tam Đái sau khi thiệt hại non phân nửa binh lực tinh nhuệ.

Chương không truy kích tàn quân Tam Đái bại trận ở Đồng Lỗ, thay vào đó anh thúc hai cánh quân tiến nhanh, ngược sông Phan. Gặp phục binh lẻ tẻ liền dùng hoả lực mạnh đánh tan.