Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 523: Chùa làng Phú Câu




Chương 523: Chùa làng Phú Câu

Nguyễn Thân mỗi lần đến xã Phú Câu đều neo thuyền dưới bến. Ông ta mua và bán trâu, nghé, bò, bê… có đôi kho người dân bán trâu nhưng đang trong lúc cày cấy, Nguyễn Thân không vội cho người dắt đi luôn mà lần sau quay trở lại mới bắt. Trâu bò mua ở các làng xã xong xuôi, thuộc hạ của Nguyễn Thân sẽ đưa về mé sông Tích Lịch vì có thuyền lớn chờ sẵn. Đó là những gì ông lão họ Lục biết được.

Mỗi chuyến đi mua trâu bò, Nguyễn Thân đem theo lợn giống hoặc lợn con. Việc buôn bán đều đóng thuế đầy đủ nên quan binh chưa từng làm khó. Nguyễn Thân ít lộ mặt, thường giao việc mua bán co mấy thuộc hạ thân tín. Một chi tiết ông lão kể khiến Chương đặc biệt lưu tâm, ấy là mỗi lần lên bờ Nguyễn Thân đều chọn lúc bóng chiều chạng vạng. Ông lão Càn cũng cho biết, quãng giữa tháng trước Nguyễn Thân có neo thuyền dưới bến một đêm, hôm sau đi sớm, để lại thuộc hạ ở thêm hai ngày.

Thông qua những câu chuyện ông lão Càn kể cho đến lúc say bí tỉ chẳng còn biết trời đất trăng sao, Chương nhận định Nguyễn Thân cài cắm tay chân trong làng Phú Câu, kẻ đó ở trong chùa làng dưới vỏ bọc nhà sư bởi đó là nơi Nguyễn Thân thường tá túc. Chùa chiền là nơi lí tưởng cho gian tế đội lốt nhưng nếu hành động không khôn khéo, kẻ xấu đồn đãi Vạn Thắng vương nhắm đến chùa chiền, bắt chư tăng sẽ khiến tình hình trị an địa phương càng thêm rối ren.

Chương cử Nhã Lâm lên chùa, con dâu ông lão Càn cùng đi. Nhiệm vụ của Nhã Lâm là tìm hiểu lai lịch sư sãi trong chùa làng. Nhã Lâm trở về bẩm báo, chùa làng Phú Câu đã có hơn trăm năm, khá đơn sơ. Trụ trì là sư ông tuổi ngoài lục tuần, quê huyện Sơn Lăng. Ba chú tiểu trên mười tuổi, cô nhi trong xã. Người khả nghi cần theo dõi là nhà sư trẻ có pháp danh Tuệ Năng.

- Sư Tuệ Năng ngoài ba mươi tuổi, nghe nói quê ở huyện Hát, cha mẹ mất sớm, được sư Trụ trì đem về chùa nuôi từ lúc lên mười. Dạ bẩm, có chuyện này em nghĩ Đại Vương sẽ quan tâm lắm.

Chương nhướng mày chăm chú lắng nghe. Nhã Lâm liền nói:

- Sư Tuệ Năng cứ hai tháng một lần rời chùa đến Bạch Vân am, nghe nói học bốc thuốc chữa bệnh, mỗi chuyến như vậy đi về khoảng một tuần. Đầu tháng này sư Tuệ Năng dự kiến đến Bạch Vân Am nhưng đã huỷ bởi hay tin trên ấy có động.

Chương ngồi bó gối trầm ngâm nhìn dòng nước trôi lững lờ. Anh nói:

- Phùng Nguyên Hòa đang giúp Phạm Bỉnh Di bóc gỡ gian tế bên huyện Hát, ba phần gian tế khoác áo cà sa thu thập tin tức, thương nhân làm nhiệm đưa tin, cố định mỗi tháng một lần, họ chọn ngày mùng 1 để gặp nhau. Ta không loại trừ khả năng bên La thành cũng tiến hành thu thập tin tình báo theo cách này.

Đoạn anh thở dài bày tỏ nỗi băn khoăn:

- Người dân từ ba mươi tuổi trở lên tin và nghe lời nhà chùa còn hơn các vương. Vương ở xa, thầy chùa trước mặt, chẳng trách được. Nhà chùa ủng hộ ta, ta dễ quản và ngược lại. Bên huyện Hát, dân chúng ở một vài làng phản ứng rất mạnh lúc quân ta bắt bớ các nhà sư.

- Em có nghe Đại Vương nhắc chuyện ấy nhưng bây giờ ngài tính thế nào với chùa Phú Câu?

Chương bứt mấy ngọn cỏ ném xuống sông, gió thổi bay lả tả, anh đứng dậy và nói:



- Cử người theo sát sư Tuệ Năng, nếu nhà sư thực là tay chân của Nguyễn Thân, lúc này sẽ nằm im thở khẽ, che giấu danh tính. Bắt Nguyễn Thân rồi bắt nhà sư không muộn.

Nhã Lâm ngập ngừng hỏi:

- Như vậy Đại Vương khẳng định Nguyễn Thân mà Mã lão gia?

Chương gật đầu:

- Ông Càn chẳng có lí do gì khai man, cũng chẳng quan tâm đến phần thưởng. Chúng ta đã đi một vòng quanh xã, chọn chỗ này tá túc là có lí do mà. Tiếp theo phải bảo ông Hiểu truy ngược theo lối đường sông, dò các bến thuyền mà Nguyễn Thân từng ghé vào, ta tin số người nhìn hắn quen mặt sẽ tăng lên. Tuy nhiên, việc dán cáo thị, lùng sục cũng đánh động gian tế, tạm thời chúng sẽ không có hành động gì hoặc vài kẻ nhát gan sẽ tìm đường trốn.

Sau bữa cơm trưa, bọn Chương từ biệt ông lão họ Lưu, dự định dọc sông Câu về hướng Đông Bắc đến một bến nhỏ cách bến Phú Câu khoảng mười dặm. Rời nhà ông Càn, thong thả cưỡi ngựa ngắm quang cảnh làng mạc chưa được bao lâu thì Đinh Điền phát hiện ba con thuyền nối đuôi nhau ngược dòng sông Câu, trên thuyền có mấy sọt lợn. Chương xuống ngựa đứng trông, quyết định quay trở lại nhà ông Càn.

Ba con thuyền cập bến Phú Câu, cả trạo phu tổng cộng có ba mươi người. Hỏi thăm ông Càn dăm câu ba điều xong, người tráng niên tự xưng tên Vương dẫn theo bốn thuộc hạ, khiêng bốn sọt lợn con vào làng.

Ông Càn nói mấy thuyền đều của Nguyễn Thân, ông có nhớ mặt một vài thuộc hạ. Quan Võ xuống bến lân la hỏi thăm, bày tỏ lo lắng đêm qua mới gặp c·ướp. Một lúc sau Quan Võ trở lại bẩm báo dưới thuyền đều là tráng niên, không phát hiện người nào tuổi trung niên giống bức hoạ.

Chương suy nghĩ một hồi, gọi Đinh Điền lại và bảo:

- D321 Thiết kị đóng cách đây chưa đầy hai mươi dặm, cậu mau đến đó lấy một đại đội binh mã. Chúng ta phải bắt những người này.

Đinh Điền thưa:

- Bẩm Đại Vương, chỉ cần ngài ra lệnh thì thuộc hạ sẽ khuất phục đám tôm tép này, cần gì phải gọi quân Thiết kị.

- Ta không muốn lộ mặt, thứ nữa cần người truy bắt. Bọn chúng không phải chỉ có chừng này đâu.



Dứt lời, Chương đưa hổ phù cùng chiến mã Nê Thông cho Đinh Điền. Đinh Điền ra roi nhắm hướng Tây Bắc, chẳng mấy chốc đã mất hút. Nhã Lâm cùng con dâu ông Càn vào làng theo dõi di biến động của mấy người lạ.

Ông Càn thấy hành động của bọn Chương khác lạ, đoán là sắp có biến nhưng chẳng biết cụ thể. Ông đoán bọn Chương là quan binh vì cách giao thiệp, cử chỉ đều khác thương lái. Lạ hơn nữa, ông chủ Thanh lại răm rắp nghe lời người anh rể.

Nhã Lâm báo cáo, thanh niên tên Vương sau khi vào làng trình giấy thì ở ngoài cổng đình rêu rao bán lợn. Anh ta bán thiếu cho dân làng, điều này không lấy gì làm lạ. Bán lợn xong, cả năm người lang thang trong làng, sắm sửa lễ mọn vào chùa dâng hương.

Chương bảo ông Càn dẫn bọn Chương lên chùa vãn cảnh. Ông Càn nhìn bọn Chương một lượt, ánh mắt thập phần khó hiểu nhưng vẫn làm theo mà không hỏi lại. Lúc này ông Càn chắc mười phần bọn Chương là quan quân giả trang đi bắt người.

Dâng hương ở chùa làng xong, Phùng Thanh Hòa được sư trụ trì tiếp chuyện. Chương vãn cảnh chùa gặp mấy chú tiểu đang quét sân, anh ngỏ ý muốn gặp sư Tuệ Năng. Mấy chú tiểu nói sư Tuệ Năng đang tiếp khách ở gian nhà nhỏ sau chùa. Chương nháy mắt ra hiệu, Vi Thọ Kỳ liền bảo mấy chú tiểu dẫn lối. Ông Càn đi theo, trán lấm tấm mồ hôi. Nửa đời phiêu bạt gặp đủ hạng người, trực giác mách bảo ông sắp có chuyện vạ đến thân. Thấy ông cụ sợ, lừng khừng có ý muốn lui, Chương nói nhỏ:

- Ông chẳng việc gì phải sợ, chúng ta đến vãn cảnh chùa mà thôi.

Lời của Chương chẳng khiến ông lão yên tâm.

Căn nhà nhỏ lợp ngói sau chùa vô cùng yên tĩnh, Vi Thọ Kỳ đẩy cánh cửa gỗ khép hờ bước vào bên trong. Trên mặt bàn tre có sáu chén nước trà hãy còn ấm nhưng không có bóng người, ngôi nhà không có buồng riêng. Nguyễn Địa Lô đi một vòng quanh ngôi nhà xem xét, chẳng mấy chốc quay lại dẫn bọn Chương đến cây rơm cao chót vót ở đầu hồi căn bếp nhỏ.

Nhã Lâm chạy vào nhà lấy ghế ra cho Chương ngồi, anh khoanh tay, bắt chân chữ ngũ bình thản chờ đợi trong khi Vi Thọ Kỳ cẩn thận kiểm tra quanh đống rơm thêm một lần và xác nhận dưới đống rơm có một căn hầm và đống rơm to này rỗng bên trong.

Theo lệnh của Chương, Nhã Lâm chạy lên gian tam bảo mời sư trụ trì và Phùng Thanh Hòa đến chứng kiến. Trong khi đó Nguyễn Địa Lô cầm sẵn mồi lửa, trông thấy bóng sư trụ trì anh mới châm lửa đốt đống rơm.

Sư trụ trì đến nơi chẳng hiểu chuyện gì, vội vã giục mọi người mau d·ập l·ửa nhưng cũng vừa lúc ấy đống rơm lớn dịch chuyển sang một bên chừng 2 thước trước con mắt ngạc nhiên của nhiều người. Một miệng hố hình vuông lộ ra, sư Tuệ Năng vọt lên trước tiên, thảng thốt nhìn xung quanh. Tráng niên tên Vương và thuộc hạ leo lên ngay sau đó, nét mặt người nào người nấy hoảng hốt chẳng kém sư Tuệ Năng.

Tráng niên Vương phản ứng nhanh hơn cả, anh ta rút phi đao giắt bên thắt lưng, nhắm mục tiêu sư trụ trì phóng ra. Phùng Thanh Hòa đứng cạnh bên, đẩy ngã trụ trì thoát c·hết trong tấc gang.

Sư Tuệ Năng sau phút giây thảng thốt liền múa quyền xông đến t·ấn c·ông Chương vì anh ở gần lại bình thản ngồi trên ghế tre. Vi Thọ Kỳ nhảy ra ngăn cản khiến sư Tuệ Năng không đạt được ý định. Quan Võ đứng cạnh bên Chương cũng t·ấn c·ông Vương tráng niên, không cho anh ta rút phi đao. Triệu Nhã Lâm, Nguyễn Địa Lô, Phùng Thanh Hòa tay không nhập trận, đánh với bốn thuộc hạ của Vương tráng niên, hai trong số những kẻ này có kiếm.



Chương bình thản rời khỏi ghế bước đến đỡ sư trụ trì đứng dậy. Nhà sư không giấu nổi vẻ thảng thốt khi trông thấy mọi chuyện diễn ra trước mắt. Ông Càn run lập cập, ông muốn bỏ chạy song dường như đôi chân chẳng nghe lời.

Trụ trì chùa làng chắp tay niệm Phật, giọng ông không giữ được bình tĩnh:

- A di đà Phật! A di đà Phật! Thiện tai, thiện tai! Các thí chủ xin hãy dừng tay.

Lời nhỏ nhẹ của vị sư già bị âm thanh của quyền cước át đi. Chương đứng đó, chắp tay sau lưng điềm nhiên nhìn trận hỗn chiến trong vườn chùa.

Nhà sư quay ra nói với Chương:

- Mô Phật! Thí chủ, bần tăng không hiểu cớ sự. Những người kia là thuộc hạ của thí chủ phải không? Hãy nói họ dừng tay, ở đây có hiểu lầm gì chăng?

Chương cười mà rằng:

- Mô Phật! Sư Tuệ Năng tiếp tay cho gian tế, thầy chờ một chốc nữa sẽ biết cả thôi.

Vi Thọ Kỳ hạ được sư Tuệ Năng trong khi Quan Võ bị Vương tráng niên đánh cho túi bụi. Vi Thọ Kỳ thét lớn lên một tiếng nhảy vào trợ chiến cho Quan Võ, Quan Võ mặt mày bầm tím nhảy khỏi vòng chiến nhào đến khống chế sư Tuệ Năng đang nằm bẹp dưới sân vườn.

Thuộc hạ đi cùng Vương tráng niên bị bọn Phùng Thanh Hòa áp đảo dù ít hơn một người. Nhã Lâm tung cước đạp đối thủ ngã nhào xuống dưới hầm.

Vi Thọ Kỳ cận chiến rất tốt, quyền cước, binh khí hay sức khoẻ đều hơn người nhưng bất phân thắng bại với Vương tráng niên. Thuộc hạ bị khuất phục, Vương tráng niên vừa đánh vừa lui, định thoát ra theo lối sau chùa. Phùng Thanh Hòa chạy đến giúp Thọ Kỳ một tay, nhờ vậy Thọ Kỳ chiếm thế thượng phong, bắt trói được Vương tráng niên.

Quan Võ trèo xuống hầm kiểm tra, đem lên vàng bạc, sổ sách giấy tờ, hoạ đồ và không phát hiện binh khí cất giấu. Sư Tuệ Năng bị áp giải vào trong nhà xét hỏi, nhà sư ngậm hột thị, cúi gằm mặt không hé răng bất cứ điều gì. Vi Thọ Kỳ định dùng vũ lực nhưng Chương ra hiệu không được vì có mặt sư trụ trì, ông Càn và mấy chú tiểu.

Trời sẩm tối, hai người ở ngoài bến vào làng tìm bọn Vương tráng niên, vừa bước qua cổng chùa đã bị bọn Vi Thọ Kỳ khống chế. Cuối giờ Dậu, Đinh Điền dẫn đại đội Thiết kị đến nơi, dễ dàng bắt giữ toàn bộ người ở ba con thuyền đang neo đậu dưới bến.

Vương tráng niên chẳng cung khai bất cứ điều gì nhưng thuộc hạ của anh ta không được cứng cỏi như vậy. Ngay trong đêm, Đinh Điền dẫn quân Thiết kị ập vào một ngôi chùa khác trong xã Phú Câu và xã bên cạnh, bắt ba nhà sư trẻ. Từ lời khai của đám tay chân, Chương biết được Vương tráng niên tên thật là Phan Vỹ, trưởng tử của Phan Văn Hầu, Sứ tướng đất Tam Đái.

Giao lại sư Tuệ Năng và những người b·ị b·ắt cho quân Thiết kị xử trí. Ngay trong đêm, bọn Chương gấp rút trở về thành Sơn Tây, đem theo Phan Vỹ.

Quân Thiết kị và những người khác ở làng Phú Câu chỉ biết bọn Chương có hổ phù của thống lĩnh quân Thiết kị Lê Phụng Hiểu.