Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 525: Thung lũng Ngàn Hồn




Chương 525: Thung lũng Ngàn Hồn

Nguyễn Lạc Thổ dễ dàng vượt sông Cánh khi nắm trong tay lực lượng thủy quân của Phạm Chiêm và Cao Mộc Viễn. Quân thủy Tam Đái phòng thủ tại khu vực ngã ba sông địch không thể nổi, nhanh chóng b·ị đ·ánh tan. Nguyễn Lạc Thổ đổ quân, vấp phải sự chống cự của quân dân trong vùng, buộc Lạc Thổ phải cử Dương Vũ Thư chỉ huy Thái Bình quân vượt lên trước đội hình tràn vào các làng, bản thu sổ bộ, kiểm đếm nhân khẩu thực tế, bắt giữ nam nhân, kẻ nào chống lệnh trốn khỏi làng bản sẽ bắt cả làng, cả bản chịu tội chung. Bằng cách này, nhiều làng bản nơi bọn Nguyễn Lạc Thổ đi qua đều phải quy thuận nếu không muốn hoạ sát thân.

Cao Mộc Viễn ở lại làm hậu quân giữ đường thủy, Phạm Chiêm đưa Trung đoàn Long Vũ lên đánh bộ, mệnh lệnh không nhân nhượng với kẻ chống đối, bất kể dân hay quân, chỉ 2 ngày từ lúc vượt sông, cánh quân của Nguyễn Lạc Thổ đã áp sát hướng Tây Nam phủ Tam Đái.

Lê Phụng Hiểu đến muộn hơn, uy h·iếp mạn Đông Nam phủ Tam Đái. Trong khi đó Phùng Hiền và hai trung đoàn bộ binh Sơn Tây vây bọc phủ Tam Đái ở mạn phía Đông. Tiểu đoàn Thiên Đức sau mấy ngày hành quân, bắt liên lạc được với cánh Trịnh Tú, nhập làm một uy h·iếp phía Đông Bắc phủ Tam Đái.

Bàn Phù Sếnh điều Tiểu đoàn 31 bộ binh tảo thanh các nơi quân Thiên Đức đã đi qua. Linh Thông Thuận chia quân thành các trung đội độc lập, bắt giữ nam nhân tuổi từ 16 đến 25 trong các làng bản đưa về khu vực ngã ba sông Cánh, giao lại cho Cao Mộc Viễn nhằm giảm thiểu tình trạng họ theo quân Tam Đái chống lại Thiên Đức. Trước tình hình thuận lợi, Cao Mộc Viễn cho một tiểu đoàn lên bờ, phối hợp với bọn Linh Thông Thuận toả ra, tổng cộng có gần một nghìn tráng niên thuộc nhiều tộc người bị bọn Linh Thông Thuận bắt trong khoảng thời gian này.

Phủ Tam Đái là vùng bán sơn địa, mặt Tây Nam sông Phan. Mạn phía Đông Bắc, Bắc và Tây Bắc phủ Tam Đái có những dải đồi núi thấp, xen kẽ có những thung lũng trải rộng. Là thủ phủ, vùng lõi của một sứ quân hùng mạnh cát cứ hơn hai mươi năm, Tam Đái tập trung đông dân cư sinh sống, có thành quách, đồn luỹ dày đặc là điều ai cũng biết. Tuy nhiên, phải đến khi tận mắt trông coi, Chương mới hiểu tiềm lực quân sự của Quảng Trí quân không phải tự nhiên mà có được.

Bên cạnh sông Phan có gò Đồng Dậu, gò cao chừng 6 trượng, rộng đến 20 mẫu, Phan Văn Hầu chọn nơi này làm tiền đồn, bố trí nhiều tháp canh, Cự thạch pháo và huy động vài nghìn người hỗ trợ quân Tam Đái phòng thủ. Có thể nói gò Đồng Dậu như bức tường thành tự nhiên che chắn phía Tây và Nam phủ Tam Đái. Phía bên kia gò Đồng Dậu có thung lũng rộng lớn trải dài đến chân núi Nhĩ, một ngọn núi đất, nơi toạ lạc toà thành Tam Đái.

Theo tin tức tình báo và nhiều nguồn khác, Chương biết Quảng Trí quân rất được lòng dân trong vùng. Anh không lấy làm lạ, nơi này là đất căn bản của một sứ quân, cũng như phủ Thiên Đức vậy. Một sứ quân có mạnh hay không trước tiên dân phải đông và nhiều lúa gạo, có no bụng mới đánh trận được, đó dường như là chân lý muôn thuở từ ngàn xưa và phủ Tam Đái thực sự đông dân.



Nhận thấy t·ấn c·ông gò Đồng Dậu sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là nhân mạng. Chương quyết định tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu hơn. Sau vài ngày điều chỉnh lực lượng, Trung đoàn Long Vũ rút về phía Đông, nhập với Cao Mộc Viễn tiến quân lên thượng nguồn sông Cánh gặp tượng binh của Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu. Cánh quân thống nhất dưới quyền chỉ huy của Trần Quang Diệu tiến về thành Tam Đái trên núi Nhĩ từ hướng Tây.

Trịnh Tú chỉ huy Trung đoàn Sơn cước số 1, Đoàn Chi Lăng, cùng Tiểu đoàn Thiên Đức vây lỏng thành Tam Đái từ phía Đông.

Phùng Hiền được bổ sung thêm quân Thiết kỵ Vũ Ninh, đóng quân tại vị trí trước đó, thu hút binh lực của Phan Văn Hầu. Cùng với, Nguyễn Lạc Thổ chỉ huy các tiểu đoàn tinh nhuệ như Tam Vạn, Long Ngô Động, Kim Động và quân bản bộ sẵn sàng vượt sông Phan đánh sang bất cứ lúc nào.

Hai bên thi gan thêm vài ngày, mỗi bên đều có chủ kiến khác nhau. Phan Văn Hầu ở thế thủ, muốn kéo dài thời gian hòng làm nhụt nhuệ khí đối phương, chờ mỏi mệt mới đánh. Bên đối diện, Chương chủ trương kéo dài thời gian nhằm bố trí binh lực vây lấn, dồn ép từng phần.

Bùi Thị Xuân có trong tay lực lượng tượng binh gần một trăm thớt voi, phối hợp với Phạm Chiêm, Cao Mộc Viễn chia quân thành ba mũi cùng lúc đánh phá đồn luỹ Phan Văn Hầu bố trí ở khu vực rộng lớn nằm khoảng giữa gò Đồng Dậu và núi Nhĩ. Quân Tam Đái tại khu vực này chống trả quyết liệt bằng tất cả những gì họ có như tượng binh, kị binh và bộ binh. Phan Văn Hầu phải điều động một phần binh lực từ gò Đồng Dậu đến tiếp viện. Đồng thời, quân từ thành Tam Đái cũng kéo ra chi viện. Phan Văn Hầu quyết không để quân Thiên Đức chia cắt gò Đồng Dậu và núi Nhĩ.

Có thể xem như gò Đồng Dậu là đầu con trăn, khu thung lũng rộng lớn là thân và thành đất Tam Đái chính là đuôi. Các cụ dạy đánh rắn dập đầu nhưng Chương sử dụng lực lượng nhỏ đánh vào giữa thân với mục đích khiến con trăn phải thu mình lại. Bằng chứng là quân ở thành và gò Đồng Dậu liên tục phải chi viện.

Chương không t·ấn c·ông theo cách mà Phan Văn Hầu mong muốn.

Chiến sự dai dẳng, các trận đụng độ lẻ tẻ diễn ra suốt sáng thâu đêm, liên tục trong hàng chục ngày, bào mòn tinh thần cũng như thể lực của quân sĩ Tam Đái. Trái lại, quân Thiên Đức sử dụng chiến thuật xa luân chiến, ẩn giấu binh lực khiến Phan Văn Hầu khó đoán định quân số t·ấn c·ông có bao nhiêu nhằm dễ bề đối phó.



Không thể ngồi chờ đối phương chia cắt đội hình, Phan Văn Hầu tổ chức lực lượng kị bộ khoảng hơn một nghìn quân từ gò Đồng Dậu đánh Phùng Hiền vì Sư đoàn Sơn Tây trang bị ít hoả lực hơn cả.

Phùng Hiền lui quân bộ binh về sau vài dặm, để Lê Phụng Hiểu giao chiến một trận nhỏ rồi cũng lui. Quân Tam Đái không dám truy vì sợ xa đội hình chính, gặp phục binh chặn hậu. Hai, ba đợt như vậy không khiến tình hình chiến trường thay đổi. Phan Văn Hầu vét người thêm một lần nữa, được hơn bảy nghìn nam thanh nữ tú, nam phụ lão ấu có thể đánh trận, quyết tâm t·ấn c·ông Phùng Hiền. Phùng Hiền lại lui thêm vài dặm nữa, không giao chiến.

Trịnh Tú nhận lệnh phái Tiểu đoàn Thiên Đức t·ấn c·ông đồn luỹ khu vực thung lũng từ phía Đông. Bùi Thị Xuân lần này tập trung toàn bộ tượng binh đánh từ phía Tây. Cao Mộc Viễn chỉ huy thủy quân đánh bộ hỗ trợ tượng binh. Một lần nữa, Phan Văn Hầu lại phải rút bớt binh lực từ gò Đồng Dậu ứng cứu. Quân Tam Đái từ núi Nhĩ kéo xuống vây Bùi Thị Xuân.

Bấy giờ Trịnh Tú sau nhiều ngày tản binh ém quân nay đổ ra đánh thành, chặn đường lui của quân tiếp viện vây đánh Bùi Thị Xuân. Phạm Chiêm dẫn quân Long Vũ vòng sang trái đánh vào sườn đội hình quân Phan Văn Hầu phái từ gò Đồng Dậu xuống cứu viện.

Chiến trường rộng lớn chia thành nhiều đoạn, nhiều khúc, nhiều khu vực. Trước tình thế nguy cấp, Phan Văn Hầu xua vạn dân đã huy động trước đó t·ấn c·ông các cánh quân Thiên Đức.

Bùi Thị Xuân, Phạm Chiêm, Cao Mộc Viễn tạm lui quân về đằng Tây trong khi Tiểu đoàn Thiên Đức nhập với đoàn Chi Lăng chặn đường về thành Tam Đái. Quân Tam Đái trong thành đổ ra đánh, quân muốn về thành sống c·hết xông lên tìm đường về, Trịnh Tú tạm lui binh.



Chương dự liệu việc dân Tam Đái sống c·hết chống lại song không lường hết được, cũng không đành lòng tàn sát và không để Phan Văn Hầu kịp nghỉ ngơi. Anh lệnh cho Nguyễn Lạc Thổ đưa quân vượt sông Phan, t·ấn c·ông gò Đồng Dậu. Đồng thời lệnh Phùng Hiền đưa quân tiến lên, sẵn sàng nhập trận với sự hỗ trợ của năm trăm tay súng Tiểu đoàn Thần Vũ.

Bên cạnh đó, Chương điều động Lê Phụng Hiểu phối hợp với cánh quân Trịnh Tú, quyết cắt đứt gò Đồng Dậu với thành Tam Đái bằng hoả lực mạnh.

Chương thực không muốn đưa ra mệnh lệnh khiến quân phải đánh với dân như thế này song chẳng còn cách nào khác.

Được lệnh dùng thần công, hoả mai, đại bác cầm tay, Hoả pháo liên hoàn và lựu đạn chế áp đối phương. Bọn Trịnh Tú, Lý Thái Dương và Lê Phụng Hiểu bắt đầu cuộc tàn sát mà chính họ cũng không muốn. Ở phía đối diện, Bùi Thị Xuân dẫn đầu đội hình tổng lực đánh tràn qua thung lũng.

Dân đời sau gọi thung lũng trước núi Nhĩ là thung lũng Ngàn Hồn nhằm ám chỉ nơi đó có mấy nghìn người bỏ mạng. Từng bờ ruộng, gốc cây, bụi cỏ đều có xác người.

Nguyễn Lạc Thổ và Phùng Hiền đốc quân t·ấn c·ông gò Đồng Dậu từ hai hướng, bất chấp Cự thạch pháo các loại trút xuống như mưa rào. Đội quân hỗn hợp gần vạn người bố trí trên gò Đồng Dậu tan vỡ ngay khi quân Thiên Đức chiếm được các trận địa pháo.

Con người ta không thể dùng thân mình và tinh thần kiên cường chống lại hoả khí.

Binh bại như núi đổ! Binh sĩ tháo chạy, dân nào còn biết phải làm gì? Xưa nay việc nhà binh chẳng ai dùng dân trộn với quân phòng thủ chung với số lượng lớn như vậy.

Trông thì đông mà vỡ thì mau.

Phan Văn Hầu rút khỏi gò Đồng Dậu mở đường máu về thành Tam Đái cùng hơn nghìn thân binh. Đó là tất cả những gì còn lại của Sứ tướng họ Phan.

Hơn một vạn quân Thiên Đức vây kín núi Nhĩ gọi hàng, Phan Văn Hầu quyết cố thủ với hơn hai nghìn binh sĩ trung thành còn lại. Chương không vội cho quân công thành mà vây lỏng, gọi hàng và dành thời gian cho ba quân thu dọn chiến trường, tiễu trừ giặc c·ướp, đối phó với tàn quân tập kích.