Chương 499: Ý định của mỗi người
Kỳ hiệu trên nhiều tháp canh dọc bờ sông được kéo lên bay phần phật trong gió, binh sĩ trên tháp canh trông ra, binh sĩ đứng dưới ngóng lên nhưng hơn nửa canh giờ trôi qua mà đoàn chiến thuyền vẫn chưa có dấu hiệu sẽ cập bờ mà chiến thuyền Thiên Đức cũng đã di chuyển gần hơn. Đại pháo chưa bắn xuống sông, trừ khi Lý Uy đưa thuyền vào. Cao Tòng Chinh cho phất kỳ hiệu nhiều lần nhưng vẫn không có hồi đáp.
Thêm nửa canh giờ nữa trôi qua, mặt trời đứng bóng, gió thổi thuận, Lý Uy chậm rãi cho thuyền di chuyển thì thủy quân Thiên Đức bắt đầu bắn một loạt đạn chặn đường rồi ngưng. Lý Uy cho chiến thuyền dạt ra, thêm hai ba lần như vậy khiến Cao Tòng Chinh nộ khí xung thiên song chẳng biết nên mắng chửi bên nào cho hả giận. Cao Quang Chương hay chuyện vội chạy ra nắm tình hình, thấy cù cưa mãi sẽ chẳng đến đâu. Lại thấy Lý Uy ngại giao chiến, không rõ tiến hay lui, cập trái hay đáp phải vô cùng khó đoán.
Nhìn thây quân sĩ c·hết mấy hôm đắp chiếu đã bốc mùi, ruồi nhặng vo ve, nếu không tính sớm khó mà yên lòng quân chưa kể bệnh dịch có thể l·ây l·an trong tiết trời oi nồng và ẩm ướt. Cao Quang Chương bất ngờ đưa ra một quyết định khá lạ, ông sẽ dùng thuyền nhỏ chèo ra thương lượng với quân Thiên Đức chứ không phải giục Lý Uy mau cho thuyền vào chuyển quân. Cao Quang Chương không ưa Lý Uy nhưng chuyện phớt lờ quân ta ra nói chuyến với quân địch quả là hiếm thấy. Biết được ý định của cha, Cao Tòng Chinh nằng nặc đòi đi. Anh ta nói:
- Đằng nào con cũng phải c·hết, trông thấy mặt kẻ đó chẳng lấy gì làm thiệt. Hắn có uy doanh trong quân hẳn cũng không phải kẻ khó nói một vài câu.
Cao Tòng Chinh mình trần cầm đại một kỳ hiệu, chọn bừa một thuyền nan và hai người lính chèo ra giữa sông, xuôi một quãng ngắn về hạ lựu. Con thuyền chậm rãi khua mái chèo. Một thuyền Mông Đồng ra chặn lại hỏi nguyên do, Cao Tòng Chinh xưng danh:
- Tả vũ vệ binh triều Cao Tòng Chinh xin được gặp thống soái thủy quân Thiên Đức có chuyện cần thương thảo, mong các anh giúp cho.
Chiếc thuyền nan thô sơ vốn bé tẻo teo cập gần mạn soái thuyền Yết Kiêu to lớn khiến nó nhỏ đến đáng thương, vừa hay lại tương xứng với tình thế hiện tại.
Yết Kiêu thân hình vạm vỡ, nước da đen sạm vì nắng gió khoác chiến bào đứng bên mạn thuyền trông xuống. Cao Tòng Chinh thoáng ngạc nhiên vì nếu không dựa vào tác phong uy nghiêm và tả hữu đứng hai bên thật khó mà biết người tráng niên đầu quấn khăn màu nâu kia là Yết Kiêu. Sau đôi ba câu chào hỏi, Cao Tòng Chinh đi thẳng vào mục đích:
- Mạt tướng mong ngài thống lĩnh mở lòng từ bi, cho thuyền Hữu tướng Lý Uy cập bờ đem xác tử sĩ và binh sĩ b·ị t·hương trở về La thành. Mạt tướng biết đề nghị này xem chừng quá phận nhưng anh em nằm phơi dưới nắng mưa thật không cam lòng.
Yết Kiêu hỏi:
- Bao nhiêu thương binh, tử sĩ?
Cao Tòng Chinh đáp:
- Thưa ngài, chúng tôi có khoảng ba trăm tử sĩ và chừng đó người b·ị t·hương cần được cứu chữa.
Yết Kiêu đưa tay lên che trán nhìn về phía xa, nơi bóng chiến thuyền La thành chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay, anh lại hỏi:
- Cần bao nhiêu thuyền?
- Dạ… mười thuyền sẽ chở hết được.
- Các anh có một canh giờ và mười lăm thuyền cập bến, chỉ cần hơn một cái chúng tôi sẽ bắn phá tất cả.
Dứt lời Yết Kiêu nói với người đứng bên cạnh:
- Truyền lệnh lui binh 1 dặm, hưu chiến 1 canh giờ, chỉ neo soái thuyền canh chừng!
Rồi anh quay lưng trở vào trong, tả hữu ai no việc lấy chẳng quan tâm đến Cao Tòng Chinh và chiếc thuyền nan bé nhỏ đang tròng trành vì soái thuyền chậm rãi lui dần về sau một quãng ngắn tỏ rõ thiện chí. Cao Tòng Chinh quay vào bờ đem theo bao mối hoài nghi nhân sinh và tự hỏi liệu Yết Kiêu có lật lọng hay không? Cao Tòng Chinh biết bản thân chẳng phải kẻ hoạt ngôn nhưng Yết Kiêu dễ dàng đồng ý quá khiến Tòng Chinh đâm ra hoang mang.
Nghe con trai thuật lại đầu đuôi, Cao Quang Chương thoáng nhíu mày nhìn về soái thuyền Yết Kiêu đã lui xa neo giữa dòng.
- Mau khiêng tử sĩ xuống sát mép sông, phất kỳ gõ trống gọi thuyền vào xem sao.
Thấy chiến thuyền Thiên Đức lùi xa, thuyền chiến La thành chậm rãi tiến lên rồi cập bờ. Cao Tòng Chinh báo rằng chỉ có một canh giờ và 15 thuyền cập bến, nhiều hơn sẽ bị t·ấn c·ông. Tất nhiên chẳng ai dại mà gây chuyện. Cao Tòng Chinh đốc thúc đưa tử sĩ lên thuyền, mỗi thuyền chở được đến bảy mươi tử sĩ do xếp chồng lên nhau. Thương binh nặng nhẹ ngồi bó gối hoặc nằm úp thìa, vừa đủ 11 thuyền.
Bốn thuyền còn lại thực là bài toán nan giải vì chẳng thể chất được một nghìn năm trăm quân có lẻ! Cao Tòng Chinh xin ý kiến, Cao Quang Chương bảo:
- Ưu tiên con một và ốm yếu, bệnh tật!
Thêm gần hai trăm con người hối hả lên thuyền như thể sợ chủ tướng đổi ý. Cao Quang Chương đứng trên cao nhìn toàn cảnh mà lòng mang nhiều tâm tư khó nói.
Bên kia dòng sông mênh mông, Từ Quý Châu và Liêu Nhất Khổng trông thấy tất cả. Mãi đến khi chiếc thuyền cuối cùng gắng sức rời bến sang ngang, Từ Quý Châu mới hỏi Liễu Nhất Khổng:
- Tiên sinh thấy thế nào?
Liêu Nhất Khổng nhăn mặt đáp:
- Quân ở lại xem như chẳng về được La thành nữa rồi!
- Tại hạ nên hiểu theo nghĩa nào đây?
Liêu Nhất Khổng cười mũi, liếc Từ Quý Châu mà rằng:
- Từ tiên sinh lại đùa bỡn ta rồi! Họ có thể hàng hoặc c·hết, theo tiên sinh thì họ chọn cái nào?
Từ Quý Châu thở dài một hơi mới nói:
- Yết Kiêu đã gieo vào lòng cha con họ Cao một thứ gì đó, thứ mà các tay sống dưới lưỡi đao thường hay nói.
- Nghĩa khí ư? Như vậy bọn họ sẽ toàn mạng!
- Càng lúc ta càng nghiêng về khả năng… trù liệu của tiên sinh chẳng còn mơ hồ nữa. Lý Uy đến cứu mà như không cứu, nếu có dũng khí của một đại tướng hẳn ông ta sẽ bất chấp mà tương trợ.
Liêu Nhất Khổng lại nói:
- Tại hạ nghe Lý Uy có hiềm gì đó với nhà họ Cao, thực hư không biết.
Từ Quý Châu cười nhạt:
- Nếu quả có chuyện như vậy thì ta vô cùng ngạc nhiên với cách điều binh khiển tướng của Lý Sứ tướng.
- Người c·hết không biết nói và… kẻ bất trung chẳng ai tin. Tại hạ ngờ rằng Lý Uy nhân cơ hội này mà bỏ đá xuống giếng.
Từ Quý Châu chợt hỏi:
- Vậy hai ta cần phải ở đây nữa không, theo tiên sinh?
- Lý Uy sẽ sớm đến gặp hai ta và đưa ra một mối lợi nào đó hòng che mắt. - Liêu Nhất Khổng chua chát. - Kẻ vong quốc nào được chọn, thôi thì gió chiều nao nghiêng chiều ấy vậy.
Cả hai sánh vai đến một gốc cây cao loay hoay trèo lên. Những người khác trong đoàn cũng chọn những vị trí thích hợp quan sát mọi diễn biến dưới sông. Xa xa mé đằng Tây thấp thoáng bóng dáng quân sĩ La thành khiêng tử sĩ lên bờ.
- Liêu tiên sinh, mấy hôm vừa rồi tôi đã suy ngẫm kĩ càng và… nhân tài trong thiên hạ ai cũng muốn ăn sung mặc sướng, ai chẳng muốn lưu danh thiên cổ hoặc… như Liêu tiên sinh, muốn phục thù rửa hận.
- Tiên sinh cứ nói, chúng ta đâu xa lạ gì.
- Tiên sinh nên tìm cách đầu quân sang Thiên Đức, nơi ấy sẽ có đất dụng võ hơn La thành.
Liêu Nhất Khổng ngạc nhiên hỏi:
- Tiên sinh thì sao?
- Ta còn thân thuộc gần hai mươi người… Tiên sinh một thân một mình làm gì cũng chẳng vướng bận.
Cả hai ngồi vắt vẻo trên cành cây im lặng theo đuổi những suy tính riêng, mãi đến lúc Lý Uy bước nhanh như chạy, xởi lởi bắt chuyện với mọi người trong đoàn cử đi giám trận. Dù Lý Uy kín đáo nhưng Từ Quý Châu và Liêu Nhất Khổng đều thấy những vật lạ luồn qua ống tay áo của người đối diện khi Lý Uy choàng vai bá cổ họ. Đối với hai môn khách người thiên hạ, thái độ của Lý Uy có đôi chút khúm núm, trái ngược với tên huý của ông ta. Lý Uy tha thiết mời hai vị môn khách quá bộ đến phủ đệ để đích thân Uy hầu rượu. Từ Quý Châu và Liêu Nhất Khổng nhận lời mà chẳng cần suy nghĩ. Trong ống tay áo của hai môn khách có thứ gì đó hơi nặng vừa được Lý Uy luồn tay đặt vào. Uy cười cầu tài:
- Nắng nôi thế này thật khổ cho nhị vị đại nhân. Lý Uy tôi nhận mệnh Sứ tướng đi giải vây cho Cao lão tướng quân, xông pha nơi hòn đạn mũi tên mới đem về được đến tám trăm thương binh, tử sĩ và quân bị ốm. Nhị vị đại nhân là thượng khách của triều đình, Lý Uy ngày sau mong được nhị vị giúp đỡ cho và nhất định chẳng quên ơn.
Lý Uy đi rồi, Từ Quý Châu nói nhỏ:
- Ta sẽ không ngạc nhiên nếu thứ trong ống tay không phải là một nén vàng.
Liêu Nhất Khổng giơ ra hai ngón tay, nhếch miệng cười, nụ cười có phần khinh miệt, chán nản. Từ Quý Châu đưa cho Liêu Nhất Khổng phần đã nhận và bảo:
- Tiên sinh cần lộ phí, lợi dụng nhộm nhoạm mà lỉnh đi, ta sẽ vu cho Thiên Đức.
- Từ tiên sinh, ngày sau nếu còn cơ duyên gặp lại, Liêu Nhất Khổng sẽ bái tiên sinh làm huynh trưởng.
- Cùng vong quốc giúp nhau là lẽ nên làm, tiên sinh đừng suy nghĩ nhiều mà làm gì.
Bóng tối buôn dần trên mặt sông mênh mông tĩnh lặng, nhóm giám quân ngồi ăn bữa tối đạm bạc giữa bốn bề lau sậy, cây cối um tùm. Mọi người đều rất vui bởi sau chuyến đi này ai trở về cũng đem 1 nén vàng cùng những khoản hậu hĩnh Lý Uy sẽ sai người gửi đến tận cửa.