Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 489: Liễu Môn Nhân mưu sĩ




Chương 489: Liễu Môn Nhân mưu sĩ

Trần Văn Lộng chỉnh đốn binh mã, muốn ngay lập tức t·ấn c·ông nhưng mưu sĩ Đương Chu và Liễu Môn Nhân một mực ngăn cản. Liễu Môn Nhân người Vân Nam, dạo trước ở La thành làm môn khách tại phủ Sứ tướng Lý Mẫn và hiện tại kề vai sát cánh với Trần Văn Lộng. Liễu Môn Nhân là tác giả bày ra Phương trận và rất tự tin vào trận pháp này bởi Vạn Xuân vốn xứ man di. Nhờ những hiểu biết đem theo từ quê hương, Liễu Môn Nhân được trọng vọng tại La thành. Hôm nay vừa giáp trận kẻ thù đã khắc chế trận pháp bằng những cách vô cùng đơn giản: Mỡ lợn đun sôi, giả nhịp trống trận khiến quân sĩ mới vừa quen với trận pháp lúng túng.

Tận mắt chứng kiến uy lực thần khí trứ danh đánh bay hàng chục quân sĩ cầm khiên đồng cùng một lúc, Liễu Môn Nhân không khỏi hoang mang dù rằng đã nghe q·uân đ·ội Thiên Đức vô cùng mạnh.

- Bỉ nhân còn có Quân đoàn trận pháp. - Liễu Môn Nhân nhấn mạnh bằng chất giọng lơ lớ. - Nhưng thời gian gấp gáp ba quân chưa thành thục chẳng thể áp dụng thực chiến được. Điều tiên quyết phải khắc chế được thần khí của bọn Thiên Đức.

Đương Chu liền nói:

- Thứ đạn đó uy lực mạnh, lấy nhu chế cương như Thiên Đức quân từng làm trước đây lúc chống lại Vũ Ninh vương và Phan Văn Hầu là dùng ván gỗ, tre đan nhiều lớp sau đó bện rơm, làm ẩm trát bùn mới có thể giảm phần nào uy lực. Tuy nhiên…

Đương Chu khệ nệ bê cục sắt tròn lên rồi thả xuống, phủi tay mà rằng:

- Tại hạ cho rằng làm như vậy chỉ chống đỡ lúc những quả đạn này rơi từ trên cao xuống. Còn như bắn thẳng… Sứ tướng đã tận mắt trông thấy thứ này đánh sập cổng thành, bởi thế cần tránh đối đầu trực diện.

Liễu Môn Nhân bèn hỏi:

- Đương tiên sinh dạy chí phải! Tại hạ còn một điều chưa rõ, ấy là thứ tạo ra t·iếng n·ổ đanh gọn như sấm sét đó là gì và khắc chế ra sao? Quân sĩ của ta b·ị t·hương bởi thứ đó rất nhiều, máu không ngừng chảy. Nếu không khắc chế được sợ rằng tinh thần chiến đấu ba quân sẽ hoang mang lắm.

- Vẫn cứ là bện rơm rồi làm ẩm che chắn bên ngoài tấm khiên. - Đương Chu khẳng định. - Tại hạ đã kiểm tra các v·ết t·hương của binh sĩ, nhận thấy chủ yếu bị ở phần chân và mặt, nơi không có giáp hoặc khiên che chắn.

Nói đoạn Đương Chu lấy ra những mảnh kim loại nhỏ hình thoi, hình tam giác sắc cạnh đặt lên bàn, nói thêm:

- Quả sấm sét ấy văng ra những thứ này, binh sĩ dính phải, nặng thì mất máu dẫn đến m·ất m·ạng, nhẹ thì b·ị t·hương nhưng… tinh thần hoảng loạn mới đáng sợ!



Liễu Môn Nhân xem xét kỹ các mảnh kim loại nhỏ bằng đầu ngón tay với đủ hình thù nhưng điểm chung là chúng đều được mài nhọn các cạnh. Tiếp đó, Liễu Môn Nhân cầm một thanh đoản đao do binh sĩ thu được nộp lên tấm tắc khen:

- Nhẹ, gọn, sắc bén! Tại hạ thực lấy làm kinh ngạc với trình độ rèn đúc v·ũ k·hí của Thiên Đức. Binh khí do họ làm ra vượt trội về mọi mặt, thật khó tin. Ngày còn ở Vân Nam, tại hạ từng nghĩ Đại Vũ quân vô địch thiên hạ khi sở hữu binh khí, trận pháp vượt trội, nay được mở mang tầm mắt.

Trần Văn Lộng nãy giờ ngồi đăm chiêu, nghe hai mưu sĩ trao đổi cũng chưa nghĩ ra cách đối phó. Lộng vốn nghĩ Phùng Hiền trẻ người non dạ sẽ nóng máu là xua quân, Bố Giáp cũng chẳng khác là mấy nhưng Phùng Hiền lại chọn phòng ngự, điều này khác với tính cách của hai chiến tướng.

- Hai vị tiên sinh đừng quên bọn Thiên Đức còn chưa nhập trận. Yết Kiêu đóng quân cách nơi này non mười dặm đường chẳng hiểu cớ làm sao lại án binh bất động.

Nghe Trần Văn Lộng đặt ra nghi hoặc, Đương Chu và Liễu Môn Nhân tạm dừng bàn luận. Liễu Môn Nhân nêu giả thuyết:

- Vạn Thắng vương muốn dùng tinh binh Sơn Tây đánh với ta ắt có thâm ý, thưa Sứ tướng.

Trần Văn Lộng lập tức để ý, Liễu Môn Nhân nói thêm:

- Vạn Thắng vương muốn mau kiểm soát thành Sơn Tây và nhân cơ hội này điều cấm quân và Phùng gia quân lên tiền tuyến hòng tiêu hao bớt binh lực.

Đương Chu bổ sung:

- Liễu tiên sinh nói phải đấy ạ. Vạn Thắng vương mưu mô xảo quyệt, chẳng khó để nhận ra thâm ý của hắn. Hắn dùng người Sơn Tây đánh người Sơn Tây, dẫu bên nào chiến thắng cũng hao binh tổn tướng, hắn có lợi. Sứ tướng nghĩ mà xem, nếu hắn thực lòng thu nạp Phùng gia quân cớ sao không cấp thần khí mà chỉ cho một nhúm quân tinh binh đi cùng sử dụng hoả khí mạnh?

- Tuy vậy không thể khẳng định chắc chúng ta dự liệu đúng. - Trần Văn Lộng chau mày suy ngẫm. - Ý của hai tiên sinh là Yết Kiêu đứng ngoài chờ cho hai bên đánh nhau sứt đầu mẻ trán mới nhập trận ư?

Đương Chu và Liễu Môn Nhân cùng gật đầu đồng tình với lời Lộng vừa nói ra. Trần Văn Lộng thở dài:



- Nay mai Ngô Tất Sắc đưa binh đến trợ giúp, nếu Yết Kiêu có dây máu ăn phần cũng chẳng đáng lo. Chờ thêm dăm ba ngày nữa quân tiếp viện từ La thành sẽ đến. Chúng ta có vạn quân, Yết Kiêu và Phùng Hiền dồn sức đánh cũng khó mà thắng khi nơi này chẳng có thành quách. Chúng mà dồn binh về đây đánh với ta, thành Sơn Tây sẽ là miếng mồi ngon cho Ngô Tất Sắc và Lý Sứ tướng đại nhân. Vạn Thắng vương là linh hồn Thiên Đức quân, lấy vạn mạng người đổi vẫn có lợi. Quân đó không có hắn tự sẽ tan vì các hổ tướng dưới quyền.

Liễu Môn Nhân bèn thưa:

- Như vậy chúng ta cần chỉnh đốn binh mã quyết đánh một phen để Yết Kiêu nhập trận. Thật tiếc là kỵ binh của chúng ta quá mỏng nên khó cơ động.

Trần Văn Lộng gọi quân hầu vào truyền lệnh ba quân mau chóng chặt tre đan thành các tấm phên ba lớp, mỗi lớp lèn rơm bện vào giữa. Đồng thời trưng tập thêm quân sĩ người Vân Nam với mức thù lao hậu hĩnh. Chiều muộn hôm ấy, Trần Văn Lộng tỏ ra mừng rỡ khi thám mã báo tin Ngô Tất Sắc điều gần hai nghìn thổ binh tiếp viện bằng đường thuỷ theo lối Hắc Giang, dự kiến chiều ngày hôm sau sẽ có mặt ở Đông Chinh vương phủ. Trần Văn Lộng đã biết quân Thiên Đức đóng giữ ở bản doanh cũ của Ngô Tất Sắc và cũng vừa biết quân Thiên Đức mới hạ trại ở làng kẻ Đối.

Sự thực, Trần Văn Lộng muốn Ngô Tất Sắc cho quân theo đường bộ chặn đường lui của Phùng Hiền hoặc chí ít là uy h·iếp từ bên sườn. Tuy nhiên, Thiên Đức quân đóng ở Thượng Sơn khiến Ngô Tất Sắc không dám mạo hiểm đi đường bộ, đành phải chọn đường thuỷ, vì vậy không thể đem theo đại binh do hạn chế về phương tiện. Và vì theo đường thuỷ, quân tiếp ứng phải vòng vèo qua dãy núi Vua hay còn gọi là Tán Tròn do nhìn từ xa núi Vua tròn như cái tán. Cũng chính vì phải băng rừng nên Ngô Tất Sắc chọn thổ binh và số ít tinh binh.

Trong khi đó Lê Phụng Hiểu mai phục mãi chưa thấy tin tức quân Ngô Tất Sắc, phải đến khi Trịnh Tú sai thám mã cấp báo, Phụng Hiểu mới hay đối phương đã chọn lộ trình khác. Lê Phụng Hiểu chẳng thể nhớ đã bao lần vồ hụt con mồi và tự nhận định bản thân chưa có duyên, chưa lập công lao tương xứng từ ngày nắm quân Thiết kỵ. Tập hợp tướng sĩ D321 và D324 lại, Lê Phụng Hiểu lên dây cót tinh thần và cùng hạ quyết tâm không thể trở về tay trắng. Phùng Nguyên Hoàn và một số người khác cùng có chung nhận định, một khi Ngô Tất Sắc đưa quân theo đường thuỷ sẽ chọn một trong hai vị trí đổ quân là cây gạo nghìn năm hoặc bến đò Đồng Quan bởi từ hai địa điểm nay đường sá tương đối đi.

- Binh mã của chúng ta dùng mai phục nên không thể chia ra làm hai. - Lê Phụng Hiểu nói. - Phải chọn ra một trong hai nơi mà theo các cậu, nghĩa là… nếu các cậu cầm quân thì sẽ chọn điểm nào đổ quân? Phải suy tính thật kỹ kẻo công cốc hết cả đám.

Sau một hồi suy ngẫm, An Nhữ Hầu, chàng trai Đằng Châu hiện chỉ huy D321 Vũ Ninh, đưa ra ý kiến cá nhân. An Nhữ Hầu sẽ chọn đổ quân ở bến đò Đồng Quan vì hai lẽ, thứ nhất vì bến đò thuận lợi, đổ binh nhanh và thứ hai, đường từ Đồng Quan đến Đông Chinh vương phủ tuy có một đoạn khó đi, binh sĩ phải leo núi nhưng đoạn sau bằng phẳng, dễ đi.

Phùng Nguyên Hoàn đồng tình:

- Cây gạo nghìn năm mặc dầu có chỗ đổ quân cũng dễ từ hồi lưu dân Vân Nam cư ngụ nhưng quả thật đường sá gồ ghề khó đi, cây cối rậm rạp và… có cả thú dữ ạ.

- Chúng ta cũng chưa nắm rõ được binh lực của chúng! - Phụng Hiểu lại nói. - Theo hai cậu, bọn chúng có bao nhiêu quân?

An Nhữ Hầu đáp:



- Chừng ba nghìn ạ!

Phụng Hiểu chờ đợi câu trả lời của Nguyên Hoàn, anh chàng bặm môi suy nghĩ một hồi rồi chậm rãi nói:

- Ngô tướng… à… Ngô tặc mới tự xưng Phong Châu mục, dạo kéo quân tháo chạy thu nhặt tàn binh có được độ dăm nghìn. Sơn Vi đất rộng người thưa, giả như Ngô tặc thu nạp được thì trong khoảng thời gian ngắn không thể điều đi ba nghìn được đâu. Theo tôi đoán, Ngô tặc sẽ dụng đám thổ binh người thượng cho lần này, họ đi rừng giỏi. Hơn nữa Ngô tặc không dại gì đưa quân bản bộ của ông ta đi xa như thế.

Lê Phụng Hiểu, An Nhữ Hầu và những người có mặt đều cho là Nguyên Hoàn nói có lý.

- Tôi nghĩ Ngô tặc chỉ phái khoảng hai nghìn quân thôi ạ. - Nguyên Hoàn nói với giọng khá tự tin.

- Nếu thổ binh là quân tiếp viện, bên cạnh khả năng đi rừng và vô cùng khoẻ mạnh thì yếu điểm của chúng nằm ở khâu tổ chức. - Lê Phụng Hiểu nói. - Thời gian ngắn, thổ binh thu thập từ nhiều bản làng, tộc người khác nhau sẽ là điểm yếu chí mạng.

Lê Phụng Hiểu vuốt lại hoạ đồ cho phẳng phiu, dùng viên than nhỏ vẽ một đường thẳng từ bến đò Đồng Quan đến Đông Chinh vương phủ rồi ngước lên hỏi Nguyên Hoàn:

- Cậu là thổ địa, hãy tính xem đặt phục binh ở chỗ nào có lợi. Ta tin ở cậu!

Phùng Nguyên Hoàn cho gọi những binh sĩ D324 là người bản địa hoặc thông thuộc vùng này đến hỏi chuyện. Có hai binh sĩ cùng cho biết gần làng Cẩm Lĩnh ở chân núi vua, các Đông Chinh vương phủ hơn chục dặm đường có một thung lũng nhỏ rất thuận lợi tập trận hay đánh trận, dễ giấu binh mã. Lê Phụng Hiểu ngồi xếp bằng tròn hai tay khoanh trước ngực suy ngẫm lung lắm, bộ hạ ngồi cạnh bên người nọ nhìn người kia giữ im lặng chờ đợi.

- Phục binh trên cao đánh xuống mới phải nhưng từ chỗ chúng ta đến đấy đặt phục binh trên núi sẽ khó. Dấu vết để lại sợ không qua mặt được những kẻ đi rừng lão luyện.

Vừa nói, ánh mắt Lê Phụng Hiểu nhìn xa xăm:

- Cái lợi nằm ở chỗ thung lũng này gần đến Đông Chinh vương phủ, đường sá thông thuận chúng mất cảnh giác. Ta có kỵ binh, phải tận dụng triệt để tính cơ động, càn lướt, đánh nhanh rút gọn tránh sa đà.

Đoạn Phụng Hiểu nói An Nhữ Hầu và Phùng Nguyên Hoàn:

- hai cậu mỗi người dẫn theo một đại đội tiền trạm, bỏ nhạc ngựa, ngậm tăm là đi.

An Nhữ Hầu cùng Phùng Nguyên Hoàn tức tốc lên đường. Lê Phụng Hiểu dẫn binh mã còn lại đi sau chừng hai dặm. Để tránh tai mắt quân tế tác, bọn Lê Phụng Hiểu phải đi theo đường vòng nhưng bù lại ngựa tung vó chạy băng băng trên những đoạn đất bằng.