Chương 488: Phương trận, Lan Ngư phủ và mỡ lợn
Phùng Hiền chọn cách thủ bởi chưa rõ Trần Văn Lộng sẽ điều binh khiển tướng ra sao, như Lý An nói thì đây là lựa chọn rất hợp lý. Quan sát thêm một hồi Lý An bèn mách cho Phùng Hiền và Nguyễn Văn Giáp:
- Dẫu ta chưa biết Trần Văn Lộng dùng phép binh ra sao nhưng ba quân dưới trướng tiến thoái theo nhịp trống, chiên và màu sắc kỷ hiệu, anh thấy chứ?
Hai người cùng gật đầu. Đối với hai vị tướng đất Sơn Tây thì chuyện này đâu có gì lạ. Bao năm nay điều binh giao chiến đều theo phép đó cả, tuy cách sắp đặt có thể khác nhau nhưng tựu trung lại đều phải theo hiệu lệnh tù và, nhịp trống, nhịp chiêng, tinh kỳ… Đoán hai người còn chưa thực hiểu rõ, Lý An lại nói:
- Ta lúc trước cũng dùng trống chiêng làm hiệu lệnh nhưng Thiên Đức quân đánh trận trước hết dựa theo kế hoạch đã định, vào trận giao chiến chỉ nhìn bóng tinh kỳ mà tiến hay thoái chứ không dùng trống chiêng. Giữa nơi nhiều tạp âm, sinh tử trong đường tơ kẽ tóc, chẳng phải lúc nào cũng nghe đúng trống hiệu.
Phùng Hiền và Bố Giáp cho là đúng. Lý An bảo hai người lắng nghe và phân biệt một số nhịp trống thi thoảng lặp đi lặp lại, so sánh với biến động trong các đạo của đối phương. Sau cùng Lý An kết luận:
- Mưu sĩ bên cạnh Trần Văn Lộng là kẻ có thực lực nhưng phép luyện binh cần có thời gian cho ba quân nhuần nhuyễn, chưa kể xung trận còn phải phối hợp giữa kỵ, bộ, tượng và pháo nữa.
Phùng Hiền hiểu dụng ý của Lý An, anh nói:
- Ý thầy có phải dùng kế gậy ông đập lưng ông không ạ?
- Nhất thời chúng ta chưa thể rành rẽ nhưng ghi nhớ những nhịp trống lặp đi lặp lại ấy để bắt chước khiến ba quân r·ối l·oạn là một chước hay. Ta biết hai vị rất muốn bắt sống Trần Văn Lộng giữa trận tiền. Nhưng ta nghĩ hai vị nên gạt bỏ ý định ấy đi.
Lý An chỉ vào những kỳ hiệu nhiều màu sắc trong ánh nắng sớm và bảo:
- Nếu giáp trận phải ưu tiên diệt quân cầm kỳ có màu đơn sắc, không phải nhắm đến soái kỳ. Quân loạn tất sẽ thắng.
Phùng Hiền và Bố Giáp cùng chắp tay, cúi đầu cung kính mà rằng:
- Tạ ơn thầy đã chỉ dạy!
- Hãy dành thời gian đọc cho xong “Mạc gia diệu lý yếu lược” rồi bổ sung thêm kinh nghiệm trận mạc vào đấy. Nhớ nhé.
Đoạn Lý An quay lại nhắc Lan Ngư phủ:
- Này cậu ngư phủ, trong tay cậu chỉ có tổng cổng ba chục khẩu pháo thôi đấy!
Lan Ngư phủ đứng nghiêm trang, giọng chắc nịch:
- Xin thầy cứ yên lòng, tôi sẽ không để thầy thất vọng.
Lý An nhìn ba người ở ba độ tuổi khác nhau, cười lớn rồi leo xuống. Phùng Hiền cho nổi ba hồi trống dồn truyền lệnh đến ba quân chuẩn bị sẵn sàng. Lan Ngư phủ chọn ra hai trong số các kỳ hiệu đặt sẵn trước mặt từ lúc nào, anh chàng dùng hai kỳ hiệu nhỏ cùng màu để điều chỉnh hướng bắn và tầm xa của những khẩu thần công. Chỉ huy các khẩu đội sẽ dựa theo màu kỳ trong tay Lan Ngư phủ mà khai hoả. Nếu chỉnh tầm bắn, kỳ hiệu bên tay trái người chỉ huy sẽ đổi màu. Trường hợp đổi hướng bắn, kỳ hiệu bên tay phải sẽ đổi màu kết hợp với một số động tác tay đơn giản khác. Còn như hai kỳ hiệu cùng giơ lên cao khua liên tục, đó là tín hiệu thần công phải chuyển làn ngưng bắn.
Nhìn đội hình địch quân chậm rãi bước đều bước và các binh sĩ thu hẹp khoảng cách các hàng dọc với nhau rồi nhập thành một khối. Hàng quân đầu tiên giơ khiên đồng che chắn, các hàng phía sau che khiên lên đầu và hai hàng dọc bên sườn đeo khiên nơi cánh tay. Giáo dài trổ lên tua tủa chẳng khác nào một con nhím. Lan Ngư phủ ngạc nhiên thốt lên:
- Đội hình Phương trận!
Phùng Hiền đang chăm chú theo dõi vội hỏi ngay:
- Cậu biết sao?
Lan Ngư phủ cười rất khó tả:
- Một trong những bài sơ đẳng đối với sĩ quan cấp đại đội khi theo học Trường quân sự Vạn Xuân. Đội hình này thích hợp khi chống quân kỵ và pháo đá khi tác chiến trên địa hình bằng phẳng. Các anh nhìn xem, từ ba đạo lớn họ chuyển đổi thành hàng chục đạo nhỏ có hình khối. Trông như thế kia thì… xem nào… 144 quân mỗi đội, tổng có… 15 đội vị chi…2.160 quân chứ không phải ba nghìn!
Phùng Hiền quay ra nhìn Bố Giáp, hai người ngạc nhiên không nói thành lời. Phùng Hiền bèn hỏi:
- Có cách nào phá chúng không?
Lan Ngư phủ đáp:
- Nhược điểm khi dùng đội hình Phương trận là di chuyển chậm chạp, khó xoay sở. Nếu có tượng binh thì dễ phá nhất, còn không thì dùng hoả công.
Phùng Hiền nghe như thế định nói với xuống truyền lệnh dùng hoả tiễn quấn bùi nhùi nhưng Lan Ngư phủ ngăn kịp, anh nói:
- Cách đó vô dụng vì chúng dùng khiên đồng.
- Vậy dùng cách nào?
Lan Ngư phủ đáp rằng:
- Chúng ta dùng dầu sôi!
- Hả? - Phùng Hiền tròn mắt hỏi lại.
- Anh có thể giúp tôi hoà hoãn chừng một khắc đồng hồ không? Chừng đó thời gian đủ để đun sôi số mỡ lợn dùng cho ba trăm quả đạn.
Phùng Hiền ngoái nhìn về trận tiền, Bố Giáp đứng bên liền đề nghị:
- Để tôi ra nói chuyện phải quấy với thằng giặc ấy!
Bố Giáp tụt nhanh xuống dưới, nhảy phóc lên ngựa phi ra khỏi bản trận, chỉ có một quân hầu cầm cờ cưỡi ngựa chạy theo ông. Trong lúc Bố Giáp uốn ba tấc lưỡi nói chuyện phải quấy với Trần Văn Lộng, ngỏ ý dừng cuộc chiến sau đó định ranh giới thì Lan Ngư phủ hối ba quân bỏ mỡ lợn ra đun cho sôi. Lan Ngư phủ chẳng thể nào nghĩ đến trường hợp phải dùng Cự thạch pháo nên đã không chuẩn bị sẵn loại đạn đặc chế này. Bên cạnh các niêu đất đựng dầu sôi, Lan Ngư phủ cho di chuyển Cự thạch pháo đặt hướng chính diện, đốt các niêu đất đựng dầu lạc sẵn sàng bắn.
Bố Giáp cưỡi ngựa trở về bản trận bỏ lại sau lưng lời mắc nhiếc của ba quân dưới quyền Lộng. Đối với Lộng thì hành động vừa rồi của Bố Giáp thể hiện bọn Phùng Hiền đã lo sợ trước khí thế của Lộng. Lộng thực muốn đánh sòng phẳng với Phùng Hiền bởi trong mắt Lộng thì Phùng Hiền chỉ là một thằng trẻ ranh ngồi ghế Sứ tướng so thanh thế nhà họ Phùng mà thôi.
Trống trận lại nổi lên, Trần Văn Lộng thúc quân tiến, nhìn rất bài bản. Bên phía này, Phùng Hiền truyền ba quân giữ im lặng như lời Lý An, Yết Kiêu vẫn hay nhắc trước đó. Thiên Đức quân trước giờ nhập tĩnh lặng ghi nhớ các mệnh lệnh cần thực hiện và chỉ hò reo xung trận khi kỳ soái được phất lên.
Lan Ngư phủ không chút hồi hộp trong khi Phùng Hiền và Bố Giáp có chút nôn nao. Họ chưa từng thấy cách bày trận như đang thấy và muốn tận mắt trông thấy Lan Ngư phủ hoá giải ra sao. Cả Phùng Hiền và Bố Giáp đều thán phục trước chàng trai trẻ đang đứng gần bên. Anh chàng này trạc tuổi Phùng Nguyên Hoàn nhưng có phần đĩnh đạc, giáp trận không chút nao núng mà trái lại, vô cùng tự tin và điềm tĩnh. Phùng Hiền nhận ra trình độ của tướng sĩ dưới quyền anh thực khó mà so với tướng sĩ Thiên Đức mà anh từng tiếp xúc. Mấy năm trước anh đến Thiên Đức tương trợ, bây giờ thì đội quân nhỏ nhoi ấy đã trưởng thành vượt bậc, thật khó tin nhưng cũng phải tin.
Đội hình Phương trận 15 khối vuông xếp hai hàng so le tiến đến gần hơn, một loạt tiễn bắn đo tầm rơi trước bản trận khoảng 10 trượng. Tiễn đo tầm được bắn ra từ những cây cung trận tương đối lớn, tầm bắn xa trung bình 50 mươi trượng. Mà đội hình cung thủ Trần Văn Lộng đặt sau đội hình Phương trận.
- Khoảng cách còn 30 trượng!
Lan Ngư phủ nói đủ cho Phùng Hiền và Bố Giáp cùng nghe.
- Hai mươi trượng!
Lan Ngư phủ đổi kỳ hiệu màu khác giơ thẳng lên trời, ba quân im phăng phắc, cùng hướng mắt nhìn về tháp canh trên cao chờ đợi.
Lan Ngư phủ dõng dạc:
- Hướng chính diện bắn 5 loạt, dầu nóng, sẵn sàng!
Kỳ hiệu phất một cái thật mạnh, gần như ngay lập tức 15 Cự thạch pháo nhất loạt bắn những niêu đất, miệng bịt giấy dó, bên trong đựng dầu sôi bay v·út lên cao thu hút vạn ánh nhìn.
Phía đối diện, Cự thạch pháo vội bắn trả, các quả đạn rơi cách bản trại hơn mười trượng. Binh sĩ Sơn Tây đã được dặn trước nên cứ ba người thành một nhóm đưa khiên gỗ bọc sắt do Vạn Thắng vương trang bị cho lên che chắn. Bởi dùng v·ũ k·hí lạnh và xác định Trần Văn Lộng dùng pháo đá t·ấn c·ông nên toàn bộ binh sĩ Sư đoàn Sơn Tây được trang bị mũ sắt, kiếm, đao hoặc thương do Thiên Đức sản xuất. Về chất lượng thì không cần bàn cãi khi các loại v·ũ k·hí cùng có điểm chung là sắc bén, nhẹ và rất cứng. Đối với binh sĩ Sơn Tây thì điều này khiến họ vô cùng phấn khởi.
Hàng chục niêu đất rơi xuống những tấm khiên đồng của hai “con nhím” ở hướng chính diện gây ra tổn thương nhất định. Lan Ngư phủ hiệu chỉnh cho Cự thạch pháo bắn thêm ba loạt thì giải tán luôn 2 trong số 15 con nhím trước khi chuyển hướng dội cấp tập toàn bộ số niêu đất đựng dầu vừa chuẩn bị vào những con nhím còn lại gây bỏng cho hàng trăm binh sĩ của đối phương.
Trần Văn Lộng phản pháo, đá bay đến như mưa rào nhưng chỉ gây t·hương v·ong nhẹ cho vài chục binh sĩ Sơn Tây.
Lan Ngư phủ dùng hoả pháo bắn quả nổ chặn quân hai bên cánh đang có ý định tràn lên trong khi toàn bộ thần công đều tập trung rót đạn vào hướng chính diện có ý khoét sâu đội hình của đối phương. Những quả đạn sắt có sức công phá mạnh kéo theo đôi ba quả nổ thực sự là cơn ác mộng đối Trần Văn Lộng.
Biết đối thủ không có nhiều thần khí, một mặt Lộng đốc các đội hình Phương trận tiếp tục tiến lên áp sát quân Sơn Tây. Mặt khác, Lộng điều hậu quân hỗ trợ cho hai bên cánh tràn lên phải đối mặt với Cự thạch pháo lúc này đã đổi sang dùng đạn nổ
Phùng Hiền điều quân tả hữu ra chống lại, hai bên cận chiến nhưng Cự thạch pháo và hoả pháo liên tục rót đạn vào phía sau lưng đội hình t·ấn c·ông. Song song với đó, Phùng Hiền cho quân nổi trống nhái theo một số nhịp khiến đội hình Phương trận lúng túng khiến Lộng phải đánh chiêng lui binh về điểm xuất phát, chịu tổn thất hơn một nghìn tinh binh chỉ trong chưa đầy nửa canh giờ.
Phùng Hiền không thừa cơ cho quân tràn lên bởi các khẩu Cự thạch pháo của Lộng. Thay vào đó anh cho đội hình lùi về sau một trăm trượng, kiểm đếm lại quân số, đưa hơn ba trăm binh sĩ b·ị t·hương về tuyến sau.
Phùng Hiền và Bố Giáp mất hơn một trăm binh sĩ, đối với hai người thì tổn thất này thực khó mà tin được.