Chương 476: Dân vận và ly gián
Tình trạng mười binh sĩ đi lấy nước chỉ về một, hai, chẳng ai hay biết binh sĩ đào ngũ hay b·ị b·ắt mất khiến Đông Chinh vương nghe mà thêm lo, đốc thúc bọn Ngô Tất Sắc, Dương Sàn, Tĩnh Mịch Thiền sư mau tìm cách. Ngoài nước uống, lương thực cũng là điều cần lưu tâm khi kho ngày một vơi mà không có quân tiếp phẩm. Dẫu tăng cường quân kỷ, kẻ nào đào thoát b·ị b·ắt sẽ chém đầu tại chỗ nhưng cứ sau một đêm, sáng ngày ra điểm quân lại thiếu mất cơ số binh sĩ.
Trong khi đó, theo kế của Đặng Công Chất, Phùng quân do Phùng Hiền cử hỗ trợ cưỡi chiến mã đến gần doanh của Tĩnh Mịch Thiền sư ra rả từ sáng đến khuya, thông báo tất cả binh sĩ Sơn Tây trót dại theo Đông Chinh vương tạo phản đều được miễn tội, kêu gọi binh sĩ trong doanh mau tìm đường trở về làng. Còn như ai bắt binh sĩ ngoại bang giao nộp sẽ được thưởng 1 thạch lúa, miễn luôn quân dịch cho gia quyến.
Thiên Bình ở thành chẳng ngơi tay, nàng có danh sách ba quân các doanh Sơn Tây, mời Phùng Hiền đến gặp. Sau đó Phùng Hiền sai quân đến những làng mạc gần thành khuyên cha mẹ, anh em, vợ con những binh sĩ trong quân phản loạn mau tìm cách trốn về. Kèm với đó dán cáo thị cho biết Sơn Tây vương không truy cứu chuyện cũ, chỉ bắt những kẻ đầu têu chịu tội. Chẳng khó đoán khi sau đó làng này mách làng kia, hàng nghìn người đủ già trẻ, lớn bé bế bồng nhau đến thành Sơn Tây kêu gọi chồng con mau hạ giáo quy hàng.
Ngoài thành Sơn Tây, hàng trăm người cũng kéo đến chỗ bọn Phạm Ngũ Lão đóng quân mà gọi con cháu về nhà. Tĩnh Mịch Thiền sư điên máu, cho quân nống ra đuổi nhưng quân Thiên Đức dễ dàng dùng súng pháo chặn lại. Gia quyến binh sĩ có quân Thiên Đức bảo vệ, lại biết thống lĩnh trại quân là một gã sư hổ mang người nơi khác thì thi nhau mạt sát Tĩnh Mịch Thiền sư.
Phùng Hiền hỏi Yết Kiêu:
- Anh nghĩ cách này sẽ hiệu nghiệm chứ?
Yết Kiêu tự tin đáp:
- Chúng tôi chưa từng thất bại khi thực hiện kế sách này. Bên cạnh mục đích khiến lòng quân dao động thì mưu kế của Đại Thắng Lý Hoàng hậu sẽ khiến tướng sĩ không có gốc gác Sơn Tây trong quân Đông Chinh vương sẽ khó ăn ngon ngủ yên.
- Anh ám chỉ nội bộ bên ấy làm loạn?
- Loạn giữa quân Sơn Tây theo Đông Chinh vương và đám thuộc hạ của những Tĩnh Mịch Thiền sư hay Dương Sàn. Như tù binh khai báo, đám ấy chẳng đến ba nghìn.
- Trong quân ấy có cả những thổ binh, khuất phục họ không dễ đâu.
- Vạn Thắng vương từng khuất phục thổ binh vùng Lạng Giang, Chi Lăng. - Yết Kiêu nói. - Phạm Ngũ Lão từng tham gia chiến dịch đó nên cậu ta thừa biết bản thân cần phải làm thế nào cho đúng. Tôi thực muốn tách quân Sơn Tây, quân thổ binh miền thượng và đám lâu la phương Bắc ra. Bản chất bọn chúng vì lợi mà tụ họp thì cũng vì lợi mà tan đàn xẻ nghé cả thôi.
Phùng Hiền lấy làm tâm đắc hỏi thêm:
- Mấy ngày qua tôi để ý thấy tướng Thiên Đức… nói sao nhỉ… phải rồi! Các anh có cái nhìn và lối suy nghĩ tương đồng với nhau. Lạ hơn nữa, tướng thì trẻ măng mà phó tướng lại già dặn. Có phải Vạn Thắng vương muốn có nhiều chiến tướng nên sắp đặt như vậy?
Yết Kiêu liền giảng giải:
- Anh nói đúng nhưng chưa đủ. Đúng là vì Vạn Thắng vương muốn có nhiều chiến tướng. Nắm đội Kim Động hay Thiên Đức đều là tướng, theo cách gọi của anh. Họ mới đôi mươi và… nhân thân của họ thì… Phùng Sứ tướng, anh biết không? Cái cậu trẻ măng nắm đội Thiên Đức là cháu nội Lý Lệnh công, còn hai cậu kia từ châu Đại Hoàng đầu quân. Cách chọn tướng Thiên Đức không đặt nặng võ nghệ và muốn trở thành tướng thì phải học liên tục. Tất cả chúng tôi đều học chung ở một nơi gọi là trường quân sự nên nền tảng sẽ giống nhau.
Phùng Hiền nghe vậy liền nói:
- Sơn Tây có Giảng Võ đường huấn luyện tướng sĩ, hẳn nó giống như trường quân sự bên Thiên Đức?
- Theo mô hình ở kinh sư phải không? Giảng Võ đường dạy về võ, về cung nỏ, hành binh… còn trường quân sự Thiên Đức ngoài những món ấy thì dạy chính trị, tư tưởng, lý luận.
Phùng Hiền ngạc nhiên hỏi:
- Chính trị, lý luận là gì?
- Quân sĩ do dân đẻ ra, phải lấy dân làm gốc, v·ũ k·hí chỉ là công cụ, đánh bại ý chí của đối phương mà không dùng công cụ là ưu tiên hàng đầu. Anh có thể hiểu nôm na như vậy.
Phùng Hiền trầm ngâm suy nghĩ một hồi lại thắc mắc:
- Nói vậy Thiên Đức đặt dân lên đầu ư? Bấy lâu nay thiên hạ thuộc về vua, bách tính là con dân của vua, chỗ này hình như…
- Vạn Thắng vương nhờ bà lão vớt trên sông, ban đầu vì bách tính huyện Thiên Đức mà dựng cờ, sau lại vì bách tính Siêu Loại mà xuất binh. Người trong thiên hạ sẽ nói Vạn Thắng vương mị dân, thực tế đám văn sĩ Vạn Xuân vẫn rao giảng điều ấy. Vạn Thắng vương chẳng phản bác, chỉ biết các vùng Thiên Đức đang kiểm soát, dân chúng có cuộc sống no đủ. Nếu ví ngôi cửu ngũ chí tôn là thuyền, bách tính nâng thuyền cũng có thể lật thuyền, Vạn Thắng vương đã dạy như thế. Sứ tướng ạ! Quan điểm lòng dân, nhân tâm bách tính ở Sơn Tây và Thiên Đức khác nhau đấy.
- Trung quân ái quốc? Anh muốn đề cập đến việc này? Hôm qua tôi diện kiến Đại Thắng Lý Hoàng hậu, người có nói lòng dân Sơn Tây không thuận theo vương thượng nên mới sinh cớ sự và có giảng giải cho tôi.
- Anh thấy sao?
- Quả thực nền móng vương nghiệp Sơn Tây xây dựng dựa trên ân đức tiên vương để lại cùng với ủng hộ của một số dòng họ, Phùng gia là một thí dụ. Dòng họ nào cũng muốn mình lợi, một khi người đứng đầu dòng họ hoặc quan quân có tầm ảnh hưởng sinh lòng khác sẽ mệt lắm. Nói lòng dân Sơn Tây hướng về thực chất là các dòng họ lớn có theo hay không mà thôi. Thành bị vây khốn nào thấy lòng dân hướng về.
Yết Kiêu vỗ nhẹ lên vai Phùng Hiền:
- Qua chính biến anh hiểu ra được như vậy thì đất Sơn Tây chẳng bao giờ lo nữa. Vạn Xuân chia năm xẻ bảy cũng vì nguyên nhân tương tự. Theo quan điểm của chúng tôi thì bách tính đặt lên đầu, dòng tộc chỉ là một phần trong bách tính.
- Còn vị trí của Vạn Thắng vương?
- Tôi chưa dám nói các vùng khác vì thời gian chưa đủ lâu nhưng muốn đánh vào phủ Thiên Đức trước hết anh phải diệt sạch dân Thiên Đức bởi họ sẽ là những người đầu tiên cầm đòn gánh đánh anh. Họ bảo vệ Vạn Thắng vương vì Vạn Thắng vương chăm lo cho họ, điều tưởng chừng giản đơn ấy mấy ai làm được.
Phùng Hiền lại hỏi:
- Vạn Thắng vương có thực người trời không?
- Hình như anh từng hỏi tôi rồi, Vạn Thắng vương chưa từng nói ngài là con trời mà luôn tự nhận bách tính làm cha mẹ.
Phùng Hiền thở dài, buồn rầu mà nói:
- Nếu bách tính Sơn Tây thực có lòng thì Đông Chinh vương chẳng thể huy động được chừng ấy binh mã.
Yết Kiêu hạ giọng:
- Dẹp bọn Đông Chinh vương và đám tay chân bằng hoả khí chẳng khó. Anh cứ bình tâm. Tôi tin rằng ngày sau dân Sơn Tây sẽ không như trước nữa.
Phùng Hiền đứng dậy đi đi lại lại một lúc rồi chợt đổi chủ đề:
- Giả như Sơn Tây thuộc Thiên Đức thì Sơn Tây vương, tướng sĩ và các dòng tộc sẽ ra sao?
- Tôi không phải Vạn Thắng vương nên chẳng thể trả lời thay ngài ấy. Tuy vậy, dựa trên những gì tôi trả qua thì tôi nghĩ mọi thứ sẽ chẳng khác là mấy. Sơn Tây vương vẫn là Sơn Tây vương nhưng vui thú điền viên, vương tử được đào tạo thành chiến tướng hay văn quan. Ai có sức làm giàu cứ ra sức làm giàu, nhiều binh sĩ về làm nông dân còn anh, thưa Sứ tướng, tôi sẽ chẳng lấy làm lạ khi anh sẽ trấn thủ, nắm giữ binh quyền vùng này.
Phùng Hiền khẽ chau mày. Yết Kiêu thấy vậy cười mà rằng:
- Nhưng anh sẽ phải học một khoá 3 tháng trước khi đảm nhiệm chức vụ ấy. Nếu anh không trấn thủ ở đây thì sẽ là một nơi nào đó tương tự.
Phùng Hiền so vai thừa nhận khả năng ăn nói cũng như thuyết phục của Lý Hoàng hậu và Yết Kiêu.
Ngoài trận tiền, cụ thể là ngoài doanh của vị sư hổ mang, bách tính đến ngày một đông, hết lời khuyên can, kêu gọi quân Sơn Tây buông khí giới về với vợ con. Nhiều bà cụ tuổi ngoài ngũ tuần cùng những người đàn bà tuổi mới bốn mươi cất giọng oanh vàng sỉ vả chán chê thì gọi tên chồng con dù chẳng biết chồng con có trong doanh hay không. Tĩnh Mịch Thiền sư tức tối song chưa thể làm gì.
Quả thật những lời kêu gọi có tác dụng dù chưa nhiều. Một số binh sĩ trong doanh bắt đầu to nhỏ với nhau tỏ ý không thích những kẻ chung hàng ngũ mà khác tiếng nói. Và rằng Tả tướng đã bỏ trốn, Tả vũ vệ m·ất m·ạng, Tả uy vệ b·ị b·ắt thì tiền đồ khó sáng. Ngoài Ngô Tất Sắc có chút khả năng thì ba quân chẳng còn tướng nào đủ sức đối đầu với Bố Giáp và Phùng Sứ tướng. Giả như Đông Chinh vương lên ngôi, bảy phần đám môn khách thiên hạ sẽ ngồi trên đầu trên cổ ba quân.
Lợi dụng ca trực giác, quân cảnh giới làm lơ rồi theo chân binh sĩ đào ngũ ra khỏi trại, khiêng theo ba thuộc hạ của Tĩnh Mịch Thiền sư b·ị đ·ánh ngất. Gần trăm binh sĩ trốn theo cách ấy, quân trong doanh bắn tiễn ào ào, hò nhau truy bắt nhưng chỉ số ít đuổi theo và không bao giờ quay lại. Bọn họ chỉ cần chạy qua cánh đồng rộng chừng 1 dặm, giao nộp v·ũ k·hí, khai những gì họ biết sau đó về thành trình diện là xong. Điều này khiến Tĩnh Mịch Thiền sư sợ hơn giao chiến, lập tức hạ lệnh nhổ trại lùi về hạ trại sát với đại quân. Trong quá trình nhổ trại, bóng đêm lại nuốt mất hàng trăm người khác. Nghị bàn các tướng vào gà gáy, Đông Chinh vương thêm lo khi chỉ trong chưa đầy một đêm có hơn nghìn binh sĩ đào thoát. Cá biệt có cả một đội quân hơn trăm người đốt đuốc đi tuần phòng, đuốc tắt rồi chẳng thấy tăm hơi. Đến sáng ngày ra, chính những quân sĩ ấy lại đứng trước trận tiền cất lời chiêu dụ quân trong các doanh.
Việc dùng bách tính chiêu dụ quân phản loạn trở giáo tiến hành gần như đồng thời ở cả ba mặt. Ngoài kết quả vài trăm binh sĩ trốn ra hàng thì cái được hơn cả chính gây nghi kị trong quân, nhen nhóm mối bất hoà do lợi ích giữa các toán quân lớn nhỏ với nhau.
Đó mới thực là nguy hiểm.