Chương 475: Tả vũ vệ thất trận
Trần Bá Tiên là gã cáo mượn oai hùm, hắn mưu sự đều vì bản thân chứ chẳng có phò tá cho ai! Tại sao ư?
Nhắc lại Dương Sàn hội quân được với Đặng Nguyên. Đặng Nguyên biết thành Sơn Tây có viện binh Thiên Đức thì trong lòng sinh lo lắng. Năm xưa, trong đội tinh binh theo chân Phùng Hiền đến Thiên Đức có Đặng Nguyên. Bởi một lần tham chiến và ở vùng đó mấy ngày, Đặng Nguyên nhận thấy quân Thiên Đức lúc ấy lực lượng chưa đông nhưng vô cùng thiện chiến, đặc biệt có trang bị những thứ thần khí uy lực, rất khó đối địch. Thiên Đức nay đã khác xưa, kiểm soát phân nửa đồng bằng châu thổ, binh lực hẳn không thể xem thường.
Đặng Nguyên không nói ra nhưng trong lòng nhen nhóm suy nghĩ, nếu bất lợi, vó ngựa chỉ còn nhắm phương Nam mà chạy. Dương Sàn đến hối thúc Đặng Nguyên mau t·ấn c·ông mặt Đông thành hòng phân tán binh lực của Phùng Hiền. Đặng Nguyên trù trừ dăm ba ngày rồi cũng đành nghe theo vì tình hình thay đổi. Điểm binh xuất quân được gần ba nghìn người, đích nhắm chính là trại quân hiện do Nguyễn Văn Giáp đang đóng. Hành quân được nửa đường, thám mã do Đặng Nguyên cử đi trước đó báo tin đại quân bị vây bọc bên cánh tả, Phùng Hiền có ý định cắt các nguồn nước. Dương Sàn và Đặng Nguyên tạm dừng thu thập thêm tin tức. Dương Sàn đề nghị Đặng Nguyên chuyển mục tiêu sang hướng Tây Bắc đánh giải vây cho đại quân. Đặng Nguyên lập tức đồng ý vì nghĩ dẫu sao giao chiến với Nguyễn Văn Giáp cũng khó mà thắng. Thêm nữa, đội quân vây bọc, cắt nguồn nước tuy đông nhưng hầu hết là dân binh và thống lĩnh có thể là Phùng Nguyên Hoàn, một tướng trẻ.
Phạm Ngũ Lão, Đinh Điền và Lưu Cơ ẩn giấu binh mã, một số vận y phục quân Sơn Tây nên thám báo của Đặng Nguyên không dò la được. Theo nhận định chủ quan của Dương Sàn và Đặng Nguyên, quân Thiên Đức sẽ trú đại binh ở trong thành. Đạo quân Dương - Đặng đi suốt đêm, gần tới sáng tạm nghỉ chờ tin từ phía trước đưa về.
Thám mã khẳng định các toán be bờ tát nước mỗi toán hơn kém trăm người khuân đất đá, tre nứa chắn các dòng suối từ phía Bắc đổ xuôi xuống mạn phía Nam từ mấy ngày trước. Tĩnh Mịch Thiền sư dẫn binh ra đuổi đánh thì đám be bờ ngăn dòng bỏ chạy nhưng vẫn bu quanh quân Tĩnh Mịch Thiên sư không cho đem nước về.
- Dấy binh gấp quá không tính đến đường nước. - Đặng Nguyên phàn nàn.
Dương Sàn không để tâm vì sự đã rồi, Sàn lại bàn:
- Bây giờ tôi với đại nhân chia hai đường đánh úp bọn nó. Tĩnh Mịch Thiền sư thấy kỳ của ta khắc toả quân ra phối hợp.
Đặng Nguyên nghe theo, chia mỗi người nắm một nửa binh mã hiện có âm thầm cùng tiến đánh. Trời tảng sáng, Đặng Nguyên và Dương Sàn đổ quân ra đánh. Những toán dân binh từng dưới cờ Trinh Phù quân dựng hàng trăm lán tạm ven sườn đồi, gò cao vừa trông thấy bóng cờ Tả uy vệ từ đằng xa liền hò nhau cắm đầu tháo chạy như ong vỡ tổ. Một số nhóm có ý chạy về hướng Tây Nam về thành lại trông thấy bọn Dương Sàn hò nhau chặn đường phải tháo ngược trở lại
- Một đám ô hợp! Thực không hiểu vì sao Tả vũ vệ lại thua trong tay bọn này!
Được đà, Đặng Nguyên cùng Dương Sàn cho quân tràn lên truy đuổi hòng bắt sống. Lạ thay đuổi các toán dân binh này đến mấy sườn đồi thì mất dạng. Dưới chân đồi ngổn ngang những nông cụ phục vụ đào bới. Đặng Nguyên một sai quân men theo mấy con suối nhỏ phá hết bờ ngăn, mặt khác tung quân leo ngược lên đồi lùng bắt dân binh. Có được chiến thắng chóng vánh, Đặng Nguyên thầm khinh rẻ bọn Dương Sàn, Tĩnh Mịch Thiền sư là lũ giá áo túi cơm chỉ giỏi bày trận trong trướng.
Dương Sàn dẫn binh đuổi một hồi, mất dấu mục tiêu bèn sinh nghi nên thận trọng thu quân. Sai quân thám mã toả ra dò la, đồng thời bắt liên lạc với Tĩnh Mịch Thiền sư. Quá Ngọ thám mã báo về cho Dương Sàn và Đặng Nguyên rằng dân binh tháo chạy về hướng núi, dễ phải đến nghìn người, chẳng có hàng lối.
Khơi được dòng, bắt được liên lạc với Tĩnh Mịch Thiền sư trấn cánh hữu đại quân, bọn Đặng Nguyên lấy làm vui mừng. Tĩnh Mịch Thiền sư thở phào, cắt một nghìn quân tăng viện cho Dương Sàn, nói với Sàn nhất định phải xuôi phía Nam đánh bọn Nguyễn Văn Giáp đang đóng quân cách Sàn chừng hai chục dặm. Dương Sàn trả lại quân bản bộ cho Đặng Nguyên. Nguyên trấn tạm dọc theo một con suối, dự định sớm hôm sau sẽ xuôi xuống phía Nam, phối hợp với Dương Sàn đánh Bố Giáp.
Đầu giờ Sửu, trống cầm canh vừa điểm một lúc, những binh sĩ cảnh giới ven bờ suối đồng loạt bị hạ mà không ai hay biết. Hàng trăm bóng đen trườn bò vào doanh tạm hạ gục thêm một số binh sĩ trong tĩnh lặng bằng những đòn hiểm thay vì những lưỡi dao sắc bén. Tiếng chó sủa nhấm nhẳng cùng đàn ngỗng kêu quàng quạc đánh động quân binh gõ chiêng báo động. Trại quân tạm bỗng chốc nhốn nháo đốt thêm đuốc. Những bóng người như từ dưới đất chui lên bất thần đánh ngã nhiều binh sĩ, tiếp đó là âm thanh đinh tai nhức óc nối tiếp nhau nổ rền vang xé toạc màn đêm yên tĩnh. Từ mạn bờ suối, hàng trăm tay súng nhất loạt hô xung phong, vừa chạy vừa khai hoả tới tấp.
Đặng Nguyên chạy ào ra khỏi trướng, đoán đã trúng kế của đối phương, Đặng Nguyên sai quân khua chiêng trống lui quân nhưng trống trận đã bị nhắm đến từ đầu, chiêng khua loạn chẳng biết đường tiến thoái ra sao. Thậm chí tiếng tù và cũng r·ối l·oạn, chẳng thể phân biệt được.
Số là Phạm Ngũ Lão, Đinh Điền và Lưu Cơ đã chia quân thành các đại đội đào hào ẩn nấp ở các vị trí khó đi lại phía bên kia các ngọn đồi, quân thám mã chưa rà soát kỹ địa hình. Đinh Điền dẫn một đại đội bò vào cốt loại bỏ quân hiệu. Chiêng với tù và chẳng khó để Đinh Điền và binh sĩ bắt chước quy ước khi Phùng Hiền mách nước. Bên trong đánh ra, bên ngoài đánh vào cùng lúc khiến ba quân dưới trướng Đặng Nguyên nhốn nháo tìm đường thoát thân.
Đặng Nguyên ngắm tình thế ngày một xấu khi đối phương đã đột nhập được vào trung quân trong khi hiệu lệnh, mệnh lệnh không thể truyền được đến ba quân. Đến lúc lựu đạn nổ cách trướng soái độ hai mươi trượng thì Đặng Nguyên chỉ còn cách lên ngựa dẫn quân hầu rút chạy. Quân sĩ trong trại thấy bóng kỳ soái tướng di chuyển cũng chạy theo, chẳng lòng dạ nào mà cầm gươm chống đỡ. Nhờ thế, Kim Động quân dễ dàng phá trại, bắt sống hơn ba trăm binh sĩ của đối phương tại trận.
Đặng Nguyên thúc ngựa chạy ra khỏi doanh chưa đầy một dặm, bỗng thấy quân mã chạy trước mở đường bị t·ấn c·ông bởi hàng chục t·iếng n·ổ lớn, nghĩ có phục binh, Đặng Nguyên vội ra roi dẫn tàn quân chạy dạt sang bên tả có ý tìm đến trại Dương Sàn cách đó chừng hai dặm về phía chính Đông. Lưu Cơ, Phạm Ngũ Lão dẫn quân truy đuổi, nổ súng bắt hàng thêm hơn hai trăm tàn quân. Phạm Ngũ Lão gặp Phạm Kính Ân giữa trận tiền tay bắt mặt mừng vui không kể xiết.
Phạm Kính Ân bám theo Đặng Nguyên chưa từng lơ là nhưng chưa tiện bề hành động mà chuyên tâm thu thập tình báo gửi về thành Sơn Tây. Thấy trong doanh có nhiều t·iếng n·ổ nối tiếp nhau, đoán quân Thiên Đức đã ra tay. Trong đêm tối, thấy đèn đuốc sáng rực vội vã kéo nhau ra theo lối cửa Nam của doanh tạm liền cắt đường chặn lối dùng lựa đạn đẩy Đặng Nguyên chạy về hướng Đông. Giao tù binh lại cho quân Phùng doanh, quân Kim Động chia thành ba đại đội đuổi theo Đặng Nguyên vì hướng ấy đã có âm thanh đì đùng theo gió vọng đến.
Tiểu đoàn bộ binh Thiên Đức dưới quyền chỉ huy của Lý Thái Dương vừa tròn tuổi đôi mươi, con trai Lý Tài, cháu nội Lý Lệnh công thay vì dùng lối tiềm nhập, nở hoa trong lòng địch lại dùng thân tre tự chế bắn lựu đạn vào doanh tạm của Dương Sàn. Cùng với đó, binh sĩ Tiểu đoàn Thiên Đức tiếp cận ngoài bờ rào thi nhau ném quả nổ như mưa rào gây kinh hoảng cho đối phương.
Lý Thái Dương là một sĩ quan trẻ, theo học trường quân sự từ lúc 17 tuổi, từng tham gia một số trận đánh ở Lạng Giang, Vũ Ninh trong vai trò trợ lý tác chiến và mới được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Thiên Đức. Lý Thái Dương rất xông xáo và tỏ ra là một chỉ huy thông minh, có triển vọng. Sở dĩ Lý Thái Dương quyết định dùng hoả lực mạnh chế áp đối phương là bởi Dương Sàn và phần đông binh sĩ thuộc quyền không phải người Vạn Xuân. Giống như binh sĩ Tiểu đoàn Long Ngô Động, Luy Lâu hay Súng trường, quân sĩ trực thuộc Tiểu đoàn Thiên Đức đều là người Siêu Loại cũ, tuổi đều còn trẻ nên xông pha không phải bàn cãi. Việc Chương quyết định bổ nhiệm Lý Thái Dương vừa tròn hai mươi tuổi làm Tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn chủ lực là có dụng ý xâu xa ít người hiểu được. Tham mưu trưởng tạm thời của tiểu đoàn là cựu binh Đặng Công Chất và Tiểu đoàn phó Triệu Văn Khoát. Nhiệm vụ của Chất và Khoát chính là dìu dắt, cố vấn cho những chỉ huy trẻ trưởng thành. Lý Thái Dương chỉ huy nhưng quyền quyết định sau cùng do Đặng Công Chất. Tất nhiên Đặng Công Chất đồng thuận với ý kiến của Lý Thái Dương.
Quân đông gấp ba, bốn lần và đề cao cảnh giác nhưng trước hoả lực mạnh, Dương Sàn liệu thế địch không nổi, phải rút về hướng Tĩnh Mịch Thiền sư trú quân. Lý Thái Dương truy theo một quãng, bắt được hơn trăm tù binh chậm chân. Đặng Nguyên lúc này vừa mới kéo tàn binh đến, còn chưa kịp bàn thảo, tàn quân một lần nữa tản mát hết lượt. Đặng Nguyên tính chạy theo Dương Sàn nhưng đội hình bị chia cắt, lại nghĩ chui đầu vào rọ không phải là cách hay. Bởi thế, Đặng Nguyên dẫn theo bộ tướng tháo chạy về phương Nam.
Bấy giờ theo hiệp đồng và tin tình báo, Nguyễn Văn Giáp điều động binh mã nhích lên phía Bắc đón lõng đề phòng tàn quân phản loạn chạy về Nam. Đặng Nguyên cùng bộ tướng đụng một đạo binh nhỏ chắn lối nên đánh tràn qua mở đường chạy. Nguyễn Văn Giáp biết được liền dẫn hơn ba trăm kỵ binh tách khỏi trung quân quay vó ngựa đuổi theo, đến sáng thì bắt kịp. Nguyễn Văn Giáp chẳng nói chẳng rằng đốc quân tràn vào đánh. Đặng Nguyên và các bộ tướng vừa chống đỡ vừa tìm đường chạy. Mấy trăm binh sĩ Tả uy vệ tháo chạy suốt đêm đã mệt, sức cùng lực kiệt, lại thấy Nguyễn Văn Giáp trực bắt tướng chứ không lạm sát quân nên bảo nhau vứt hết khí giới không chống cự nữa.
Đặng Nguyên hết đường chạy, bị Nguyễn Văn Giáp quây kín, Giáp chỉ mặt Đặng Nguyên mắng rằng:
- Chủ tướng của ông tạo phản, lại dẫn binh La thành đến vây vương thượng. Ông ăn lộc vương thượng mà có lòng phản trắc, cúi đầu nghe theo sắp đặt của đám người thiên hạ. Nay thất trận lại muốn nương nhờ Trữ quân, liệt tổ liệt tông nhà họ Đặng có đội mồ sống dậy cũng không tha cho ông huống gì ta! Mau giơ tay chịu trói, đừng để ta phải xuống tay.
Đặng Nguyên vứt kiếm quy hàng, Bố Giáp trói gô Đặng Nguyên và bộ tướng dẫn về thành Sơn Tây, tuyên bố tha bổng cho quân sĩ Tả vũ vệ nên không kẻ nào bị trói, thu dụng những người này dưới cờ Hữu quân.
Lý Thái Dương và Lưu Cơ dàn quân đối diện trại của Tĩnh Mịch Thiền sư khiêu khích. Tĩnh Mịch Thiền sư và Dương Sàn cưỡi ngựa ra khỏi bản trại, muốn đánh tay đôi với tướng Thiên Đức. Phạm Ngũ Lão muốn đánh với Tĩnh Mịch Thiền sư, chẳng ai cản. Lưu Cơ nhường cho Đinh Điền, một chàng trẻ tuổi sức khoẻ hơn người, lại thêm côn pháp chẳng thua kém ai ra giao chiến với Dương Sàn. Bốn người quần nhau từ trên lưng ngựa lẫn dưới đất bằng, Phạm Ngũ Lão và Đinh Điền có sức trong khi Tĩnh Mịch Thiền sư và Dương Sàn bù lại bằng sự từng trải. Sau gần nửa canh giờ không phân được thắng bại nên hai bên đều lui.