Chương 472: Tao ngộ chiến
Phùng Thanh Hòa dẫn quân bản bộ đụng với đám Dương Sàn lo bảo vệ sườn phải cho Đông Chinh vương. Phùng Thanh Hòa cưỡi chiến mã vung trường côn tả đột hữu xung, quân theo vó ngựa của Hòa dũng mãnh chẳng kém. Dương Sàn binh đông đốc quân xa luân chiến, Phùng Thanh Hòa đánh mãi chẳng tạo được đột biến nào trên chiến trường mà bóng chiều đã ngả. Đại quân của Đông Chinh vương đã tràn được vào thành. Ngẫm tình thế nguy khốn, Phùng Thanh Hòa không sa vào quần chiến nên thu binh, vừa đánh vừa lui dần về hướng Tả môn nhằm bảo vệ đường rút của quân dân trong thành. Phùng Thanh Hòa suy tính, một khi Sơn Tây vương rời thành, Hòa sẽ lĩnh đội tiên phong đánh vỗ vặt Đặng Nguyên.
Tính là như vậy nhưng mọi chuyện chẳng dễ dàng. Hòa lui binh thì Dương Sàn xua quân đeo bám, đánh lấn, có ý vây Hòa vào giữa hòng dễ bề tiêu diệt. Đông Chinh vương có dặn, bắt được bộ tướng của Phùng Hiền là thượng sách. Quân sĩ Phùng gia phò trợ nhà Lý, Đông Chinh vương cai quản Sơn Tây tự nhiên tướng sĩ họ Phùng sẽ theo. Dương Sàn không có ý nhận hàng binh, càng không muốn nhận hàng những tướng bấy lâu trung thành với vương nghiệp của Sơn Tây vương. Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Có như vậy bọn Trần Bá Tiên, Dương Sàn, Tĩnh Mịch Thiền sư ngày sau mới có chỗ đứng chân vững như bàn thạch.
Phùng Thanh Hòa dẫu thân mãnh tướng, binh sĩ thuộc quyền ra sức đánh trả, binh tướng hao phân nửa mà bọn Dương Sàn tưởng như chẳng thiệt là bao. Phùng Thanh Hòa bị trúng một tiễn nơi bắp tay phải, quân sĩ xé vải băng bó nhưng vì vận động cường độ cao liên tục, máu rỉ ướt đẫm một bên khiến Hòa dần đuối sức, có đôi lúc mắt hoa lên song vẫn gắng gượng trụ lại.
Trời tối hẳn, Phùng Thanh Hòa bị vây ba mặt giữa cánh đồng trống ngoài thành. Tình thế nguy khốn chẳng thể cầm cự được thêm, Phùng Thanh Hòa thúc quân rút thật nhanh về phía sau trước khi bị quây kín. Thuộc hạ Dương Sàn chẳng dễ để Hòa thoát thân, cố đuổi theo bắn tiễn, Hòa dính tiễn vào bắp chân nhưng mặc kệ, cưa rạp mình trên lưng ngựa mà phi nước đại. Lúc Hòa tưởng vận số đã tận khi kỵ binh của Dương Sàn chỉ còn cách mấy thân ngựa thì trước mặt có bóng dáng một đội kỵ binh chếch bên tả không đèn đuốc chạy ngược lại. Trời tối, Hòa nào biết ai, cũng chẳng có thời gian mà nghĩ ngợi.
Đội kỵ binh ấy là phân nửa quân Kim Động từ cửa Đông kéo lên trợ chiến. Phạm Ngũ Lão ra roi thúc ngựa trong nhóm tiên phong thấy bóng người ngựa đuổi nhau chưa phân biệt được.
Phạm Ngũ Lão trông bóng chiến mã phi nước đại lướt ngang qua, cách độ mươi trượng về bên tả, trên lưng có chiến tướng rạp mình, đằng sau là toán kỵ binh thét đuổi bằng đủ thứ âm thanh.
- Địch quân!
Phạm Ngũ Lão kéo nhẹ dây cương tách khỏi đoàn kỵ binh. Đinh Điền, phó chỉ huy quân Kim Động cũng phản ứng mau lẹ chẳng kém Phạm Ngũ Lão. Đinh Điền chỉa thẳng mũi đao về phía trước thét lớn:
- Sát!
Quân Kim Động ngoặt trái theo chủ tướng, loáng một cái hai bên lẫn vào nhau. Phạm Ngũ Lão và Đinh Điền chiếm thế thượng phong do nắm bắt tình huống nhanh hơn. Quân Kim Động chẳng kịp nổ súng, người rút đoản đao bên hông, người sẵn nỏ Liên châu bắn ào ào xung trận. Quân sĩ Kim Động quấn băng trắng trên đầu phân biệt ta địch, kẻ nào không quấn băng cứ mặc sức chém g·iết. Đám kỵ binh của Dương Sàn không phải đối thủ, thậm chí xét trang bị cho quân cũng chẳng bằng. Đội kỵ binh tháo chạy, Đinh Điền thúc ngựa đuổi sát. Mấy trăm binh sĩ Phùng doanh bị chia nhỏ vây khốn đốn nhưng vẫn cố chống cự không chịu hàng. Đinh Điền và Phạm Ngũ Lão chia quân thành hai đại đội dùng hoả mai bắn ở cự ly gần rồi phi ngựa thẳng vào bộ binh Dương Sàn. Quân Kim Động người bắn người dùng nỏ yểm trợ lẫn nhau khi rời lưng ngựa và luôn miệng thét gọi Phùng Thanh Hòa giữa đám loạn quân.
Quân sĩ của Hòa trông chiến phục biết là quân Thiên Đức, lại thấy quân Thiên Đức giải vây giúp nên tụ lại một chỗ. Dương Sàn nghe tiếng hoả mai nổ, biết quân Thiên Đức đã đến có phần lo sợ nhưng thấy chỉ có một nhúm liền nổi sát ý. Dương Sàn tự tay đánh trống đốc thuộc hạ lẫn binh sĩ quay lại đánh và chém luôn vài kẻ bỏ chạy. Quân của Sàn quay lại, khoảng thời gian chẳng dài nhưng đủ cho Phạm Ngũ Lão, Đinh Điền chia hơn hai trăm tay súng thành các tiểu đội yểm hộ lẫn nhau. Sàn thúc quân xông lên, có ý lấy mười đè một. Quân Kim Động dùng đến lựu đạn giải tán các đám đông, đẩy quân của Sàn lùi lại vài chục thước. Quân sĩ nao núng, Sàn chém thêm vài kẻ bỏ chạy làm gương rồi xách kiếm dẫn binh xông lên bất chấp hàng trăm quả lựu đạn ném ra ngăn cản. Quân của Sàn áp sát quân Kim Động và quân Phùng Thanh Hòa bằng chiến thuật xa luân chiến, nhận một loạt đạn ở cự ly gần. Hai bên vừa giáp trận, Dương Sàn còn chưa kịp đắc chí vì sắp đè bẹp đối phương thì phần còn lại của Tiểu đoàn Kim Động đã đến, kéo theo mấy trăm quân Sơn Tây từ trong thành. Tiểu đoàn trưởng Lưu Cơ dẫn quân nhập trận sau loạt hoả mai cùng hàng trăm quả lựu đạn thảy lên cao. Quân thủ thành đi theo Lưu Cơ đều quấn khăn trắng, lại vừa gặp Phùng Thanh Hòa mười phần sắp c·hết nên muốn phục thù, hăng máu đ·ánh c·hết bỏ khiến địch quân kinh sợ.
Hỗn chiến xảy ra, các quả lựu đạn phát huy hiệu quả vượt trội so với hoả mai. Ngoài gây t·hương v·ong, những t·iếng n·ổ đanh gọn khiến tinh thần chiến đấu của đám quân Dương Sàn đương có phần nao núng đâm ra hoảng loạn. Hầu như binh sĩ Kim Động nào cũng tung ra ít nhất một trong số 5 quả lựu đạn bên người. Địa hình trống trải chẳng có vật cản, sau độ một phần tư canh giờ, Dương Sàn rơi vào thế yếu, liên tục triệt thoái, binh sĩ bỏ chạy nhiều.
Trận đánh này chẳng có tù binh, chỉ có chém g·iết!
Dương Sàn cho nổi chiêng thu quân song đó lại trở thành tín hiệu vỡ trận, quân sĩ vứt khí giới chạy tứ tan, quân Kim Động dùng hoả mai bắn, đuổi thêm chừng một dặm về hướng Đông Bắc mới dừng. Sau trận tao ngộ chiến, Dương Sàn mất hơn năm trăm thủ hạ, số binh Đông Chinh vương giao cho không rõ t·ử v·ong hay trốn chạy. Dương Sàn là tướng trận dạn dày, đoán chừng Đông Chinh vương sắp tận số nên tự cứu thân trước. Dương Sàn chạy mãi đến sáng dừng nghỉ chân, điểm lại thuộc hạ còn hơn trăm kẻ tâm phúc, ngẫm thấy đi đâu cũng cần có binh mã bèn quyết định tìm đến chỗ Đặng Nguyên trú quân tạm nương náu tìm kế sách.
Phạm Ngũ Lão và Đinh Điền xông pha trận tiền một thân mình đầy máu. Lưu Cơ cũng chẳng khác là mấy. Binh sĩ Kim Động có truyền thống đánh cận chiến từ lúc ở Nghi Dương, dẫu có hoả mai nhưng họ sẵn sàng bỏ sang một bên. Bởi vậy Lưu Cơ và Đinh Điền, hai tay võ công thiện nghệ được điều về huấn luyện thêm cho binh sĩ. Dương Sàn tháo chạy, bọn Phạm Ngũ Lão họp nhau lại, kiểm đến nhanh quân số, thấy vẫn còn hơn bốn trăm binh sĩ đủ sức chiến đấu, thêm vài trăm quân Phùng Hiền giao toàn quyền, tổng cộng chưa đến một nghìn. Lúc này, 5 khẩu Hoả pháo liên hoàn vừa kịp kéo đến tăng cường hoả lực đáng kể nên Phạm Ngũ Lão, Lưu Cơ và Đinh Điền quyết định mau chóng t·ấn c·ông Đông Chinh vương.
Thay vì tiến quân men theo tường thành như dự định trước đó, Phạm Ngũ Lão bèn bày kế và đội quân đi theo đường vòng. Gần một canh giờ sau đó, 5 khẩu Hoả pháo liên hoàn bắt đầu bắn phá bên sườn phải hậu quân của đối phương. Hàng chục loạt đạn nổ vang trời khiến binh mã trong trại này r·ối l·oạn. Quân Kim Động nổ súng, gỡ rào cự mã ào vào tràn ngập trại. Đối phương chạy tháo thân, một số b·ị b·ắt. Phạm Ngũ Lão, Lưu Cơ và Đinh Điền chỉ huy ba mũi thọc sâu và trung quân của Đông Chinh vương. Đông Chinh vương biết b·ị đ·ánh tập hậu có phần nao núng bèn sai Tĩnh Mịch Thiền sư đốc suất hơn một nghìn binh sĩ từ trung quân kèm theo một số pháo đá cỡ nhỏ đổ ra chống đỡ.
Kim Động quân tiến sâu được chừng hơn một dặm tính từ vòng ngoài, đang thế thắng như chẻ tre bỗng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của đội quân mới xuất hiện. Đá ném tới rào rào cản lối tiến quân. Phạm Ngũ Lão nhìn trái liếc phải, thấy lửa cháy khắp nơi, nhận ra mình ngoài sáng địch quân trong tối mà tiến sâu thêm sợ sẽ bị chặn hậu bèn hạ lệnh lui binh. Kim Động quân rút lui có trật tự, những khẩu súng hoả mai bắn hú hoạ vào khoảng tối đối phó với âm thanh hỗn độn như thể địch quân sắp đổ ra. Trên đường lui, quân Kim Động phóng hoả đốt sạch sẽ các kho tàng, lều trại, cỏ khô và c·ướp được hơn hai chục chiến mã chạy loạn vì lửa.
Tĩnh Mịch Thiền sư được đà, tập hợp một lực lượng hơn ba nghìn quân hỗn hợp kèm với pháo đá đánh văng quân Kim Động ra khỏi trại quân mới chiếm được trước đó. Kim Động quân buộc phải lùi hẳn ra xa trước sức ép của đối phương. Tĩnh Mịch Thiền sư muốn nhân cơ hội này đuổi cùng diệt tận nhưng trận chiến ác liệt ở tiền quân khiến Đông Chinh vương không cho Tĩnh Mịch Thiền sư mạo hiểm, sợ trúng kế dụ rắn ra khỏi hang của đối phương. Mãi đến nửa đêm, Đông Chinh vương và các tùy tướng mới hay tin Dương Sàn thất trận không rõ tông tích. Đông Chinh vương lo lắng hơn bao giờ hết, sai thám mã truyền lệnh tới Đặng Nguyên mau chóng tiến quân đánh mặt Đông thành Sơn Tây thay vì đón lõng địch.
Bên sườn trái đại bản doanh Đông Chinh vương là những mỏm đồi cao, mương máng, lau sậy um tùm, địa hình phức tạp, chiến thuyền Thiên Đức chẳng thể phát huy sức mạnh nên vương tạm yên lòng dồn binh lực lên mặt trước giúp bọn Ngô Tất Sắc.
Xích Giang bị phong toả, đường dây liên lạc với cánh quân Trần Văn Lộng bị cắt. Bởi vậy Lộng tháo chạy từ lúc tối mà Đông Chinh vương và đám tay chân chưa hay biết. Tuy trong lòng dấy lên nỗi sợ hãi mơ hồ nhưng Đông Chinh vương không thể nói ra. Đám tay chân và môn khách Đông Chinh vương phủ hãy còn hăng hái lắm, đám Ngô Tất Sắc cũng vậy. Điều này liên quan đến sự hiểu biết của họ về q·uân đ·ội Thiên Đức.
Đông Chinh vương không có kinh nghiệm cầm đại quân nên dựa trên tương quan lực lượng hai bên là trù liệu. Thiên Đức quân đem viện binh trên trăm thuyền lớn nhỏ, áng chừng năm nghìn quân. Như vậy, tỉ lệ áp đảo mà Trần Bá Tiên mách cho Đông Chinh vương phá sản. Bằng chứng là tiền quân nhập thành b·ị đ·ánh dội ngược trở ra lúc trời vừa tối. Trần Bá Tiên khuyên Đông Chinh vương nên hạ lệnh cho các quân giữ trận địa chờ đời sáng nắm lại tình hình binh lực các cánh quân rồi liệu sau. Đông Chinh vương bèn truyền lệnh ba quân giữ trận địa, không được phép bỏ vị trí chờ lệnh mới.