Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 471: Lật ngược thế cờ




Chương 471: Lật ngược thế cờ

Chẳng cần phải xem xét tình hình chiến trường bởi Yết Kiêu đã nhận được tin tình báo từ quân Thánh Dực. Các truyền tin vô cùng giản đơn, một chiếc thuyền nhỏ chèo từ trong bờ ra đưa một tờ giấy ghi rõ các thông tin thu thập được, tin tức gần nhất nhận vào cuối giờ Ngọ. Yết Kiêu không lấy làm lạ bởi Thiên Bình cho biết quân tế tác Thiên Đức có mặt ở trong thành.

Tiểu đoàn bộ binh Kim Động ước lượng vị trí bắt đầu đổ bộ ở khoảng giữa thành Sơn Tây và thành đất với nhiệm vụ t·ấn c·ông vào sườn đội hình của Trần Văn Lộng hòng giảm áp lực cho mặt phía Nam của thành. Nhận ra sự có mặt của thủy quân Thiên Đức, Trần Văn Lộng phản ứng tương đối mau lẹ. Ông ta điều động hơn ba mươi Cự thạch pháo về hướng bờ sông ngăn cản quân Kim Động lên bờ. Mặt khác đốc thúc binh mã tràn vào cửa Hậu. Nguyễn Văn Giáp dồn toàn bộ binh lực còn đủ sức chiến đấu quyết ngăn cản cho bằng được. Hai bên đánh giáp mặt trên mặt tường thành, dưới chân tường và đặc biệt ác liệt tại khu vực cổng thành. Trần Văn Lộng và Đào Công Sự cùng hiểu rằng phải vào được thành trước khi quân Thiên Đức kéo đến.

Tiểu đoàn Kim Động đổ dược một phần ba quân số lên bở thì pháo đá bắn trùm lên lau sậy khiến một số binh sĩ tử thương. Thủy pháo trên thuyền đáp trả bằng đạn nổ gây sát thương lớn nhằm chế áp đối phương. Nhờ vậy, Tiểu đoàn Kim Động chỉ tốn hơn một khắc đồng hồ đổ toàn bộ năm trăm binh sĩ trang bị mạnh lên được bờ thiết lập vị trí đứng chân. Tiểu đoàn chia thành ba đại đội tản hình vòng cung bảo vệ bãi đổ bộ để đưa 5 khẩu thần công và 5 Hoả pháo lên bờ. Công việc này tốn thêm chừng một khắc đồng hồ. Phạm Ngũ Lão có mặt trong tiểu đoàn với vai trò cố vấn. Ngay sau khi đưa thần công lên được bờ, các xạ thủ dựa theo khoảng cách do bộ binh ước lượng, bắn đo tầm vài ba quả đạn rồi lại kéo pháo tiến về phía trước từ năm mươi đến hàng trăm thước.

Nhận thấy mối nguy đang gần sát nách và quân công thành đang cận chiến, Cự thạch pháo vô tác dụng. Trần Văn Lộng quay hết pháo đá về hướng bờ sông, dựa theo chỉ điểm của quân sĩ trèo trên cây cao mà bắn liên hồi. Lúc này các khẩu thần công với ưu thế tầm xa liên tục bắn đạn nổ theo chỉ dẫn của chỉ huy bộ binh. Các quả đạn kim loại kéo theo vài ba quả lựu đạn nổ chậm khiến kỵ binh, bộ binh dưới quyền Trần Văn Lộng kinh hồn bạt vía. Hàng trăm Cự thạch pháo nhanh chóng bị bỏ lại bởi chỉ dăm ba quả đạn rơi gần bên là xoá sổ cả cụm. Phạm Ngũ Lão theo dõi trận chiến, cố vấn cho chỉ huy tiểu đoàn đưa pháo lên cao nhắm bắn trùm lên đầu hậu quân Trần Văn Lộng. Với hoả lực kinh khủng kh·iếp, hàng trăm quân kỵ bộ của Trần Văn Lộng đang dồn về cổng thành Nam bị loại khỏi cuộc chiến. Yết Kiêu đã hạ lệnh đánh không nương tay, phải đánh dập đầu rắn ngay từ những phút đầu nhằm giải toả áp lực thật mau cho thành. Nhằm phát huy uy lực thần khí, Phạm Ngũ Lão cố vấn cho thần công xoay nòng ngắm bắn thẳng vào tường thành. Đây thực sự là cách s·át h·ại đối phương hàng loạt một cách giản đơn vô cùng mà Phạm Ngũ Lão có thể nghĩ ra. Những viên đạn tròn chẳng thể khiến tường thành kiên cố đổ, chỉ đủ tạo một lỗ to bằng cái bát lớn nhưng mấy quả lựu đạn đính theo p·hát n·ổ đánh dạt bất cứ ai đứng gần tường trong phạm vi 1 trượng. Đạn thần công rơi ở đâu là chỗ đó tạo ra một khoảng trống có đường kính 2 trượng. Người, ngựa đều bị sức ép mà ngã lăn lộn dưới đất kêu la ai oán.

Hơn một chục quả đạn rơi xuống khu vực bên ngoài cổng thành khiến nơi này chẳng khác nào bình địa. Không có bóng dáng quân sĩ nào còn đứng vững ở nơi đó, khung cảnh quá ư đáng sợ.

Hàng trăm t·iếng n·ổ đinh tai nhức óc nối tiếp nhau trong gần một khắc đồng hồ khiến đội hình mấy nghìn quân công thành của Trần Văn Lộng tan tác. Đào Công Sự tức tối dẫn đạo kỵ binh quyết tiêu diệt thần khí cho bằng được nhưng vấp phải những họng súng đen ngòm chờ sẵn cùng vài loạt Hoả pháo liên hoàn chỉ quăng ra lựu đạn. Đào Công Sự b·ị t·hương dẫn binh tháo lui rồi m·ất m·ạng giữa đám loạn quân.

Chẳng những quân Trần Văn Lộng kh·iếp sợ mà ngay như binh sĩ thủ thành nghe sấm động bên tai kéo dài thì hồn vía chẳng còn, đao kiếm cầm trong tay còn chẳng chặt. May cho họ có bức tường thành che chắn nên chẳng ai t·hiệt m·ạng vì đạn pháo. Thần công bắn gần hết đạn, chiến trường đã mềm, bấy giờ chỉ huy Tiểu đoàn Kim Động mới hô xuất kích. Mấy trăm tay súng ào lên và chỉ sau vài loạt súng, hàng trăm địch quân run sợ vứt hết khí giới xin hàng.

Họ chẳng còn chút tinh thần nào nữa, xung quanh họ xác c·hết nằm ngổn ngang lẫn trong âm thanh kêu khóc thấu trời xanh. Mấy trăm binh sĩ thuộc quyền Tả tướng giao chiến trong thành cũng vứt khí giới xin hàng ngay từ lúc họ trông thấy cánh cửa địa ngục ban nãy họ vừa cố xông qua cho bằng được. Nguyễn Văn Giáp leo lên mặt thành trông xuống, dưới ánh sáng yếu ớt cuối ngày quả thực binh sĩ Thiên Đức chẳng khác nào thần c·hết từ dưới đất chui lên. Hàng nghìn binh sĩ nằm bất động hoặc đang rên rỉ, hàng trăm kẻ khác ngồi bó gối ôm đầu mà chẳng dám bỏ chạy. Nguyễn Văn Giáp nhận ra đội quân non trẻ mấy năm trước ông từng dẫn binh đến tương trợ nay đã lột xác hoàn toàn. Chỉ với vài trăm quân sĩ cùng hoả lực áp đảo, họ đánh bại một đạo quân đông hơn gấp mấy lần trong chưa đầy nửa canh giờ từ lúc khai hoả.

Thật đáng sợ!

Nguyễn Văn Giáp xưng danh, Phạm Ngũ Lão đứng lẫn trong hành quân nói lớn:

- Ồ! Đó chả phải là nhạc phụ của thằng Tôn ư? Ông Giáp! Tôi là Phạm Ngũ Lão, người làng Vạn đây!

Nguyễn Văn Giáp chạy vội xuống, bước qua xác người la liệt, giọng có phần mừng rỡ;

- Xin mời tướng quân vào thành!

- Xin phép ông, nhờ ông và anh em dọn bãi chiến trường giúp và cử người dẫn chúng tôi đến nơi cần kíp.

Nguyễn Văn Giáp sực nhớ ra, vội giao quyền cho thuộc hạ, cùng một số quân hầu dẫn Tiểu đoàn Kim Động nhập thành thẳng lên phía Bắc. Trong trận đánh giải vây cửa Nam, Tiểu đoàn Kim Động t·hiệt m·ạng 15 người, b·ị t·hương hơn ba mươi binh sĩ khác.

Phạm Ngũ Lão không truy kích do trời đã tối và bảo vệ Sơn Tây vương quan trọng hơn. Bởi vậy Trần Văn Lộng dễ dàng rút về thành đất. Cảm thấy nơi này không an toàn, vị Tả tướng vội vàng dẫn gần một nghìn tàn quân, gồm cả binh sĩ La thành, chạy về phía Nam không dám dừng chân.

Mặt phía Bắc thành Sơn Tây không thuận lợi cho việc đổ quân, các điểm cao đều trong tay Ngô Tất Sắc. Vì thế Yết Kiêu đưa các Hải Xa bắn phá một số chiến thuyền neo dọc bờ sông trước khi dùng thần công bắn trùm lên thủy trại. Yết Kiêu muốn cắt đường lui của quân thủy và cả quân Tam Đái. Các khẩu pháo đá đặt trong bờ không phát huy tác dụng do chiến thuyền ngoài tầm đạn. Hàng trăm viên đá rơi xuống mặt sông tạo thành các cột nước trong tuyệt vọng. Binh sĩ bỏ trận địa pháo ven bờ sau mấy loạt đạn nổ lớn gây t·hương v·ong vài người.



Họ sợ!

Trong làn đạn pháo yểm trợ, hàng chục thuyền Mông Đồng tiến vào thủy trại quăng móc kéo các chiến thuyền ra xa bờ. Tiểu đoàn Tam Vạn và Thiên Đức không gặp khó khăn khi lên bờ cùng trang thiết bị nặng. Với tầm bắn xa, các khẩu thần công trên chiến thuyền bắn hết tầm được 2 dặm, khoảng cách quá đủ để đem đến cơn ác mộng cho Định thắng tướng Nguyễn Hoa Khê khi ông này bị pháo đấm vào lưng. Trước mặt là thành cao, sau lưng là hổ dữ, chạy xuống mạn Nam mười phần chắc m·ất m·ạng, Nguyễn Hoa Khê muốn rút về phía Bắc dọc theo chiều dài của thành nhưng điều này cũng khó thực hiện. Cao Lịch cho thần công bắn chặn không ngơi nghỉ tạo thành bức tường tử thần chẳng chiến mã nào dám chạy qua và người càng không.

Mấy nghìn con người kinh hoàng chỉ còn cách lui về phía tường thành. Phùng Nguyên Hoàn và binh sĩ đứng trên cao trông thấy toàn cảnh mà không hỏi kinh sợ. Cao Lịch, Lan Ngư phủ và Dương Cát Lợi với hàng trăm khẩu thần công đã dồn ép đối phương chẳng khác nào người ta lùa gà vào chuồng.

Thần công chỉ ngơi khi Nguyễn Hoa Khê dần bị dồn vào chân tường thành. Hai tiểu đoàn bộ binh lúc này mới xuất hiện sau những bụi cây, trong tay lăm lăn hoả mai sẵn sàng nhả đạn. Chiến trường im lặng đến rợn người, không gian đặc mùi của tử thần sắp điểm danh. Một ai đó, có thể là Trương Ma Nị, thét lớn gọi hàng. Phụ hoạ theo lời chiêu hàng là một loạt hoả mai bắn chỉ thiên khiến nhiều kẻ vội vứt khí giới mà quỳ sụp xuống.

- Kẻ nào là Nguyễn Hoa Khê mau đứng ra!

Nguyễn Hoa Khê đã cởi bỏ giáp trụ đứng lẫn trong quân tìm đường thoát khi trời đã tối.

- Các người hãy nhìn sang bên cạnh xem Nguyễn Hoa Khê có ở đó không!

Yết Kiêu xuất hiện, tay cầm theo cái loa bằng sắt mỏng, giọng ồm ồm như thiên lôi giáng thế:

- Ai bắt được Nguyễn Hoa Khê lập tức thưởng 5 nén bạc và tự do trở về quê quán làm ruộng. Ta không có thì giờ, nếu các người không tố giác hoặc lôi cổ hắn ra đây thì các người không cần phải sống nữa! Nhanh lên!

Tử thần bảo nào ai dám trái ý, chưa đầy nửa khắc, trong chiều nhá nhem, Định thắng tướng Nguyễn Hoa Khê đáng giá 5 nén bạc bị hai binh sĩ túm cổ lôi ra giao nộp. Yết Kiêu giữ lời, cho hai binh sĩ này mỗi người 5 nén bạc, họ quỳ mọp xuống đội ơn.

- Tôi là Yết Kiêu! Theo lệnh Vạn Thắng vương đến giải vây thành Sơn Tây! - Yết Kiêu bắc loa nói vọng lên mặt thành. - Xin hỏi tướng trấn thành là ai?

- Là… thưa… là tôi… tôi!

Phùng Nguyên Hoàn vẫn còn kinh hãi vì những t·iếng n·ổ cũng như uy vũ của đội quân cứu viện, lại từng nghe danh Yết Kiêu nên nhất thời Nguyên Hoàn chưa trấn tĩnh.

- Tướng quân tên họ là gì?

- Phùng Nguyên Hoàn, thưa… tôi là Phùng Nguyên Hoàn!

- Họ hàng với anh Phùng Hiền Sứ tướng phải không? Tôi từng uống rượu với chỗ anh Hiền dạo trước. Tướng quân, anh mau xuống nhận hàng tướng và tù binh.

- Tôi… tôi ạ!



- Các anh là chủ, chúng tôi là khách! Mau xuống nhận đám này, nhờ anh tách riêng những người Tam Đái ra giúp chúng tôi. Người Tam Đái sẽ do quân Thiên Đức định đoạt!

- Vâng! Vâng! Tôi… tôi xuống ngay.

Yết Kiêu hướng loa về số binh sĩ đông hơn nghìn người đang líu ríu vào nhau, mắt mắt kẻ nào cũng lộ vẻ sợ hãi đến cùng cực. Yết Kiêu lại bắc loa cất giọng ồm ồm:

- Người nào từ Tam Đái sang đây cứ thật thà khai nhận. Vạn Thắng vương có lệnh, hễ là người Tam Đái thì không phải chịu tội do nghe lời xúi bẩy của Phan Văn Hầu. Các người lăn tay khai quê quán xong lập tức thả cho về. Nay mai quân Thiên Đức đến Tam Đái nếu còn có gan chống lại cứ chống nhưng quân Thiên Đức bắt được, đối chiếu dấu tay mà đúng sẽ c·hặt đ·ầu ngay tức khắc!

Binh sĩ nhắc lại lời Yết Kiêu. Tù binh lập tức nhốn nháo, người nọ với người kia, chả mấy chốc có hàng nghìn kẻ giơ tay nhận mình từ Tam Đái sang. Quả thật họ chỉ cần khai tên và nhúng tay vào chén mực, ụp bàn tay lên tấm vải trắng rồi lũ lượt ra thuyền về chẳng ai cản. Những binh sĩ này đến lúc đặt chân về đất Tam Đái hãy còn chưa tin bản thân toàn mạng. Người về trình quân song cũng lắm kẻ co giò tìm đường thoát thân.

Phùng Nguyên Hoàn cũng chẳng rõ nguyên do Yết Kiêu dễ dàng thả người nhưng chẳng dám cật vấn. Thực ra chẳng khó giải thích, đơn giản vì Chương muốn gieo nỗi sợ hãi cũng như lòng nhân cho số binh sĩ đó mà thôi. Anh tin rằng đối mặt với một đối thủ quá mạnh lại có lòng nhân thì sự phản kháng của một người sẽ giảm đi bảy, tám phần. Giữa việc bắt, g·iết một binh sĩ hoặc tha cho họ, anh chọn cách tha bởi Vạn Xuân đã đủ t·ang t·hương lắm rồi. Trên đường hành quân, Thiên Bình thổ lộ cho Yết Kiêu nghe những tâm tư của Chương, và rằng Yết Kiêu cần phải hành động mạnh mẽ, dứt khoát, tiêu diệt kẻ chống đối không nương tay nhưng đừng lạm sát vì đều chung nòi giống, cùng tiếng nói với nhau. Vạn Xuân mai đây cần nhân lực dựng nước.

Trong kho Phùng Nguyên Hoàn dẫn quân ra thu dụng tù binh cùng màu áo, anh chàng không đủ dây chão để trói. Chẳng ai chuẩn bị cho tình huống như thế này. Đang giá·m s·át binh sĩ đưa thần công lên mặt thành, thấy cảnh ấy, Yết Kiêu gọi Phùng Nguyên Hoàn lại bảo rằng:

- Họ vốn binh sĩ Sơn Tây, anh đối xử khoan hoà là hơn cả. Hãy lấy danh nghĩa Sơn Tây vương phủ dụ bọn họ. Bắt giữ Nguyễn Hoa Khê và bộ tướng là đủ, những người còn lại anh cấp lương cho họ về làng, ngày sau quân có gọi hãy đến trình.

Phùng Nguyên Hoàn lúng túng nói:

- Hơn ngàn binh sĩ, thả họ ra e họ đầu quân cho phản loạn.

Yết Kiêu hất hàm về phía những tù binh xếp ngay hàng thẳng lối trên đường tượng đạo. Phùng Nguyên Hoàn ngoái nhìn song chưa hiểu ý tứ. Yết Kiêu ôn tồn bảo:

- Giữ họ tốn người quản, anh đừng ngại họ đầu quân theo Đông Chinh vương. Chúng tôi theo lệnh đến tiễn Đông Chinh vương và lũ đầu sỏ xuống cửu tuyền. Anh tha họ một mạng, ơn đức Sơn Tây vương thêm dày, tự nhiên binh lực Đông Chinh vương sẽ mỏng.

Phùng Nguyên Hoàn lưỡng lự bởi anh chàng không thể tự ý quyết khi chưa xin lệnh trên. Yết Kiêu cũng hiểu cái khó của anh ta. Vừa hay Thiên Bình từ phía bờ sông đang bước nhanh về chỗ Yết Kiêu. Ngô Thì Nhậm và Phạm Sư Mạnh lật đật chạy theo sau, dường như có ý khuyên ngăn Thiên Bình hãy ở trên chiến thuyền vì tình hình hãy còn lộn xộn. Phùng Nguyên Hoàn trông thấy cô gái với vẻ đẹp sắc sảo, nét mặt tươi tắn như hoa vận chiến bào đến gần thì đứng ngây ra nhìn. Yết Kiêu không chào vì theo phép quân anh là chỉ huy cao nhất. Thiên Bình nghe Yết Kiêu thuật ngắn gọn sự tình, nghe xong nàng nói với Phùng Nguyên Hoàn:

- Ngài thống lĩnh nói chí phải, anh nên theo đó mà làm. Bây giờ chúng tôi phải gấp gáp vào thành, anh cho người dẫn chúng tôi đi nhé.

- Dạ… dạ…

Phùng Nguyên Hoàn từng nghe Thiên Đức có nữ nhân trong quân. Mấy năm trước chính Hoàn tận mắt thấy những nữ binh đánh trận trên trông nên từ ấy lòng sinh hảo cảm với nữ nhân Thiên Đức. Nay gặp một nữ tướng, không nghĩ lại đẹp đến vậy, đâm ra Hoàn có phần lúng túng. Hướng ánh mắt nhìn Yết Kiêu, Hoàn có ý chờ Yết Kiêu nói một lời để Hoàn thêm vững tâm thi hành. Thấy Thiên Bình khẽ gật đầu, Yết Kiêu mới nói:

- Đại Thắng Lý Hoàng hậu, Công chúa Lý Thiên Bình thống lĩnh Thần Vũ quân và… như bách tính Vạn Xuân đều biết, Sơn Tây vương chính là hoàng huynh. Hay tin hoàng huynh nguy ngập, Đại Thắng Lý Hoàng hậu thân chinh.



Mỗi lời Yết Kiêu nói ra như sấm động bên tai Phùng Nguyên Hoàn. Yết Kiêu dứt lời, Phùng Nguyên Hoàn liền quỳ một gối vòng hai tay hành lễ, anh chàng lớn giọng:

- Mạt tướng Phùng Nguyên Hoàn không biết Đại Thắng Lý Hoàng hậu giá đáo, xin người bỏ quá cho mạt tướng tội thất lễ.

Binh sĩ của Hoàn đứng gần đó ngơ ngác nhìn nhau một hồi, thấy chủ tướng đã quỳ gối ra mắt cũng đặt khí giới hành lễ. Người nọ nhìn người kia làm theo, loáng một cái chỉ còn mỗi Yết Kiêu đứng cạnh Thiên Bình, anh lùi một bước về sau.

Thiên Bình hiểu tầm quan trọng của bản thân, nàng bước đến đỡ Phùng Nguyên Hoàn đứng dậy, giọng nhỏ nhẹ:

- Quân sĩ từ bách tính Vạn Xuân mà có, những người kia vì tuân theo lệnh mà làm loạn. Tướng quân hãy mở lòng khoan thứ cho họ về quê cũ, có như vậy oán thù mới tiêu tan, đất Sơn Tây mới mau thái bình được.

Phùng Nguyên Hoàn cúi đầu thưa:

- Mạt tướng xin tuân theo người, Đại Thắng Lý Hoàng hậu vạn tuế!

Quân của Hoàn hô theo, tù binh biết thoát tội cũng theo đó mà hô vang tạ ơn. Thiên Bình hài lòng lắm. Nàng quay lại nói với Yết Kiêu:

- Binh lính Sơn Tây là sĩ tốt nhà Lý, trăm sự nhờ ngài thống lĩnh chỉ bảo cho họ. Hoàng huynh ta vốn thương quân sĩ, ta tin hoàng huynh cũng đẹp lòng.

Dứt lời, Thiên Bình thẳng bước vào thành, Ngô Thì Nhậm và Phạm Sư Mạnh vội chạy theo. Yết Kiêu nén tiếng thở dài, rõ là có bà hậu trong quân lắm cái hay mà nhiều cái lo.

Phùng Nguyên Hoàn lập tức hạ lệnh thả tù binh song những người này chẳng biết nên chạy hướng nào. Tin Trần Văn Lộng thất trận đã truyền đến càng khiến tù binh vừa được tự do hoang mang. Nếu họ chạy lên phía Bắc chẳng khác nào vừa thoát cửa tử lại nhảy xuống hố vôi. Phùng Nguyên Hoàn cũng biết vậy, anh chàng bèn thu dụng họ vào quân thuộc quyền, phần lớn đều theo Hoàn nhập thành.

Đại bộ phận Trung đoàn thủy Kình Ngư và Yết Kiêu hoàn thành việc đổ bộ, trên chiến thuyền ngoài sông còn bọn Cao Lịch, Dương Cát Lợi và vài trăm binh sĩ khác đảm trách. Lan Ngư phủ theo sát Trung đoàn Kình Ngư (thiếu) và Tiểu đoàn Tam Vạn bám theo hộ thành hào tiến lên hướng Bắc, anh chàng sĩ quan trẻ sẽ tham gia việc yểm trợ bộ binh khi xung trận. Bên kia tường thành, Trung đoàn Yết Kiêu phối hợp với Tiểu đoàn Thiên Đức cũng tiến quân ngược lên phía Bắc, Phùng Nguyên Hoàn dẫn lối. Thiên Bình và Yết Kiêu có mặt trong đội quân này.

Trời cuối tháng tối mịt mờ.

Phùng Nguyên Hoàn bắt liên lạc được với một bộ phận quân phòng thủ của Phùng Hiền đang quần chiến với đối phương trong ánh lửa cháy khắp nơi. Chiến phục hai bên tương đồng khiến Yết Kiêu và binh sĩ chưa thể phân biệt được ai vào với ai. Tuy nhiên, chỉ huy Tiểu đoàn Thiên Đức và cả Trung đoàn Yết Kiêu đều là những tay gan góc, trải trận mạc nhiều lần nên xử trí mau lẹ. Binh sĩ cầm kỳ hiệu, đánh trống, thổi tù và cùng những người đội mũ lông vũ trở thành mục tiêu ưu tiên. Thực tế, quân Sơn Tây vận y phục giống nhau song có chữ phân biệt trên lưng áo để biết thuộc doanh nào. Tuy nhiên binh sĩ Thiên Đức phần nhiều chẳng biết chữ ấy, mà đã không biết thì chữ nào cũng hệt nhau cả.

Cách tiêu diệt chỉ huy đội, nhóm và quân liên lạc thực sự hiệu quả. Cộng thêm tiếng hoả mai đì đùng gây kinh hãi cho những người đang hăng máu. Các nhóm quân thủ thành nhận ra viện binh là quân Thiên Đức, lại trông thấy Phùng Thanh Hoà luôn miệng thét gọi ba quân phản loạn mau hàng thì ngưng chiến, thu gươm giáo rút về sau tránh tên bay đạn lạc. Bấy giờ quân thuộc quyền Yết Kiêu mới dùng đến lựu đạn giải tán một vài đám đông.

Hàng loạt t·iếng n·ổ lớn nhỏ nối tiếp nhau như pháo vang đêm Giao thừa lẫn trong tiếng thanh la đinh tai nhức óc. Yết Kiêu chia một bộ phận tạt sang trái giải vây cho Phùng Hiền, bộ phận còn lại thúc mạnh lên phía trước. Đối phương dùng hoả tiễn, tiễn cứng ẩn nấp sau những vật cản bắn trả. Yết Kiêu dùng mấy khẩu Hoả pháo liên hoàn tiễn khách. Mấy khẩu hoả pháo không ngừng quăng lựu đạn chùn vào bóng tối dọn đường cho bộ binh. Với cách đánh như vậy chẳng bộ binh hay cung nỏ nào có thể chống chọi được.

Phùng Hiền thoát hiểm, chỉnh đốn binh mã hợp với Yết Kiêu đánh toả ra, đẩy đối phương lui về điểm xuất phát. Cuộc phản công chỉ tạm dừng khi Ngô Tất Sắc dùng hàng trăm Cự thạch pháo dội đạn đá, đạn cháy, đạn chông như mưa rào chắn lối. Yết Kiêu buộc phải lui quân về sau hàng trăm thước.

Trước đó ngay khi vào thành, Yết Kiêu đã đưa vài khẩu thần công lên mặt thành. Thần công bây giờ mới chọn được vị trí và mục tiêu, tập trung bắn phá các trận địa pháo đá Ngô Tất Sắc dàn ở mặt Bắc, gần tường thành. Các viên đạn tròn thi thoảng có gắn thêm lựu đạn cháy chậm gây t·hương v·ong lớn. Do chỉ có mấy khẩu đặt trên mặt thành nên phải mất nửa canh giờ mới chế áp được phần nào cơn mưa đá nhắm đến Yết Kiêu. Phùng Hiền muốn dẫn quân đánh tràn lên nhưng Yết Kiêu nói chờ cho chiến trường thật mềm bởi Thiên Đức không thiếu đạn, chỉ thiếu người mà thôi.

Phạm Ngũ Lão cùng Tiểu đoàn Kim Động kéo đến. Phùng Hiền lấy làm vui mừng khi gặp lại cố nhân nhưng chưa có thời gian ôn cổ tri tân, Yết Kiêu hạ lệnh cho quân Kim Động tiến ra Tả môn vòng lên phía Bắc trợ chiến cho Phùng Thanh Hoà. Phùng Hiền huy động hết chiến mã giao cho, do vội vàng chỉ được hơn hai trăm con. Phạm Ngũ Lão cùng quân Kim Động kẻ trước người sau tức tốc đi ngay.