Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 470: Chiến thuyền đằng xa




Chương 470: Chiến thuyền đằng xa

Đông Chinh vương hạ lệnh công thành vào buổi sớm tinh sương một ngày cuối tháng Tư. Mặt phía Bắc thành Sơn Tây chịu áp lực vô cùng lớn khi phải tiếp đón hơn hai vạn vị khách không mời và chẳng hề có thiện chí. Mặt phía Tây, Định thắng tướng Nguyễn Hoa Khê có thêm 30 chiến thuyền tăng viện từ Tam Đái cũng hăng hái bắn phá. Tại mặt Nam, Trần Văn Lộng với bốn nghìn tinh binh cũng tận dụng uy lực của Cự thạch pháo khai hoả dồn dập, tỏ quyết tâm mở lối vào thành.

Nguyễn Văn Giáp trấn thủ cửa Nam, huy động mọi nguồn lực hiện có gồm hơn một trăm Cự thạch pháo và hàng nghìn nỏ Liên châu quyết tử thủ đến cùng. Từ sớm tinh mơ cho đến đầu giờ Mùi, Trần Văn Lộng đã rót vào khu vực phía Nam thành Sơn Tây hơn ba nghìn quả đạn đá lớn nhỏ yểm trợ bộ binh mở đột phá khẩu. Bộ binh của Trần Văn Lộng bốn lần xung phong đều dội ngược trở ra khi vấp phải dự chống trả quyết liệt của quân trấn thành với lực lượng ít hơn. Đào Công Sự, chiến tướng La thành được cử đến hỗ trợ Trần Văn Lộng mất hơn ba trăm tinh binh sau các lần t·ấn c·ông không thành. Trần Văn Lộng cũng thiệt hại chừng đó, số b·ị t·hương nặng nhẹ gần bốn trăm người. Sở dĩ số binh t·ử t·rận nhiều hơn b·ị t·hương là bởi những viên đá, cầu chông và niêu đất đựng dầu sôi do Cự thạch pháo bắn ra. Thiệt hại một phần tư binh lực không khiến Trần Văn Lộng nao núng song Lộng cũng chẳng cố sống cố c·hết cho quân công thành cho kì được bởi mặt trận chính vốn ở phía Bắc thành. Trần Văn Lộng thu quân, chỉnh đốn binh mã dự định tất tay một khi Đông Chinh vương đạt được mục tiêu đề ra.

Nguyễn Văn Giáp dẫu có công sự kiên cố che chắn cũng thiệt hại gần hai trăm binh sĩ, số b·ị t·hương gấp đôi. Tại mặt phía Tây, Phùng Nguyên Hoàn cố thủ trong thành, dùng tiễn và pháo bắn trả cầm chừng, thiệt hại nhân mạng không đáng kể song b·ị t·hương khá nhiều do Định thắng tướng Nguyễn Hoa Khê lợi gió dùng hoả công đánh thành.

Chiến sự diễn ra tại mặt Bắc thành gay go hơn cả. Bên t·ấn c·ông và bên phòng thủ đều sử dụng binh lực đông đảo. Phùng Hiền huy động gần hai trăm Cự thạch pháo các loại, trong đó có hai mươi Cự thạch pháo hạng nặng gá cố định bắn đạn đá nặng hơn ba mươi cân. Bên cạnh đó, Phùng Hiền cũng có trong tay khoảng hai mươi giàn Cự thạch pháo cỡ nhỏ tương tự như Hoả pháo liên hoàn, có khác chăng là Hoả pháo liên hoàn Thiên Đức xếp cần bắn theo hàng dọc, còn Cự thạch pháo do quân cơ của Phùng Hiền cải tiến có 5 tay đòn dàn ngang bắn ra 5 viên đạn cùng một lượt. Mấy chục khẩu pháo đá cỡ nhỏ là ác mộng với đội quân vượt tường thành khi binh sĩ còn đứng chưa vững chân trên mặt thành, các loạt đạn chông, dầu sôi dội xuống đầu khiến ai nấy đều thất kinh, t·hương v·ong không biết bao nhiêu mà kể. Pháo binh phe t·ấn c·ông áp sát chân tường thành hòng tăng tầm bắn trong khi Phùng Hiền quyết tử thủ. Các khẩu pháo trong thành được che chắn kiên cố bằng nệm rơm trát bùn nhão, tre đan rồi đến ván gỗ. Với ba lớp che chắn kiên cố, khi đối phương phản pháo, pháo binh trấn thành giảm rất nhiều thiệt hại. Bên cạnh đó, mục tiêu của pháo binh hai bên khác nhau. Pháo binh dưới quyền Ngô Tất Sắc nhắm bắn pháo của Phùng Hiền trong khi mục tiêu của Phùng Hiền là binh sĩ! Những binh sĩ dũng cảm và may mắn vượt qua được tường thành sẽ phải đối mặt với các hầm chông tre, bẫy tập, rào cự mã rồi các ụ chiến đấu nửa nổi nửa chìm mà từ đó những loạt tiễn phóng ra như mưa. Và nếu vẫn may mắn vượt qua các ải trên, quân t·ấn c·ông phải băng qua một khoảng trống có bề rộng độ mươi trượng phủ đầy cỏ khô và rơm rạ, nguy cơ bị thui sẽ rất cao. Chưa kể sẽ nhận thêm mưa tiễn từ quân dân ẩn nấp trong các dãy hào mới đào gần đó. Với gần năm nghìn quân trấn thủ mặt Bắc thành, Phùng Hiền đã chống trả ba đợt t·ấn c·ông ồ ạt do Đông Chinh vương đốc suất và giữ được phòng tuyến lô cốt nửa nổi nửa chìm. Đông Chinh vương mất hơn ba nghìn quân chỉ trong một buổi sáng, chiến trường sặc mùi máu tanh nồng cùng mùi da thịt người cháy khét. Phùng Hiền mất gần năm trăm binh sĩ nhưng tinh thần không hề suy suyển. Đầu giờ chiều, Ngô Tất Sắc đưa được một trận địa pháo qua cổng thành bất chấp t·hương v·ong lớn về nhân mạng, trong số này có tù tưởng Hà Văn. Nhờ trận địa pháo này, quân t·ấn c·ông nhổ được các lô cốt, ép quân phòng thủ lùi hẳn về sau. Phùng Hiền bắt buộc phải lui quân, đồng thời chuyển hướng bắn phá, dồn sức tiêu diệt cụm pháo của Ngô Tất Sắc song bất thành.

Bộ binh hỗn hợp của Đông Chinh vương phong, chịu một số thiệt hại do bức tường lửa gây ra, thêm quân thủ thành tử chiến dùng hoả công đánh rát đành tạm lui quân về sau nhưng thành công kiểm soát Tiền môn và toàn bộ tường thành phía Bắc. Đông Chinh vương cho sốc lại đội hình, dự định tiến quân trên hai mặt thành kết hợp đột phá chính diện vây bọc Phùng Hiền tiêu diệt toàn bộ. Trước tình hình nguy cấp, Phùng Thanh Hoà dự định dẫn một nghìn tinh binh vòng lên hướng Bắc đánh thọc sườn hòng giảm áp lực cho Phùng Hiền. Đến cuối giờ Thân lúc mặt trời đỏ rực đằng Đông, tình hình chiến sự nghiêng hẳn về Đông Chinh vương. Quân hộ vệ đưa Sơn Tây vương và gia quyến xuất cung nhắm hướng Tả môn cùng bách tính chuẩn bị bỏ thành.

Tồn vong thành Sơn Tây chỉ còn tính bằng giờ! Phùng Hiền quyết định sẽ phóng hoả toàn thành ngay khi đối phương tràn ngập để Sơn Tây vương có thêm thời gian rút chạy.

Chiến thắng tưởng như đã nằm trong tay Đông Chinh vương và Trần Văn Lộng thì gió bỗng đổi chiều khi phía hạ lưu Xích Giang có đoàn chiến thuyền ngược dòng nước dần hiện rõ trong ánh nắng chiều chênh chếch đổ trên mặt sông đỏ ngầu phù sa. Đoàn chiến thuyền lớn nhỏ gần một trăm chiếc đều treo kỳ hiệu thủy quân Thiên Đức thuận theo chiều gió căng buồm lướt rất nhanh. Quân sĩ trấn thủ góc Tây Nam thành Sơn Tây phát hiện ra đoàn thuyền, dựa theo hình dáng và kỳ hiệu, quân sĩ nhận ra quân Thiên Đức vội cấp báo. Quân sĩ trấn góc Tây Nam mười phần lo sợ bởi thành sắp vỡ mà Thiên Đức thừa cơ kéo đến đánh hôi thì chẳng còn đường lui. Ba quân nhốn nháo, có người đã bỏ vị trí tháo chạy. Nguyễn Văn Giáp mặt đen như nhọ nồi, chiến bào rách te tua hay tin quân cấp báo thay vì lo lại đổi ra vui mừng thét lớn:

- Thiên Đức đến trợ chiến, Thiên Đức đến trợ chiến? Mau lên mặt thành dùng kỳ dẫn lối cho họ đánh bọn Nguyễn Hoa Khê, mau mau!

Tướng sĩ nhất thời chưa hiểu, Nguyễn Văn Giáp phải thét vào mặt họ đến mấy lần. Quân sĩ theo lời Bố Giáo lên mặt thành phất cao kỳ hiệu, gào khản giọng song ngược gió, quân trên thuyền nào có nghe được. Giả như có thuận gió cũng không thể nào nghe bởi khoảng cách xa đến 2 dặm chứ nào gần. Tuy nhiên, hàng chục kỳ hiệu lớn nhỏ lũ lượt xuất hiện trên mặt thành thi nhau phất quả nhiên là tín hiệu dẫn lối cho đoàn chiến thuyền. Thậm chí Nguyễn Văn Giáp còn cho đốt mấy ụ rơm ẩm khiến khói bốc mù trời.

Sơn Tây vương và Lý Thái sư quyến luyến nhìn toà thành lần cuối, định quay ngựa mà đi bỗng nghe tiếng thám mã cấp báo.

- Nếu Thiên Đức quân đã đến thì chúng ta không rời thành nữa! Thân già này quyết sống mái với phản tặc! Phải cho Thiên Đức thấy sĩ khí của binh Sơn Tây một lòng với vương thượng thà c·hết không lui!

Lý Thái sư hăm hở xuống ngựa, gươm tuốt khỏi vỏ, giọng oang oang như thể tráng niên:

- Bảo vệ vương thượng! Ta đi chém bọn thằng Lộng!

Nói rồi ông quỳ lạy Sơn Tây vương sau đó chạy ngược vào thành. Ba quân hộ giá ngơ ngác. Sơn Tây vương đứng trên xe ngựa, ngước mắt nhìn đại kỳ trên vọng lâu đang tung bay trong gió, đoạn vương nhìn tả hữu cười mà rằng:

- Các người được tự do, ai muốn đi cứ đi ta chẳng trách tội. Thân làm vương một cõi sao có thể thua lão già gần đất xa trời được. Quân đâu, đưa bảo kiếm cho ta!

Kiếm báu dâng lên, Sơn Tây vương vung gươm chỉ thẳng lên trời bố cáo:



- Lý Long Trát này cả đời nhu nhược chỉ muốn yên thân, nay thành vỡ lại bỏ quân mà chạy thật là hèn yếu, xuống cửu tuyền nào còn mặt mũi nhìn tiên vương. Ba quân ai muốn theo ta hãy quay lại thành cùng Sứ tướng dẹp quân phản loạn!

Tả hữu đỡ vương xuống, vương cầm kiếm cố sức trở lại thành không cho ai dìu. Quân dân trông thấy liền rơi nước mắt mà quỳ sụp xuống bái lạy. Quân theo hộ giá, bách tính chơ vơ hồi lâu rồi lục tục kéo hết vào thành theo vương.

Phùng Hiền đương lúc đường cùng chuẩn bị cho quân phóng hoả, nghe tiếng hò reo nơi hậu quân bèn cử quân xem xét. Nghe báo Sơn Tây vương đã quay vào thành còn lão Thái sư đang đốc thúc ba quân tử chiến. Phùng Hiền còn chưa kịp hỏi rõ sự tình lại có quân cấp báo có nhiều chiến thuyền Thiên Đức ở mé sông. Phùng Hiền cười mà như mếu thốt lên rằng:

- Vạn Thắng vương quả thật biết lấy lòng người, ngài cho quân cứu viện lúc người ta sắp c·hết đ·uối giữa sông rộng. Ta bái phục ngài lắm lắm.

Thuộc tướng ngơ ngác không hiểu lời Phùng Hiền ám chỉ điều gì.

- Chúng ta có viện binh, Thiên Đức quân một lần nữa đến cứu giúp, hãy loan báo ba quân.

Thiên Đức quân chẳng phải thiên binh thiên tướng nhưng giữa lúc khẩn nguy tứ bề thọ nạn như lúc này có tác dụng rất lớn với những chiến binh đã mệt nhoài sau một ngày chiến đấu ác liệt. Ba quân thủ thành vừa đánh vừa lui, giằng co từng căn nhà, góc phố, giếng nước… quyết không để địch quân tiến sâu hơn.

Nhắc đến Yết Kiêu và đoàn thuyền chiến. Ngay khi nhận lệnh của Chương, Yết Kiêu lập tức chuyển quân từ Kiến Xương về Ninh Hải nhận thêm khí tài và Tiểu đoàn bộ binh Kim Động sau đó ngược dòng sông Kinh Sư về sông Thiên Đức thay vì theo ngả sông Phú Nông vào Xích Giang. Yết Kiêu neo tại ngã ba sông Dâu chờ lệnh xuất kích đồng thời bổ sung thêm quân số. Ngoài 2 trung đoàn thủy Kình Ngư và Yết Kiêu đủ quân số từ Kiến Xương và Tiểu đoàn Kim Động, Yết Kiêu nhận thêm 2 tiểu đoàn bộ binh Tam Vạn và Thiên Đức. Đây là ba trong số những tiểu đoàn chủ lực thiện chiến, tác chiến tốt trên bộ, là nòng cốt của Đại đoàn Thiên Đức và Đại đoàn Thần Sách. Trương Ma Nị (Trung đoàn phó Lạng Giang) Lý Kế Nguyên, Phạm Ngũ Lão làm phó tướng cho Yết Kiêu. Lan Ngư phủ và Dương Cát Lợi, hai trong số những chỉ huy pháo có nhiều kinh nghiệm đảm nhận nhiệm vụ tham mưu cho Cao Lịch, hiện chỉ huy lực lượng Thủy pháo. Tổng số binh lực gần năm nghìn quân, bao gồm cả bộ phận quân báo, thông tin liên lạc, hậu cần, quân y. Tượng binh và kỵ binh không có mặt.

Tình hình chiến sự tại Sơn Tây, động tĩnh tại La thành hay Đông Phù Liệt bằng nhiều cách, chủ yếu vẫn là chim câu, liên tục đưa về làng Vạn Xuân. Tướng sĩ trong danh sách xuất chinh ngày ngóng đêm trông nhưng vẫn chưa có lệnh. Yết Kiêu vô cùng sốt ruột song phải cố nén trong lòng.

Mới chập tối Yết Kiêu và bọn Trương Ma Nị ở trần bàn luận chiến sự quanh cái bàn gỗ trong thủy trại bỗng có quân hầu vào báo Đại Thắng Lý Hoàng hậu đến. Cả bọn lấy làm ngạc nhiên, vội vận y phục chỉnh tể đứng nghiêm trang chào đón. Thiên Bình trong y phục màu đỏ sẫm, mình vận giáp trụ, mũ đâu mâu có chỏm lông vũ cắp bên hông, áo bào đỏ gần chạm đất. Nàng dừng chân bên bậc cửa cúi chào đáp lễ, bước thẳng đến ghế tựa giữa phòng mời các sĩ quan cùng ngồi. Ai nấy yên vị, thấy người nào cũng nhìn mình với ánh mắt bảy phần ngạc nhiên ba phần thắc mắc, Thiên Binh tươi tắn cất lời xoá tan bầu không khí yên lặng:

- Tôi đến theo mệnh lệnh của Vạn Thắng vương.

Nàng đưa ra tờ quân lệnh cho mọi người cùng xem và nói thêm:

- Kỳ này tôi đến Sơn Tây với cương vị là Chủ tịch Đảng Lao động Vạn Xuân chứ không phải Hoàng hậu, mời các anh xem giúp.

Yết Kiêu tròn mắt hỏi:

- Thiên Đức hội đã đổi tên tự bao giờ, thưa Chủ tịch?

Thiên Bình cười mà rằng:



- Mới lúc tối nay, Vạn Thắng vương ký lệnh. Theo chủ ý của ngài, Thiên Đức hội đổi thành Đảng Lao động Vạn Xuân sẽ mang tính bao quát.

Yết Kiêu đọc tờ quân lệnh, hai mắt chợt sáng lên:

- Đại Vương có viết rõ Hoàng hậu, Chủ tịch đảng phải tuyệt đối tuân theo sự sắp xếp của tôi!

Yết Kiêu đưa quân lệnh cho bọn Trương Ma Nị cùng xem và hớn hở ra mặt. Chẳng phải Yết Kiêu sợ Thiên Bình giành quyền thống lĩnh mà anh lo an nguy của Thiên Bình.

- Đại Vương có viết rõ ràng ra đấy, tôi không có quân, chỉ theo xem các anh đánh trận và sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng các vấn đề không thuộc quân sự.

Bọn Yết Kiêu quan tâm đến chiến trận và chiến thắng hơn là các vấn đề dân sự nên tỏ ra vui mừng lắm.

- Ông Ngô Thì Nhậm và Phạm Sư Mạnh sẽ cùng đi với chúng ta.

Mấy chiến tướng nhìn nhau, chẳng cần nói lời nào, họ lập tức hiểu rằng lần này xuất chinh rất khác. Trong quân có đại văn thần là chuyện tốt bởi họ rành rẽ chuyện bang giao hơn.

- Vậy bao giờ chúng ta được xuất quân?

Thay vì trả lời câu hỏi của Yết Kiêu, Thiên Bình gọi quân khiêng vào một cỗ máy kỳ lạ có cấu kiện phần lớn làm bằng sắt. Thiên Bình cho đặt cỗ máy kỳ lạ chắn ngang cửa ra vào, vẻ mặt tự đắc lắm. Yết Kiêu và những người khác vây quanh sờ mó, đoán già đoán non một hồi rồi cùng lắc đầu không biết đó là thứ gì đành chờ Thiên Bình lên tiếng giải thích. Thiên Bình bảo mọi người về chỗ ngồi, tự hào giới thiệu:

- Đây chính là quạt máy! Phát minh mới nhất của Vạn Thắng vương, ngài ban tặng Đại đoàn thủy quân Long Vũ kèm theo lời chúc thuận buồm xuôi gió!

Ai cũng ngây ra chẳng hiểu.

- Quạt máy? Nó là cái gì?

Thiên Bình bảo một nữ binh lên yên xe bắt đầu đạp và cánh quạt bằng sắt gắn với bánh đà bằng một trục ngang bắt đầu quay, quả nhiên có gió. Nữ binh đạp càng nhanh thì gió càng mạnh. Bọn Yết Kiêu ngồi c·hết lặng như thể trông thấy ma quỷ hiện hồn, thần gió hiển linh. Quạt máy theo cách Thiên Bình gọi chỉ đơn giản là khung gỗ gắn bàn đạp, dây xích cùng 3 bánh răng. Nhìn những chiến tướng ngồi ngây như phỗng, Thiên Bình ôm bụng cười ra nước mắt.

- Thứ này… thứ này có thể tạo ra gió!

Trương Ma Nị lẩm bẩm một mình. Thiên Bình tiện miệng khoe:



- Từ nay mùa hè sẽ không còn nóng nữa, thay nhau đạp là được. Sắp tới, Đại Vương sẽ chế ra một thứ quạt gọi là Panka gì đó, thứ ấy treo trên mái nhà!

Chẳng ai còn quan tâm đến quạt Panka, thứ quạt máy kì lạ đã thu hút họ. Thiên Bình thao thao bất tuyệt:

- Đại Vương dự tính đến cuối năm sẽ đem được mặt trời nhốt vào một cái túi để ban đêm bỏ ra dùng

Vẫn chẳng ai nghe lời Hoàng hậu khoe. Thiên Bình chẳng lấy làm phiền, nàng lại bảo quân sĩ đem vào một cái khung xe đạp chỉ gắn bánh sau rồi giới thiệu:

- Cái này gọi là máy giặt!

Chẳng ai biết máy giặt hoạt động như thế nào, nhưng nghe nói máy này sẽ giúp cho việc giặt giũ quần áo trong quân mau lẹ thì các tướng đổ dồn sang xem, tạm bỏ quên quạt máy vì nóng cởi trần là xong. Thiên Bình giới thiệu bánh xà phòng dùng để giặt quần áo và tắm thơm, một thứ vô cùng mới mẻ. Nay mai Ty Thương nghiệp sẽ bán món hàng này cho bách tính sau khi trang bị cho toàn quân. Thiên Bình tự tay lấy mấy bộ quần áo cũ bỏ vào cái ống sắt mỏng nằm ngang đường kính chừng 2 thước, bề dài độ 3 thước, bên trong có gắn cố định những miếng sắt quay đồng trục và có nắp đậy hẳn hoi. Thiên Bình cắt mấy miếng xà phòng nhỏ bỏ vào rồi đổ nước đầy nửa cái bình nằm ngang ấy. Nữ binh ngồi lên yên xe và đạp, bánh sau quay chầm chậm kéo theo trục ngang bằng sắt quay theo. Mọi người đều thấy quần áo quay lên quay xuống, xà phòng có ít bọt. Dẫu chẳng biết quần áo giặt như vậy có sạch hay là không, nhưng các ông sĩ quan trẻ vô cùng hào hứng, thay nhau đạp và cùng cười vang. Thiên Bình cho biết, Phòng Nghiên cứu Vạn Xuân đang chế tạo máy giặt lồng ngang và lồng đứng dựa theo bản vẽ của Chương. Và rằng từ nay binh sĩ đồn trú vừa vận động lại vừa giặt quần áo được.

- Đại Vương ban khẩu lệnh, Đại đoàn thủy Long Vũ xuất quân lúc gà gáy!

Thiên Bình chờ cho niềm hân hoan với những thứ mới lạ của các chiến tướng vơi bớt bèn đổi giọng thông báo. Yết Kiêu giật mình hô mọi người đứng nghiêm nghe mệnh lệnh. Thiên Bình nhắc lại thêm một lần và dặn thêm:

- Cuộc chiến sắp tới ở Sơn Tây sẽ gay go, Đại Vương chẳng biết ban thưởng vật gì cho các anh. Ngài tin tưởng các anh sẽ đại công cáo thành, rạng danh Thiên Đức quân. Những món quà này Đại Vương nhờ tôi chuyển với mong muốn mang đến chút niềm vui nho nhỏ cho các anh trước giờ xung trận.

Yết Kiêu hô lớn, mọi người có mặt trong phòng hô theo:

- Tạ ơn Đại Vương! Đại Vương vạn tuế!

- Các anh có thể chia sẻ niềm vui này tới ba quân. Bây giờ tôi xin phép về Nhất Vạn vấn an sức khoẻ thân mẫu và Tả Đô đốc, đầu trống canh Năm tôi sẽ có mặt trình diện thống lĩnh Yết Kiêu.

Thiên Bình trả lại bầu không khí vui vẻ trong thủy trại. Nàng biết mọi chuyện đã khác xưa rất nhiều. Giờ đây mỗi lần nàng xuất hiện trong quân thì tướng sĩ ai nấy đều nghiêm trang hết thảy, chẳng bao giờ còn được như lúc đôi mươi nữa. Trở thành vợ, thành mẹ, thành Hoàng hậu… Thiên Bình càng ngày càng thấm thía và lí giải tại sao trước đây Chương chẳng muốn trở thành vương một cõi.

Tự do làm điều mình thích dường như là điều xa xỉ với bậc quân vương và mẫu nghi thiên hạ.

Đại đoàn Long Vũ làm lễ xuất quân lúc gà gáy sáng. Phạm Tu và Lý An tới dự và tiễn đoàn quân lặng lẽ rời thủy trại lúc tờ mờ sáng. Đoàn chiến thuyền tạm neo gần ngã ba sông Xích Giang - Thiên Đức chờ hiệu lệnh trong gần một canh giờ trước khi tiếp tục hành trình. Thiên Bình truyền đạt mật lệnh với Yết Kiêu, lí giải nguyên nhân dừng chiến thuyền. Đoàn thuyền ngược dòng nhưng thuận gió nên lướt khá nhanh. Các trại thủy quân đóng ven bờ tả ngạn đều treo cờ xanh báo hiệu thuận lợi. Thủy quân La thành trông thấy, vội cấp báo tin tức hàng trăm chiến thuyền lớn nhỏ treo cờ Long Vũ quân đang ngược dòng lên mạn Sơn Tây.

Nhưng mọi thứ dường như đã muộn!

Một số chiến thuyền La thành từ bờ hữu ngạn kéo ra có ý chặn đầu ngăn cản nhưng Yết Kiêu mặc kệ. Nhiệm vụ đầu tiên mà anh và ba quân phải hoàn thành là tiến quân theo đúng thời gian, việc ngăn cản quân La thành sẽ do các đơn vị Thánh Dực quân đảm trách. Càng gần đến đích thì bên bờ tả ngạn, kỳ hiệu treo trên các ngọn cây cao chuyển từ xanh sang đỏ báo hiệu cần đi nhanh hơn một chút.

Nhận tin báo khẩn, Lý Mẫn lập tức phái thám mã chạy trạm truyền tin gấp lên hướng Bắc, đồng thời điều ngay hơn một nghìn quân kỵ từ La thành giúp sức Đào Công Sự. Lý Mẫn không thể đưa nhiều quân đi trợ giúp bởi các thủy trại của quân Thánh Dực đều đã xuất quân lăm le vượt sông bất cứ lúc nào.

Nguyễn Ninh vương hay tin vào quãng giờ Ngọ, hối thúc Nguyễn Từ Minh cùng Giang Hạo Điền mau chóng cho các chiến thuyền nhổ neo xuất binh tương trợ.