Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 469: Nước xa cứu lửa gần?




Chương 469: Nước xa cứu lửa gần?

Việc đại bản doanh bị quấy phá, thêm chuyện Nguyễn Khắc Tỵ t·ử t·rận khiến Đông Chinh vương cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị công thành. Cánh quân Tả vũ vệ bị xoá sổ, đường liên lạc, vận lương… giữa đại bản doanh Đông Chinh vương với Trần Văn Lộng buộc phải thông qua đường thuỷ. Đông Chinh vương biết Trần Văn Lộng có thêm quân tiếp viện từ La thành, thay vì suy nghĩ sâu xa lại mừng ra mặt. Năm xưa Đông Chinh vương thất bại ở La thành khi giành ngôi thiên tử, nay cơ hội làm vương đất Sơn Tây nếu có sự giúp sức của Trữ quân cũng tính là lợi. Mưu sĩ Trần Bá Tiên cũng chung nhận định với Đương Chu, ấy là cắt mấy xã giáp ranh ở mạn Đông Nam chẳng tính là thiệt thòi. Nhất thiết phải bỏ cái lợi nhỏ hòng có đại nghiệp, như thế mới là khí chất bậc đế vương?

Bên kia sông Xích Giang, Phan Văn Hầu đang nguy khốn, nhận thấy cơ hội thoát khỏi hiểm cảnh, chẳng chờ Đông Chinh vương đưa ra lời đề nghị, Phan Văn Hầu cử sứ giả đến gặp kèm theo lời đề nghị giúp một nghìn năm trăm binh mã, 30 chiến thuyền, 100 Cự thạch pháo cùng với nghìn hộc lương thảo. Đổi lại, Phan Văn Hầu mong muốn khi Đông Chinh vương lên ngôi sẽ kết liên minh ủng hộ Quảng Trí quân chống lại quân Thiên Đức. Một người dễ dàng cắt đất và đang cần thêm sự ủng hộ như Đông Chinh vương không cần suy nghĩ mà đồng thuận.

Lực lượng dưới quyền Đông Chinh vương, vào những ngày hạ tuần tháng Tư tăng cả về lượng và chất, tổng số binh mã ba mặt vây công lên đến hai vạn rưỡi. Trong thành Sơn Tây, Phùng Hiền chỉ có lực lượng Trinh Phù quân hơn ba nghìn người và khoảng một nghìn quân Tả vũ vệ dưới trướng, tổng quân số thủ thành chưa đến 1 vạn. Phùng Thanh Hoà thống lĩnh Trinh Phù quân cùng với năm trăm binh sĩ Phùng doanh lập trại ngoài thành. Tin tức do Phạm Kính Ân chuyển về đến tay Phùng Thanh Hoà, Hoà vô cùng ấn tượng với những gì mà Phạm Kính Ân, một quân hầu Lý Nhân Nghĩa đã chiêu mộ được trong quá trình trốn chạy. Chỉ có ba người biết thân thế của bọn Phạm Kính Ân mà chẳng cần hỏi đến là Thái sư Lý Đạo Thành, Sứ tướng Phùng Hiền và Hữu tướng Nguyễn Văn Giáp. Lý Nhân Nghĩa thuật đầu đuôi mọi chuyện ông đã trải qua với những trải nghiệm đầu tiên trong đời chỉ vỏn vẹn trong mấy ngày.

Trước tình hình ngày căng thẳng, một mặt thành bị vỡ trong khi quân cứu viện kéo về chỉ được hơn một nghìn sĩ tốt từ các trại nhỏ nơi xa không theo Trần Văn Lộng thì Phùng Hiền có phần trông ngóng sự tương trợ của Thiên Đức song chẳng tiện nói ra. Thái sư Lý Đạo Thành ra ngóng vào trông, lo lắng Đoàn Tùng Thiện gặp bất trắc, Phạm Tu không biết sự tình nên chẳng có động tĩnh. Vị Thái sư già tin vào hiểu biết của ông về Phạm Tu, nếu Phạm Tu nhận tín hiệu ắt sẽ động binh. Niềm hi vọng mong manh giúp Lý Thái sư vững dạ. Ông nói rõ với bọn Phùng Hiền việc ông nhờ cậy Phạm Tu.

Hữu tướng Nguyễn Văn Giáp thêm bền gan do Lý Nhân Nghĩa một mực khẳng định Vạn Thắng vương vẫn theo sát tình hình tại Sơn Tây và tuyệt đối không khoanh tay làm ngơ. Ngồi nghị bàn với nhau, mọi người nói ra suy nghĩ nhưng chẳng ai lý giải được cớ sao đến giờ này quân Thiên Đức vẫn chưa hề có động tĩnh, kể cả việc t·ấn c·ông Tam Đái.

- Nếu Thái sư đã viện đến Tả Đô đốc và một mực tin tưởng ngài ấy nhưng đến nay vẫn chưa thấy quân Thiên Đức có động thái tương trợ thì ta nghĩ chỉ có một khả năng mà thôi.

Phùng Hiền chắp hai tay sau lưng đi lại quanh bàn lớn đến mấy lần rồi hướng sự chú ý lên tấm hoạ đồ khắc trên tấm gỗ lớn.

- Trước khi Đông Chinh vương dấy binh làm loạn, Bàn Phù Sếnh thống lĩnh quân Thánh Dực đóng ở vị trí này, án ngữ lối vào sông Hoàng và sông Cánh.

Nói đoạn, Phùng Hiền dùng cây gậy nhỏ làm từ gỗ quý gõ nhẹ lên hoạ đồ nói thêm:

- Nguyễn Lạc Thổ, một chiến tướng gốc gác châu Vũ Ninh đóng quân ở ngã ba sông Cánh uy h·iếp Tam Đái từ mạn Tây Nam. Ta từng đồ Vạn Thắng vương cần thêm chút thời gian huy động thêm lực lượng thiện chiến tham gia hoặc chuẩn bị lương thảo nên chưa vượt sông.

Phùng Hiền bặm môi, thả cây gậy nhỏ lên mặt bàn, ánh mắt không rời khỏi hoạ đồ mà rằng:

- Nhưng nay ta có suy nghĩ khác. Bàn Phù Sếnh vốn là chiến tướng nhưng ngay từ đầu chỉ đóng vai trò trợ chiến, ấy là điều lạ. Cớ sao Vạn Thắng vương lại dùng Nguyễn Lạc Thổ, người đang trấn thủ thành Lạng Giang tận vùng Tây Bắc đánh thốc sang tận Đông Bắc? Chả phải điều Bàn Phù Sếnh trấn Siêu Loại ngược bờ tả ngạn kết hợp với quân Cổ Loa sẽ nhàn hơn mấy phần ư?

Nguyễn Văn Giáp bấy giờ mới nêu ý kiến:

-Phải chăng Sứ tướng cho rằng Vạn Thắng vương cố ý bố trí Bàn Phù Sếnh đóng quân gần ngã ba sông Hoàng hòng uy tiếp La thành?



Phùng Hiền khẽ gật đầu:

- Bàn Phù Sếnh như con dao nhọn kề sát nách La thành, nếu La thành tiến lên phía Bắc nhân cơ hội chiếm Sơn Tây thì tay Sếnh sẽ vượt sông đánh sang. La thành có lực lượng thuỷ binh không yếu nhưng hãy nhớ, Bàn Phù Sếnh là một chiến tướng, hắn như dây cung kéo căng mà chưa được bắn.

Lý Nhân Nghĩa yên vị lắng nghe từ đầu, bây giờ cũng nêu ý kiến:

- Tôi lại nghĩ ông Sếnh án ngữ ở đó nhằm bảo vệ hậu phương, đề phòng quân Đông Phù Liệt đánh ngược lên. Chúng ta không nên loại trừ khả năng này. Một khi Nguyễn Lạc Thổ đánh Tam Đái gặp khó, Bàn Phù Sếnh dẫn binh ngược lên Bắc cùng đánh, tạo thế gọng kìm ép Tam Đái. Siêu Loại đất rộng lại bằng phẳng, ông Sếnh có đi xa thì quân từ phủ Thiên Đức hoặc dưới Hiến Doanh theo đường thuỷ kéo lên trám vào chỗ ông Sếnh bỏ lại cũng chẳng khó khăn gì.

Phùng Hiền tủm tỉm cười mà rằng:

- Đại nhân có cái nhìn sắc sảo nhưng thú thực… điều đại nhân thấy nghĩa là nhiều người khác cũng thấy được. Vạn Thắng vương dẫu trạc tuổi tôi song… tôi không dám đặt mình ngang hàng. Cách hành binh của Vạn Thắng vương rất khác, ngài ấy thường hành động khiến đối phương chẳng thể nào đoán được.

Lý Nhân Nghĩa gật gù không nói thêm, ngầm thừa nhận lời Phùng Hiền có lý.

- Mấy năm nay chúng ta dường như quên mất một đạo quân đáng gờm trong tay Vạn Thắng vương.

- Sứ tướng nói đến quân Thiên Đức dưới quyền Phạm Cự Lượng ạ? - Phùng Thanh Hoà thắc mắc.

Phùng Hiền lắc đầu. Phùng Nguyên Hoà nhấp nhổm nãy giờ liền hỏi luôn:

- Thiên Đức còn một chiến tướng bấy lâu nay im hơi lặng tiếng là Lý Văn Ba nắm quân Thần Sách! Sứ tướng ám chỉ ông ta phải không ạ?

Phùng Hiền ngoái lại nhìn hoạ đồ:

- Thần Sách đóng quân ở Ninh Hải, án ngữ mặt Tây Nam của Thiên Đức quả im hơi lặng tiếng mấy năm, lần gần nhất ta có nghe ông ta tham gia trận đánh trên sông Phú Nông nhưng… ta nghĩ Lý Văn Ba sẽ vẫn ở Ninh Hải.

Tả hữu nhìn nhau cùng lắc đầu không hiểu Phùng Hiền đang ám chỉ đội quân nào của Thiên Đức. Sau 9 năm xưng hùng xưng bá, đất Vạn Xuân này ai chẳng tỏ Thiên Đức quân có 3 đạo binh Thiên Đức, Thần Sách và Thánh Dực là nòng cốt và vô cùng thiện chiến, chẳng lẽ còn đạo quân thứ tư?

Phùng Hiền rời ghế soái tiến ra cửa chính trông ra ngoài mặc tả hữu bàn luận sôi nổi. Mãi lâu sau Phùng Hiền mới trở lại chỗ ngồi, hai bàn tay đan vào nhau, nét mặt lộ rõ vẻ đăm chiêu.



- Ta còn nhớ năm xưa Thiên Đức quân đến giải vây thành Sơn Tây…

Phùng Hiền bỏ lửng câu nói, nhìn tả hữu một lượt. Lý Nhân Nghĩa ngồi bên hữu dường như nhớ ra vội nói:

- Sứ tướng muốn nói đến Yết Kiêu?

Phùng Hiền quay sang Nguyễn Văn Giáp ngồi hàng đầu bên tả có ý chờ đợi. Nguyễn Văn Giáp liền nói:

- So với những Lý Văn Ba, Bàn Phù Sếnh và Nguyễn Lạc Thổ quả thật Yết Kiêu và Phạm Bạch Hổ thảng hoặc mới được nhắc đến nhưng nói rạch ròi mọi lẽ sẽ thấy pháo binh là xương sống của quân Thiên Đức và… thuỷ quân như thể mạch máu của họ, bộ binh la da thịt. Những năm qua Thiên Đức chủ trương phòng ngự….

Phùng Hiền gật gù lắng nghe, Nguyễn Văn Giáp nói thêm:

- Họ đánh chiếm Vũ Ninh, Tế Giang hay gần đây là Đằng Châu, Sơn Nam Hạ thì lực lượng tham chiến chủ yếu là bộ binh. Thuỷ binh và pháo binh chưa thể hiện nhiều do địa hình các sứ quân ấy chưa cần thiết phải dùng đến thuỷ quân.

Nguyễn Văn Giáp rời chỗ ngồi, Phùng Hiền đưa cho ông cây gậy gỗ, Nguyễn Văn Giáp chỉ lên hoạ đồ trình bày:

- Thủy quân Long Vũ của họ là lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ nhất chẳng hiểu sao lại đóng quân ở sông Nguyệt Đức trong khi có lão tướng Cao Mộc Viễn ở đó. Trước đây tôi từng nghĩ Vạn Thắng vương để quân Long Vũ ở đó nhằm kiềm chế Cao Mộc Viễn phòng bất trắc nhưng… dường như không phải vậy! Nhiều lần tôi tự hỏi, tại sao Yết Kiêu thống lĩnh thủy quân mà lực lượng nòng cốt nằm cách xa trăm dặm, phải chăng Vạn Thắng vương không muốn trọng binh nằm toàn bộ trong tay một người? Tôi nghĩ không đúng.

Nguyễn Văn Giáp tự hỏi rồi tự trả lời.

- Vạn Thắng vương tin tưởng tuyệt đối Phạm Cự Lượng, Phạm Bạch Hổ và Yết Kiêu. Ba người con của Tả Đô đốc nắm giữ ba lực lượng cốt yếu Thiên Đức từ ngày đầu, chẳng lý nào Vạn Thắng vương có lòng khác. Từ ngày chiếm cứ Đằng Châu, Yết Kiêu đồn trú tại đó rồi bặt vô âm tín, tin tức về đạo quân này hầu như không thể tìm được.

Lý Nhân Nghĩa đến gần hoạ đồ ngước lên nhìn với vẻ suy tư.

- Chẳng lẽ Sứ tướng và Hữu tướng quân nhận định Yết Kiêu là lực lượng dự bị, là quân cúng cụ?



Phùng Hiền phì cười:

- Vạn Xuân ta lắm sông ngòi, nhiều mương máng, đi lại bằng thuyền vừa nhanh vừa tiện. Ông Giáp ví Yết Kiêu là xương sống Thiên Đức cũng chẳng sai. Ta đang nghĩ đến một khả năng, dù rất nhỏ, ấy là Vạn Thắng vương sẽ điều động Yết Kiêu lên Sơn Tây.

Lý Nhân Nghĩa nhăn mặt tỏ ý không đồng tình:

- Từ vùng Kiến Xương lên Sơn Tây hơn hai trăm dặm, tại sao dùng quân ở xa trong khi Bàn Phù Sếnh hay Nguyễn Lạc Thổ chỉ cần dăm chục dặm có lẻ là tới đây rồi.

Phùng Hiền nhoẻn miệng cười, nét mặt chẳng giấu vẻ suy tư:

- Đó chính là chỗ ảo diệu trong thuật dùng binh của Vạn Thắng vương. Cổ nhân nói nước xa chẳng cứu được lửa gần nhưng… nếu… cái này ta đành chờ vậy.

Nghị sảnh đường tĩnh lặng cho đến khi Nguyễn Văn Giáp trở lại vấn đề còn bỏ ngỏ chưa có lời giải:

- Tính đến nay đã gần mười ngày, giả như Yết Kiêu tham chiến cũng phải đến nơi, hoặc cánh Nguyễn Lạc Thổ, Bàn Phù Sếnh nắm rõ tình hình Sơn Tây sao không có động thái gì? Ai chẳng biết nếu họ có được thành Sơn Tây này, dù là kết liên minh thì đất Tam Đái chẳng đánh mà hàng?

Lý Nhân Nghĩa ngồi xếp bằng tròn suy ngẫm mặc cho các tướng bàn luận, mổ xẻ. Mỗi người đều có lý giải khác nhau song chẳng ai cho là đúng.

- Tôi nghĩ đến một khả năng!

Lý Nhân Nghĩa thu quạt giấy, lặp đi lặp lại mấy lần lời vừa thốt ra khiến mọi người trong nghị sảnh đều hướng sự chú ý vào đại văn thần chờ đợi. Lý Nhân Nghĩa đứng lên, hai tay khoanh trước ngực, giọng quả quyết:

- Vạn Thắng vương chờ cho tất cả người chơi cờ lộ diện nước đi rồi sau đó mới quyết định xuất xe, pháo hay mã! Bấy lâu nay chả phải quân Thiên Đức thường chờ đối phương t·ấn c·ông trước bộc lộ binh lực rồi mới ra tay hay sao?

Phùng Hiền vỗ mạnh tay xuống bàn khiến ai nấy đều giật mình. Phùng Hiền nhổm người chồm về phía Lý Nhân Nghĩa:

- Đúng rồi! Chính là như vậy! Quân Thiên Đức đang chờ các sứ quân lộ ý đồ mới động binh, hẳn là muốn tung một đòn quyết định. Nếu lời Viên ngoại lang đại nhân đây là đúng thì ý tưởng Vạn Thắng vương dùng thủy quân ở xa về đánh gần gây bất ngờ lại vô cùng hợp lý.

Lý Nhân Nghĩa nghe như thế lại hỏi:

- Nhưng… nhưng khi nào chuyện đó xảy ra?

- Hôm nay, ngài mai hoặc không bao giờ! Cho dù khả năng nào xảy ra đi chăng nữa thì bản thân chúng ta phải tự cứu lấy mình trước khi người khác giúp đỡ, ấy là cái thế cũng là danh dự võ tướng đất Sơn Tây. Ta thề không đội trời chung với Trần Văn Lộng, Sơn Tây thành còn thì ta còn!

Vừa lúc ấy quân vào cấp báo, Đông Chinh vương có dấu hiệu động binh ở mặt Bắc và Trần Văn Lộng vừa có thêm viện binh La thành đồng thời uy h·iếp hai mặt chuẩn bị công thành. Phùng Hiền phân phó nhiệm vụ cho các tướng còn bản thân lên mặt Bắc trực tiếp chỉ huy quân thủ thành.