Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 467: Gò ông Tả




Chương 467: Gò ông Tả

Từ lời khai của tù binh, Lý Nhân Nghĩa nắm được Nguyễn Khắc Tỵ có thêm quân tăng viện, trừ đi số hậu quân vừa thua trận, Nguyễn Khắc Hy vẫn còn ba doanh với khoảng hai nghìn binh sĩ thuộc quyền. Ngẫm thấy giao chiến trực diện với tướng Nguyễn Khắc Tỵ, khi yếu tố bất ngờ không còn, sẽ khó nắm phần thắng. Lý Nhân Nghĩa sai Nghiêm Luận cùng bốn người khác cầm kỳ hiệu đi gọi trợ giúp từ thành Sơn Tây hòng hai mặt giáp công.

Trinh Phù quân không có Cự thạch pháo, những binh sĩ thực thụ ngoài đao kiếm còn có thêm nỏ Liên châu. Tuy tương quan lực lượng đông hơn đối phương nhưng thua thiệt về binh khí, kỹ năng tác chiến… khiến Lý Nhân Nghĩa phải tìm đối sách khả dĩ đối phó. Trinh Phù quân chia quân t·ấn c·ông thành 5 đạo bố trí hình cánh cung, việc chia nhỏ đội hình là tránh uy lực của pháo đá, thậm chí cả xạ tiễn bắn loạt. Bên cánh hữu, Quách Thiên Mỗ, Trịnh Hoảng và La Hoài Đức mỗi người thống lĩnh ba trăm quân vượt lên cùng vây đánh trại bên hữu của Nguyễn Khắc Tỵ. Do trại tạm, đối phương mới tiếp nhận quân, chưa sắp đặt rào phòng thủ sau lưng nên bọn Quách Thiên Mỗ, Trịnh Hoảng và La Hoài Đức chia ba hướng cùng ập vào đánh. Hai bên giao chiến giáp lá cà trong đêm đen, quân phục giống nhau rất khó phân biệt. Có khác chăng là Trinh Phù quân tất thảy đều vấn khăn trắng trên đầu.

Nguyễn Khắc Tỵ thấy trại bên cánh bị t·ấn c·ông tràn ngập song chưa vội điều quân sang ứng cứu. Trung quân dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Khắc Tỵ vẫn tập trung vào bóng đêm sau trại. Thời gian trôi qua tương đối lâu, trại quân bị t·ấn c·ông có phần nao núng khi thua thiệt quân số, nhiều binh sĩ bỏ trận địa tháo chạy về trung quân gọi cứu viện. Nguyễn Khắc Tỵ buộc lòng cử hơn một trăm kỵ binh cùng hơn hai trăm bộ binh sang cứu viện hòng cân bằng lực lượng. Giao chiến diễn ra trong doanh tạm hữu quân vô cùng ác liệt và dường như bất phân thắng bại. Lý Nhân Nghĩa cũng đưa những binh sĩ thực thụ còn lại trong tay đổ hết vào trận đánh bên hữu doanh địch quân, ông quyết thi gan cùng với Nguyễn Khắc Tỵ.

Trận đánh diễn ra khá lâu khiến Nguyễn Khắc Tỵ sinh nghi, vừa lúc ấy lại nghe quân bẩm báo, đối phương cử quân kỵ chạy vòng qua hướng Bắc có ý bắt liên lạc với quân trấn thành.

- Thì ra là đánh lạc hướng ông!

Nguyễn Khắc Tỵ lập tức điều động năm trăm binh sĩ từ trung quân tiếp viện hữu quân cách đó chừng 2 dặm. Quân tiếp vượn rời đi được nửa đường, trong khoảng tối đen trước mặt trung quân bỗng có hàng trăm, hàng nghìn tiếng reo hò dậy đấy kèm theo tiếng thanh la khua vang. Nguyễn Khắc Tỵ giật mình, lệnh quân xạ tiễn phóng tên không ngừng. Tiếng thanh la không vì thế mà dứt, bên cạnh đó, hàng nghìn viên gạch đá, mỗi viên to bằng nắm tay bay rào rào vào trại quân. Nguyễn Khắc Tỵ chưa biết thực hư ra sao nhưng vẫn tỉnh táo lệnh phất cờ nổi lửa hiệu cho quân bên trại tả (tính theo cách bố trí lúc công thành, còn hiện tại xoay ngược chống Trinh Phù quân thì doanh này nằm bên hữu) lập tức xuất trại t·ấn c·ông ngang qua phía trước trung quân dò thực hư.

- Thưa tướng quân! Chúng có Cự thạch pháo!

Đạn đá bay vào trại làm hỏng lều, một số quân sĩ b·ị t·hương, lòng quân xao động. Nguyễn Khắc Tỵ chạy ra xem xét một hồi mới trấn an:

- Chúng c·ướp Cụ thạch pháo ở hậu quân! Trịnh Phúc đâu, Trịnh Phúc đâu?

- Có mạt tướng!



- Mất bao nhiêu Cự thạch pháo?

Trịnh Phúc run rẩy:

- Dạ… dạ bẩm… bẩm 5 khẩu ạ.

Quả thật Lý Nhân Nghĩa trưng dụng mấy khẩu Cự thạch pháo cùng binh sĩ vận hành. Là văn quan, ông thừa khả năng dùng miệng lưỡi biến quân của Trịnh Phúc thành quân Trinh Phù. Pháo rót đạn vào trại liên hồi, đạn rơi tản mát chẳng mấy khi trúng mục tiêu quan trọng song quân sĩ thực sự lo lắng. Nguyễn Khắc Tỵ lệnh phản pháo, sau dăm ba loạt quả nhiên chẳng thấy đạn rơi vào trại nữa.

Gạch đá vẫn ném vào doanh, t·hương v·ong chẳng đáng để tính nhưng khiến binh sĩ bực dọc. Tướng sĩ đề đạt với Nguyễn Khắc Tỵ cho quân nống ra truy kích song Tỵ không thuận do đề phòng quân thủ thành thừa cơ kéo ra đánh úp. Tuy nhiên cứ nhùng nhằng mãi chẳng phải là cách hay, Nguyễn Khắc Tỵ nén giận thúc giục tả doanh mau chóng xuất binh truy khoảng trống mênh mông trước trung quân.

- Thưa tướng quân! Hữu doanh sắp mất, bọn nó đông quá ạ!

Nguyễn Khắc Tỵ thét lên:

- Đã biết kẻ nào cầm đầu chưa?

- Bẩm, có người thấy Quách Thiên Mỗ, Trịnh Hoảng và La Hoài Đức ạ.



Nguyễn Khắc Tỵ sững người giây lát, thầm nghĩ:

- “Mấy thằng tiểu tướng ấy chẳng phải trấn vùng Đông Nam ư? Chúng nó đã kéo về tương trợ?”

Nguyễn Khắc Tỵ bèn ra lệnh:

- Điều hai trăm bộ binh từ tiền doanh ứng cứu!

Quân sĩ nổi lửa hiệu điều động binh mã tiền doanh đưa quân sang cứu viện hữu doanh. Một lúc sau, quân chạy vào cấp báo tả doanh đã đụng trận với địch quân ở cánh đồng trống nhiều gò đống.

- Đào Thượng Hội thống lĩnh quân ấy, phần nhiều là nông dân không phải binh ạ!

Đôi mắt Nguyễn Khắc Tỵ sáng lên:

- Bọn tôm tép, chúng nó dùng quân hỗn tạp cầm chân ta còn tinh binh đánh hữu doanh. Mau! Đưa hai trăm quân hợp với tả doanh đánh dẹp thằng họ Đào miệng hôi sữa đó.

Hai trăm binh từ trung quân lập tức đốt đuốc xuất trại thẳng hướng Đông, khí thế vô cùng dũng mãnh. Bấy giờ Phan Kế An cùng hơn trăm người cùng mấy khẩu pháo chốt trên một gò đất, dựa theo ánh đuốc lệnh xạ thủ khai hoả. Những quả đạn lập tức bay về hướng đội quân vừa mới rời trại được một quãng. Đạn chẳng trúng đích song cũng khiến đội bộ binh này nhốn nháo tản ra ẩn nấp. Phan Kế An được thể hạ lệnh bắn cấp tập không ngưng, một hồi sau vị trí bị lộ, địch quân het nhau đuổi đánh. Phan Kế An bỏ trận địa kéo mọi người bỏ chạy. Truy binh đuổi gần đến nơi, đột nhiên có hai t·iếng n·ổ lớn khiến cả người đuổi lẫn người chạy đều thất kinh dáo dác nhìn quanh. Thêm hai t·iếng n·ổ đanh gọn khác vang lên giữa đội truy binh khiến mấy thân hình đổ gục trong bóng tối. Truy binh hoảng sợ thối lui, Phan Kế An thừa cơ chạy thoát.

Đào Thượng Hội thống lĩnh hơn một nghìn nông dân nằm phục giữa các thửa ruộng, chờ quân tả doanh lùng sục thật gần mới hò nhau đứng dậy cùng xông trận. Trận đánh diễn ra trên các ruộng lúa, nhiều ngọn đuốc rời khỏi tay binh sĩ rơi xuống, nhiều khoảnh ruộng xuất hiện các đ·ám c·háy. Đào Thượng Hội có lực lượng đông hơn gấp đôi song chẳng phải là những chiến binh thực thụ, lấy số lượng bù chất lượng, hai bên giao chiến không tính là hăng do quân tả doanh không có ý định sinh tử, vừa đánh vừa lui về điểm xuất phát. Đào Thượng Hội chẳng nhân cơ hội ấy mà đánh dấn lên, cho quân khua chiêng gõ trống phô trương thanh thế vang một góc trời.

Nguyễn Khắc Tỵ đã nắm được phần nào tình hình do quân bắt được mấy nông dân. Biết người cầm đầu Trinh Phù quân là Lý Nhân Nghĩa, một đại văn thần, Nguyễn Khắc Tỵ cười vang một chặp, thét gọi binh sĩ đưa chiến mã tới, đích thân Hy xung trận bắt sống kẻ trói gà không chặt mà to gan lớn mật. Tỵ lên ngựa, còn chưa xuất quân lại hay Phùng Thanh Hoà vừa dẫn quân từ thành Sơn Tây đáng vỗ mặt tiền doanh. Biết mình ở thế lưỡng đầu thọ địch, chậm trễ sẽ nguy khốn, Nguyễn Khắc Tỵ điều thêm binh cầm chân Phùng Thanh Hoà, bản thân Hy dẫn ba trăm quân kỵ tinh nhuệ xông thẳng về hướng Đông quyết bắt Lý Nhân Nghĩa. Trong tình hình hiện tại, Tỵ đánh Lý Nhân Nghĩa là lựa chọn phù hợp dù xét ở bất cứ khía cạnh nào.



Lý Nhân Nghĩa, Phan Kế An nhập với Đào Thượng Hội cố sức dồn quân tả doanh, trông thấy kỳ hiệu Tả vũ vệ tiến đến rất nhanh, Lý Nhân Nghĩa đoán Tỵ đích thân dẫn quân thiện chiến nhập trận. Nếu sa vào quần chiến, phần chiến bại sẽ thuộc về Trinh Phù quân. Bốn chàng Thân Vệ quân cũng hiểu vấn đề bèn cùng thúc ngựa vọt lên nghênh đón Tả vũ vệ tướng quân. Khoảng cách chỉ còn mươi trượng là giáp mặt, đột nhiên bốn chàng Thân Vệ tách ra chạy theo hai hướng. Nguyễn Khắc Tỵ lệnh cho kỵ binh đón đánh. Trong ánh đuốc bập bùng chẳng ai thấy được bốn quả lựu đạn ném về đội kỵ binh. Những âm thanh đanh gọn, chát chúa một lần nữa xé toạc màn đêm khiến những con chiến mã tung vó hí vang trời, quân kỵ phải khó khăn lắm mới khống chế được. Vó ngựa của bốn chàng Thân Vệ quân chạy gần như dọc theo đội hình kỵ binh của Nguyễn Khắc Tỵ, mỗi người tung thêm một quả nổ nữa vào đội kỵ binh rồi mới ngoặt chiến mã chạy tản ra. Kỵ binh của Nguyễn Khắc Tỵ truy theo một quãng sợ trúng phục binh đành quay ngựa lại.

Nguyễn Khắc Tỵ dẫn kỵ binh xộc thẳng vào Trinh Phù quân mà đánh, mục tiêu là kỳ hiệu của Lý Nhân Nghĩa. Lý Nhân Nghĩa vô cùng hoảng hốt, nhất thời chưa biết xử trí ra sao. May thay lúc ấy phía sau đội kỵ binh bỗng nhốn nháo, tranh tối tranh sáng chưa biết có sự gì.

- Thằng giặc Tỵ kia! Ông đến lấy đầu mày đây!

Nguyễn Khắc Tỵ thất kinh, bóng dáng Phùng Thanh Hoà cùng toán kỵ binh tả đột hữu xung như thể sắp phát điên. Phùng Thanh Hoà nhắm kỳ hiệu của Hy đánh dấn tới, cây trường côn trong tay Hoà vụt ngang, đâm thẳng như gió lốc rẽ lối. Quân sĩ dưới quyền Nguyễn Khắc Tỵ vốn nghe danh Phùng Thanh Hoà từ trước, nào có ai muốn giơ đầu nhận một gậy thay chủ tướng nên Hoà càng ngày càng tiến đến gần. Nguyễn Khắc Tỵ đảo quanh trận, thấy quân tả doanh cách một quãng xa bèn thúc ngựa chạy về hướng ấy. Phùng Thanh Hoà cưỡi con Á lôi chạy băng băng trên đồng lúa có ý chặn đầu. Nguyễn Khắc Tỵ lệnh kỵ binh chặn Hoà, Hoà vừa thét vừa múa trường côn đánh lướt qua khiến đôi ba kẻ ngã ngựa. Nguyễn Khắc Tỵ nộ khí xung thiên ra roi thúc chiến mã lên đánh với Hoà. Giao đấu được vài hiệp, Nguyễn Khắc Tỵ nhắm đánh không lại liền quay ngựa chạy một mạch về hướng Nam. Phùng Thanh Hoà đuổi theo, dùng nỏ Liên châu bắn đuổi nhưng Tỵ rạp mình trên lưng ngựa tránh được cả.

Lý Nhân Nghĩa nhận thấy tình thế chuyển biến có lợi, hô hào mọi người dồn lên bắt sống kỵ binh. Quân kỵ nao núng vì chủ tướng chạy mất bèn tháo chạy ngược về trung quân. Lúc này Trịnh Ứng Hoà dẫn quân trợ chiến vừa đến, đang đuổi đánh xạ thủ. Quân kỵ của Tỵ biết trại đã mất liền nhắm hướng Nam tháo thân. Trịnh Ứng Hoà cho một toán quân kỵ truy theo rất diết.

Chiến trường nhốn nháo, quân nọ lẫn với quân kia thật chẳng biết đường nào. Lý Nhân Nghĩa hô hào khua chiêng tụ quân về dưới cờ Trinh Phù, thận trọng đốt đuốc tiến vào doanh trại của Nguyễn Khắc Tỵ bắt được liên lạc với quân Trịnh Ứng Hoà và sau đó là Phùng Thanh Hoà.

Binh sĩ tả doanh tháo chạy tản mát trong khi quân tiền doanh phần lớn quy hàng. Trại hữu doanh sau nửa canh giờ kịch chiến bất phân thắng bại cũng đành thúc thủ khi quân Phùng Thanh Hoà và Trịnh Ứng Hoà nhập trận. Một số nhỏ kỵ binh tháo chạy, phần lớn bộ binh vứt khí giới xin hàng. Trinh Phù quân hò reo dậy đất tung hô Sơn Tây vương vạn tuế mừng chiến thắng. Tất cả lương thảo, khí giới cùng tù binh lập tức được Trinh Phù quân áp giải về thành Sơn Tây. Trịnh Ứng Hoà dẫn binh chặn hậu trong khi quân sĩ của Phùng Thanh Hoà mải miết chạy về hướng Nam theo bóng chủ tướng.

Có thể nói cánh quân vây mặt Đông thành Sơn Tây dưới quyền Tả vũ vệ Nguyễn Khắc Tỵ đã bị xoá sổ hoàn toàn trước khi trời sáng. Chiến thắng này giúp cục diện chiến trường thay đổi hoàn toàn. Lý Nhân Nghĩa dẫn quân về thành trong niềm hân hoan tột bậc. Đích thân Sơn Tây vương thân hành ra đón Trinh Phù quân ở Tả môn kèm theo những lời vàng ý ngọc. Sơn Tây vương tha bổng cho toàn bộ binh sĩ dưới quyền Nguyễn Khắc Tỵ. Phùng Hiền tạm thời sung những binh sĩ này vào các hướng. Một số tiểu tướng giam hậu chờ xử theo quân pháp. Những người này về sau không bị xử tội c·hết, cho về quê làm ruộng.

Nói về Nguyễn Khắc Tỵ, chạy miệt mài vẫn bị Phùng Thanh Hoà cưỡi Á lôi bá·m s·át không tha. Nguyễn Khắc Tỵ cắt sang hướng Tây có ý tìm về thành đất nơi Trần Văn Lộng đóng bản doanh. Cao Y phục binh chờ mãi chẳng thấy Trần Văn Lộng đem quân cứu viện mà trời sắp sáng. Đương lúc thất vọng, quân báo rằng có toán kỵ binh đuổi nhau ở hướng Đông Nam. Cao Y chẳng suy nghĩ nhiều, dẫn quân rời nơi ẩn nấp xông ra đón lõng. Nguyễn Khắc Tỵ hết đường chạy bèn xuống ngựa xin hàng. Phùng Thanh Hoà nói:

- Thằng giặc này! Mày làm phản tội đáng bêu đầu. Đưa mày về thành tốn công của ông, mày hãy cầm khí giới đánh với tao, mày thắng có quyền đi, còn không tao sẽ chôn mày ở nơi này.

Nguyễn Khắc Tỵ vung gươm tìm đường sinh nhưng sau hơn chục hiệp, Phùng Thanh Hoà lựa thế vụt vỡ đầu Tả vũ vệ họ Nguyễn. Phùng Thanh Hoà c·hặt đ·ầu Tỵ đem về tính bêu trước cổng thành nhưng Phùng Hiền không cho, yêu cầu chôn cất Nguyễn Khắc Tỵ tử tế ở gò đất ngoài thành mà sau này dân quanh vùng gọi là gò ông Tả.