Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 468: Động tĩnh từ phương Nam




Chương 468: Động tĩnh từ phương Nam

Phạm Kính Ân giấu ngựa trong bìa rừng thưa, lúc này đã quá nửa đêm, trời tối như hũ nút. Trèo lên ngọn cây cao nhìn về hướng Tây, Phạm Kính Ân trông thấy đằng xa một góc trời sáng rực trong đêm, đó là mục tiêu anh nhắm đến.

- Từ đây đến nơi đóng quân của Đông Chinh vương quãng bảy, tám dặm đường. - Phạm Kính Ân nói. - Anh em chia ra làm bốn nhóm bám theo nhau. Cẩn trọng vì đến gần quân doanh kiểu gì cũng gặp tuần phòng.

Phạm Kính Ân và hai chàng trai trong Thân Vệ quân dẫn theo mấy người khác mò đường, ba nhóm còn lại theo sau. Đúng như Phạm Kính Ân nói, càng gần đến nơi có ánh sáng thì gặp nhiều tốp quân tuần phòng vòng ngoài. Bốn nhóm ẩn nấp quan sát động tĩnh trong nửa canh giờ mới quyết định hạ gục hai nhóm tuần canh nhằm khai thác thông tin, quy luật đi tuần kèm các thông tin cần thiết trước khi hạ gục nhóm tuần binh thứ ba một cách dễ dàng. Mỗi nhóm tuần binh chỉ có năm người phụ trách một khu vực nhất định trong hai canh giờ. Phạm Kính Ân bố trí 15 người giả trang làm tuần canh, trên cánh tay có đeo băng trắng để nhận ra nhau trong đêm.

Phạm Kính Ân dẫn mọi người luồn lách lòng vòng qua những lùm cây bụi cỏ, vượt gò đống, trườn mình trên những bờ ruộng hai bên bạt ngàn cánh đồng lúa. Phạm Kính Ân nhận định, Đông Chinh vương mới tụ quân về đây nên quân sĩ còn hỗn tạp, nhất thời quân kỷ còn chưa nghiêm cũng như bố trí vọng gác, trạm gác… còn nhiều điểm chưa hợp lý và thực tế đã chứng minh. Khu vực rộng lớn tập hợp gần 2 vạn binh mã sáng rực đèn đuốc. Phạm Kính Ân và đồng đội nằm phục trong lùm cây theo dõi động tĩnh. Anh cần phải nắm được cách bố trí của các quân trên một khu vực rộng lớn. Gần nửa canh giờ mật phục không uổng công, Phạm Kính Ân phát hiện một người vận giáp trụ vạch trướng lững thững đi về khu vực có lẽ dùng làm khu vệ sinh.

Nơi vệ sinh cho 2 vạn người nằm ở cuối hướng gió, nơi ấy là bìa rừng tương đối rậm rạp và thiếu ánh sáng.

- Người ấy hẳn là chỉ huy quân pháo! - Một binh sĩ Phùng doanh nằm phục cạnh bên giải đáp khi Phạm Kính Ân thắc mắc. - Dựa vào chiến y tôi đoán như vậy.

- Nhất thiết phải bắt được thằng ấy khai thác thông tin.



Dứt lời, Phạm Kính Ân dẫn theo mấy người lom khom sau những lùm cây, gần đến nơi quây liếp, mùi xú uế phảng phất trong gió. Nếu như mấy năm trước khi đóng quân tạm, tướng sĩ đại tiện tứ lung tung thì hiện nay việc đại tiện cần phải đúng nơi, tránh l·ây l·an bệnh tật. Phạm Kính Ân cùng hai Thân Vệ quân đổi y phục với ba người khác, buộc băng trắng lên bắp tay rồi luồn qua những bụi cây thản nhiên đi vào nơi xú uế canh gác vô cùng lỏng lẻo, đúng hơn là chẳng có quân canh. Khu vực quây liếp rộng hàng trăm mét vuông, hàng trăm người ra vào liên tục nên không tiện hành động. Bọn Phạm Kính Ân đành quay ngược trở ra, đứng cần lối ban nãy người kia đã đi vào chờ đợi. Vị tướng quân giải quyết xong nỗi buồn vội vã bước ra, chẳng hề để tâm đến ba gã lĩnh đang túm tụm ven một lùm cây thì thầm to nhỏ. Vị này vừa đi ngang qua bỗng có kẻ vỗ vai:

- Này anh bạn!

Vị tướng này tỏ ra bực dọc dừng chân ngoái lại định quát mắng phường vô lễ nhưng ông ta còn chưa kịp nhìn rõ mặt ba người đã lãnh trọn một cú đấm thôi sơn vào giữa mặt. Đôi chân lảo đảo lùi lại vài bước, ông tướng bị quét trụ ngã ngửa. Ú ớ chưa kịp la thì đã bị một miếng giẻ rách nhét vào miệng. Một người cầm hai chân, một người cầm hai tay khiêng vị tướng khốn khổ khuất dạng sau lùm cây chẳng ai hay biết. Phạm Kính Ân lột giáp trụ người này, túm cổ hỏi tên tuổi, quê quán. Mỗi câu hỏi đều kèm theo một cú đấm, ông tướng mềm nhũn, đau quá phải khai sạch sẽ.

- Các cậu cật vấn nó, tớ trà trộn vào bên trong xem xét. Hẹn nhau ở cái cây đằng kia nhé.

Đồng đội đưa cho Phạm Kính Ân 5 quả lựu đạn, Ân giấu trong cạp quần. Thanh chủy thủ hình dáng như lưỡi lê AK Ân giắt sau lưng. Dặn dò đâu vào đó xong xuôi, Ân quay lại khu nhà đại tiện rồi từ đó ung dung trở lại quân doanh. Trong nhân dạng một chỉ huy thuộc quyền Ngô Tất Sắc, Phạm Kính Ân mau chóng tìm đến trận địa pháo bên bố trí trên hai gò cao ngắm sẵn cổng thành phía Bắc. Mỗi trận địa bố trí hơn trăm khẩu Cự thạch pháo, Phạm Kính Ân khẽ rùng mình rồi lần mò tìm xuống trận địa pháo mới thiết lập đối diện cổng thành. Thi thoảng đạn đá từ trong thành bắn cầm canh nhắc nhở quân t·ấn c·ông hãy dè chừng. Quan sát địa thế đâu vào đó xong xuôi, Phạm Kính Ân trở ngược lên trận địa pháo trên cao tìm cách p·há h·oại xong ngẫm đi ngẫm lại anh thấy 5 quả lựu đạn sẽ chẳng thể mang đến nhiều kết quả. Như vậy chỉ còn cách quấy phá, tạo hỗn loạn ở hai trận địa chính, thu hút chú ý của ba quân sau đó tính tiếp. Ngẫm đi ngẫm lại mãi, Phạm Kính Ân nảy ra một kế. Lúc này áng chừng đã qua đầu trống canh Năm, ngoài binh sĩ trực gác thì đa phần quân chiến đấu đều ngủ tại chỗ. Chỉ một chốc nữa quân hậu cần sẽ đậy nhóm bếp thổi cơm sáng.

Phạm Kính Ân đến cạnh một Cự thạch pháo xem xét cách vận hành, nhận thấy chẳng khác là bao so với Cự thạch pháo Thiên Đức, nếu không nói là có phần lạc hậu hơn. Phạm Kính Ân giấu nụ cười đắc ý, tản bộ lên trước trận tiền quan sát, ước lượng khoảng cách rồi trở lại khẩu pháo đã ngắm nghía trước đó. Phạm Kính Ân chỉnh tầm bắn gần, khéo léo lăn bánh xe hướng khẩu pháo lệch sang bên trái độ một gang tay. Nhận thấy công việc thuận lợi, Phạm Kính Ân trong nhân dạng chỉ huy khẩu đội pháo đã chỉnh tầm bắn hơn hai mượ Cự thạch pháo. Nếu chúng nhả đạn, thay vì bắn vào thành, những quả đạn sẽ dội xuống khu vực trận địa pháo đối diện cổng thành. Trong khi Phạm Kính Ân táy máy, các xạ thủ vẫn ngáy khò khò.

Tiếp theo, Phạm Kính Ân lẫn vào một khoảng tối sau lùm cây, mon men bò gần đến sườn gò cao mồi một quả lựu đạn rồi ném mạnh về phía dưới. Vài giây sau, t·iếng n·ổ chát chúa ven trận địa pháo đặt dưới thấp khiến quân canh đang gà gật và quân tuần gọi nhau í ới cảnh báo quân trong thành Sơn Tây có thể nống ra. Phạm Kính Ân chạy ào vào vừa nói vừa chỉ về phía thành Sơn Tây, giọng vô cùng gấp gáp:



- Bắn mau, bắn mau! Quân trong thành đang xông ra ngoài!

Binh sĩ vừa tỉnh giấc hãy còn lơ mơ chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao, chỉ huy các khẩu đội còn đang nghe ngóng. Thấy Phạm Kính Ân giục, lại nghĩ là thật nên cho khai hoả. Kính Ân vừa chạy vừa hối thúc bắn cho mau. Nguyên lý của pháo là bắn chẳng cần nhìn, tầm đạn chỉnh sẵn cứ thế mà khai hoả thôi. Một phần năm số Cự thạch pháo trên gò bên hữu theo cách bố trí của Ngô Tất Sắc dội đạn đá xuống đầu đồng đội. Trời tối, trận địa bên dưới nhốn nháo, binh sĩ phần thì ôm đầu bỏ chạy khi bị đấm lưng, phần gào thét, phần lại nghĩ trong thành bắn ra… bên trên thì vẫn hăng say bắn yểm trợ. Phải sau gần hai chục loạt đạn, sự nhầm lẫn mới được phát hiện nhưng đã hơi muộn. Mấy trăm quả đạn đá rơi từ trên cao xuống gây thiệt hại hàng trăm nhân mạng chưa kể b·ị t·hương mà chẳng thấy bóng dáng quân trấn thành nống ra. Ngô Tất Sắc đến tận nơi xem xét tình hình, nghe các xạ thủ đều khẳng định Đinh Huynh là người hối bắn. Ngô Tất Sắc cho tìm Đinh Huynh song chẳng thấy đâu nên cho là Đinh Huynh làm phản, bắt được xử sau.

Phạm Kính Ân đến điểm hẹn thông báo tình hình rồi cả bọn quyết định đánh thêm một vố lớn vì sắp đến giờ thổi cơm sáng. Dựa vào lời khai của Đinh Huynh, Phạm Kính Ân lại chia quân thành bốn nhóm đột nhập vào đại bản doanh dùng hoả công. Phải nói rằng việc đột nhập của Phạm Kính Ân không khó khi mà chiến y giống nhau, quân mới trưng tập thì đông, lại tứ phương nên nề nếp hãy còn chưa có. Phạm Kính Ân nhắm đến một kho lương, ba nhóm còn lại nhắm đến khu chuồng ngựa, khu bếp ăn và một kho lương khác. Chuồng ngựa có đến mấy trăm con, cỏ khô chẳng thể thiếu nên trước khi phóng hoả, nhóm tiềm nhập hạ gục một số lính canh, mở cửa một số chuồng rồi chia nhau phóng hoả nơi đầu gió. Đêm hè hanh khô, chỉ trong phút chốc khu chuồng ngựa cháy rực một góc rồi lan nhanh. Nhóm tiềm nhập tiếp cận khu vực lán trại dựng làm bếp song không thể thực nhiệm nhiệm vụ vì lúc này quân hậu cần đã lục tục dậy vo gạo nấu cơm gặp may sờ được hai chum đựng dầu đốt đèn bèn đổi mục tiêu. Cả nhóm khiêng hai chum này đến hai lều gần đó phóng hoả rồi rút lui. Phạm Kính Ân và nhóm còn lại hoàn thành được nhiệm phụ đốt kho lương. Ba quân dưới quyền Đông Chinh vương phải d·ập l·ửa mãi đến sáng mới xong. Hai kho lương chỉ còn là đống tro tàn và khu chuồng ngựa bị cháy phân nửa.

Binh sĩ tìm được Đinh Huynh bị trói như lợn, miệng nhét đầy giẻ nằm còng queo bên ngoài doanh trại. Từ đó mới biết có một toán quân đột nhập gây loạn. Đông Chinh vương, Dương Sàn, Tĩnh Mịch Thiền sư, Trần Bá Tiên hay Ngô Tất Sắc lấy làm lo lắng bèn hạ lệnh bố phòng cẩn thận hơn bằng cách tăng cường quân cảnh giới. Cả bọn mới nghị bàn xong thì nhận tin cánh quân Nguyễn Khắc Tỵ đã b·ị đ·ánh bại bởi bọn Phùng Thanh Hoà và Trinh Phù quân, Nguyễn Khắc Tỵ đã b·ị c·hém đầu, quân tan cả. Đông Chinh vương lo lắng nhưng Trần Bá Tiên trấn an. Theo kế của Trần Bá Tiên, Đông Chinh vương cử Đặng Nguyên dẫn hai nghìn tinh binh xuất doanh tiến theo đường vòng cung hòng chiếm lại vị trí Nguyễn Khắc Tỵ đã để mất. Giả như thành Sơn Tây vỡ, quan tướng nhất định chạy về phía Đông thì Đặng Nguyên sẽ thừa cơ chặn đánh hoặc truy kích.

Đặng Nguyên nhận mệnh dẫn binh rời trại tiến về hướng Đông vài dặm rồi ngoặt xuống mạn Nam vào lúc xế trưa. Phạm Kính Ân cùng toán tiềm nhập nghỉ ngơi trong rừng, đứng trông xa có bóng kỳ và đoàn quân đông đảo liền bám theo mãi đến chập tối mới biết quân của Đặng Nguyên. Mãi đến quá nửa đêm, Đặng Nguyên mới cho quân tản ra tạm nghỉ ven một quả đồi thấp. Phạm Kính Ân một lần nữa lợi dụng đêm tối nằm phục, túm được cả thảy 18 binh sĩ và một tiểu tướng. Căn cứ lời khai của những người này, Phạm Kính Ân biết Nguyễn Khắc Tỵ và quân sĩ Tả vũ vệ đã bị xoá sổ, từ đó Ân suy luận Đặng Nguyên dẫn binh mai phục ở đây ắt nằm chờ. Nếu thành Sơn Tây vỡ, trong thế bị vây công ba mặt, Sơn Tây vương chỉ còn cách chạy về ngả này. Ngay lập tức, Phạm Kính Ân cử mấy người về thành Sơn Tây cấp báo còn bản thân ở lại cùng những người khác tiếp tục theo dõi di biến động của Đặng Nguyên. Đặng Nguyên điểm quân biết thiếu chỉ còn cách im lặng, siết chặt quân kỷ không để ai trốn nữa.

- Anh không phải người Sơn Tây! - Mấy binh sĩ đi cùng Phạm Kính Ân nói. - Anh và mấy anh kia hành sự rất kín kẽ và vô cùng nhanh nhẹn, lại có thêm v·ũ k·hí lạ, thứ này nghe nói chỉ Thiên Đức mới có.

Phạm Kính Ân giải thích:



- Bọn tôi là quân hầu của Nguyễn Nhân Nghĩa đại nhân, đại nhân mấy lần đi sứ Thiên Đức nên vương sứ ấy tặng cho làm quà phòng khi hữu sự. Nỏ Liên Châu và Cự thạch pháo chẳng phải do Thiên Đức tặng chúng ta ư? Sơn Tây vương có giao tình với Vạn Thắng vương bởi Đại Thắng Lý Hoàng hậu chính là Công chúa tiền triều.

Ai nghe cũng cho là đúng.

- Nói vậy mấy anh từng đến Thiên Đức chưa? Tôi nghe người ta bảo bên Thiên Đức khác Sơn Tây lắm. Tôi từng nghe chuyện Vạn Thắng vương lúc mới dựng cờ đã dẫn binh xuất quỷ nhập thần trợ giúp Sơn Tây.

Phạm Kính Ân cùng đồng đội khéo léo tuyên truyền về quân Thiên Đức, về Vạn Thắng vương cho binh sĩ trong nhóm rồi đưa ra một giả thuyết:

- Sơn Tây vương đang cảnh nguy khốn có khi Vạn Thẳng vương lại đem binh đến cứu.

Chẳng binh sĩ nào phản đối, họ không hiểu biết nhiều, với lại em rể giúp anh vợ cũng là điều nên làm, có gì đâu mà lạ. Trong khi Phạm Kính Ân ẩn náu theo dõi Đặng Nguyên và tuyên truyền đường lối thì cách xa về phía Đông Nam vài chục dặm cũng có động tĩnh. Động tĩnh này, điểm xuất phát từ La thành.

Nhân lúc Sơn Tây b·ạo l·oạn, Lý Mẫn muốn thừa nước đục thả câu, lệnh cho ba trại ở vùng giáp ranh chiếm cứ các làng mạc không còn quân binh Sơn Tây trấn giữ. Lý Mẫn đã định huy động đại quân từ La thành Bắc tiến song chùn bước bởi động tĩnh của Bàn Phù Sếnh. Bàn Phù Sếnh cho đóng liền một lúc 5 thuỷ trại nối tiếp nhau bên bờ tả ngạn, quân sĩ trên bên dưới thuyền phô trương thanh thế như thể vượt sông bất cứ lúc nào mà chẳng cần lí do. Lý Mẫn lo một khi đại binh xuất chinh, Bàn Phù Sếnh sẽ đánh sang. Thuỷ quân La thành có thể chống cự được, nhưng nếu Thiên Đức điều thêm đại quân từ phủ Thiên Đức theo sông Thiên Đức t·ấn c·ông La thành từ mạn Tây Nam sẽ vô cùng nguy hiểm. Tô Trung Từ sai sứ sang Thiên Đức đề nghị tạm thời hoà hoãn, đổi lại sẽ hoàn từ bỏ ý định chiếm lại thành Côn Lôn. Sứ đi chưa về mà Bàn Phù Sếnh không phải tay dễ nói chuyện nên Lý Mẫn hãy còn trù trừ chưa quyết được.

Bên cạnh đó, Tô Trung Từ cũng sai sứ gặp Nguyễn Ninh vương, đưa ra lời đề nghị khá hời, ấy là cho Nguyễn Ninh vương mượn đường thuỷ bộ đưa quân ứng cứu Quảng Trí quân đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc. Nguyễn Ninh vương tất nhiên chộp lấy cơ hội, triệu Nguyễn Từ Minh đến, lệnh cho Từ Minh chuẩn bị thuỷ quân cứu viện Tam Đái. Nguyễn Từ Minh vô cùng hăm hở trở về bản doanh đốc thúc tướng sĩ chuẩn bị xung trận rửa hận.

Chưa thể xuất đại binh, Lý Mẫn cũng không ngồi yên. Ông lệnh cho các đạo quân trấn giữ vùng biên ải giáp với Sơn Tây, đặc biệt là các doanh ở Đông Bắc, chớp thời cơ đánh chiếm các vùng Sơn Tây đang bỏ ngỏ do binh lực Sơn Tây đều đang dồn về trận sinh tử ở thành Sơn Tây. Song song với đó, Lý Mẫn cũng cho sứ giả tìm gặp Đông Chinh vương và cả Trần Văn Lộng thương lượng. Lý Mẫn không đánh giá cao Trần Văn Lộng về cơ mưu vì Lộng là tay võ biền. Lý Mẫn sẽ ủng hộ nhân lực và vật lực cho Trần Văn Lộng, đổi lại khi Lộng giữ chức Sứ tướng sẽ cắt đất tám xã mạn Đông Nam Sơn Tây cho La thành.

Trần Văn Lộng vừa mất Tả vũ vệ Nguyễn Khắc Tỵ, quân thuộc quyền chưa đến hai nghìn nên có phần dao động. Mưu sĩ Đương Chu mách với Lộng cứ nhận lời bởi vùng Đông Nam của Sơn Tây tiếp giáp với La thành và vùng Đỗ Động Giang, bỏ cái nhỏ được cái lớn mới là người mưu việc lớn. Trần Văn Lộng nghe theo, đồng ý với lời đề nghị của Lý Mẫn. Lý Mẫn âm thầm điều động gần hai nghìn binh mã trong ba doanh tiếp giáp Sơn Tây, giao cho Đào Công Sự thống lĩnh, lần lượt đến thành đất.