Chương 466: Kỳ trắng trong đêm đen
Tuy chỉ là một đội quân ô hợp, ba phần là nông dân chưa từng tham gia chiến trận, v·ũ k·hí chẳng đồng bộ, đến quân phục cũng mỗi người một kiểu nhưng đó là những gì tốt nhất mà Lý Nhân Nghĩa, Phan Kế An, Quách Thiên Mỗ, La Hoài Đức, Trịnh Hoảng và Đào Thượng Hội có thể làm được để thể hiện lòng trung thành trước sau như một đối với Sơn Tây vương và Phùng gia.
Đầu trống canh Tư, hậu quân của Nguyễn Khắc Tỵ phát hiện đạo quân từ hậu phương âm thầm tiếp cận quân doanh không kèn không trống. Tướng chỉ huy hậu quân, Trịnh Phúc nghe quân báo đinh ninh đó là quân do Đông Chinh vương chiêu mộ nên không phòng bị. Đến khi Trinh Phù quân đến sát hàng rào, quân tướng trong trại mới nhận ra sự lạ nhưng đã muộn. Trại hậu quân chưa đầy năm trăm binh sĩ, một số b·ị t·hương từ tiền phương chuyển về, nhiệm vụ chính là bảo vệ quân lương, thu nhận tân binh mới chiêu mộ không thể chống lại đội quân đông gấp 8 lần đã tràn ngập doanh trại. Trịnh Phúc chỉ kịp nhảy lên ngựa bỏ chạy thục mạng cùng một số thân tín.
Dễ dàng chiếm được trại hậu quân, Lý Nhân Nghĩa một mặt cho quân sĩ c·ướp toàn bộ lương thảo khuân ngược về sau, mặt khác phóng hoả trại và đồng thời hối thúc các tướng mau truy kích Trịnh Phúc. Những lần đi sứ Thiên Đức, những câu chuyện bên bàn trà, chén rượu với Bố Giáp giúp Lý Nhân Nghĩa ngộ ra một điều, phải đánh thật nhanh trước khi kẻ địch kịp trở tay.
Trịnh Phúc chạy thoát về trung quân bẩm báo với Nguyễn Khắc Tỵ chuyện hậu quân bị quân Trinh Phù tập kích. Nguyễn Khắc Tỵ bán tín bán nghi, lại chưa từng nghe Trinh Phù quân là đám nào. Trịnh Phúc vội chạy nên không biết ai nắm quân ấy mà thưa trình.
Nguyễn Khắc Tỵ báo động ba doanh xung quanh, lệnh quay mấy chục Cự thạch pháo về sau sẵn sàng nhả đạn. Cung thủ, bộ binh và kỵ binh dàn trận chờ lệnh. Trại hậu quân cách trung quân chừng 5 dặm, đứng trên lâu canh gác trông về đằng Đông, Nguyễn Khắc Tỵ trông thấy một góc trời đỏ rực.
Trên vọng lâu thành Sơn Tây, quân canh cũng nhận thấy đằng xa dường như có một đ·ám c·háy rất lớn nhưng không rõ sự tình. Việc này mau chóng được báo cho Phùng Thanh Hoà. Hoà leo hẳn l·ên đ·ỉnh vọng lâu trông về hướng Đông cũng chỉ đoán già đoán non có một đ·ám c·háy lớn.
- Chả hiểu có chuyện gì, các người nhớ cảnh giác, có sự lạ nhớ đánh động ngay.
Phùng Thanh Hoà mới rời khỏi vọng lâu trên cổng thành chừng một khắc đồng hồ, có thể hơn, thì quân canh trên cổng thành gõ trống hiệu.
- Có chuyện gì?
Phùng Thanh Hoà gọi với lên hỏi.
- Ngoài đó có giao tranh, thưa tướng quân!
- Ai đánh ai?
Miệng hỏi trong khi đôi chân Phùng Thanh Hoà bước thoăn thoắn như lướt trên những bậc đá.
- Đúng là đánh nhau thật, ai đang đánh với bọn thằng Hy nhỉ?
Binh sĩ đứng bên cạnh Hoà lẩm bẩm:
- Có thể đó là kế dụ ta ra khỏi thành đấy ạ!
- Cậu nói phải!
Phùng Thanh Hoà định rời hỏi vọng lâu nhưng mới được vài bước lại cảm thấy lòng dạ bồn chồn không yên nên quay lại trông thêm một lúc nhưng trời tối, ngoài tiếng hò reo, tiếng binh khí v·a c·hạm và những ngọn đuốc ngả nghiêng thật chẳng thấy gì khác nữa. Chừng một khắc đồng hồ nữa trôi qua mà chiến địa nơi xa dường như càng ngày càng ác liệt, chẳng giống mưu kế của đối phương khiến Phùng Thanh Hoà sinh nghi. Hàng trăm binh sĩ trấn thành lố nhố chỉ trỏ, bàn tán vô cùng sôi nổi.
- Nhìn kìa, nhìn kìa!
Một người lính chợt hô lớn:
- Đằng kia, đằng kia, chếch hướng Đông Bắc có kỳ hiệu, thấy chưa? Màu trắng, đó là kỳ hiệu!
Mọi người đổ dồn sự chú ý về hướng ấy, trong đêm đen rõ là có bóng kỳ màu trắng đang di chuyển khá nhanh về hướng này. Phùng Thanh Hoà lệnh mọi người giữ im lặng dỏng tai nghe ngóng, song do thuận gió, âm thanh rất nhỏ.
- Nghe như là truy!
Phùng Thanh Hoà lẩm bẩm, chợt anh ra lệnh:
- Mau bắn hảo tiễn về hướng ấy, ta cần có lửa để xem ai!
Vút một cái, hàng trăm mũi tiễn từ trên tường thành phóng xuống khoảng đất trống cách bờ hộ thành hào chừng mươi trượng. Bóng kỳ trắng phấp phới từ đằng xa dường như nhận ra sự lạ hoặc cố sức tháo chạy, thúc ngựa về hướng có ánh sáng. Bây giờ thì Phùng Thanh Hoà đã trông thấy ba kỵ binh, trong đó một người cầm kỳ trắng, bị mấy chiến mã khác truy theo rất sát. Người kỵ binh cầm kỳ thúc ngựa thoát vòng vây chạy song song với tường thành, kẻ truy đuổi bá·m s·át đằng sau.
- Nhắm bắn kẻ đằng sau, bắn mau, bắn!
Phùng Thanh Hoà hạ lệnh, một loạt tiễn phóng xuống, kỵ binh và con chiến mã truy đuổi trúng tiễn m·ất m·ạng. Kỵ binh cầm kỳ chạy thêm một quãng liền vòng lại đứng dưới thành. Phùng Thanh Hoà trông thấy chữ viết trên kỳ hiệu, tự hỏi:
- Đội 2, Tả, Trinh Phù quân? Là cái gì vậy?
Kỵ binh gọi lớn trong hơi thở gấp gáp:
- Xin được hỏi chủ tướng trấn thành là ai?
Binh sĩ trên thành đáp lại:
- Hữu vũ vệ Phùng Thanh Hoà! Kẻ nào dưới kia mau xưng danh!
- Anh Hoà! Anh Hoà! Em Luận, Nghiêm Luận người làng Cam Giá Hạ đây mà. Anh Hoà ơi! Em Luận đây mà!
- Luận nào? Ta không biết kẻ nào tên Luận!
- Em Nghiêm Luận thật mà! Cha em là Nghiêm Đạt, hồi em còn bé em có đi chăn trâu với anh mà, em Luận đây.
Binh sĩ đứng kế bên Hoà nói nhỏ:
- Cẩn thận gian kế của tay Hy, thưa tướng quân.
Phùng Thanh Hoà bỏ ngoài tai lời vừa rồi, anh cất tiếng hỏi:
- Ngươi có chuyện gì cần nói? Trinh Phù quân là của ai? Sao ta chưa từng nghe?
- Trinh Phù quân mới thành lập hôm qua, Nguyễn Nhân Nghĩa đại nhân đứng ra hiệu triệu. Em là quân của anh Phan Kế An, em là quân Phùng doanh ạ.
Nghiêm Luận nói oang oang, kể tên từng chỉ huy trong quân, kể thêm đôi ba kỷ niệm thơ ấu lúc Phùng Thanh Hoà còn ở làng. Cứ mỗi lời Nghiêm Luận thốt ra đều khiến lồng ngực Phùng Thanh Hoà như muốn vỡ tung. Anh vội cắt ngang:
- Ta nghe nói Đông Chinh vương đã tàn sát hai làng Cam Giá, sao ngươi thoát được?
- Có người báo tin nên dân làng trốn hết, anh Phan Kế An với bọn em quyết sống mái với Đỗ Duy Trung. May thay có thần nhân trợ giúp, sấm chớp đánh liên hồi nên Đỗ Duy Trung kéo quân chạy.
Lời vừa rồi của Nghiêm Luận ba phần hoang đường nhưng Phùng Thanh Hoà vẫn hỏi thêm một câu:
- Nguyễn Nhân Nghĩa đại nhân chưa từng cầm binh, ai thống lĩnh ba quân Trinh Phù?
- Tất cả cùng thống lĩnh, có tướng Quách Thiên Mỗ, La Hoài Đức, Trịnh Hoảng và Đào Thượng Hội ạ. Chúng em mới đốt trại Trịnh Phúc, anh mau dẫn quân đánh Nguyễn Khắc Tỵ, ông ta mạnh lắm.
Phùng Thanh Hoà quát lớn:
- Mở cổng thành! Tất cả theo ta đánh một trận sinh tử với thằng giặc Tỵ.
- Thưa tướng quân, cẩn thận…
Phùng Thanh Hoà trợn mắt lên:
- Đồ ngu! Nguyễn đại nhân bao lâu nay cầm bút, nay dám dẫn quân cứu viện, chúng ta còn chậm trễ thì họ không còn, chúng ta cũng c·hết. Đánh một trận sạch nước, c·hết cũng cam!
Quân sĩ dưới trướng Phùng Thanh Hoà thấy chủ tướng nổi máu điên, nhìn nhau rồi cũng theo sát. Cổng thành mở, cầu treo hạ xuống, Phùng Thanh Hoà cưỡi tuấn mã Á lôi phi nhanh ra ngoài nhìn rõ mặt Nghiêm Luận. Trông thấy chàng trai trẻ tuổi mới đôi chín rõ là người Cam Giá Hạ, Phùng Thanh Hoà vội ôm chầm lấy khóc nghẹn mà rằng:
- Đêm nay ta không c·hết thì thằng Tỵ phải c·hết!
Phùng Thanh Hoà giơ cao trường côn hét vang rồi thúc ngựa về phía hai kỵ binh đang chống chọi với ba kẻ khác trong bóng tối. Hoà thét lớn:
- Trinh Phù quân dẹp ra!
Hai bóng người ngựa đang giao chiến vội dạt ra hai bên, Phùng Thanh Hoà thúc ngựa nhập trận, bổ thẳng trường côn vào kẻ gần nhất, kẻ này vỡ óc c·hết tươi. Kẻ thứ hai luống cuống nhưng cũng chung số phận, kẻ còn lại nhanh chân chạy thoát.
- Mau dẫn đường!
Quân kỵ lẫn quân bộ của Phùng Thanh Hoà lũ lượt ra khỏi thành, Hoà dẫn trăm quân kỵ tức tốc phi thẳng vào bóng đêm theo sự dẫn đường của hai kỵ binh cùng đi với Nghiêm Luận. Hơn năm trăm quân bộ chạy sau một quãng. Nghiêm Luận mệt nhoài, vục tay xuống hào hất nước lên mặt cho tỉnh rồi nằm ngửa nhìn trời mà thở. Một binh sĩ trong thành đem nước cho Nghiêm Luận, dìu Luận vào thành nghỉ ngơi nhưng Luận không chịu.
- Em còn sức! Cho em xin một cái nỏ!
Luận lập tức có nỏ và ba cơ số tiễn.
- Hai người cùng đi với cậu cũng người Cam Giá à? Dân làng cậu ghê thật đấy!
Luận lắc đầu:
- Họ là cận vệ của đại nhân Nguyễn Nhân Nghĩa, em không biết họ người ở đâu.
Nghiêm Luận leo lên ngựa, nhận lại kỳ hiệu rồi thúc ngựa theo bóng dáng bộ binh đã dần lẫn vào bóng đêm.
Phùng Hiền bàng hoàng khi hay tin Nguyễn Nhân Nghĩa tập hợp quân dân lập Trinh Phù quân kéo đến tập kích Nguyễn Khắc Tỵ. Lại biết dân làng Cam Giá an toàn thì vui mừng khôn xiết. Phùng Hiền gọi Trịnh Ứng Hoà và Cao Y đến dặn dò:
- Ứng Hoà! Ông dẫn năm trăm quân lập tức theo hướng Phùng Thanh Hoà trợ chiến, dặn anh ta không được truy kích, thắng hay bại đều phải về đóng trước thành.
Trịnh Ứng Hoà tuân lệnh dẫn binh xuất thành ngay tức khắc. Chờ cho Trịnh Ứng Hoà dẫn quân đi rồi, Phùng Hiền với vẫy Cao Y đứng đợi nãy giờ lại gần và dặn:
- Ông dẫn năm trăm quân ra khỏi Tả môn thì tiến chếch về hướng Đông Nam, chọn địa thế tốt ém quân.
Cao Y có phần ngạc nhiên. Phùng Hiền nói thêm:
- Với tính cách của Trần Văn Lộng, hắn sẽ cho quân tiếp cứu nhưng gã này non gan nên quân cứu viện cũng không đông. Ông nhắm nuốt được thì đánh vỗ mặt nó, không nuốt được thì chờ nó nhập trận hãy đánh tập hậu. Còn như quân tiếp viện không có, bọn Nguyễn Khắc Tỵ tháo chạy về Nam thì ông đổ ra mà đánh, nhưng trước khi xung trận nhớ cho người về báo tin để ta liệu.
Cao Y hiểu chủ ý bèn nhận lệnh. Phùng Hiền gọi quân hầu vào, sai cấp báo quân tình cho Bố Giáp đang trấn ở mặt Nam. Bố Giáp hay tin liền mở toang cổng thành bất ngờ dẫn binh nống ra t·ấn c·ông quân của Trần Văn Lộng. Giao chiến chưa được bao lâu thì Bố Giáp khua chiêng thu quân về thành nhưng cổng thành mở toang, cầu treo chẳng kéo lên. Trần Văn Lộng biết Nguyễn Khắc Tỵ bị vây khốn nhưng không thể phái quân cứu viện.
Số phận của Nguyễn Khắc Tỵ rơi vào vòng nguy khốn.