Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 465: Trinh Phù quân




Chương 465: Trinh Phù quân

Nhắc lại Phan Kế An ở Phùng doanh đóng trước làng Cam Giá, qua ngày hôm sau không thấy Đỗ Duy Trung kéo quân trở lại phục thù bèn sai quân đi dò la xung quanh. Hay tin thành Sơn Tây đang vị vây kín bốn mặt, tưởng như một con ruồi cũng khó mà lọt qua được. Dân chúng gần thành chạy nạn tứ phía, theo lời bách tính thì thành Sơn Tây vỡ là chuyện ngày một ngày hai.

Phan Kế An chẳng biết phải làm gì, đóng quân tại chỗ bảo vệ doanh? Giải tán đội ngũ hay kéo nhau về thành Sơn Tây trợ chiến? Dĩ nhiên Phan Kế An nghiêng về giải pháp thứ ba, cứu viện! Vậy nhưng trong tay Phan Kế An có chưa đủ hai trăm người, thật khó tạo ra được điều gì đó đặc biệt. Trong khi Phan Kế An còn loay hoay chưa quyết, lại nghe Đông Chinh vương cho quân bắt lính. Chẳng cần suy tính thêm, Phan Kế An dẫn quân phục kích, đuổi đánh và bắt giữ những kẻ đến các làng bắt lính. Dân trong những làng quanh Cam Giá biết rõ thực hư, sớm muộn cũng phải chọn phe. Lại ngẫm bao năm nhờ có họ Phùng mà vùng lân cận yên bình, người nọ nói với người kia, cụ già bảo với trai trẻ, bỗng dưng Phan Kế An có thêm hơn hai trăm tráng đinh từ 6 làng xung quanh tự nguyện tòng quân.

Bốn trăm người chẳng tính là nhiều! Tuy nhiên dân binh quanh vùng đầu quân vào Phùng doanh là một liều thuốc kích thích cho Phan Kế An. Phan Kế An tính rằng, nếu chiêu mộ được hàng nghìn người, đồng nghĩa với Đông Chinh vương mộ được ít quân hơn. Và nếu đủ mạnh, Phan Kế An sẽ dẫn binh đánh úp Đông Chinh vương.

Dân hai làng Cam Giá bồng bế nhau quay trở lại làng sau một ngày một đêm nghe ngóng. Biết tin con cháu mình ở thành Sơn Tây nguy khốn, nhiều gia đình xin tòng quân hoặc góp của kèm them lời đề nghị Phan Kế An mau kéo về thành Sơn Tây trợ chiến. Phan Kế An bị choáng ngợp! Phải nhớ rằng anh chàng mới đôi mươi và khả năng chỉ huy chỉ gói gọn trong một trăm binh sĩ và bản thân Kế An chưa từng tham gia bất kỳ trận đánh lớn nào.

Gần nửa đêm hôm ấy, quân vào báo với Phan Kế An, tộc trưởng họ Phùng dẫn theo mấy người lạ đòi gặp. An lật đật chạy ra mời ông cụ Cả vào trướng. Đi theo tộc trưởng họ Phùng là hai chục người lạ mặt, người nào người nấy cao to vạm vỡ, mặt nghiêm nghị với ánh nhìn sắc lạnh khiến Phan Kế An cảm thấy có chút bất an. Tuy nhiên lời tiếp theo của ông tộc trưởng khiến An vui như mở cờ trong bụng:

- Đại nhân này là Nguyễn Nhân Nghĩa!

Phan Kế An tròn mắt nhìn người đàn ông tuổi trạc tứ tuần đứng cạnh tộc trưởng. Sau phút giây bỡ ngỡ, Phan Kế An vội vòng tay hành lễ tỏ rõ sự tôn kính.

- Còn các anh đây là…

Kế An đưa mắt nhìn, đếm đủ mười tám người. Bây giờ nhìn rõ hơn, Phan Kế An thầm đoán họ không phải nông phu.

- Họ là người của ta!



Lý Nhân Nghĩa đáp thay cho tộc trưởng.

- Ta hay tin Phan tướng quân muốn chiêu binh mãi mã rồi cùng kéo về thành tiếp ứng cho Sơn Tây vương.

- Tiểu nhân không phải tướng quân! Thưa đại nhân! Tiểu tướng có nhiệm vụ ở lại trông coi Phùng doanh. Nay nghe tin Phùng Sứ tướng gặp cơn nguy khốn, thân là thuộc hạ, tiểu tướng không thể ngồi yên.

- Phan tướng quân còn điều gì lấn cấn?

Phan Kế An thực thà thưa rõ mọi chuyện, Lý Nhân Nghĩa chăm chú nghe xong lấy làm vui trong lòng. Ông nói:

- Ta sẽ giúp tướng quân một tay! Dẫu ta chỉ là một văn nhân nhưng cái bút nếu biết dùng đúng lúc đúng nơi cũng là một thanh gươm vô cùng sắc bén.

Phan Kế An lập tức quỳ xuống mà thưa:

- Xin đại nhân lãnh đạo chúng tôi!

Mấy người khác, là lãnh đội, đứng gần đó cũng quỳ xuống. Họ đều nghe danh Viên ngoại lang Nguyễn Chính Nghĩa là thân hữu của cố Sứ tướng Phùng Lễ. Cả bọn chắc mẩm mới tối hôm qua thôi, chính Nguyễn Nhân Nghĩa đã giúp họ chống lại Đỗ Duy Trung.



- Ta thân là văn nhân chẳng biết điều binh khiển tướng, sao có thể nhận trọng trách ấy được.

Ông tộc trưởng họ Phùng lựa lời thuyết phục Lý Nhân Nghĩa hãy đứng ra tập hợp mọi người bởi dân Sơn Tây ít nhiều đều nghe danh ông là người học rộng tài cao, lại hết mực trung thành với Sơn Tây vương. Thấy Lý Nhân Nghĩa còn lưỡng lự chưa quyết, lại nghĩ nếu Lý Nhân Nghĩa đứng lên chiêu binh sẽ có nhiều cái lợi ngày sau, Phạm Kính Ân bèn lên tiếng:

- Cần một người có uy tín đứng ra thì bách tính biết mà theo. Ngài chẳng cầm đao, không cần điều binh, chỉ cần lời nói của ngài thì thiên binh vạn mã ắt sẽ có.

- Anh đây nói rất phải! - Phan Kế An vớ lấy lời của Phạm Kính Ân. - Đại nhân đứng ra hiệu triệu mọi người còn việc xung trận là của bọn tiểu tướng.

Lý Nhân Nghĩa nhăn mặt chau mày nói với Phạm Kính Ân:

- Tôi không có tài cán gì, là do mọi người muốn như thế. Nếu quy tụ được tướng tài cầm quân, tôi chỉ lo việc bàn giấy và uốn ba tấc lưỡi mà thôi.

Phạm Kính Ân cười mà rằng:

- Ngài chỉ cần dùng lời nói thôi cũng khiến kẻ địch kh·iếp vía. Chúng tôi đều tin ở ngài cả.

Phan Kế An chú ý đến Phạm Kính Ân kèm theo sự tò mò song không tiện hỏi. Nghe khẩu âm, Kế An đoán người tráng niên trước mặt không phải dân Sơn Tây dẫu anh ta cố giấu.

Một đạo quân dù nhỏ cũng cần phải có người lãnh đạo, chân lý này dĩ nhiên Lý Nhân Nghĩa rất hiểu. Tuy nhiên ông mới hiểu việc quân thông qua những lần trà dư tửu hậu cùng Phùng Lễ, Bố Giáp và gần đây là Phùng Hiền. Còn như kêu gọi mọi người quy tụ dưới một ngọn cờ rồi dẫn họ tham gia chiến trận thì chưa từng. Lý Nhân Nghĩa chắp hai tay sau lưng đi lại đến mấy lượt rồi nhìn về chỗ Phạm Kính Ân đang đứng. Những lúc khó khăn cần dựa vào nhau, Lý Nhân Nghĩa không giỏi binh đao nhưng qua mấy ngày tiếp xúc, ông có niềm tin vào những chàng trai Thiên Đức sẽ hết lòng phụng sự và chẳng bỏ ngang công việc họ đã bắt đầu.

Phạm Kính Ân dẫn Lý Nhân Nghĩa tìm nơi ẩn thân, biết thành Sơn Tây thực nguy khốn, mấy người thương thảo với nhau rồi cùng nhau đi bắt liên lạc với hai nhóm khác. Phạm Kính Ân cho rằng, với lực lượng tinh gọn và nhanh nhẹn, cả ba nhóm sẽ quấy phá Đông Chinh vương từ phía sau. Đương lúc bàn định đi vào hồi kết được biết Phan Kế An chiêu binh ở làng Cam Giá. Lý Nhân Nghĩa gợi ý tất cả nên tham gia, đó là lý do Phạm Kính Ân có mặt tại đây.



Lý Nhân Nghĩa nhận lời, ai cũng tỏ ra vui mừng. Ngay lập tức, Lý Nhân Nghĩa bảo Phan Kế An đem giấy bút đến, nhờ thêm các cụ biết chữ trong hai làng Cam Giá gấp rút thảo ra một tờ dạng bố cáo thiên hạ, vạch tội Đông Chinh vương, Trần Văn Lộng câu kết với người ngoài tạo phản. Lý Nhân Nghĩa đặc biệt nhấn mạnh vào những kẻ không phải người Sơn Tây nhằm khơi dậy tinh thần chống ngoại bang, đánh đuổi quân phương Bắc năm xưa tiên vương đã làm. Chỉ trong nửa canh giờ, mấy chục tờ bố cáo đã viết xong. Lý Nhân Nghĩa lại chọn ra binh sĩ có chữ nghĩa trong quân và cả các bô lão, tập hợp họ lại, chia thành các nhóm năm người gấp rút đến các làng mạc, thôn xóm xung quanh đọc bố cáo. Lý Nhân Nghĩa khôn khéo không có lời lẽ lôi kéo bách tính đầu quân trên bố cáo mà dặn những người đọc nếu ai có hỏi hoặc muốn gia nhập hãy đem theo khí giới đến ghi danh ở Phùng doanh.

Đến buổi trưa ngày hôm ấy, gần một nghìn người tự trang bị các loại khí giới từ các ngả lũ lượt đến ghi danh tòng quân. Đến chập tối, khi bố cáo lan rộng hơn theo lời truyền miệng, số ghi danh đã tăng lên một nghìn năm trăm người. Nhờ có sự giúp đỡ của Phạm Kính Ân và đồng đội, tất cả đều từng học qua trường quân sự bài bản, dẫu khả năng chỉ huy còn nhiều hạn chế song khả năng tổ chức rất đáng ghi nhận. Phạm Kính Ân áp dụng mô hình tổ chức q·uân đ·ội Thiên Đức với những nông phu chưa từng cầm đao xung trận. Kỳ hiệu chọn các màu đỏ, xanh, trắng, đen thông dụng, ký tự viết lên đó ai cũng đọc được vì chỉ là “Nhất, Nhị, Tam”. Mỗi màu cờ đại diện cho một cánh quân, đỏ là tiền quân, đen là hậu quân. Hữu quân cờ xanh, tả quân cờ trắng. Mỗi đội hai trăm người, cứ theo màu cờ và ký tự mà tiến.

Phạm Kính Ân lớn lên với mong ước tham gia Thiên Gia Bảo Hựu quân nhưng ước muốn của anh chàng khó thành hiện thực. Nếu tham gia Thiên Gia Bảo Hựu, Phạm Kính Ân sẽ trở thành công an thay vì Thân Vệ quân. Lý Nhân Nghĩa không muốn dùng cờ Phùng doanh vì nhiều lý do, đang còn băn khoăn thì Phạm Kính Ân thổ lộ ý tưởng. Tất nhiên Lý Nhân Nghĩa không dại mà để kỳ hiệu Thiên Gia Bảo Hựu bởi ai chẳng biết đội quân ấy do Tả Đô đốc tiền triều dựng lên, là nòng cốt xây dựng q·uân đ·ội Thiên Đức.

- Tôi sẽ lấy tên Trinh Phù quân, nghĩa là theo mệnh trời sẽ bền vững.

Trinh Phù quân đã ra đời trong hoàn cảnh ấy, chẳng ai phàn nàn hay thắc mắc điều gì.

Lý Nhân Nghĩa chỉ định Phan Kế An chỉ huy quân kỳ đỏ, tức tiền quân, gồm năm trăm binh sĩ và tráng đinh mới gia nhập. Mấy lần Phan Kế An muốn ngỏ lời tạ ơn Phạm Kính Ân song nghẹn nơi cổ họng vì Ân là quân Thiên Đức. An chắc như đóng đinh, chẳng thể sai được.

Công việc sắp xếp xong xuôi còn chưa kịp xuất quân thì có tin vui. Những chiến binh Phan Kế An phái đi trước đó tìm viện binh lần lượt quay trở về cùng tướng sĩ trấn thủ nơi xa. Nổi bật gồm có Đào Thượng Hội, Quách Thiên Mỗ, Trịnh Hoảng và La Hoài Đức. Bốn người này là chỉ huy các trại đồn trú miền biên viễn Sơn Tây, hay tin Phùng gia nguy cấp lập tức dẫn quân về ngay. Mỗi người có hai trăm tinh binh và dăm chục con ngựa.

Phan Kế An ngỏ ý giao lại quyền bính cho một trong bốn vị tướng mới đến nhưng họ một mực không chịu và nhất trí tôn Phan Kế An làm tướng thống lãnh trung quân, bọn họ đảm nhiệm bốn quân còn lại. Chẳng phải nói, bốn vị tướng quân đều tỏ ra ngạc nhiên với cách sắp xếp q·uân đ·ội, song thời gian gấp rút, chẳng ai còn tâm tư mà nghĩ sâu xa.

Trinh Phù quân tăng con số lên ba nghìn người, xuất quân nhắm hướng thành Sơn Tây ngay sau khi tế cờ. Dọc đường đi, Trinh Phù quân đôi ba lần giáp mặt các toán quân bắt lính. Các toán quân này bỏ khí giới chạy tháo thân. Bên cạnh đó, quân số Trinh Phù quân cũng tăng lên tới gần bốn nghìn người khi còn cách thành Sơn Tây chừng 25 dặm.

Được tin thành Sơn Tây b·ị đ·ánh mạnh ở mặt Bắc, khả năng vỡ thành trong ngày một ngày hai. Lại biết Phùng Thanh Hoà dẫn binh nống ra giao chiến với Nguyễn Khắc Tỵ bất phân thắng bại. Lý Nhân Nghĩa cho dừng binh hội ý. Xét thấy Trinh Phù quân chỉ có hơn một nghìn quân nhân đã qua huấn luyện, nếu tiến lên mặt Bắc sẽ cầm chắc chiến bại khi đụng phải Đông Chinh vương. Bởi thế tất cả đồng lòng t·ấn c·ông sau lưng cánh quân của Nguyễn Khắc Tỵ mở vòng vây cho thành Sơn Tây.

Phạm Kính Ân đề nghị dẫn một số người lên mặt Bắc dò la và quấy phá. Lý Nhân Nghĩa miễn cưỡng đồng ý. Phạm Kính Ân dẫn theo 11 Thân Vệ quân, các tướng chọn thêm ba chục tinh binh theo trợ giúp. Phạm Kính Ân cùng 41 người lên ngựa vái chào, chiến mã phi nước đại, để lại đằng sau bụi đất tung bay khi trời sẩm tối.