Chương 464: Nguy cơ vỡ thành
Trần Văn Lộng dễ dàng chiếm được thành đất gần bờ Xích Giang. Đây vốn là trại quân Bố Giáp giữ mấy năm trước, có nhiệm vụ che chắn mặt Nam thành Sơn Tây. Tay chân của Trần Văn Lộng trong thành đất đã tước binh quyền và s·át h·ại người chỉ huy thành cùng một số quân thuộc quyền. Chiếm được thành đất dễ dàng, Trần Văn Lộng tạm thời biến nơi này trở thành bàn đạp t·ấn c·ông mặt Nam thành Sơn Tây.
Trần Văn Lộng dẫn quân bản bộ, dùng Cự thạch pháo công thành vào quãng cuối giờ Tuất, đầu giờ Hợi. Hàng trăm Cự thạch pháo cải tiến rót đạn như mưa vào thành. Cửa Nam thành Sơn Tây sau một hồi bị quân của Trần Văn Lộng bắn phá đã đổ sập, cầu treo cũng bị p·há h·oại nặng nề. Lộng dăm lần bảy lượt gọi hàng song quân thủ thành vẫn im hơi lặng tiếng. Lộng hay tin một số thân tín cài cắm trong cấm quân đã b·ị b·ắt lúc tối nên chẳng thể làm nội ứng.
Toà thành gần ngay trước mặt, chỉ ngăn cách bởi hộ thành hào mà tưởng chừng xa ngàn dặm. Trần Văn Lộng không dám mạo hiểm xua quân vượt hào áp sát tường thành rồi trèo lên bởi cấm quân cũng như Phùng quân đều trang bị Cự thạch pháo. Trường hợp Lộng bất chấp cho quân t·ấn c·ông, thành công chưa thấy nhưng thiệt hại nặng khi vượt hào là điều Trần Văn Lộng thừa biết kinh khủng đến mức nào. Lộng cho quân cưỡi ngựa đến trước cửa Hậu chửi mắng Phùng Hiền và Nguyễn Văn Giáp vô cùng thậm tệ. Quân chửi mãi mỏi miệng trong khi binh sĩ thủ thành vẫn không có bất kỳ phản ứng nào.
Trần Văn Lộng quyết định dùng hoả công theo lời mách của Đương Chu, một mưu sĩ thân tín trong quân. Đương Chu xem thiên tượng tính toán, thấy gió thổi từ hướng Tây Nam ngược lên Đông Bắc, tiết trời khô ráo, rất lợi dùng hoả công. Trần Văn Lộng huy động binh sĩ đem hoả liệu, vải vóc các loại quấn vào đạn đất sét nung cùng hàng trăm niêu đất đựng dầu.
Trời có gió lớn thổi từ hướng sông vào, lửa cháy lan rất nhanh, chẳng mấy chốc tường cả đoạn tường thành dài trăm trượng có nhiều đ·ám c·háy. Trần Văn Lộng nắm rõ bố phòng trong thành như lòng bàn tay, biết được khu vực gần cửa Hậu, gần tường thành có hàng trăm ngôi nhà mái lá nên cho quân tập trung bắn phá, rót đạn cháy vào khu vực này.
Đứng ngoài thành, Trần Văn Lộng nở nụ cười mãn nguyện khi trông thấy những ngọn lửa phía bên kia tường thành bốc lên cao, nhìn rõ cả tàn tro bay lả tả. Quân sĩ thuộc quyền lộng ra sức bắn hoả đạn khiến thành Sơn Tây sáng rực một góc. Tiếp đó, Đương Chu rỉ tai thì thầm, Trần Văn Lộng cho quân bắn rất nhiều niêu đất lên mặt tường thành tạo thành một bức tường lửa ngùn ngụt. Bấy giờ, Trần Văn Lộng mới cho quân vượt hộ thành hào, nhắm đột kích qua cửa Hậu đang tan hoang.
Đương Chu là một tay mưu sĩ không phải hạng xoàng.
Mặt phía Nam thành do Phùng Hiền đích thân chỉ huy, dưới quyền Phùng Hiền có một nghìn binh sĩ, huy động thêm gần bốn trăm dân hỗ trợ khuân vác trang thiết bị, đào đắp công sự phòng thủ. Phùng Hiền là một tướng trẻ, tuổi chưa đến ba mươi nhưng không có nghĩa anh là tay non yếu kinh nghiệm trận mạc. Trước đó, phòng ngừa quân phản loạn dùng hoả công, cũng là bảo vệ tính mạng cho dân sinh sống ở khu vực gần cửa Nam. Phùng Hiền cho di tản dân vào ở tạm khu vực trung tâm của thành, nơi mà tầm đạn pháo không thể vươn tới.
Những mái tranh bắt lửa c·háy l·ớn, Phùng Hiền vẫn không hạ lệnh bắn trả. Thay vào đó, Phùng Hiền yêu cầu quân sĩ giật sập một số căn nhà để lửa không cháy lan. Thậm chí binh sĩ còn khiêng những thanh tre, mái lá từ những ngôi nhà bị giật sập ném vào đ·ám c·háy cho đượm. Phùng Hiền không bố trí quân trên mặt thành, tránh hoả công của đối phương nhắm đến. Mấy trăm binh sĩ nép mình dưới chân tường thành với khiên gỗ bện rơm, đối phương dùng hoả công, binh sĩ nhảy vào những thùng nước lớn đã chuẩn bị sẵn, v·ũ k·hí và quân phục đều ướt sũng hết cả.
Trần Văn Lộng cho quân vượt hộ thành hào, Phùng Hiền chờ đến khi vài trăm quân t·ấn c·ông đã vượt hào thành công mới bắt đầu hạ lệnh pháo kích. Phùng Hiền dùng hoả công đáp trả. Mỗi trận địa Cự thạch pháo có năm khẩu, được che chắn cẩn thận bằng ván gỗ trát bùn, rơm rạ, tre tươi… hầu như chẳng chịu thiệt hại khi đối phương bắn phá. Bây giờ, Phùng Hiền bắn ra những niêu đất đựng dầu lẫn với bùi nhùi, vải khô quấn thành từng mớ. Mục tiêu của các quả đạn là đoạn hào chính diện cổng Nam. Các trận địa Cự thạch phái bắn cấp tập chừng dăm loạt đạn thì kéo sang vị trí dự phòng, tránh bị phản pháo do các quả đạn cháy khi bắn lên sẽ làm lộ vị trí.
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, quân t·ấn c·ông thiệt hại hàng trăm binh sĩ. Những binh sĩ đã sang được bờ hoảng hốt chạy toán loạn, nhảy xuống hào nước bơi ngược trở lại bản trận, từ bỏ ý định t·ấn c·ông. Tính đến nửa đêm, Trần Văn Lộng tổ chức thêm hai đợt vượt hào và phản pháo nhưng không gặt hái được kết quả nào khả dĩ đành phải lui đại bộ phận quân bản bộ về thành đất, một bộ phận nhỏ tạm thời đóng giữ gần cổng thành theo dõi động tĩnh.
Định thắng tướng Nguyễn Hoa Khê dẫn thuỷ binh, dùng Cự thạch pháo kết hợp hoả công đánh mạnh vào Hữu môn song cũng chẳng thu hoạch được kết quả nào khả dĩ. Nguyễn Văn Giáp trấn thủ mạn này, cũng thực hiện án binh bất động và dùng Cự thạch pháo bắn trả khi Nguyễn Hoa Khê có ý định áp sát thành luỹ. Địa hình phía Tây thành bằng phẳng, thoai thoải về hướng sông. Nguyễn Hoa Khê không có địa lợi, công không được đành chuyển sang hãm thành, chia ba trại quân đóng thành hình móng ngựa, cắt đứt giao thương thuỷ.
Ngô Tất Sắc có địa lợi hơn so với cánh Nguyễn Hoa Khê. Hai dãy gò cao án ngữ bên ngoài Tiền môn giúp Ngô Tất Sắc dễ dàng bố trí hai trận địa Cự thạch pháo khai hoả cấp tập vào khu vực cổng thành và mặt tường thành yểm trợ quân kỵ bộ dễ dàng vượt hộ thành hào. Mấy trăm thổ binh Mường tộc theo sự chỉ huy của Hà Văn dùng thang mây lên được mặt thành mà không gặp sự kháng cự nào.
Xác định mặt Bắc là vị trí trọng yếu, Phùng Hiền đã bố trí hơn hai nghìn quân phòng thủ ẩn nấp dưới các hào nông vừa mới đào xong. Binh sĩ ẩn nấp, che chắn kỹ càng, tránh được t·hương v·ong do đạn đá. Cuối xuân đầu hạ, gió thổi từ mé Tây Nam ngược Đông Bắc nên quân công thành chẳng thể dùng được hoả công do ngược hướng gió. Phùng Nguyên Hoàn chỉ huy quân phòng thủ chịu trận, đến lúc bọn Hà Văn lố nhố kéo nhau lên được mặt thành mới nhất hề rời khỏi vị trí ẩn nấp dùng hoả tiễn bắn ngược lên. Cùng lúc ấy, những khẩu pháo đá cũng bắn phụ trợ hàng chục hoả đạn. Hà Văn thối lui, bỏ lại hàng trăm người tử thương. Ngô Tất Sắc dùng pháo đá bắn tràn qua mặt thành, Phùng Nguyên Hoàn cho pháo tản mát còn bộ binh nép chân thành mà tránh đạn. Hai cánh cửa lớn ở Tiền môn bị pháo bắn hư hỏng nặng nhưng bộ binh, kỵ binh của Ngô Tất Sắc không thể vượt qua bởi Phùng Nguyên Hoàn dùng đá tảng bịt kín lối vào. Cuộc chiến công - thủ diễn ra thêm vài đợt, đến quãng giờ Sửu mới tạm ngưng, chiến trường không nhiều khói lửa, chẳng tính là ác liệt nhưng quân t·ấn c·ông c·hết và b·ị t·hương hơn năm trăm.
Yếu tố bất ngờ không có, gấp gáp triệu tập binh mã t·ấn c·ông ở thế bị động, nội ứng b·ị b·ắt hết lượt, quân số t·ấn c·ông chưa đủ áp đảo lại gặp chút bất lợi về địa hình cũng như hệ thống phòng thủ của thành Sơn Tây nhiều lớp kiên cố nên Đông Chinh vương không đạt được bất cứ mục tiêu nào đã đề ra trước đó.
Các cánh quân t·ấn c·ông bắt liên lạc với nhau, bấy giờ mưu sĩ Đương Chu và Trần Bá Tiên cùng cho rằng Đông Chinh vương và Trần Văn Lộng phải huy động thêm lực lượng binh mã đông đảo, chí ít ba vạn quân các loại, chọn hướng t·ấn c·ông chính là Tiền môn do lợi thế địa hình cao hòng phát huy ưu thế của Cự thạch pháo. Hai mặt Đông và Tây nghi binh quấy phá, mặt Nam uy h·iếp bắt buộc Phùng Hiền phải dàn quân ra chống đỡ bốn mặt. Đông Chinh vương thuận theo kế sách này nhưng cần thời gian triệu tập thêm binh mã và chuyển quân.
Đỗ Duy Trung kéo quân được nửa đường nhận lệnh dẫn binh về phía Bắc hợp với Ngô Tất Sắc. Trung mừng húm do Đông Chinh vương không trách tội, vội dẫn binh đi mau.
Ngày thứ hai cuộc chính biến, chiến trường im lặng đến lạ.
Đông Chinh vương huy động thêm được hơn sáu nghìn binh lính từ các doanh nhỏ lẻ và dân binh ở các làng. Nam nhân tuổi từ 14 đến 40 chưa có kinh nghiệm chiến trận bắt buộc phải cầm giáo. Nữ nhân từ 20 đến 40 phải lo hậu cần cho trong quân. Trước nửa đêm, đại bộ phận trung quân và số binh mới chiêu mộ đều tụ về mặt Bắc. Nguyễn Hoa Khê cắt ra một nghìn sĩ tốt chuyển lên mạn Bắc hợp quân trong khi Trần Văn Lộng cũng điều hơn một nghìn tinh binh lên mạn ấy. Trước khi gà gáy sáng báo hiệu ngày thứ ba kể từ lúc dấy binh làm loạn, Đông Chinh vương đã có gần 2 vạn binh mã hỗn hợp sẵn sàng t·ấn c·ông Tiền môn. Lực lượng quân phản loạn dự kiến sẽ tăng lên 3,5 đến 4 vạn sau vài ba ngày nữa, khi mà các đạo quân miền biên viễn kéo về. Đó là mong muốn của Đông Chinh vương cũng như kế sách của mưu sĩ họ Trần, họ Đương.
Bên cạnh lực lượng ngày một đông đảo, Đông Chinh vương cũng tập hợp số lượng Cự thạch pháo ở mạn Bắc lên đến hơn ba trăm khẩu. Bách tính Sơn Tây biết điều ấy mới nói “Cơ thạch pháo: Chủng cực dữ song, vi máy phát đá sở dụng bất nhân” tạm dịch là “Pháo bắn đá có hai cột song song bắn đá, dùng thứ này là bất nhân”. Ám chỉ rằng Đông Chinh vương quyết dùng Cự thạch pháo san bằng Tiền môn, tàn sát binh sĩ thủ thành.
Chẳng riêng Đông Chinh vương mà bất cứ ai nắm được tình hình hiện tại ở Sơn Tây cũng cùng chung nhận định thành Sơn Tây sẽ sớm thất thủ.
Phùng Hiền, Nguyễn Văn Giáp, Phùng Thanh Hoà và Phùng Nguyên Hoàn sau một đêm chỉ huy thủ thành, trải qua một ngày tĩnh lặng đồ rằng đối phương sẽ đổi phương án tác chiến song chẳng thể biết đối phương sẽ dùng cách nào để công thành, chỉ còn cách đề cao cảnh giác.
Vận may, có thể nói như vậy, đã đến với Phùng Hiền vào lúc trống điểm canh Năm. Binh sĩ bắt được ba người lính đào ngũ lợi dụng đêm tối bơi qua hộ thành hào đến chân tường thành gọi với lên xin hàng. Ban đầu quân thủ thành nghi Trần Văn Lộng có gian kế, mãi sau thấy ba người lính này khẩn thiết quá, ngó trông ra chẳng thấy phục binh bèn thả dây cho ba người này trèo vào. Họ xin gặp Phùng Hiền, hỏi ra mới biết, ba người lính này vốn thuộc quân trú đóng ở thành đất, chủ đã tướng t·hiệt m·ạng, phải nghe theo sắp đặt của Trần Văn Lộng. Lợi dụng tuần canh, ba người lẻn trốn nhưng quân phản loạn hãm thành nên chỉ còn cách… vào thành. Ba người lính ở cùng một làng, một trong số họ có họ hàng xa với Nguyễn Văn Giáp nên không có ý theo Trần Văn Lộng.
Ba người lính cùng cho biết lúc tối, Trần Văn Lộng điều một phần quân bản bộ về hướng Xích Giang không rõ đi đâu. Chỉ với thông tin này, Phùng Hiền và các tướng dưới quyền liền đoán được ý đồ của Trần Văn Lộng. Quân tiến về hướng sông không phải chi viện cho cánh Nguyễn Hoa Khê mà chỉ có một khả năng ấy là dồn lên hướng Bắc. Dựa theo nhận định này, Phùng Hiền rút bớt quân phòng thủ và khí tài ở ba mặt tăng cường cho mặt trận phía Bắc thành, đặc biệt là Cự thạch pháo.
Nhằm nâng cao sĩ khí toàn quân, Sơn Tây vương ban thưởng cho mỗi binh sĩ thủ thành và bách tính giúp sức mỗi người một nén bạc, đồng thời mở kho lương dự trữ cho quân dân ăn no ra sức chống giặc. Dân số trong thành Sơn Tây có khoảng tám nghìn nhân khẩu, phần đa là thân thích với quan quân thủ thành. Nếu như Trần Văn Lộng chiếm được thành, quan quân và dân thủ thành khó toàn mạng. Bởi thế Phùng Hiền dễ dàng có được sự trợ giúp của già trẻ trong thành lúc sắp đặt phòng thủ.
Thực hiện ý định ba mặt vây một mặt công, Ngô Tất Sắc đã bắn gần ba nghìn quả đạn các loại yểm trợ quân t·ấn c·ông trong suốt ngày thứ ba của cuộc chính biến. Bên phía đối diện, Phùng Hiền nắm quyền chỉ huy thay Phùng Nguyên Hoàn đáp trả với số đạn chừng một phần ba. Sau hai đợt tổ chức t·ấn c·ông ồ ạt dưới sự chỉ huy của Đông Chinh vương, quân công thành vượt qua được cổng thành, tường thành nhưng chịu tổn thất lớn khi vấp phải đạn đá, hoả tiễn, hầm chông… được bố trí dày đặc. Đông Chinh vương mất hơn một nghìn quân, số b·ị t·hương chừng đó, hầu hết do Cự thạch pháo và hoả tiễn bắn loạt gây ra. Do là quân phòng thủ, Phùng Hiền chỉ tổn thất gần bốn trăm nhân mạng. Thành công thứ nhất của Đông Chinh vương có lẽ là tạo được lối mở rộng chừng 5 trượng ở Tiền môn. Tuy nhiên cửa mở cũng là cửa tử khi hàng trăm khẩu pháo của quân Phùng gia đều chỉnh tầm bắn, sẵn sàng nhả cơn mưa đạn các loại một khi có kẻ liều c·hết vượt qua. Thành công thứ hai của Đông Chinh vương là lấp được một đoạn hào hộ thành tạo thuận lợi cho quân tiến thoái.
Trước tình hình mới, Ngô Tất Sắc tạo dựng một trận địa pháo đá gần bờ hào hòng tăng tầm bắn. Việc di chuyển pháo, tạo vật che chắn diễn ra suốt đêm. Phùng Hiền chẳng để yên, cũng mấy lần rót đạn trúng trận địa của đối phương khiến quân của Ngô Tất Sắc thiệt hại đôi ba chục người.
Phùng Hiền và các tướng chuẩn bị cho tình huống xấu nếu quân t·ấn c·ông xuyên thủng hàng rào phòng thủ bằng lực lượng áp đảo. Trong đêm, Phùng Thanh Hoà dẫn vài trăm tinh binh xuất thành giao chiến bất phân thắng bại với Nguyễn Khắc Tỵ đang nghi binh ở hướng Đông. Trần Văn Lộng hay tin, lo ngại quân thủ thành có ý định đột phá vòng vây vội đề đạt Đông Chinh vương tăng cường cho Nguyễn Khắc Tỵ. Nhờ vậy Tỵ có thêm hơn một nghìn viện binh.
Bên trong thành lòng dạ Lý Thái sư bồn chồn không yên khi chính biến bước sang ngày thứ tư mà chưa thấy tin tức quân Thiên Đức ứng cứu. Tình thế trong thành qua mỗi ngày lại thêm phần nguy khốn.