Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 463: Hữu vũ vệ Phùng Thanh Hòa




Chương 463: Hữu vũ vệ Phùng Thanh Hòa

Cơn ác mộng của quân công thành dường như chỉ mới bắt đầu khi hàng loạt tiễn từ trên mặt tường thành bắn ra ào ào như mưa. Binh sĩ thủ thành ném hàng chục thân cây xuống dưới chân thành khiến thuộc hạ của Dương Sàn lẫn binh Đông Chinh vương ôm đầu chạy dạt ra. Nhiều binh sĩ dùng thang mây leo gần đến mặt thành bỗng ngã tự do bởi thang bị chặt hoặc những mũi giáo nhọn đâm xuống. Tiễn trên thành bắn ụp xuống, những người này chỉ còn cách duy nhất là bằng qua Tượng đạo, nhảy vọt qua dương mã tường xuống hộ thành hào mà ẩn nấp. Bấy giờ trên mặt thành, tiếng trống mới bắt đầu nổi vang trời nhưng đèn đuốc vẫn chẳng thấy thắp lên. Bóng dáng binh sĩ trấn thành tay khiên tay giáo lấp ló di chuyển qua lại giữa các vị trí in trên nền trời rõ mồn một.

Dương Sàn thu quân xa khỏi tầm bắn của Cự thạch pháo và tiễn các loại, chỉnh đốn hàng ngũ, kiểm đếm binh mã thấy thiếu mất mấy chục thuộc hạ. Đặng Nguyên, Nguyễn Khắc Tỵ, Tịch Mịch Thiền sư cùng một số đầu lĩnh khác, người nào cũng thiệt vài chục nhân mạng thuộc quyền.

Tiếng trống trên mặt thành đột ngột im bặt, trên vọng lâu xuất hiện một vài ngọn đuốc, kỳ hiệu Sơn Tây vương xuất hiện trên mặt thành. Đông Chinh vương ra hiệu binh sĩ ngưng đánh trống để nghe trên thành có điều gì muốn nói.

Vọng lâu mỗi lúc một sáng, một giọng nói quen thuộc vang lên, Đông Chinh vương nhận ra đó là Thái sư Lý Đạo Thành, thầy dạy khi còn ở trong cung.

- Phản tặc Lý Long Thủy! Kẻ vong ơn bội nghĩa, ăn cháo đá bát. Uổng công năm xưa Sơn Tây vương đối đãi tử tế với ngươi! Nay ngươi lấy áo báo ân, kết bè đảng với lũ du thủ du thực và bọn phản trắc làm loạn, khôn hồn hãy giải tán binh mã, ta sẽ xin với Sơn Tây vương mở lượng khoan hồng.

Thấy Đông Chinh vương không đáp lời, Tĩnh Mịch Thiền sư bèn hỏi:

- Lão già đó là ai, thưa ngài?

- Thái sư Lý Đạo Thành! - Đông Chinh vương thở dài mà đáp. - Ông ta từng dạy dỗ ta lúc thơ bé. Đất Sơn Tây có được như ngày nay nói không ngoa đều do một tay ông ta gầy dựng. Ta nể ông ta dăm bảy phần. Một lão thần hết lòng phò tá nhà Lý.

Tĩnh Mịch Thiền sư đề nghị được lên trước trận tiền nói cho ra nhẽ, Đông Chinh vương thuận cho. Tĩnh Mịch Thiền sư ung dung cưỡi tuấn mã đến trước cổng Tả môn xưng danh. Lý Đạo Thành nghe xong liền mắng:

- Ngươi vốn không phải người Vạn Xuân, thân là kẻ tu hành mà xúi bẩy Đông Chinh vương dấy binh làm loạn. Đất này không có chỗ cho ngươi, mau đi cho khuất mắt ta.

Tĩnh Mịch Thiền sư cất tiếng cười lớn, âm thanh trầm bổng vang tứ phía.

- Lão già gần đất xa trời họ Lý nghe đây! Ta đến không nói chuyện phải quấy. Ta nói cho lão biết, nếu lão khuyên giải Sơn Tây vương giải giáp, trao lại quyền hành cho Đông Chinh vương, Tứ Hoàng tử thì bách tính Sơn Tây thành được toàn mạng. Lão sẽ vui thú điền viên những ngày tháng cuối đời chẳng cần bận tâm triều chính nữa



Hai bên mắng qua mắng lại một hồi chẳng ai chịu ai. Lý Đạo Thành một lần nữa réo gọi đích danh Đông Chinh vương đứng ra nói chuyện:

- Năm xưa ta nào có dạy ngươi hèn yếu và ngu muội như này? Ngươi có gan dấy binh làm phản thì mau đứng ra ba mặt một lời nói cho thông tỏ mọi lẽ. Lý Long Thủy! Sơn Tây vương giáng ngươi làm thường dân, ta gọi ngươi như vậy ngươi có chịu không?

Đông Chinh vương đành phải đứng ra đối đáp:

- Thái sư! Ta nể ông là trung thần tận tuỵ với đế nghiệp nhà Lý. Đây là chuyện giữa ta và Sơn Tây vương chẳng can gì đến ông. Nay vận số Sơn Tây vương đã hết, ta làm vương cũng sẽ trọng dụng Thái sư.

- Nhớ năm xưa ngươi dấy binh làm loạn, ta nhớ lời dặn của tiên vương mà phải xuống nước cầu xin Tô Trung Từ giữ mạng cho ngươi. Hơn hai chục năm nay Sơn Tây vương đối đãi với ngươi không có điều gì sơ suất. Cớ sao nay ngươi lại phất cờ làm loạn, tụ tập phường t·rộm c·ắp làm điều xằng bậy? Ngươi có cảm thấy xấu hổ với liệt tổ liệt tông hay không?

Đông Chinh vương cả giận, vung gươm chỉ mặt Lý Thái sư mắng:

- Lão già kia! Ta nể trọng lão vì một chữ thầy. Long Xưởng làm trữ quân nắm giữ một phương, Long Trát nay sức tàn lực kiệt, ta thay em làm vương một cõi thì có gì sai? Ông và đám Phùng Hiền, Nguyễn Văn Giáp khư khư giữ nếp cũ chẳng phải có ý đồ khác ư? Ông không có thì Phùng Hiền. Dòng họ Phùng đã xưng hùng xưng bá mấy đời trên đất Sơn Tây, quyền thế lấn át vương, đã đến lúc ta thay đổi điều ấy. Phùng Hiền đâu? Ngươi mau mở cổng thành cho ta vào, nhược bằng không già trẻ nhà họ Phùng ở Cam Giá chẳng thể toàn mạng đâu! Gia tộc họ Phùng đang nằm trong tay ta.

Lý Đạo Thành quát lớn:

- Lý Long Thủy, ngươi thật bỉ ổi! Ngươi còn xứng là dòng dõi tiên vương hay không? Ngươi làm ô uế thanh danh nhà họ Lý, ngươi hành động chẳng khác kẻ tiểu nhân lòng lang dạ sói, quân bất nhân!

Đông Chinh vương cười lớn, bỏ ngoài tai những lời thoá mạ của Lý Đạo Thành. Phùng Hiền không có mặt ở Tả môn nhưng bộ tướng là Phùng Thanh Hoà, người Cam Giá Hạ nghe Đông Chinh vương nói như vậy liền nổi cơn thịnh nộ. Phùng Thanh Hoà một mực xin Sơn Tây vương cho phép mở cổng thành dẫn binh ra nghênh địch. Sơn Tây vương nãy giờ nghe hết lời lẽ bọn Đông Chinh vương thốt ra, lòng bỗng sinh chán ghét. Chút hảo cảm mong manh cuối cùng dành cho Đông Chinh vương tan biến, sát khí nổi lên.

- Thái sư! Cái cây mục rỗng để lại sớm muộn cũng đổ. Tiên vương dựng nghiệp cũng nhờ nhà họ Phùng gắng sức mà thành. Phùng gia bao năm nay một lòng trung thành, tuyệt chưa có lòng khác. Nay Đông Chinh vương hành động không đáng mặt bậc quân vương mà hệt như phường cẩu tặc.

Sơn Tây vương dừng lại một chút hòng trấn tĩnh rồi nghiêm giọng:



- Ba quân tướng sĩ nghe lệnh ta truyền!

Lý Thái sư, Phùng Thanh Hoà và tả hữu dạ ran, nhất loạt quỳ xuống đợi lệnh.

- Đông Chinh vương Lý Long Thủy không đội trời chung với ta, dùng mưu chước hèn hạ uy h·iếp ta. Ta tuyên bố kể từ nay không họ tộc với Lý Long Thủy, ai bắt được hắn ta sẽ trọng thưởng. Còn như trong các người, ai có lòng khác hãy bày tỏ, ta không trách tội. Hoặc như không nguyện theo ta, cứ lẳng lặng rời đội ngũ mà đầu quân cho Đông Chinh vương.

- Muôn tâu vương thượng! - Phùng Thanh Hoà liền thưa. - Mạt tướng sẽ chống bọn phản tặc đến cùng, nguyện một lòng vì vương thượng.

Quân sĩ có mặt đồng lòng tuyên thệ tuyệt đối trung thành. Lý Thái sư lấy làm hài lòng nhìn thành quả bao năm gầy dựng không phải vô ích. Quần thần đỡ Sơn Tây vương đến sát bên tường thành trông xuống dưới, Đông Chinh vương ngước nhìn lên. Hai huynh đệ cách nhau hộ thành hào chia Đông chia Tây như mặt trăng và mặt trời. Quân sĩ hai phe im phăng phắc chờ hiệu lệnh trên ban xuống. Tĩnh Mịch Thiền sư e sinh chuyện bất lợi, ra hiệu với Dương Sàn cho thuộc hạ hô lớn khích bác Sơn Tây vương.

Sơn Tây vương lẳng lặng rời khỏi bờ tường, giao quyền chỉ huy cho Phùng Thanh Hoà. Thái sư Lý Đạo Thành ở lại giám trận.

Trống ở trong và ngoài thành nổi lên gần như cùng một lúc. Đông Chinh vương cưỡi ngựa quay trở lại bản trận định hạ lệnh tiếp tục công thành bỗng thây ba quân lao nhao. Đông Chinh vương ngó trông, thấy cánh cổng lớn Tả môn mở một bên, cầu treo dần hạ xuống. Từ trong thành, một bóng người ngựa phóng vụt ra nhanh như gió lốc, cầu treo còn chưq kịp hạ, con chiến mã tung vó vọt lên cao rồi nhẹ nhàng đáp xuống. Trong ánh đuốc sáng rực, vó ngựa khiến bụi đất bay tứ tung. Con chiến mã chồm hai vó trước lên cao hí vang một hồi. Người ngồi trên lưng ngựa chĩa mũi giáo nhọn về phía Đông Chinh vương thét lớn:

- Tuân mệnh vương thượng, ta sẽ lấy đầu phường nghịch tặc, có trời đất chứng giám.

Đông Chinh vương căng mắt nhìn cho rõ vẫn chưa nhận ra là ai mà to gan lớn mật. Nguyễn Khắc Hy thúc ngựa lại gần thưa rằng:

- Là Hữu vũ vệ Phùng Thanh Hoà đấy ạ, hắn là một dũng tướng, cánh tay mặt của Nguyễn Văn Giáp. Kẻ này ỷ vào côn pháp nhà họ Phùng, tự nhận là Kim côn đoạt mệnh.

Đông Chinh vương trầm trồ:

- Ta có nghe danh hắn, hắn thực có tài chứ?



Lưỡng lự giây lát, Nguyễn Khắc Tỵ miễn cưỡng thừa nhận bản thân chẳng phải đối thủ của Phùng Thanh Hoà. Đặng Nguyên nghe gọi cũng chạy đến nghe Đông Chinh vương phân phó. Đặng Nguyên từng bại trận khi đấu tay đôi với Phùng Thanh Hoà nên có phần kiêng dè, tìm cớ thoái thác. Tĩnh Mịch Thiền sư và Trần Bá Tiên nghe hai tướng đùn đẩy thì tỏ ra khinh miệt song không biểu lộ ra mặt. Đặng Nguyên thẹn lắm, bèn nhân cơ hội khích Tĩnh Mịch Thiền sư nên phân tài cao thấp với Phùng Thanh Hoà. Nguyễn Khắc Tỵ đế thêm vào. Đông Chinh vương muốn môn khách thi thố tài nghệ trước ba quân nên Tĩnh Mịch Thiền sư chẳng thể thoái thác, liền ung dung cưỡi ngựa ra trước trận tiền.

- Bần tăng nghe danh côn pháp nhà họ Phùng uy chấn thiên hạ, nay có cơ hội được mở mang tầm mắt, thật là vinh hạnh.

- Thằng đầu trọc ngoại bang kia, mày vận pháp phục chẳng khác nào báng bổ thần Phật. Ta thay trời hành đạo, tiễn mày xuống cửu tuyền.

Dứt lời, Phùng Thanh Hoà thúc ngựa sấn đến vung trường côn bổ thẳng xuống đầu Tĩnh Mịch Thiền sư. Tiếng côn xé gió ập đến, Tĩnh Mịch Thiền sư nâng nhẹ đại đao chống đỡ. Sau tiếng “Choang” hai con chiến mã lướt qua nhau. Phùng Thanh Hoà kéo cương quay ngựa múa tít trường côn thét lớn nhắm vào mạng sườn của đối thủ ra đòn. Tĩnh Mịch Thiền sư lại đưa đại đao ra đỡ, dễ dàng hoá giải đòn thế, lưỡi đao khẽ rung lên. Tĩnh Mịch Thiền sư gạt côn của Phùng Thanh Hoà, đồng thời nhắm vào ngực của Hoà mà đâm đến. Phùng Thanh Hoà thu trường côn chống đỡ, lưỡi đao chếch lên trên, Hoà nghiêng đầu né, lưỡi đao đâm hụt. Tĩnh Mịch Thiền sư đổi thế, gạt mạnh đại đao muốn lấy đầu địch nhân khiến Phùng Thanh Hoà phải ngả người ra sau tránh đòn hiểm.

Sau đôi ba đòn thế thăm dò lẫn nhau, Phùng Thanh Hoà biết địch thủ không phải người ăn chay còn Tĩnh Mịch Thiền sư nhận ra đối địch của mình là một gã có sức khoẻ hơn người. Hai con chiến mã lại sáp vào nhau thêm lần nữa, chủ nhân của chúng kẻ c·hém n·gười đỡ, kẻ vụt người hoá giải, cứ thế trong suốt vài ba chục hiệp chưa phân thắng bại, bụi mù một phương. Sau một hồi giao chiến, Tĩnh Mịch Thiền sư nhận ra lợi hại trong côn pháp Phùng gia ấy là có thể đánh được 2 đầu, cả đầu ngọn và đầu gốc (đốc) đánh rộng, đánh xa cũng được mà đánh chật trong một khoảng không gian hẹp, cận chiến, tiếp cận đối thủ đều vô cùng uyển chuyển, ảo diệu.

Phùng Thanh Hoà sử dụng rất thành thục côn pháp, có lúc bị t·ấn c·ông thay vì đỡ để thủ thân, Hoà lập tức vung côn áp sát lượn theo đòn thế của Tĩnh Mịch Thiền sư để công khiến Tĩnh Mịch Thiền sư nhiều phen thất kinh.

Tĩnh Mịch Thiền sư tuổi ngoài tứ tuần, đã từng nghiên cứu côn pháp của nhiều môn phái tại những vùng từng cư ngụ. Từ ngày nương nhờ ở đất Sơn Tây, Tĩnh Mịch Thiền sư cũng dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu võ thuật của người dân bản địa và côn pháp nằm trong số đó. Binh sĩ Sơn Tây đều học “Thập tam côn” có gốc gác từ nhà họ Phùng. Tĩnh Mịch Thiền sư nhận thấy 13 bài côn từ khuyên (quay trong) đả (chặn, đánh) thương (đâm) đến bật, xiết… đều giản đơn song mang tính hữu dụng cao khi xung trận. Nguyên lý chung của 13 vài côn cho ba quân dựa trên cơ sở lực ly tâm khi đánh và phản lực khi giật. Tìm hiểu được là vậy song khi giao đấu với một truyền nhân thực thụ của côn pháp Phùng gia, Tĩnh Mịch Thiền sư không khỏi cảm thán bởi tính biến hoá khôn lường của chiêu thức.

Quần thảo thêm hơn ba mươi hiệp tưởng như đã thông tỏ côn pháp của đối phương, Tĩnh Mịch Thiền sư bắt đầu tung ra những đòn hiểm hòng giành lợi thế. Thanh đại đao trong tay gã sư hổ mang quét những đường ngang dọc đầy uy lực, đôi khi lại giống như rắn hổ trườn tới nhắm yếu huyệt của mục tiêu mà nhe nanh. Phùng Thanh Hoà bình tĩnh chống đỡ, ngầm thừa nhận đao pháp của gã sư hổ mang thật không tầm thường. Mũi đao vài lần sượt qua hông Phùng Thanh Hoà, lưỡi đao chạm với giáp trụ tạo ra âm thanh chói tai. Trong một đòn thế, mũi đao của Tĩnh Mịch Thiền sư nhắm thẳng vào yết hầu của Phùng Thanh Hoà, Hoà toan giơ ngang trường côn để đỡ chiêu. Đột nhiên Tích Mịch Thiền sư lắc nhẹ một cái, lưỡi đao biến mất trong tầm mắt của Phùng Thanh Hoà. Trong một tích tắc, Phùng Thanh Hoà nhận ra đó là hư chiêu song lại chẳng thấy hữu chiêu đâu. Nhanh như cắt, Phùng Thanh Hoà nhấc chân trái lộn người nép mình sang bên phải thân ngựa đồng thời tay phải giật mạnh cương, con Á lôi ngoặt sang bên phải. Đó cũng là lúc Phùng Thanh Hoà nhìn thấy lưỡi đao sắc lạnh cao hơn lưng ngựa chỉ một gang tay, đâm đến. Thoát c·hết trong tấc gang nhưng chẳng chịu thiệt, Phùng Thanh Hoà đạp nhẹ gót chân xuống đất lấy đà trở lại lưng ngựa và rướn người đâm thẳng mũi côn vào phần bụng của Tĩnh Mịch Thiền sư. Thiền sư phản ứng mau lẹ, giật cây đại đao về kịp gạt đòn khiến mũi cây côn trượt qua sườn.

Cả hai tách ra, Phùng Thanh Hoà mặt không biến sắc giơ trường côn ngang đầu ngựa sẵn sàng giáp trận phân cao thấp. Tĩnh Mịch Thiền sư ngẫm thấy sức vóc Phùng Thanh Hoà tráng kiện, sức khoẻ hơn người, nếu quần chiến ắt nắm thế bất lợi nên chẳng có ý kéo dài. Phùng Thanh Hoà nhếch miệng cười khinh mạn, ánh mắt gườm gườm nhìn đối thủ. Bất thần Tĩnh Mịch Thiền sư vung tay về phía Phùng Thanh Hoà, hoà giật mình thất kinh hụp người xuống né tránh theo phản xạ nhưng vẫn kịp nghe tiếng gió rít bên tai.

- Quân bỉ ổi! Mày dùng ám tiễn ư?

Thay vì đáp lời, Tĩnh Mịch Thiền sư vung mạnh tay thêm một lần nữa. Phùng Thanh Hoà vội xoay thật nhanh v·ũ k·hí trong tay thành một đường tròn. Vài âm thanh khô khốc vang lên, vài mũi ám tiễn kim loại rơi lả tả xuống đất.

- Mẹ cái thằng sư này, mày đừng trách ông.

Dứt lời, Phùng Thanh Hoà múa trường côn rạp mình thúc ngựa như thể xông đến đánh với Tĩnh Mịch Thiền sư một trận nữa. Thiền sư sẵn sàng đón đợi nhưng giật mình kinh hãi khi Phùng Thanh Hoà bất chợt nhổm người lên với cây nỏ Liên châu cỡ nhỏ. Phùng Thanh Hoà nghiến răng siết cò, tiễn phóng như mưa. Tĩnh Mịch Thiền sư kịp thời lộn người ra sau tránh được loạt tiễn ở cự li gần rồi thi triển phép khinh công chạy về bản trận.

Phùng Thanh Hoà cũng chẳng đuổi theo mà ghì cương chiến mã rồi quay trở lại thành khi Nguyễn Khắc Hy hô quân kỵ xông lên bắt Hoà.

Cánh quân của Đông Chinh vương không thể nhập thành, cũng chẳng thể tiếp cận được. Dẫu cho bọn Đặng Nguyên đứng trước thành gọi tổ tông ba đời họ Phùng thì toà thành vẫn trơ trơ chẳng có động tĩnh nào thêm. Mãi đến lúc Hứa Thế Hanh chạy về bẩm báo Đỗ Duy Trung bị phục binh đánh tan tác, quân công thành đành tạm lui về sau hơn hai dặm chỉnh đốn lại binh mã và nắm tình hình của các cánh còn lại.