Chương 461: Đế nghiệp lung lay
Phan Kế An chẳng bắt giữ hàng binh, anh bảo họ nên về với gia đình chờ tình yên thì ra trình quân. Phan Kế An làm tiểu tướng chưa bao lâu, hiểu rằng thân sĩ tốt chỉ đằng Đông nào dám rẽ đằng Tây. Ngay như An cũng khác nào quân tốt trong bàn cờ. Thứ nữa, Phan Kế An lúc này cũng chỉ còn chừng trăm quân khoẻ mạnh, bắt giữ những người này thì ai trông họ? Một vài người theo lời Phan Kế An vứt khí giới tìm về làng, tạm tránh xa nơi chiến địa còn phần đa lại muốn theo phe Phùng Sứ tướng chống lại Tả Tướng quân. Cái lí mà những người này đưa ra nghe thật giản đơn. Ấy là Tả Tướng quân theo Đông Chinh vương, kết bè cùng người thiên hạ. Sơn Tây bao năm yên ổn, nay vì đám môn khách mà lộn bậy hết cả. Họ muốn theo Phùng Sứ tướng dẹp đám phản loạn đó.
- Nhưng tôi không có quyền nhận binh!
Các cụ trong hai làng mỗi người nói vào một lời, rằng thì là đều trai đất Sơn Tây, họ biết đường ngay theo Phùng Sứ tướng là phải. An không có quyền thu dụng họ thì tạm thời để họ đóng quân trong trại cũng chẳng mất gì. Phan Kế An nói không lại đành miễn cưỡng thuận theo số đông. Giải quyết xong hàng binh thì đến đám thuộc hạ của Hứa Thế Hanh đang bị trói, xếp hàng quỳ bên bờ rào gần cổng trại. Phan Kế An nhất thời chưa biết nên xử trí ra làm sao. Các cụ bảo g·iết quách chúng cho nhẹ nợ vì khác nòi giống lại phường bất lương. Kế An nghe thì nghe nhưng không thể làm theo bởi quân lệnh xưa nay chẳng cho phép g·iết những người đã b·ị b·ắt khi chưa xử tội. Phan Kế An không ưa những kẻ này, nhỡ anh có lệnh chém đầu hết lượt, nay mai Phùng Hiền có biết cũng lơ đi.
Sau cùng, đám thuộc hạ của Hứa Thế Hanh bị trói quanh những cây cột trong quân doanh, chờ định tội sau. Các cụ trong hai làng tuy không bằng lòng nhưng chỉ đành chửi rủa quân bất nhân chứ chẳng còn cách nào khác.
Phan Kế An nhắc đến hai cái trống đồng đang để ngoài cổng quân doanh bị ai đó lấy ở từ đường họ Phùng đem ra gò mả. Chẳng ai biết! Các cụ có nghe trống đánh liên hồi nhưng đóng cửa cài then ở yên trong nhà nên nào biết trống bị khuân ra lúc nào.
- Lúc chiều tao có tạt qua nhà từ đường, thấy ông cụ Cả đang tiếp chuyện một người. Người ấy trông mặt quen quen nhưng tao không nhớ đã gặp ở đâu.
Một ông người làng Cam Giá Thượng nói với Phan Kế An.
- Ông cố nhớ xem! Lúc nước sôi lửa bỏng mà có người lạ ở trong làng là nguy lắm. Chúng cháu canh ở đây cả ngày nào có thấy ai đi vào.
- Còn lối sau đồng!
- Người ấy đi cùng ai thế ạ?
- À… ờ… tao nhớ là đi cùng người ấy còn có 6 gia nhân.
- Gia nhân ạ? Sao ông nghĩ họ là gia nhân?
Ông già tặc lưỡi:
- Ấy là tao đoán thế. Bởi trong lúc ông Cả tiếp chuyện với khách, mấy người ấy đứng ở phía sau. Nếu không là gia nhân cũng là binh sĩ vì họ cao lớn, vạm vỡ lắm.
Phan Kế An đoán đấy là những người đã giúp anh, chỉ có thể là họ chứ không ai khác. Anh hỏi hòng vớt vát:
- Ông thực không nhớ người ấy là ai ạ? Ông cố nhớ xem.
Ông già phẩy tay:
- Thật ra tao cũng ngờ ngợ song chắc không phải.
- Là ai hả ông?
- Nhìn người ấy có nét hao hao như là Viên ngoại lang Nguyễn Nhân Nghĩa. Mấy bận trước ngài ấy về làng, à… dạo ngài Lễ mất ấy. Ngài ấy bận nào về cũng mũ cao áo dài nào ai gặp mà nhìn rõ. Người lúc chiều có nét giống nhưng vận áo nâu sồng, quần lụa đen lại chẳng vấn khăn hay đội mão nên chẳng thể biết được.
Phan Kế An giật mình:
- Viên… Viên ngoại lang đến làng ta ư?
- Chắc không phải đâu. Tao đứng ngoài sân trông vào, mắt mũi kèm nhèm nên chẳng dám chắc.
Từ lúc đó mãi cho đến sáng, Phan Kế An bận suy tư về những gì ông già đã nói. Sau khi bàn bạc mọi lẽ, Phan Kế An cử mấy người dùng chiến mã chia ra các hướng, nhắm đến quân doanh miền biên viễn đang dưới quyền chỉ huy của những tướng lĩnh thân tín trước đây cùng Phùng Lễ. Kế An tin rằng những người đó sẽ đứng về phe nhà họ Phùng, nghĩa là ủng hộ Sơn Tây vương, chống lại Đông Chinh vương và Trần Văn Lộng.
Nhắc đến Đông Chinh vương, ngay khi trời vừa sẩm tối, Đông Chinh vương vận giáp trụ, khoác chiến bào cưỡi trên lưng con Phiêu kỵ có màu lông xanh trắng cho quân đánh trống phất kỳ xuất binh từ Đông Chinh vương phủ thẳng hướng Sơn Tây thành. Bộ hạ theo sau Đông Chinh vương có đám Trần Bá Tiên, Tĩnh Mịch Thiền sư, Dương Sàn và một vài kẻ khác đều gốc gác Vân Nam hoặc Quý Châu quốc chạy nạn. Mỗi kẻ trong số ấy, ít thì dẫn theo hai ba trăm thuộc hạ, nhiều hơn thì dăm trăm, đông nhất có đám Dương Sàn quy tụ gần một nghìn lâu la. Nhẩm tính sơ sơ, đám quân tạp nham cũng hơn ba nghìn chứ chẳng ít. Bên cạnh đó. Tả uy vệ Đặng Nguyên và Tả vũ vệ Nguyễn Khắc Tỵ, mỗi người thống lĩnh một nghìn năm trăm quân kị bộ theo sát Đông Chinh vương. Theo kế hoạch đã bàn định, Đông Chinh vương dẫn binh đến cửa Tả (cửa phía Đông) của thành.
Đội quân t·ấn c·ông vào cửa Hậu (hướng Nam) với ba nghìn binh mã dưới quyền thống lĩnh của Tả tướng Trần Văn Lộng. Đạo quân này được xem là thiện chiến khi kỵ binh có trọng giáp và hàng trăm Cự thạch pháo các loại.
Đội quân t·ấn c·ông mặt Tây của thành, tức Hữu môn, phía Xích Giang sẽ do Định thắng tướng Nguyễn Hoa Khê dẫn đội thủy quân đang đồn trú tại khu vực đó vây thành. Lực lượng dưới quyền Nguyễn Hoa Khê có hơn ba nghìn quân.
Tại mặt phía Bắc thành, hơn hai nghìn bộ binh cùng hàng trăm khẩu Cự thạch pháo sẽ do Ngô Tất Sắc đốc suất. Ngoài bộ binh, Ngô Tất Sắc còn có sự tham gia của hơn năm trăm thổ binh người Mường do Hà Văn cầm đầu. Tổng cộng Đông Chinh vương, thực tế là Trần Văn Lộng, đã huy động được khoảng 1,1 vạn quân chính quy tham gia binh biến. Con số này là rất lớn, chiếm gần một phần ba binh lực vùng Sơn Tây.
Trước bữa tối ngày hôm ấy, hàng chục tướng hoặc phó tướng trong các đồn, doanh nhỏ quanh thành Sơn Tây có đầu dây mối nhợ với Nguyễn Văn Giáp, Phùng Hiền đều b·ị b·ắt hoặc bị g·iết tại chỗ hòng tước binh quyền. Ngay như phó tướng của Đinh thắng tướng quân Nguyễn Hoa Khê cũng bị chính sĩ tốt dưới quyền hạ sát trong hổ trướng khi không chịu tuân theo sắp đặt của quân phản loạn. Chỉ vài người may mắn thoát được chạy về thành Sơn Tây cùng vài người lính trung thành.
Thái sư Lý Đạo Thành nghe đọc danh sách những kẻ cầm giáo chống lại Sơn Tây vương thì vô cùng uất ức, đập bàn mà gằn giọng:
- Nuôi ong tay áo nuôi cáo trong nhà! Ta trách mình nhu nhược thu nhận Lý Long Thủy! - Lý Đạo Thành gọi thẳng tên huý của Đông Chinh vương - Thằng phản quân Trần Văn Lộng bất tài vô liêm sỉ cùng những kẻ tiếp tay đều đã lộ mặt. Ta không đội trời chung với chúng bay.
Dứt lời ông đưa tay ôm mặt khóc rưng rức than trách bản thân trù trừ khiến nhiều tướng sĩ m·ất m·ạng oan uổng khi còn chưa kịp hiểu đã gây ra tội gì. Phùng Hiền lựa lời khuyên giải một hồi, Lý Đạo Thành nguôi bớt mới ngồi ngay ngắn lại và nói:
- Kể từ giờ phút này Lý Long Thủy là giặc, Sứ tướng hãy hiệu triệu ba quân ra sức chống giặc. Ta không tin lũ ô hợp đó có thể làm nên trò gì cho ra hồn. Dân chúng trong thành lúc này ra sao?
- Thưa Thái sư, mạt tướng đã phát thông báo khẩn cấp, bách tính ở trong thành sẽ xuống hầm hào kiên cố trú ẩn. Xin Thái sư hãy yên lòng.
Từ dạo có Cự thạch pháo, thành Sơn Tây xây nhiều hầm trú ẩn nửa nổi nửa chìm vô cùng kiên cố, đảm bảo đạn đá rơi trúng không nguy hại đến tính mạng những người ẩn nấp.
- Ông Giáp! Ông tuy là Hữu Tướng quân song dày dạn kinh nghiệm chiến trận, thủ thành. Ta tin ở nơi ông.
Nguyễn Văn Giáp quỳ gối, vòng hai tay hành lễ, giọng đầy tự tin:
- Thái sư an lòng, tôi sẽ không để giặc Lộng đắc chí!
Các tướng có mặt đều đứng ra thể hiện quyết tâm bảo vệ thành đến người cuối cùng, tuyệt không nao núng. Lý Đạo Thành nói thêm vài lời động viên tả hữu rồi lập tức đến bẩm báo sự tình cho Sơn Tây vương được biết. Sơn Tây vương buồn lòng không kể xiết, tuổi chưa đến tứ tuần mà đã hai lần chứng kiến cảnh huynh đệ tương tàn mà lần này mục tiêu lại chính là mình.
- Nhà Lý ở đất Sơn Tây thực đã không còn chỗ đứng nữa rồi! Chỉ sau đêm nay thôi, bách tính chia hai nửa Đông, Tây. Giá như ta quy thuận Thiên Đức sớm hơn thì đã chẳng có ngày này. Tiên vương dưới cửu tuyền thấy cảnh nồi da xáo thịt liệu nghĩ thế nào đây? Nay mai Thiên Đức đến, ta giao cho họ cái gì ngoài toà thành chưa đến vạn dân này cơ chứ?
- Vương xin chớ lo! Lão thần tin rằng Thiên Đức một khi đến sẽ không lạm sát bách tính hay quân binh. Những kẻ đầu têu binh biến đêm nay, lão thần nhất định sẽ c·hặt đ·ầu treo trên cửa thành thị chúng.
Dẫu phiền muộn trong lòng chẳng kém gì Sơn Tây vương nhưng Lý Đạo Thành phải tỏ ra cứng cỏi. Ông như cái cột trụ đế nghiệp của họ Lý ở đất căn bản này, nhưng một cột trụ thật khó mà chống đỡ đế nghiệp đã đến hồi suy tàn. Lý Đạo Thành không muốn công sức ông gầy dựng bao năm một lòng phò vương lại rơi vào tay người khác dẫu đó là Vạn Thắng vương. Chút chấp niệm ấy sau cùng ông cũng buông bỏ được. Đất này về tay Vạn Thắng vương sẽ tốt hơn khi rơi vào tay những kẻ bất tài chỉ mưu lợi riêng như bọn Trần Văn Lộng.
- Có ích thì tồn tại, có hại thì diệt vong, âu cũng là chân lý ở đời.
Sơn Tây vương lật tấm chăn mỏng, Lý Thái sư đỡ vương chậm rãi bước ra ngoài thềm. Sau một hồi tĩnh lặng, Sơn Tây vương buồn bã nói:
- Hãy tha cho con cháu của Đông Chinh vương, giáng xuống làm thứ dân, ba đời không được làm việc quan lẫn việc binh.
- Lão thần xin ghi nhớ ạ.
- Thái sư nghĩ khi nào quân Thiên Đức đến tương trợ?
- Lão thần cho là không quá ba ngày bởi gần 1 vạn quân Thiên Đức đang đóng ở bờ tả ngạn chuẩn bị tiến đánh Tam Đái.
Sơn Tây vương nhoẻn miệng cười mà rằng:
- Ta muốn gặp Đại Thắng Lý Hoàng hậu, có vậy… ta nhắm mắt cũng yên lòng. Bấy lâu nay ta ngẫm mới thấy ngồi trên ngôi cao liệu có ích gì khi chẳng thể trùng phùng với người thân thích? Thật đáng sợ, đáng sợ.
Tiếng trống trận từ xa vọng đến mỗi lúc một gần, Sơn Tây vương muốn tận mắt trông thấy Đông Chinh vương cùng bè lũ phản loạn. Lý Đạo Thành ngăn chẳng được, đành gọi kiệu đưa Sơn Tây vương nhắm hướng Tả môn.
Một trong những nỗi đau của tiền nhân là nhìn con cháu cốt nhục tương tàn, anh tử ta mới sinh.
Thiên Đức năm thứ 33, mùa hạ, tháng Tư, ngày 23. Đông Chinh vương thống lĩnh đại quân tiến đánh thành Sơn Tây, quyết giành ngôi của Sơn Tây vương. Tính từ năm Thiên Đức thứ 12, Sơn Tây vương tại vị đã 21 năm ở vùng đất căn bản của nhà Lý. Bách tính Sơn Tây thêm một phen lao đao chẳng thể chọn phe.
Đông Chinh vương có sự phục vụ của Tả Tướng quân Trần Văn Lộng, Định thắng tướng Nguyễn Hoa Khê cùng hơn vạn binh sĩ thuộc quyền và gần bốn nghìn thuộc hạ, thổ binh của những kẻ từ phương xa. Trong khi đó, Sơn Tây vương có sự phò trợ của Thái Sư Lý Đạo Thành, Sứ tướng Phùng Hiền, Hữu Tướng quân Nguyễn Văn Giáp cùng khoảng năm nghìn binh sĩ thủ thành.