Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 459: Phan Kế An




Chương 459: Phan Kế An

Phạm Kính Ân cùng ba người khác khom lưng chạy trên bờ thửa, thân ảnh bốn chàng trai hoà lẫn vào bóng tối khi trăng hạ tuần vẫn chưa nhô lên. Những gò đống, xóm làng hay trại Phùng quân đằng xa nổi trên nền trời xám xịt. Phạm Kính Ân ra hiệu cả nhóm dừng lại, nhô người lên quan sát, định lại phương hướng một lần. Bên tai chàng trai làng Vạn chỉ có tiếng gió thổi rì rào khiến những bông lúa phe phẩy cạnh bên. Phạm Kính Ân cắt góc dẫn nhóm về hướng chính Nam thêm một quãng chừng năm chục trượng rồi cùng nằm phục ven rãnh nước cỏ mọc um tùm, một một bên là cánh đồng, một bên là gò mối (thực ra là ngôi mộ lớn). Bên kia gò mối là vài thửa ruộng trồng hoa màu rồi mới đến con đường đất dẫn vào làng Cam Giá Thượng. Phạm Kính Ân bò lên quan sát, nhìn về hướng tả có thể trông thấy rõ kỳ hiệu trước cổng trại Phùng quân. Kính Ân thì thào:

- Nhớ làm theo hiệp đồng, mỗi người bốn quả, một quả dùng khi hữu sự, ném tản ra nhưng nhắm vào hậu quân ắt đắc lợi.

- Bên trong doanh tối om, sao vọng gác lại đốt đuốc nhỉ?

- Chẳng biết được! Nghe nói tay Phan Kế An này cũng gan lì lắm. - Phạm Kính Ân thở dài. - Nhìn đuốc sáng rực thế kia thực bọn Trần Văn Lộng kéo đến phải hơn năm trăm.

- Cậu nghĩ tay An đó bố trí phục binh ra sao?

Phạm Kính Ân trở mình nằm ngửa, đưa hai tay làm gối, suy ngẫm một lát rồi mới đáp:

- Nếu quyết sinh tử với số quân ít ỏi như vậy, là tớ thì tớ chia một nửa phục trong trại, dùng xạ tiễn bất thình lình chế áp. Nửa còn lại tớ sẽ cho mai phục bên sườn, chờ bắn một loạt tiễn thì phục binh ào ra, vừa chạy vừa bắn rồi rút đao áp sát.

- Chơi vậy thì khác nào mạng đổi mạng?

Cái thế nó vậy đành phải vậy, đồng không mông quạnh làm gì có chiến luỹ mà thủ. Cách dễ nhất là bỏ chạy thì hắn không chọn, chắc là muốn cầm chân bọn kia chứ không phải chứng tỏ gì đâu. Tớ nể!

- Nên cậu mới lôi bọn tớ vào vụ này?

Phạm Kính Ân lặng im không đáp, ngầm thừa nhận lời đồng đội nói là đúng.

Nói về Phan Kế An trong tay chỉ có 135 binh sĩ cắt máu ăn thề đồng sinh đồng tử xong thì chia nhau mỗi người một việc chuẩn bị. Trong Phùng doanh còn năm khẩu Cự thạch pháo giá bắn cố định dùng để luyện tập thao tác. Binh sĩ hè nhau khiêng đặt thành hình chữ “Nhất” chỉnh tầm bắn, đặt sẵn một quả đạn đá nặng chừng mười cân, quấn thêm giẻ tẩm dầu bên ngoài, cắt cử một binh sĩ dùng đao chặt đứt dây giằng là bắn. Bắn xong một loạt, thao tác sẽ rất lâu, cần nhóm 5 người chuẩn bị nên Phan Kế An xác định chỉ bắn một loạt.

Cả trại chỉ còn mười con ngựa không phải loại tốt nhất, Phan Kế An đêm buộc ở đầu làng Cam Giá Hạ cách phía sau trại, chếch về bên hữu chừng 1 dặm. Như dự đoán của Phạm Kính Ân, Phan Kế An bố trí bảy chục binh sĩ, gá hơn một trăm nỏ Liên châu hoán cải lên bờ rào cọc tre. Sáu chục người còn lại trang bị nỏ cùng đao kiếm, giáo mác các loại nằm phục bên phải tả con đường đất theo hướng từ cổng trại nhìn ra. Hiệu lệnh t·ấn c·ông là ngọn đuốc buộc trên vọng gác, ngọn đuốc có buộc dây, người đứng bên dưới giật mạnh làm đuốc rơi là lúc binh sĩ chặt dây cho Cự thạch pháo bắn và cung thủ bắn cho bằng hết số tiễn đã chuẩn bị rồi mới ào ra khỏi trại đánh vỗ mặt. Người nào người nấy đều ăn no, chẳng ai muốn thành ma đói.

Đoàn người ngựa theo hàng lối đốt đuốc sáng rực mỗi lúc một gần Phùng doanh. Đỗ Duy Trung vận giáp, đầu đội mũ trụ, hông đeo trường kiếm. Hai bên tả hữu là bộ tướng có bốn người, ngựa của bộ tướng đi sau Đỗ Duy Trung chỉ nửa thân ngựa mà thôi. Sau bốn bộ tướng là một quân kỵ cầm kỳ hiệu. Tiếp sau có hai trống lớn, bốn người khiêng bằng đòn gánh. Quân đi thành bốn hàng dọc, cứ cách một người thì có một ngọn đuốc trên tay. Hậu quân có một kỵ binh dẫn đầu, kẻ này vận giáp nhưng không đội mũ cũng chẳng có kỳ hiệu. Theo sau là ba hàng dọc, áng chừng trăm người.



Hai làng Cam Giá với luỹ tre cao v·út như hai gò cao nổi bật trên nền trời lác đác những vì sao đã hiện dần ra trước mắt. Phùng doanh với kỳ kiệu bay phấp phới án ngữ nơi cuối con đường đất lúc này chỉ le lói một đốm sáng giữa khoảng đen kịt. Hai bên đường đất là cánh đồng lúa bạt ngàn đang trổ đòng. Ven đường là những ruộng hoa màu, mồ mả chẳng hàng lối.

Đỗ Duy Trung cho quân kỵ chạy vọt lên trước bắt liên lạc.

- Xin hỏi quân của tướng nào đấy ạ?

- Tả vệ tướng quân Đỗ Duy Trung đi tuần theo lệnh của Tả Tướng quân.

- Xin cho xem hổ phù!

Quân kỵ giơ hổ phù cạnh ngọn đuốc, Phan Kế An từ trong bóng tối bước ra, nét mặt thản nhiên như thể chẳng có chuyện gì. Kế An hỏi người lính đang ngồi trên lưng ngựa:

- Sao Tả vệ tướng quân đi tuần muộn thế?

- Tả vệ tướng quân muốn đêm nay nghỉ chân ở Phùng doanh. Xin hỏi anh đây là?

- Phan Kế An! Phùng Sứ tướng mới điều đại quân về thành Sơn Tây lúc trưa nay.

- Trại còn bao nhiêu người?

- Có tôi và ba chục anh em khác, do ốm đau nên ở lại trông nom.

Phan Kế An bước sang một bên, nói thêm:

- Vinh hạnh mời Tả vệ tướng cho quân vào doanh nghỉ tạm.

Binh sĩ ngồi trên lưng ngựa khẽ gật đầu rồi quay ngựa chạy ngược về hướng vừa mới tới. Phan Kế An vẫn đứng chờ sẵn ở đó, hít những hơi thật dài cho căng buồng phổi. Mùi thơm thoang thoảng của cánh đồng lúa theo những cơn gió thẹ phả vào mặt chàng trai tuổi mới đôi mươi chuẩn bị bước vào chiến địa với những người lúc này còn chưa chĩa giáo vào nhau.



Đỗ Duy Trung ậm ừ cho có lệ bởi Phùng Hiền điều động binh mã về thành giữa thanh thiên bạch nhật, đến trẻ con còn biết huống chi người cầm quân. Phùng doanh chỉ còn là một trại bỏ không có dăm ba lính đau yếu ở lạ, điều này Đỗ Duy Trung thừa biết bởi xưa nay cách điều binh ở Sơn Tây vốn là vậy. Phan Kế An là một cái tên vô cùng xa lạ với Đỗ Duy Trung. Trung giữ chức Tả vệ tướng, thống lĩnh không ít hơn một nghìn binh sĩ. Những tướng ngang hàng hoặc vài bộ tướng nổi bật trong các doanh ắt Đỗ Duy Trung sẽ biết, còn như không biết thì đó chỉ là một tay sĩ quèn mà thôi.

Lúc này quãng giữa giờ Tuất, xóm làng chẳng thấy đèn đuốc cũng là lẽ thường. Đỗ Duy Trung cho ngựa đi chậm cố ý chờ bộ tướng đi song song mà căn dặn:

- Hai người một cánh như đã định, bắt tất cả người họ Phùng bất kể là ai, kẻ nào chống thì sát tại chỗ không cần hỏi. Dân chúng trong làng có hỏi, hãy nói là quân của Hữu Tướng quân Nguyễn Văn Giáp đến bắt phản tặc họ Phùng.

Bốn bộ tướng chắp hai tay thành nắm đấm giơ cao ngang mặt, cùng hướng về Đỗ Duy Trung rồi khoát tay ra hiệu cho quân kỵ bộ tiến nhanh hơn. Đỗ Duy Trung dừng ngựa cho quân vượt lên rồi đi giữa trung quân. Trung không muốn lộ mặt, có ý vào doanh chờ bắt bớ xong thì đi ngay trong đêm. Chuyện xấu mặt như này Đỗ Duy Trung không muốn bàn dân thiên hạ sỉ vả muôn đời.

- Thưa ngài! Bọn thuộc hạ xin được giúp sức ạ!

Đỗ Duy Trung không đáp, chỉ gật đầu. Kẻ vừa mới nói là Hứa Thế Hanh, một gã đồ tể thực thụ vì hắn từng hành nghề mổ trâu, bò. Hứa Thế Hanh là đồng hương của Trần Bá Tiên, đã nương nhờ đất Sơn Tây hơn nửa năm trời. Hanh nói được tiếng Vạn Xuân, dù chưa sõi cho lắm.

Hứa Thế Hanh lệnh đám lâu la hơn trăm kẻ không vận chiến y Sơn Tây chạy theo hàng bám sau đội bộ binh. Đỗ Duy Trung dừng hẳn ngựa đảo mắt nhìn tứ phía một lượt, giấu tiếng thở dài rồi mới thúc ngựa đi nước kiệu.

- Thu kỳ lại!

Trong lòng Đỗ Duy Trung có nỗi buồn man mác khó tả thành lời. Thân phụ của Trung từng dạy, sống ở đời gieo nhân nào gặt quả nấy. Trung ngẫm suốt quãng đường từ quân doanh cho đến lúc này. Đêm nay Trung dẫn binh đến bắt nhà họ Phùng, mai này người khác kéo binh bắt người nhà họ Đỗ uy h·iếp thì Trung sẽ phải làm sao? Chọn cách nào cũng chẳng thể vẹn toàn, thôi thì theo nghiệp binh đao, trên cao lệnh sao cứ theo đó mà làm vậy.

Bốn bộ tướng của Trung đến gần cổng Phùng doanh thì dừng, ánh đuốc trong tay binh sĩ dắt ngựa cháy bập bùng đủ để bốn người nhìn thấy khuôn mặt và giáp phục của Phan Kế An.

- Tả vệ tướng quân đâu ạ?

Một trong bốn người nói với Kế An:

- Này cậu lính! Chúng ta đang thi hành mệnh lệnh của Hữu tướng quân đến bắt tất cả người họ Phùng ở làng Cam Giá! Cậu mau dẫn đường, ta sẽ trình lên trên thưởng hậu cho cậu!

- Phùng Sứ tướng đã gây ra đại hoạ gì hay sao ạ?



Một bộ tướng khác quát lớn:

- Đừng lôi thôi! Nhiệm vụ của ngươi là dẫn bọn ta vào làng Cam Giá Thượng! Nhanh!

Phan Kế An hơi cúi đầu, khi anh chàng ngẩng lên, trên khuôn mặt có phần tuấn tú chưa dạn dày sương gió ấy bỗng trở nên khác lạ, nhất là ánh mắt có sát khí và khoé miệng khẽ nhếch lên, đó hẳn là nụ cười khinh bạc. Nhận thấy sự lạ của tên lính quèn, một bộ tướng vội rút gươm ra khỏi vỏ cũng là lúc Phan Kế An giơ cánh tay trái lên cao xoè ra đủ năm ngón hươ hươ như thể vẫy chào ai đó đang ngồi sau lưng bốn vị bộ tướng.

Ngọn đuốc trên vọng gác ngoài cổng doanh bỗng nhiên rơi xuống đất. Đến lúc này, một bộ tướng nhận ra nguy hiểm bèn hô lớn:

- Có phục binh!

Phan Kế An luồn tay ra sau gáy rút cái rìu đã chuẩn bị từ trước dùng hết sức bình sinh phi thẳng vào vị tướng trước mặt. Khoảng cách hai bên chưa đầy hai trượng, vị tướng không kịp phản ứng, lãnh trọn cái rìu cắm thẳng vào cằm, ngã ngựa quy tiên.

Nói thì dài mà mọi sự xảy ra trong tích tắc khiến chẳng ai kịp phản ứng.

Sau mấy âm thanh cạch cạch quen thuộc, bầu trời đêm bỗng xuất hiện 5 q·uả c·ầu l·ửa bay v·út lên xé toạc màn đêm như cầu vồng sau cơn mưa. Theo phản xạ tự nhiên, nhiều binh lính ngó trông lên trời và tiễn từ trong bóng tối phóng ra như mưa rào.

Phan Kế An sau khi phóng rìu liền rút thanh kiếm đeo bên hông quét một đường hạ luôn người lính giữ cương ngựa. Anh chàng nhắm đến vị tướng gần đó nhưng người này kịp phản ứng, ngựa chồm vó và ông ta dùng thương gạt mũi kiếm của Phan Kế An ra. An thấy bất lợi vội quay người lẩn vào bóng tối.

Năm hòn đá rơi vào quân sĩ đang đứng thẳng hàng, những kẻ nhanh chân nhảy xuống ruộng khoai thoát thân. Cơn mưa tiễn từ trong trại phóng ra ở khoảng cách chừng năm đến mười trượng, tiễn bắn không cần ngắm, ai đen đủi người đó đành chịu mà thôi. Đội hình của ba ông tướng lập tức nhốn nháo. Cùng khi ấy có tiếng hò reo ở bên mặt hữu, tiễn từ hướng ấy bắn tạt vào sườn đội hình đang dàn hàng ở khoảng cách gần đến nỗi kẻ chẳng có tài thiện xạ nhắm mắt bắn cũng trúng mục tiêu. Sáu chục cảm tử quân này vừa chạy vừa bắn tiễn liên hoàn, ống tiễn trong nỏ hết cũng là lúc gươm đao loang loáng đoạt mạng những người còn đang hồn vía trên mây. Mục tiêu của những cảm tử quân này là chia cắt đội hình của đối phương ra làm đôi.

Phùng Hiền và Bố Giáp từng đến Thiên Đức, từng có giao tình và nhờ đó đem cách đánh mai phục, tạt sườn, chia cắt đội hình đối phương với một lực lượng ít hơn. Cách đánh cận chiến này cộng với bóng đêm giúp sức khiến đối phương khó trở tay trong những phút đầu, nhất là chiến trường hẹp nhưng dài, đầu đuôi chẳng thể cứu nhau được.

Quân tướng của Đỗ Duy Trung chưa biết phục binh có được bao nhiêu. Trên đầu, trước mặt và bên sườn gần như cùng bị t·ấn c·ông một lượt khiến đội hình phút chốc r·ối l·oạn, chẳng biết đường nào mà lần. Mặc cho ba ông tướng trên lưng ngựa thét lạc giọng thì một số binh sĩ ôm đầu chạy tháo thân.

Từ xa trông thấy năm q·uả c·ầu l·ửa bắn lên, Đỗ Duy Trung giật mình trong một chốc, đến khi nghe những âm thanh hò reo đòi g·iết liền bừng tỉnh. Đỗ Duy Trung biết quân mình bị mai phục song chắc chắn thông tin tình báo không thể sai lệch được. Trung thét lớn:

- Chúng nó chỉ có một nhúm, mau nhảy xuống ruộng t·ấn c·ông bọn vừa mai phục, nhanh!

Đỗ Duy Trung lưỡng lự trong giây lát, hướng sự chú ý về bên cánh tả nhưng bên đó im lìm nên Trung thiên về khả năng quân trong Phùng doanh quá ít, chỉ đặt một nhúm mai phục và trực diện nên xua hết quân sĩ xuống ruộng khoai.

Đó là một sai lầm!

Mà sai lầm của một vị tướng ắt khiến tên tuổi của một số người không còn vô danh trong thiên hạ.