Chương 451: Sóng ngầm thành Sơn Tây
Trước việc Vạn Thắng vương động đánh Tam Đái, các sứ quân đều cử quân tế tác theo dõi sát sao tình hình chiến sự hòng mưu tính việc đối phó khi gặp biến. Quân Thiên Đức ngày một lớn mạnh, mạnh đến nỗi các sứ quân khó đối phó nếu đơn thương độc mã. Tuy nhiên, việc liên thủ với nhau chẳng dễ dàng gì khi chẳng ai tin ai.
Trong hàng ngũ quan lại, võ tướng Sơn Tây có lời gièm Nguyễn Nhân Nghĩa thiện cảm với Vạn Thắng vương mà Nguyễn Nhân Nghĩa lại được Thái sư Lý Đạo Thành tin dùng vào việc bang giao. Chẳng ai biết lời gièm từ đâu mà có, chỉ biết nó âm thầm len lỏi trong những câu chuyện phiến bên bàn trà hay chén rượu nhạt lúc canh khuya. Chuyện đến tai Lý Đạo Thành, ông cho rằng những kẻ giấu mặt muốn quấy từ trong ra hòng loại bỏ bớt thân tín của ông. Trước sức ép của quần thần, nhất là vây cánh Đông Chinh vương Lý Long Thuỷ, Nguyễn Nhân Nghĩa đành cáo quan về nhà đèn sách từ dạo thượng tuần tháng Ba.
Sứ tướng Phùng Hiền và Hữu tướng quân Bố Giáp bị nhắm đến. Tả Tướng quân Trần Văn Lộng, thân tín của Đông Chinh vương ngày càng lạm quyền, xem thường Phùng Hiền tuổi trẻ chưa kinh qua nhiều trận mạc đã nắm binh quyền. Phùng Hiền không hiền như tên cha mẹ đặt cho. Tuy nhiên tướng sĩ thân tín dưới quyền chưa nắm trọng trách trong quân nên có phần thua thiệt. Ỷ thế Đông Chinh vương, Trần Văn Lộng ngày càng lộ rõ ý định thay chủ mới ở thành Sơn Tây.
Bố Giáp là thân tín của Phùng Hiền nên được giao nắm quân cấm trong thành, Trần Văn Lộng thân làm Tả tướng lấy làm khó chịu ra mặt, đôi ba lần đề đạt quân cấm phải giao cho người thân tộc nắm giữ song Thái sư và Sứ tướng cương quyết không thuận. Trần Văn Lộng ghi hiềm.
Tam Đái nguy khốn, có kẻ rỉ tai Trần Văn Lộng rằng Phan Văn Hầu đang tìm trợ giúp khắp nơi. Trần Văn Lộng liền để tâm việc này hòng mưu tính việc riêng. Lộng thưa với Đông Chinh vương, Đông Chinh vương lại muốn nhân cơ hội này phô trương thanh thế hòng dễ bề tiếp quản ngôi vương. Phủ đệ của Đông Chinh vương trong thành Sơn Tây có nhiều môn khách tứ xứ nên lắm kẻ tài hoa. Do mưu việc lớn, từ cuối năm trước, môn khách ra vào phủ đệ Đông Chinh vương nườm nượp. Trong phủ sáng đèn cả đêm, đàn ca sáo nhị dường như chưa khi nào ngơi nghỉ. Đông Chinh vương muốn kẻ khác bớt nhòm ngó và coi Đông Chinh vương là kẻ ham hưởng lạc.
Môn khách trong phủ có cả người Tống quốc, người Vân Nam quốc và Quý Châu quốc chạy nạn nương nhờ. Nhiều kẻ trong số này đền ơn Đông Chinh vương bằng cách bày kế đổi ngôi. Lý Đạo Thành biết nhưng chẳng thể làm gì cũng vì ông là bề tôi trung thành và Sơn Tây vương sẵn lòng nhường ngôi vị. Cơn sóng ngầm trong thành Sơn Tây ngày một lớn mà chẳng phải ai cũng tỏ tường. Tướng sĩ văn nhân dò ý lẫn nhau để suy tính việc chọn đúng phe hòng công danh hiển đạt.
Thông qua đám môn khách, Trần Văn Lộng nhận lời giúp Phan Văn Hầu năm trăm quân bản bộ, đổi lại Trần Văn Lộng có được châu báu kèm lời hứa nội công ngoại kích một khi binh biến trong thành Sơn Tây. Mọi việc Trần Văn Lộng lén lút làm đáng ra ma quỷ chẳng hay nhưng một gia nhân trong nhà Lộng đ·ánh b·ạc thua một khoản lớn đã làm liều khoét vách lấy trộm dăm chục nén bạc đem trả nợ và nướng sạch vào đỏ đen. Lộng truy được, bắt kẻ này đến tra xét rồi g·iết cho hả cơn giận. Vợ của kẻ vừa m·ất m·ạng muốn trả thù, lại từng nghe chồng thủ thỉ chuyện ám muội của Lộng nên khăn tang hãy còn vấn trên đầu bế con tìm cách gặp bằng được Bố Giáp mách và cũng là đảm bảo tính mạng. Bố Giáp thất kinh nhưng đủ khôn ngoan đem giấu nhẹm mẹ con nhà đó khiến Trần Văn Lộng muốn lục tung thành Sơn Tây cũng chẳng tìm thấy.
Lý Đạo Thành, Phùng Hiền và cả Nguyễn Nhân Nghĩa biết sự tình đều lấy làm căm giận song cũng phải nín nhịn. Nguyễn Nhân Nghĩa tìm đến nơi giao hẹn từ trước gặp người đưa tin cấp báo về làng Vạn Xuân.
Phùng Hiền điểm quân, tái bố trí lại binh mã khiến Trần Văn Lộng có tật giật mình liền nghi có động. Tuy nhiên sự việc chỉ có vậy, Phùng Hiền không có thêm động tĩnh nên tình hình tạm yên một thời gian ngắn.
Thái sư Lý Đạo Thành nhận định, nếu bên Tam Đái giao tranh, khả năng rất cao Đông Chinh vương tận dụng cơ hội lật thuyền. Ông nói suy nghĩ của mình cho Nguyễn Nhân Nghĩa, tin này lập tức được chuyển đến tận tay Vạn Thắng vương. Thời điểm này Thái sư Lý Đạo Thành kiên định với mong muốn quy thuận dưới cờ Thiên Đức hòng có cơ hội sống thảnh thơi lúc xế chiều.
- Đã đến lúc giang sơn thu về một mối. Bấy nhiêu năm nay ta một mình chèo chống đã mỏi rồi. Con đò từ đây đi được bao xa đều dựa cả vào chuyện ta giao phó cho người trẻ.
Nhìn nét mặt trầm tư của Lý Đạo Thành, Nguyễn Nhân Nghĩa cảm thấy ái ngại thay cho ông. Nếu Sơn Tây này không còn trong tay Sơn Tây vương, tốt hơn hết nên giao cho Vạn Thắng vương thay vì để Đông Chinh vương cai quản.
Ngày nọ, Nguyễn Nhân Nghĩa ngồi một mình bên góc nhỏ tửu quán ngoài thành đọc sách, thi thoảng lại ngó qua khung cửa sổ nhìn ánh nắng hắt từ hào nước ngược lên tán cây ven bờ thì có một toán chừng dăm người vào quán gọi đồ ăn thức uống. Nguyễn Nhân Nghĩa liếc nhìn qua, trông nhân dạng đám người có đến bảy phần là quân bất lương. Sau tấm áo rộng thùng thình, nếu ai nhìn kỹ sẽ nhận ra họ có v·ũ k·hí lận lưng. Nghe chúng nói chuyện, Nguyễn Nhân Nghĩa biết chúng không phải người địa phương. Một ý nghĩ mơ hồ thoáng qua, Nguyễn Nhân Nghĩa kín đáo đảo mắt nhìn một lượt và chợt cảm thấy bất an khi trong quán vắng người đến lạ. Tiểu nhị bê đồ ăn bày ra bàn đâu đó xong xuôi cũng lỉnh ra lối sau bếp, cố ý dừng chân ở nơi mà Nguyễn Nhân Nghĩa có thể quan sát được sau đó mới quay lưng chạy thẳng.
Nguyễn Nhân Nghĩa đoán có sự chẳng lành mà người ta không tiện báo nên cũng vội tìm đường lui nhưng khốn nỗi ông chọn ngồi trong góc tửu quán, trừ phi vọt qua cửa sổ còn không phải ngang qua lối đám người đang ngồi chè chén. Bụng bảo dạ, Nguyễn Nhân Nghĩa đặt mấy đồng xu trả tiền rượu thịt, gấp sách lại, giữ vẻ mặt thản nhiên như không có chuyện gì chậm rãi rời khỏi bàn. Một bàn tay cứng như sắt, thô ráp nắm chặt lấy cổ tay Nguyễn Nhân Nghĩa khi ông vừa ngang qua.
- Đại nhân ngồi uống với chúng tôi chén rượu đã, vội gì!
Nguyễn Nhân Nghĩa cố giằng tay ra nhưng không được. Mấy kẻ ngồi bên bàn ăn cười nham nhở, một trong số đó đá ghế đứng lên, một tay luồn ra sau lưng. Đoán biết mối nguy đến gần nhưng không tài nào thoát ra được, Nguyễn Nhân Nghĩa thoáng nghĩ số đã tận. Vừa hay lúc ấy ngoài cửa xuất hiện một bóng người, Nhân Nghĩa quay ra nhìn, cơ hồ người này vừa lạ vừa quen chẳng hiểu đã gặp ở đâu đó rồi. Thêm một nam nhân dáng dấp cao ráo đẩy nhẹ cánh cửa bước vào. Cả hai người lạ dường như chẳng để tâm đến Nguyễn Nhân Nghĩa, họ kéo ghế ngồi ngay bàn bên cạnh, cất tiếng gọi chủ quán cho một bình rượu gạo. Nguyễn Nhân Nghĩa định thần, chau mày cố nhớ song nhất thời chẳng biết tráng niên có gương mặt quen quen kia là ai. Gã ban nãy vừa mới đứng lên bước đến vỗ vai người ngồi quay lưng với Nhân Nghĩa, hất hàm bảo:
- Này hai chú em, chúng ta đang có việc riêng, quán nghỉ rồi. Phiền các chú quá bộ thêm trăm bước nữa có tửu quán dưới gốc cây đa.
Người này gạt tay gã đàn ông ra, bực dọc:
- Nắng nóng bỏ mẹ, quán này thường ngày đông khách nay sao nghỉ? Nghỉ sao không để biển? Chủ quán đâu rồi.
Gã đàn ông bặm trợn gằn giọng:
- Ông nói chúng mày cút!
Ba kẻ ngồi đó liền đứng lên một lượt thị uy trong khi kẻ còn lại vẫn giữ tay Nguyễn Nhân Nghĩa. Nhân Nghĩa nhìn người tráng niên có gương mặt quen quen, thấy mặt anh ta không biến sắc, chỉ ngẩng lên nhìn một lượt và ánh mắt dừng trong thoáng giây nơi Nguyễn Nhân Nghĩa. Trong thoáng giây ấy, Nguyễn Nhân Nghĩa cảm giác như khoé miệng người tráng niên khẽ động đậy.
- “Người này là ai? Có phải đến cứu giúp mình không?”
Nguyễn Nhân Nghĩa thầm nghĩ và cố lục lọi trí nhớ nhưng vô ích. Nỗi sợ hãi khi đối mặt với kẻ thủ ác sắp xuống tay với mình đã khiến vị văn nhân nhất thời không thể sáng suốt.
- Chúng ta bèo nước gặp nhau, việc các ông làm can gì đến chúng tôi?
- Tao bảo chúng mày cút!
Người tráng niên cười nhạt:
- Nếu không tuân theo thì sinh chuyện phải không? Nhìn các người là biết phường bất lương rồi.
- Mẹ nhà mày, lắm lời!
Gã d·u c·ôn nhào đến định tung nắm đấm thẳng vào mặt người đang ngồi đối diện nhưng việc không như ý. Trên bàn tre có ống tre đựng đũa, hai chồng bát sứ, bằng cách nào đó, người tráng niên đang ngồi dùng một chiếc đũa tre chọc thẳng vào nắm đấm đang nhắm đến mình. Đối phương còn chưa kịp có phản ứng, người này đã lấy luôn cái bát úp trên bàn ụp thẳng vào mặt đối phương.
Mọi sự diễn ra quá nhanh!
Một cái bát sứ nhắm thẳng đầu kẻ đang giữ Nguyễn Nhân Nghĩa, kẻ này nghiêng đầu tránh được nhưng nhờ vậy Nguyễn Nhân Nghĩa không còn bị giữ cổ tay nữa. Nguyễn Nhân Nghĩa chẳng kịp hiểu chuyện gì vẫn đứng như tượng. Chỉ biết trong chớp mắt, hai người đàn ông bặm trợn cùng đổ sập người xuống nền đất tắt thở. Người vừa ra tay chính là người nãy giờ ngồi quay lưng về phía vị văn quan.
- Chúng mày hạng tôm tép, giữa thanh thiên bạch nhật định ám toán người khác phải không? Thằng nào sai chúng mày?
Trong tửu quán thoáng chốc chì còn bốn người hằm hè nhau thủ thế, kẻ thứ năm mặt đầy máu và mu bàn tay trái nhô ra hơn nửa cái đũa tre, máu theo đường đó nhỏ tong tỏng xuống đất. Một gã d·u c·ôn huýt sáo, người tráng niên mà Nhân Nghĩa quen mặt cười nhạt:
- Chúng mày nghĩ tao đi một mình à? Đừng tốn công gọi, chúng nó ngủ với giun cả rồi.
Gã d·u c·ôn xem chừng là đầu đảng quát hỏi:
- Chúng mày là ai? Mau xưng danh!
Hai tráng niên thay vì đáp lời liền đá văng bàn ghế dạt sang hai bên sẵn sàng đánh. Cảm thấy đối thủ không phải hạng xoàng, hai gã d·u c·ôn rút chuỷ thủ lăm lăm trong tay.
- Đằng nào chúng mày cũng c·hết, xuống cửu tuyền cũng còn sợ thì tao nói cho. Nghe danh Thân Vệ quân chứ?
Nguyễn Nhân Nghĩa giật mình.
Hai kẻ cầm chủy thủ dường như không biết hoặc thời gian chẳng có để nhớ bởi vừa dứt lời, hai tráng niên nhất loạt xông đến lách mình né được chủy thủ đâm tới, dùng cùi chỏ thúc mạnh vào ngực đối phương rồi thuận thế áp sát kẹp lấy cổ. Sau âm thanh lạnh gáy như tre khô bị bẻ gãy, hai kẻ du con chỉ còn là cái xác không hồn. Một trong hai tráng niên tước chủy thủ phi thẳng vào khuôn mặt đầy máu của kẻ còn lại đang lúng túng giữa chạy tháo thân và tương trợ đồng bọn.
- Lý đại nhân nên thoát theo lối cửa sổ, lần sau ra ngoài hãy cẩn trọng. Xin bái biệt.
Hai tráng niên bước nhanh ra ngoài, bỏ mặc Nguyễn Nhân Nghĩa đứng như trời trồng thêm chốc lát trước khi cuống cuồng thoát thân bằng cửa sổ hướng hào nước rồi chạy bán sống bán c·hết một đoạn dài bên bờ hào.
- “Thân Vệ quân, Thân Vệ quân… đúng rồi, cái người quen mặt ấy dường như là thị vệ của Vạn Thắng vương, dám lắm. Đội ơn gia tiên tiền tổ phù hộ độ trì cho con tai qua nạn khỏi.”
Nguyễn Nhân Nghĩa đi mà như chạy thẳng một mạch vào thành tìm gặp Bố Giáp thuật rõ đầu đuôi. Bố Giáp đoán sự vụ hẳn do bọn Trần Văn Lộng ra tay bèn sai thân tín cấp kỳ đưa Nguyễn Nhân Nghĩa và gia quyến bí mật rời thành Sơn Tây. Chập tối, khi đã cách thành hơn chục dặm đường trong y phục của một thầy cúng, Nguyễn Nhân Nghĩa nhìn thấy hai người cứu mình lúc ban trưa đang đứng ven đường như có ý chờ đợi bèn cho dừng ngựa.
- Xin hai tráng sĩ cho tại hạ biết cao danh quý tánh đặng ngày sau…
- Lý đại nhân! - Một người liền nói. - Mã phu đáng tin chứ?
Nguyễn Nhân Nghĩa gật đầu. Người này đến cạnh mã phu, dúi cho anh ta một đĩnh bạc và dặn dò cẩn thận. Mã phu thúc ngựa đưa vợ con Nguyễn Nhân Nghĩa rẽ ở ngã ba gần nhất còn bản thân vị văn quan vội vàng thay y phục rảo bước theo hai người tráng niên đến một ngôi làng nhỏ ven chân đồi cách quan lộ chừng tám dặm đường.
Trần Văn Lộng sợ lộ, bí mật sai người lùng bắt Nguyễn Nhân Nghĩa trong thành suốt đêm cho đến chiều ngày hôm sau vẫn chẳng thấy bóng dáng vị văn quan, vợ con cũng trốn. Trần Văn Lộng cảm thấy không yên, thưa với Đông Chinh vương cớ sự. Đông Chinh vương chửi mắng Trần Văn Lộng một chặp mới thay y phục rời phủ lấy lí do thăm hỏi Sơn Tây vương để dò la động tĩnh. Trở về, Đông Chinh vương cho hay trong phủ đệ Sơn Tây vương không có gì lạ.
- Người ta cài bên trong một mực khẳng định như vậy.
- Nguyễn Chính Nghĩa là thân tín của Thái sư, Sơn Tây vương cũng một mực tin dùng hắn. Hắn gặp chuyện ắt tìm đến cầu cạnh. Hoặc hắn trốn trong phủ Thái sư. - Trần Văn Lộng đưa ra giả thuyết.
- Hoặc hắn không còn trong thành! - Môn khách của Đông Chinh vương nói. - Dù hắn ở đâu cũng là mối hoạ. Hoạ trừ không được ắt hoạ sát thân tìm đến cổng. Chi bằng nhân cơ hội này… lật thuyền.
Đông Chinh vương không tỏ vẻ bằng lòng hay phản đối. Trần Văn Lộng tỏ ra hứng khởi, vội rót trà mời Đông Chinh vương và mấy môn khách có mặt. Cả bọn chụm đầu bàn đại sự và chỉ tạm dừng khi gia nhân đem rượu thịt vào hầu.