Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 450: Chim lồng cá chậu




Chương 450: Chim lồng cá chậu

Lý Hà Trung trở giáo bắt Sùng Phán giao nộp cho quân Thiên Đức khiến Lý Tường sau hồi thất kinh thì chửi đổng kẻ phản trắc. Lý Tường cho gọi thân tín đến, trước tình thế gay go, một thuộc hạ mách với Lý Tường đừng cho sứ Tam Đái hay tin để họ mau chóng về, dễ bề mưu tính. Lý Tường thấy kế hay liền gọi sứ Tam Đái đến Nghị sảnh đường lúc đầu trống canh Năm vừa điểm. Lý Tường đồng ý, xin hẹn bốn ngày sau có hai nghìn tráng đinh cùng ba trăm ngựa tốt đến Tam Đái hợp sức với Phan Sứ tướng chống Thiên Đức.

Sứ Tam Đái lấy làm mừng bèn xin phép gấp rút trở về báo tin. Và rằng quân Thiên Đức ẩn náu trong rừng không đáng nguy hại khi trong tay Lý Tường có đến vạn người trung thành. Lý Tường tiễn sứ Tam Đái, đứng trông theo mãi đến lúc bóng đoàn người ngựa khuất dạng mới thở hắt ra lộ vẻ bồn chồn không yên.

- Thật nuôi ong tay áo, sao nhà ta nảy nòi ra thằng phản tặc Lý Hà Trung như thế? Bây giờ ta phải làm sao thoát hiểm cảnh đây?

Diệp Yên Lạc, thuộc hạ thân tín của Lý Tường bèn thưa rằng:

- Thiên Đức đã có Sùng Phán, họ chưa có động tĩnh gì thêm. Tộc trưởng cho người đến điều đình với họ, cho họ bạc vàng thuyết họ mau rút quân. Sán Dìu ta với họ không oán cừu dễ nói chuyện.

- Ta nhờ ông việc này luôn, nói chuyện với đám ấy cần có người biết thiệt hơn. Đất Vạn Xuân thuộc về ai cũng thế cả, chúng ta cống nộp theo lệ xưa nay, nào có đòi hỏi gì.

Diệp Yên Lạc dẫn theo dăm chục người áo sống chỉnh tề đem theo mười mâm đồng phủ lụa hẹn gặp Trần Quang Diệu thương thảo. Trần Quang Diệu chăm chú lắng nghe Diệp Yên Lạc giãi bày đầu đuôi rồi kéo từng tấm lụa để lộ ra những bạc, những vàng và sản vật quý. Trần Quang Diệu nhìn lễ vật không chút động lòng.

- Ông hãy đem số lễ vật về trả lại Lý tộc trưởng. Vạn Thắng vương chẳng thiếu bạc vàng, ngài chỉ mong muôn dân trăm họ được hưởng thái bình an lạc mà thôi. Trong mắt Vạn Thắng vương bạc vàng là thứ vô tri, chẳng thể giúp bách tính no bụng.

- Trần Đại tướng quân nói vậy nghĩa là Thiên Đức sẽ lui binh?

- Chúng ta xong việc sẽ lui, chẳng phạm đến tài vật đất này. Sống thời nào theo thời đó, ông nên lựa lời hay nói với Lý tộc trưởng hãy chọn đúng. Vạn Xuân này của họ Mạc, thịnh suy đất Đồng Thông trong tay Lý tộc trưởng, ta nói ít ông hiểu nhiều.

- Đa tạ Trần Đại tướng quân chỉ bảo, tại hạ sẽ chuyển lời.

Trần Quang Diệu cáo biệt toan quay bước, Diệp Yên Lạc cố dò thêm như để yên lòng hoặc có câu trả lời rõ ràng cho tộc trưởng:

- Quan binh Thiên Đức đóng nơi đây có thiếu thốn gì, tộc trưởng chúng tôi xin cung cấp đủ.

- Đa tạ lòng tốt của các ông nhưng Thiên Đức quân xưa nay không bắt dân cống nộp. Chúng tôi đủ lương dùng trong nửa tuần trăng. Ngày sau phải xem Lý tộc trưởng quang minh lỗi lạc tới đâu.



Trần Quang Diệu bước đi, Diệp Yên Lạc nói với theo:

- Lý Hà Trung đã theo các ngài, hắn không còn là người Sán Dìu vì đã phản lại tộc trưởng.

Trần Quang Diệu dừng bước, ngoái lại cười đầy ẩn ý:

- Có khi anh ta đã cứu tộc các ông và tộc trưởng kế tiếp sẽ là Lý Hà Trung chứ chẳng phải Lý Tường đâu. Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt, ông hẳn đã nghe nhỉ?

Nói đoạn, Trần Quang Diệu bỏ lại Diệp Yên Lạc đứng tần ngần giữa đất trời mãi đến lúc những người khác cất tiếng gọi mới lững thững kéo đoàn người trở về. Diệp Yên Lạc đem những lời Trần Quang Diệu đã nói, thuật lại với Lý Tường khiến Lý Tường nghe xong đứng ngồi không yên, cứ đi ra đi vào luôn. Vùng đất từ lâu vốn bình yên, vị thế tộc trưởng tưởng chừng đã chắc, nay vì Sùng Phán và Lý Hà Trung mà lung lay dữ dội.

- Thằng Trung không phải đứa đần độn, nó theo Thiên Đức chính là nhắm đến chỗ ngồi của ta. - Lý Tường nói với Diệp Yên Lạc. - Bọn Thiên Đức chẳng cần bạc vàng cũng chẳng nhận lương thảo là điều khiến ta lo.

- Lý Hà Trung không phải người thích ngôi vị, nó có chí tang bồng, thích ngao du. Tộc trưởng cần phải suy tính thiệt hơn. Tôi hồ nghi Thiên Đức có dụng ý khác.

- Ly gián?

Diệp Yên Lạc mím chặt môi, khẽ gật đầu đồng tình.

- Kinh tộc không đáng tin, họ vốn xảo trá, nhiều mưu. Ta gom tộc ở trong vùng Đồng Thông là không muốn dây dưa với bọn họ.

Diệp Yên Lạc định lên tiếng, chợt có một tráng niên mình trần chạy hộc tốc dốc gan đến cửa Nghị sảnh đường nói đứt quãng:

- Sứ… dạ… bẩm… sứ thần Tam Đái bị… b·ị b·ắt… bắt cả rồi ạ.

Lý Tường giật mình đánh rơi chén nước đang cầm trên tay, nước đổ lênh láng trên mặt bàn. Diệp Yên Lạc vội đứng dậy gặng hỏi rõ sự tình. Lý Tường vung tay đấm mạnh xuống bàn, khua tay hất tung bình trà.

- Tộc trưởng, ngài bớt giận.



- Lý Hà Trung, chỉ có chúng nó mới rành rẽ đường rừng dẫn quân Thiên Đức chặn đường đoàn sứ. Thằng ngu, bây giờ cả thung lũng khác gì cá trong chậu, chim trong lồng?

Diệp Yên Lạc vội nói:

- Biến nguy thành an, chúng ta hãy còn thì giờ.

- Ông nói vậy là ý gì?

- Chúng ta chưa động binh, tộc trưởng thân chinh lên gặp quân Thiên Đức giao ấn tín xưa kia Lý tiên vương giao cho ắt còn đường lui.

Lý Tường bặm môi suy ngẫm, chẳng còn cách nào khác bèn thay y phục vội vàng nhắm hướng rừng mà ra roi, đám thuộc hạ cưỡi ngựa bá·m s·át gót. Lý Tường quỳ gối dâng ấn tín và thanh gươm lệnh do cha truyền lại, thuộc hạ quỳ theo. Mãi một lúc sau, Trần Quang Diệu mới từ trong rừng bước ra đỡ Lý Tường đứng lên, thong thả nói:

- Tôi không có quyền tiếp nhận ấn tín của ông, nếu ông thực bụng quy thuận Vạn Thắng vương thì hãy tìm đường về Hưng Quốc điện. Ông trung thành với Vạn Thắng vương thì dân Sán Dìu ngày sau là một phần không thể tách rời của Vạn Xuân. Kẻ thù của ông là kẻ thù của Vạn Thắng vương.

- Xin ngài hãy nói giúp với Vạn Thắng vương, Lý Tường này nguyện làm thân trâu ngựa, tuyệt không hai lòng. Tại hạ sẽ tự trói mình đến bồi tội.

- Vạn Thắng vương không giống bất kỳ ai mà ông từng nghe. Chỉ cần ông thực bụng, thứ ông nhận được có khi còn nhiều hơn thứ ông từng tưởng tượng.

Lý Tường một dạ hai vâng, thống thiết mời Trần Quang Diệu xuống thôn làng song Quang Diệu chối từ. Một lần nữa, Trần Quang Diệu khẳng định sẽ không t·ấn c·ông Đồng Thông. Thay vào đó, Lý Tường nên thể hiện thiện chí bằng cách chỉ nơi hiểm yếu để quân Thiên Đức trú đóng, không cho Tam Đái sang cầu viện. Lý Tường mừng như bắt được vàng, vội cho gọi những người thông thạo đường rừng ra mắt Trần Quang Diệu. Bấy giờ quân Thiên Đức mới từ trong rừng đi ra, phần đa đều là nữ binh khiến bọn Lý Tường mắt tròn mắt dẹp.

- Thần Vũ quân thuộc quyền Đại Thắng Lý Hoàng hậu. Điều đầu tiên tôi cho các ông biết, ấy là Vạn Xuân không trọng nam khinh nữ. Nữ nhân có quyền như nam nhân.

Diệp Yên Lạc băn khoăn:

- Các ngài có từng này quân ư?

Trần Quang Diệu cười đầy ẩn ý:



- Các ông đông gấp mấy lần, hãy còn cơ hội.

- Tôi không có ý đó, Trần Đại tướng quân xin đừng hiểu nhầm.

- Phan Văn Hầu, Phan Sứ tướng mà các ông biết từng dăm lần bảy lượt bại dưới tay nữ binh Thần Vũ. Các ông cho mượn người dẫn đường là tốt rồi, việc quân do quân làm, không phiền đến bách tính.

Sự xuất hiện của các cô gái Thần Vũ trong chiến y màu vàng là sự lạ. Trẻ con Sán Dìu kéo nhau đến xem rất đông và các cô gái không tỏ ra xa cách với đám trẻ tò mò, lấm lem ấy. Dẫu cho Lý Tường dăm lần bảy lượt nài nỉ, Trần Quang Diệu không nhận sự giúp đỡ vật chất. Qua hôm sau, đoàn sứ thần Tam Đái bị giải về, Phạm Thu Vân dẫn phân nửa nữ binh về Thiên Đức cùng tù binh. Nửa còn lại đóng quân ven bìa rừng làm công tác dân vận chờ lệnh mới. Lý Hà Trung cùng đồng bạn về theo Phạm Thu Vân.

Lý Tường lúc này đã thông suốt, cũng gói ghém tư trang là ấn tín, sổ sách dẫn gia quyến về điện Hưng Quốc trình diện theo lời khuyên của Diệp Yên Lạc.

Trong khoảng thời gian sau đó, Trần Quang Diệu cùng Bùi Thị Xuân vat những tướng sĩ khác chia quân đóng nơi hiểm yếu cắt đứt liên lạc giữa Đồng Thông với Tam Đái. Việc không huy động được tộc Sán Dìu tương trợ lúc nguy nan càng khiến Phan Văn Hầu rơi vào tình thế hiểm nghèo.

Lý Tường bị thu ấn tín cùng sổ bạ nhưng được giao chức Huyện trưởng Đồng Thông. Con cái buộc phải ở lại Thiên Đức học hành, cha mẹ có thể đến thăm nom bất cứ khi nào muốn. Bên cạnh đó, Chương còn cấp cho vùng Đồng Thông 1 tấn gạo trắng và 5 tấn muối tinh, đường phèn và một số sản vật khác. Vải vóc là thứ sẵn có ở Thiên Đức, Chương cũng cấp cho Lý Tường năm trăm tấm vải đem về cùng với quần áo mới do các nơi quyên góp.

Lý Hà Trung cùng đồng bạn được theo học trong Trường quân sự Vạn Xuân trong khi Sùng Phán gia nhập làng Tướng ở huyện Thuận Thiên. Trước khi cho Lý Tường trở về Đồng Thông, Chương hạn định cho Tường trong ba tháng phải chọn ra một nghìn thiếu nữ tuổi từ 12 đến 18 xuống Thiên Đức theo học thêu thùa, may vá, trồng trọt… và cả học việc quân. Nam nhân người Sán Dìu nếu muốn trở thành binh sĩ sẽ đăng ký tự nguyện. Trong ba năm miễn toàn bộ thuế khoá cho dân Đồng Thông.

Lý Tường tìm gặp Trần Quang Diệu cảm tạ vì như lời Diệu nói, thứ Lý Tường nhận được nhiều hơn điều ông ta có thể nghĩ. Con cái của Lý Tường không phải b·ị b·ắt làm con tin mà phải ở lại ăn học đặng ngày sau trở về Đồng Thông cai quản. Lý Tường hồ hởi kể cho Quang Diệu những điều mắt thấy tai nghe trong hơn chục ngày ở phủ Thiên Đức

Có sự phục vụ của tộc Sán Dìu, Chương mở rộng thêm lãnh địa, dân số cũng như lực lượng sản xuất tăng đáng kể. Thứ nữa, tộc Sán Dìu quy thuận kéo theo các tộc ít người ở riêng lẻ trên núi, trong rừng cũng quy thuận mà chẳng tốn một hòn đạn mũi tên.

Nói về Phan Văn Hầu thoát được qua sông về thủ phủ Tam Đái chỉ còn hơn năm chục quân sĩ tả tơi. Hầu nuốt hận thêm lần nữa, sắp đặt lại binh mã nhưng điểm quân chỉ còn chưa đầy ba nghìn tinh binh còn lại là quân già yếu lẫn dân binh trong vùng. Một mặt Phan Văn Hầu bắt thêm quân ở vùng cao phía Bắc, mặt khác huy động thêm người Sán Dìu đông đảo ở Đồng Thông, phía Tây Tam Đái. Sứ đi mãi chẳng về, Phan Văn Hầu dự cảm lành ít dữ nhiều chỉ còn cách cho nạo vét hào nước thêm sâu, bố trí lại thành trì cuối cùng làm nơi tử thủ nếu một mai Thiên Đức đánh sang sông.

Thiếu niên tuổi mới 13 lẫn đàn bà ngoài bốn mươi đều bị ép buộc xây thành đắp luỹ ngày đêm. Ngẫm thấy hai mặt Tây và Nam bị vây khốn, chỉ còn mạn Bắc là núi cao hiểm trở, mặt Đông có Xích Giang ngăn lối. Giả như đường cùng, Phan Văn Hầu chỉ còn nước lên núi ẩn náu mà thôi.

Phan Văn Hầu bí mật cho người đem châu báu sang Sơn Tây móc nối với một số tướng lĩnh, tộc trưởng dân tộc thiểu số không hoàn toàn thần phục Sơn Tây vương. Với số châu báu hậu hĩnh, Phan Văn Hầu có thêm hơn một nghìn tráng đinh băng rừng vượt sông trợ chiến. Những người này thuộc tộc Mông, Mường, Cao Lan… họ chẳng theo ai, ai cho nhiều lợi ích họ sẽ ngả về phía ấy. Hầu cũng đồng thời sai người đem bạc vàng băng rừng lên phương Bắc tìm thêm người cùng chí hướng với nhiều khoản hậu hĩnh.

Quảng Trí quân vào thế đường cùng gửi thư cầu viện Nguyễn Ninh vương song đường sông đã bị quân Thiên Đức phong toả, chỉ còn cách qua ngả La Thành mà điều đó khác nào khó bằng lên trời.

Những ngày cuối tháng Tư năm Thiên Đức 33, tình hình Tam Đái căng như dây đàn. Dân chúng ngoài việc đắp luỹ xây thành quách còn phải đào hào chôn dấu của cải, lương thực sợ Thiên Đức tràn qua sẽ c·ướp phá.

Chương dự liệu được những điều mà Phan Văn Hầu có thể làm, anh tính chuẩn bị kỹ càng trước khi đánh trận quyết định song có chuyện ngoài dự định nên anh buộc phải suy tính lại.

Sức khoẻ của Sơn Tây vương suy kiệt sau thời gian dài lâm trọng bệnh nhưng Thái sư Lý Đạo Thành mời được Đại sư Nguyễn Minh Không đến cứu chữa. Bệnh tình Sơn Tây vương có phần thuyên giảm song chưa thể điều hành chính sự, mọi điều đều một tay Thái sư họ Lý lo liệu dù tuổi cao sức yếu. Sơn Tây vương khoẻ mạnh có người vui mà lắm kẻ phiền lòng. Trong nội bộ thành Sơn Tây, quan quân chia bè kết đảng trong âm thầm. Kẻ ngả về La thành, kẻ nhận tiền vàng ngầm hỗ trợ Tam Đái và một số kẻ mưu việc lớn hơn.