Chương 397: Dân… gian và Thiên Đức hơi tham
Đánh địch từ xa đến thuận lợi nhất là khi địch mới chân ướt chân ráo, hãy còn mỏi mệt mà, chưa đứng chân vững. Điều tưởng chừng giản đơn ấy mà Dương Cự Vọng không biết. Thay vào đó chỉ lo gia cố phòng ngự thật dày, thật chắc chờ viện binh.
Nước xa liệu có cứu được lửa gần hay không?
Đầu trống canh Năm, binh sĩ nghỉ ngơi được bốn canh giờ thức giấc thổi cơm. Tờ mờ sáng, Yết Kiêu dẫn hai nghìn quân đến trại tiền phương còn lại. Yết Kiêu chia quân làm hai mũi, một mũi đánh chính diện, một mũi chặn hậu. Hai mươi khẩu thần công nã dăm loạt đạn trùm lên doanh trại đối phương. Loạt đạn pháo vừa dứt, bốn khẩu Hoả pháo liên hoàn bắn thêm hai loạt lựu đạn. Cự thạch pháo bên trong trại bắn ra được hai lượt thì im bặt.
Dẫu trại được tăng cường thêm dăm trăm tinh binh, nhưng trước hoả lực và quân số vượt trội của Thiên Đức. Tướng sĩ trong trại mạnh ai nấy chạy trước khi b·ị b·ắt sống. Yết Kiêu đưa quân vào trại chiếm giữ. Ba trại tiền tiêu của Dương Cự Vọng mất chóng vánh. Yết Kiêu giữ trại phía Đông, Thiên Bình giữ trại Đông Nam cùng Thu Cúc, anh em Trương Hống, Trương Hát. Trại tiền phương nằm ở phía Đông Bắc giao cho Tiểu đoàn thuỷ Kình Ngư đóng quân.
Phạm Lệnh công sai thân tín tìm gặp Đào Ứng Bình tại tư gia, muốn Đào Ứng Bình cho lời khuyên. Nghe thuộc thân tín Phạm Lệnh công trình bày tình hình chiến sự xong xuôi, Đào Ứng Bình trầm ngâm xem hoạ đồ, đánh dấu các điểm Dương Cự Vọng bố phòng. Ứng Bình xoa mái đầu chẳng còn một sợi tóc, thở dài:
-Hai huyện rộng lớn bên kia sông đã mất. Quân Thiên Đức đóng giữ ở ba điểm này tạo vành đai chia cắt Ngũ Trà với phần còn lại của huyện Kiến Xương. Bấy lâu ta tìm hiểu vì sao ta bại trận, vì sao Thiên Đức chiếm được Tế Giang chẳng mấy khó khăn? Quân Thiên Đức có thuật nguỵ trang, hành binh nhanh, thường xuyên dùng chiến thuật chia cắt đối phương ra tiêu diệt dần mà Dương Sứ tướng không có đối sách. Bây giờ chúng ta rơi vào thế bị động, lo chống đỡ sẽ khó có cơ hội giành chiến thắng. Khổng Phó sứ sang Tế Giang cũng lành ít dữ nhiều.
-Xin ngài mách cho, giờ chúng tôi phải liệu sao?
-Tìm cách hoà hoãn hòng kéo dài thời gian, điều đại quân đang ở huyện Thái Bình về uy h·iếp sau lưng bọn Yết Kiêu ấy. Đạo binh ở Đông Bắc tình thế ra sao?
-Dương Sứ tướng đã gọi hai đạo này về. Hiện tại chiêu binh rất khó, dân binh tìm cách trốn hết cả.
-Đạo binh thuộc quyền Khổng Phó sứ dù an toàn cũng khó lui quân, lui quân cũng chỉ một phần vì nếu rút, tự nhiên Thiên Đức sẽ truy ngay. Kéo đạo binh từ dinh Sứ tướng ở Thái Bình, uy h·iếp mặt sau bọn Yết Kiêu. Uy h·iếp thôi, đừng giao chiến.
-Tại sao ạ?
-Muốn đánh bại Yết Kiêu phải có binh lực gấp đôi hắn ta, mà phải là tinh binh chứ quân ô hợp, hiệu lệnh còn chưa thuộc, hắn đánh là tan, lợi bất cập hại.
-Thưa ngài, Dương Khoan đã hàng quân Thiên Đức.
Chén nước trong tay Đào Ứng Bình rơi xuống nền gạch vỡ tan.
-Sao lại vậy? Dương sư phụ không đời nào hàng Thiên Đức.
Thuộc hạ Phạm Lệnh công thuật sơ lược Phủ Sóc bị mất, dân binh trốn hết cả. Đào Ứng Bình toát mồ hôi dù bên ngoài trời đang lạnh.
-Hỏng rồi! Phủ Sóc mất là một lẽ nhưng ban nãy chẳng phải ngươi nói Dương Vũ Thư trấn dinh Sứ tướng ư?
-Dạ?
-Hỏng rồi, hỏng rồi! - Đào Ứng Bình quệt mồ hôi. - Dương sư phụ là thầy An Nhữ Hầu. Thằng Hầu nó theo thầy là lẽ thường. Dương Vũ Thư ở dinh Sứ tướng nếu hay tin cha nó đầu Thiên Đức, nó sẽ khống chế nơi ấy. Mau cấp báo sang Thái Bình, thu binh quyền của Dương Vũ Thư! Quyền chỉ huy của tất môn đệ Dương sư phụ cũng thu luôn, chậm một ngày hậu hoạ khôn lường. Mau lên!
Thuộc hạ vội vàng trở về bẩm với Phạm Lệnh công, Phạm Lệnh công ra lệnh cho Dương Cự Vọng. Cự Vọng bấy giờ nhận ra hậu hoạ, liền ban lệnh thu binh quyền của các tướng là môn đệ Dương Khoan. Năm tiểu tướng chỉ huy tại Ngũ Trà chẳng hiểu tại sao phút trước bị thu binh quyền, giây sau bị nhốt vào đại lao. Từ quân canh giữ, họ biết Dương Khoan đã trở cờ.
Dương Cự Vọng phái thám mã đến các nơi, Yết Kiêu bắt được thám mã. Đấu tranh khai thác thám mã chưa được một khắc, Yết Kiêu nắm được thông tin. Anh trao đổi với Dương Khoan, Dương Khoan liền cùng anh em họ Trương và Tiểu đoàn Kim Động rời trại tạm. Hành quân suốt đêm, gọi hàng được hai trại với gần bốn trăm binh mã.
Dương Cự Vọng gửi thư nghị hoà đến Yết Kiêu, nếu Yết Kiêu rút quân, Dương Cự Vong sẽ cắt phần đất Thập Ngũ Am cho Thiên Đức. Yết Kiêu hạn cho Dương Cự Vọng ba ngày đầu hàng. Sau ba ngày nếu vẫn không quy thuận, Yết Kiêu sẽ đánh tới.
Yết Kiêu nhờ dân gần trại phao tin đến dân trong các làng Trà. Nếu họ còn ở trong làng Trà vào thời điểm quân Thiên Đức t·ấn c·ông, Yết Kiêu không chịu trách nhiệm. Dân bốn làng Trà nhốn nháo tìm lối tháo thân nhưng ngặt nỗi bị Dương Cự Vọng cấm cản. Thiên Bình hay tin ấy, chỉ cười nhạt:
-Lão ấy tính lấy dân làm lá chắn à? Như thế cái huyệt càng sâu.
Hết thời gian hạn định, Dương Cự Vọng không quy hàng. Cự Vọng muốn câu giờ hòng làm thêm Cự thạch pháo và chờ quân cứu viện đánh úp Yết Kiêu. Yết Kiêu một lần nữa dẫn ba nghìn quân cùng phần lớn thần công đánh làng Trà Nam trước.
Trung đoàn thuỷ quân Kình Ngư do Phạm Hữu Nhật chỉ huy, cùng với phân nửa đội hình Tiểu đoàn thuỷ pháo Cao Lịch nhận nhiệm vụ chia cắt làng Trà Nam với Trà Đông và Trà Trung ở phía Bắc.
Trung đoàn thuỷ Yết Kiêu cùng phần còn lại của Tiểu đoàn thuỷ pháo Cao Lịch t·ấn c·ông làng Trà Nam từ phía Đông. Thiên Bình dẫn Tiểu đoàn Thần Vũ và Hoả pháo có ý t·ấn c·ông vào hướng Tây Nam làng Trà Nam.
Yết Kiêu sử dụng chiến thuật “bóc vỏ cây”. Anh chia cắt, nhổ từng cứ điểm của đối phương từ ngoài vào trong với quân số và hoả lực áp đảo.
Dương Cự Vọng điều quân từ Trà Đoài, Trà Trung cùng tiến đánh cánh quân của Phạm Hữu Nhật. Đồng thời, Dương Cự Vọng huy động hơn một nghìn quân đóng tại làng Trà Đông t·ấn c·ông trại mà Yết Kiêu dùng làm nơi đồn trú. Dương Cự Vọng muốn uy h·iếp trại Đông, hy vọng Yết Kiêu sẽ dẫn binh về ứng cứu.
Trong trại Đông này Yết Kiêu để lại hơn ba trăm quân cùng vài khẩu thần công, hai Hảo pháo liên hoàn. Quân của Dương Cự Vọng không thể áp sát trại khi bốn bề trại là cánh đồng lúa vừa bị Yết Kiêu tranh thủ ba ngày hưu chiến gặt sạch. Trong khi đó, hai đạo binh từ Trà Đoài và Trà Trung với hàng trăm khẩu Cự thạch pháo chẳng thể xuyên thủng được thế trận phòng ngự của Phạm Hữu Nhật.
Yết Kiêu trực tiếp chỉ huy mũi tiến công vào phía Đông làng Trà Nam. Hàng trăm quả đạn thần công bắn ra, buộc quân Đằng Châu phải rút vào làng cố thủ, dùng Cự thạch pháo bắn trả trong vô vọng. Dồn được đối phương vào làng rồi, Yết Kiêu dùng hoả tiễn và đạn lửa phóng hoả. Những bụi tre bắt lửa cháy đùng đùng sưởi ấm, khiến trời đông bớt lạnh giá. Vài bụi tre cháy tụi, thần công bắn vào khoảng đó yểm trợ cho hai khẩu Hoả pháo khiêng sát chân luỹ tre bắn lựu đạn vào bên trong.
Quân sĩ, dân binh và dân làng dồn về mặt Tây lánh nạn. Dân làng tháo chạy lẫn với dân binh và quân sĩ. Thiên Bình trước đó chỉ dùng Hoả pháo bắn doạ, cốt dồn dân về hướng Tây. Nay dân chạy lẫn với quân, Thiên Bình dẫn đội nữ binh chặn đầu nổ súng chỉ thiên.
Bách tính Trà Nam sợ đến nhũn chân, quỳ sụp xuống vái lạy. Một vài quân sĩ không tuân hiệu lệnh, cắm đầu chạy tìm đường thoát đều trở thành mục tiêu di động. Đến lúc ấy, chút ý chí kháng cự còn lại của quân sĩ Đằng Châu mới tiêu tan. Yết Kiêu dẫn một đạo quân chạy đến, bắt giữ hết những tráng niên trong tuổi quân trong tiếng van xin của người già, gào khóc của đàn bà cùng tiếng trẻ nhỏ khóc ré lên vì sợ hãi.
Cả quân lẫn dân buộc phải quay lại làng Trà Nam trong khi các tráng niên bị áp giải về trại tiền phương phía Đông Nam làng Trà Nam. Hòng giúp dân làng bớt kinh sợ, Phạm Thu Cúc nhận nhiệm vụ an dân. Cô yết bảng ngay đầu làng, tập trung các cụ cao niên giảng giải chủ trương của quân Thiên Đức và đề nghị bà con hãy ở trong làng tránh tên bay đạn lạc.
-Lúa ngoài đồng đã chín, bà con hãy ra gặt về. Các thửa công điền nếu bà con gặt hộ, quân Thiên Đức chia lại hai phần. Nếu bà con giúp tuốt lúa, đóng bồ, Hoàng hậu Thiên Đức sẽ trả công thêm một phần nữa.
Thiên Bình đã dặn Thu Cúc như vậy, nàng muốn hướng sự chú ý của dân làng vào cây lúa ngoài đồng, giảm phần nào sự sợ hãi của bách tính. Cách làm này của Thiên Bình tất nhiên có hiệu quả. Dân Trà Nam sau một ngày đêm sợ mất mật, chẳng thấy quân Thiên Đức có động tĩnh bắt bớ đàn bà con gái hãm h·iếp như Dương Cự Vọng phao tin trước đó, phần nào bán tín bán nghi. Thêm nữa, hơn hai chục dân binh trong làng được thả về, những người này gọi người thân đi gặt lúa. Một vài nhà làm được tất cả làng làm theo. Trong lúc dân gặt lúa, Thiên Bình đưa quân Thần Vũ đến bảo vệ.
Nói gì thì nói, hình ảnh các cô gái Thần Vũ tranh thủ nhảy xuống ruộng gặt lúa cùng dân, thân thiện hỏi chuyện nọ chuyện kia đã phần nào khiến dân làng Trà Nam vững bụng. Lúa gặt xong chất ngoài đồng, Yết Kiêu cắt năm trăm quân giúp dân vác lúa về làng. Nhiệm vụ dân vận được giao cho các chàng trai này khi họ chia nhau đến các nhà không có đàn ông đập lúa hộ. Hai ngày sau khi làm chủ ngôi làng, Yết Kiêu lấy luôn được lòng dân và thu thập thêm thông tin tình báo.
Gặt xong lúa quanh làng, dân Trà Nam lại được thuê gặt lúa ở tất cả các khu vực quân Thiên Đức đang đóng giữ. Dân làng chọn nhận công bằng thóc hoặc quy đổi ra bạc.
Dân làng sợ chiến sự chấm dứt, lỡ đâu quân Thiên Đức rút, Dương Cự Vọng đến đòi lúa là công toi. Cả làng bàn nhau lấy bạc, bạc dễ dàng chôn giấu.
Ấy gọi là dân… gian!
Thiên Bình không đem theo nhiều bạc, nàng trả bằng vàng. Vợ chồng sở hữu mỏ vàng, nàng vừa trả vừa lót tay bạc vụn cho dân. Dân làng Trà Nam thoát c·hết, bỗng chốc lại có cả thóc lẫn vàng, họ đều ca tụng Hoàng hậu Thiên Đức là người nhân hậu!!!
Bên kia chiến tuyến, Dương Cự Vọng không đạt được mục tiêu nào, thời gian đã trôi qua tròn một tuần kể từ lúc Yết Kiêu hạ trại mà viện binh mãi không đến.
Dương Cự Vọng lo tìm đối sách, Yết Kiêu dùng quân và thuê dân gặt lúa. Phải biết rằng một đấu gạo nơi tiền tuyến bằng năm đấu gạo ở nhà vì rơi vãi dọc đường. Dương Cự Vọng cho quân dân ra gặt lúa song chẳng được bao nhiêu, kể cả ban đêm sáng trăng. Bởi quân Thiên Đức sẽ ẩn nấp đâu đó bắn súng đì đùng xua đuổi những người chủ thực sự của cánh đồng lúa chín vàng, rộng mênh mông, trải dài dưới ánh trăng khuya.