Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 398: An Nhữ Hầu bắt Phó Sứ tướng




Chương 398: An Nhữ Hầu bắt Phó Sứ tướng

Khổng Chiêu Hà chẳng thể về Đằng Châu dẫn quân cứu viện cho Dương Cự Vọng. Khổng Chiêu Hà quất ngựa dẫn tàn quân bỏ chạy về hướng Tây lúc trời đã nhọ mặt người. Ban đầu còn có hàng nghìn quân chạy theo bóng cờ phấp phới, nhưng trời tối hẳn chẳng thấy đường lối nào mà chạy. Quân bản bộ bá·m s·át gót Khổng Chiêu Hà dẫn chủ tướng nhắm về hướng Nam, men theo bờ sông. Quân Thiên Đức đuổi rất gắt, Khổng Chiêu Hà lệnh quân sĩ tắt đuốc, dò dẫm trong đêm tối mà đi.

Trong suốt một đêm, Khổng Chiêu Hà chẳng thể nhớ nổi đã bao nhiêu lần chạm trán với các đội quân Thiên Đức, đèn đuốc sáng rực truy kích. Tiếng súng nổ lúc thì đằng đông, khi lại đằng tây, cũng có khi nghe gần sau lưng. Khổng Chiêu Hà cởi bỏ giáp trụ, cắm đầu chạy theo quân hầu. Mãi đến sớm tinh mơ, toàn thân bải hoải, ngựa cũng chẳng còn, Khổng Chiêu Hà nhìn lại quân sĩ bên mình chỉ còn hơn hai chục thân tín. Tiếng súng nổ đì đùng mỗi lúc một gần, quân hầu lại kéo Khổng Chiêu Hà cắm đầu chạy thục mạng, luồn qua lau lách cao quá đầu người.

Khổng Chiêu Hà muốn bỏ cuộc, may thay đằng xa có một xóm nhỏ gần bờ sông. Tướng lẫn quân mừng húm, lom khom vạch từng bờ cây bụi cỏ dọc theo bờ sông tiếp cận gần ngôi làng. Quân hầu trông dưới bến sông có hai thuyền nan nhỏ buộc dưới bến sông. Quân hầu dẫn Khổng Chiêu Hà lên thuyền, vừa lúc đó bị quân Thiên Đức tìm kiếm dọc bờ sông phát hiện ra, nổ súng báo hiệu rồi hò nhau đuổi bắt.

Quân hầu cố sức đẩy thuyền chở Khổng Chiêu Hà ra khỏi bến, hai thuyền chở được tám người. Số quân hầu còn lại chắp tay cúi người chào chủ tướng lần cuối rồi quay người cầm binh khí chạy ngược lên cự lại nhóm quân Thiên Đức. Ba, bốn tiếng súng nổ vang, hai quân hầu đổ gục người xuống đất. Số còn lại bị quân Thiên Đức lao vào bắt sống hết lượt.

Khổng Chiêu Hà bật khóc chắp tay cúi lạy về phía bờ sông. Mới sớm hôm qua, trong tay vị Phó sứ cầm ngót vạn binh, nay trên người manh giáp chẳng còn, nhờ thuộc hạ trung thành mới thoát được một kiếp nạn. Quân hầu của Khổng Phó sứ dùng hết sức chèo thuyền ngang qua con sông Phú Nông. Trông về thượng lưu, thấp thoáng một bóng thuyền Mông Đồng đang xuôi dòng đuổi gấp đến.

Để lên được bờ, Khổng Chiêu Hà mất thêm bốn người lính cản đường. Ba người còn lại dẫn Khổng Phó sứ cố sống cố c·hết trực chỉ bóng tre mờ mờ tỏ tỏ trong sương sớm mà chạy. Phúc lớn mạng lớn, Khổng Chiêu Hà gặp một toán bộ kỵ hơn trăm người đang rút chạy. Có ngựa, có nước uống, ý chí phục thù bùng cháy. Khổng Chiêu Hà thu tàn quân được gần nghìn người chạy về điền trang ở huyện Thái Bình. Về đến điền trang, kiểm đếm lại binh sĩ theo về chỉ còn chưa đến sáu trăm.

Khổng Phó sứ mới thay được y phục, còn chưa kịp ăn, quân canh cổng chạy vào báo Đại đoàn Thiên Đức đã vượt sông. Quân sĩ tản mản hết cả, nội trong một canh giờ, quân Thiên Đức sẽ đánh đến cổng.

Khổng Chiêu Hà dặn gia quyến khăn gói chạy về Trà Đoài. Bản thân Chiêu Hà dẫn theo gần một nghìn quân kỵ bộ nhắm đến dinh Sứ tướng. Chiêu Hà muốn tăng thêm quân số, sau đó về Trà Đoài. Vận đen vẫn đeo bám vị thuỷ tướng Đằng Châu khi nửa đường vô tình đụng phải Tiểu đoàn Môn Thôn của Phương Liệt đang hành quân cắt mặt. Phương Liệt trông thấy kỳ hiệu Khổng Chiêu Hà thì mừng như vớ được vàng, thúc quân tràn lên đánh trực diện.

Bản thân Khổng Chiêu Hà còn chưa hoàn hồn, binh sĩ đi theo cũng chẳng có tâm trí chống đỡ nên vừa giáp trận đã tan. Khổng Chiêu Hà thúc ngựa chạy về hướng Tây Bắc hàng chục dặm mới nghỉ chân. Quân sĩ đếm lại chỉ còn hơn năm trăm. Cảm thấy kỳ hiệu không mang lại vận may, Khổng Chiêu Hà lệnh thu cờ. Tính toán một hồi, Chiêu Hà dẫn quân về hướng Tây, dừng chân ở một trại lính nhỏ, chỉ có hơn năm chục binh sĩ.

Phạm Cự Lượng dẫn đại bộ phận Đại đoàn Thiên Đức vượt sông. Trung đoàn Thiết kỵ Vũ Ninh sang sông, gặp vùng đất bằng, ít sông ngòi như cá gặp nước bèn chia thành ba đội đánh tràn vào các trại hậu quân của Đằng Châu. Phạm Cự Lượng lệnh cho Trung đoàn bộ binh Thuận Thành của Lê Quý Ly tiến dọc theo bờ sông về hướng Tây. Trung đoàn Thiên Đức (thiếu D Luy Lâu) có tiểu đoàn pháo trợ chiến, nhắm mục tiêu là điền trang Khương gia. Trung đoàn Thiết kỵ bảo vệ cánh phải, truy quét các trại quân và chia cắt điền trang Khương gia với phần còn lại của huyện Thái Bình.

Quân Thiên Đức thế chẻ tre, đối phương trông thấy là chạy. Kẻ cởi bỏ chiến y về nhà, kẻ xa nhà hết đường chạy đành giơ tay xin hàng. Trung đoàn Thiên Đức đến Khương gia, quân sĩ canh phòng có dăm ba chục người co giò chạy. Dựa theo lời khai của những kẻ chậm chân, Phạm Ngũ Lão dẫn binh đuổi theo bắt được gia quyến hơn trăm người nhà họ Khổng, dẫn giải trở lại điền trang.

Điền trang có tình trạng hôi của, tất nhiên không phải binh sĩ Thiên Đức. Mà do gia nô trong điền trang lợi dụng cơ hội định cuỗm một mẻ. Kẻ nào thoát được, ôm bọc tay nải chạy về hướng Nam đều bị quân sĩ dưới quyền Lê Phụng Hiểu bắt giữ.

Hai mẹ già, ba người vợ của Khổng Chiêu Hà sợ đến tái mặt. Họ bị giam giữ chung trong gian nhà chính cho đến buổi chiều muộn. Phạm Ngũ Lão nhận nhiệm vụ trấn giữ điền trang bấy giờ mới đến gặp, anh nói:

-Chúng tôi không phải k·ẻ c·ướp. Chúng tôi đánh nhau với Khổng Chiêu Hà. Các bà các cô đây là gia quyến của ông ta, nay bên ngoài đang lộn xộn, dễ b·ị c·ướp bóc. Tạm thời hãy sinh hoạt như bình thường. Số đồ đạc đám gia nhân trong nhà thừa cơ lấy trộm đang được để ngoài sân. Phiền các bà, các cô ra thu dọn để vào chỗ cũ giúp. Sau này thắng bại đã phân định, điền trang vẫn là của họ Khổng.

Già trẻ họ Khổng chắp tay lạy tạ nhưng Phạm Ngũ Lão đã nhanh chân trở ra ngoài. Những ngày sau đó, quân sĩ dưới quyền Phạm Ngũ Lão trấn giữ điền trang, bắt đám gia nhân ă·n t·rộm đi gặt lúa. Tuyệt nhiên không phạm đến của cải trong điền trang.

Phạm Ngũ Lão nói đúng, quân Thiên Đức chẳng phải k·ẻ c·ướp. Nhiệm vụ của Ngũ Lão là canh chừng tài sản nhà họ Khương, sau này tự họ sẽ phải tự nguyện giao nộp phần lớn để đổi lấy bình yên. Cần gì phải c·ướp. Chính bởi lẽ đó, Phạm Cự Lượng mới để quân Tam Vạn giữ điền trang.

Qua ngày hôm sau, hơn một nghìn dân binh Tế Giang được điều đến điền trang, nhiệm vụ của họ dĩ nhiên là gặt lúa công điền. Trong khi ấy, Lê Phụng Hiểu chia quân Thiết kỵ thành các đại đội đến các làng mạc trong vùng yết bảng an dân, tịch thu sổ điền địa, nhân khẩu và yêu cầu các làng phải cắm cờ trên các ruộng công và bảo vệ ruộng cho đến khi quân Thiên Đức đến gặt.

Nhằm đảm bảo tình hình trật tự, tránh nạn t·rộm c·ắp, hôi của. Phạm Cự Lượng điều đến mỗi làng ít nhất 10 binh sĩ cảnh giới. Dân binh, quân sĩ Đằng Châu có chạy trốn về, chỉ cần kê khai danh tính hoặc các việc trong quân và… đi gặt lúa. Nếu trốn, cha mẹ hoặc vợ sẽ bị hạch tội.



Hàng trăm làng mạc ở Đông Bắc và phía Đông của Đằng Châu vì vậy mà yên ổn chỉ sau vài ngày chiến sự. Tiểu đoàn Thiên Kim, Mai Lan, Lam Khuê cùng hàng nghìn quân địa phương từ phủ Thiên Đức theo chân Lâm Uyển Như, Ngô Thị Nguyệt đến tiếp quản địa bàn do Đại đoàn Thiên Đức bàn giao.

Việc đánh chiếm, giữ và tiếp quản về cơ bản diễn ra một cách tuần tự, nhanh gọn. Điều này thể hiện trình độ tổ chức của bộ máy chính quyền Thiên Đức.

Khổng Chiêu Hà tụ quân sau hai ngày, bắt lính được hơn hai trăm người mà đêm hôm một số lại trốn mất khiến vị Phó Sứ tướng tức điên, hạ lệnh chém bất cứ kẻ nào đào thoát. Đương lúc đau đầu, Khổng Chiêu Hà lại thu nạp được hơn một nghìn quân mà Dương Cự Vọng đã cử đi trước đó. Khổng Chiêu Hà lấy làm vui mừng, lên tình thần cho ba quân. Hôm sau, Lê Quý Ly dẫn quân đến gọi hàng. Khổng Chiêu Hà dẫn quân ra đối chiến, lực lượng hai bên ngang ngửa và đều là bộ binh. Lê Quý Ly dàn quân tiến chậm, dùng khiên che chắn tiễn độc và bắn lượt. Đụng trận được non một khắc, đám dân binh mới chiêu mộ chạy hết khiến lòng quân dao động. Khổng Chiêu Hà lại phải dẫn tàn quân chạy thục mạng về hướng Tây Nam. Lê Quý Ly thúc quân truy cùng đuổi tận.

Ma xui quỷ khiến, Khổng Chiêu Hà dẫn tàn binh chạy về trại Phủ Sóc mà không biết trại đã mất. Khổng Phó sứ vừa lết tấm thân mệt nhoài vào cổng trại bất ngờ bị An Nhữ Hầu xông vào bắt giữ. Khổng Chiêu Hà tức muốn phát điên, không ngừng mắng chửi An Nhữ Hầu. An Nhữ Hầu thản nhiên đáp:

-Ngài là Phó sứ, tôi thuộc quyền ngài nhưng tôi còn có sư phụ, sư mẫu. Sư mẫu tôi là dì ruột Lâm Ái phi, mong ngài thứ lỗi.

Sớm hôm sau Lê Quý Ly dẫn binh đến vây trại, An Nhữ Hầu đứng trên tường trông ra cất tiếng hỏi:

-Tại hạ là An Nhữ Hầu, xin hỏi tướng quân thống lĩnh đằng kia là ai?

Lê Quý Ly cũng chưa biết tin trại Phủ Sóc đã thuộc Thiên Đức. Báo danh tính xong, Lê Quý Ly gọi hàng, An Nhữ Hầu đáp:

-Tôi đã bắt Khổng Phó sứ, tôi là người của Đại Thắng Lý Hoàng hậu. Người giao nhiệm vụ cho tôi giữ trại này.

Lê Quý Ly ngờ có gian kế, định hỏi thêm thì An Nhữ Hầu nhảy xuống, thản nhiên bước đến trước mặt Lê Quý Ly, lấy tín vật giơ ra:

-Hoàng hậu đưa cho tôi thứ này, người có dặn nếu gặp quân Thiên Đức thì cứ đưa ra.

Lê Quý Ly nhận tín vật, lật mặt sau ra xem quả nhiên là của Thiên Bình bèn ra hiệu quân sĩ hạ súng.

-Hoàng hậu dẫn quân về Trà Đoài, người không cho chúng tôi tham gia vì không muốn người Đằng Châu đánh lẫn nhau. - An Nhữ Hầu giải thích. - Sư mẫu của tôi là Lạc Thị Sim, sư mẫu là dì ruột Lâm Ái phi.

Lê Quý Ly nhất thời không hiểu, tiến đến gần An Nhữ Hầu và nói:

-Thứ này đúng của Hoàng hậu nhưng ta chưa từng nghe Lâm Ái phi có họ hàng nào ở Đằng Châu.

-Tôi cũng không biết! - An Nhữ Hầu gật đầu. - Hoàng hậu bảo sao thì tôi nghe vậy.

-Sư mẫu của anh đâu?

-Sư mẫu và sư phụ tôi đi cùng với Hoàng hậu đánh Trà Đoài.



Lê Quý Ly gãi đầu gãi tai một hồi mới hỏi thêm:

-Khổng Chiêu Hà đâu?

-Tôi giữ ông ta trong phòng, hơn hai trăm quân sĩ theo ông ấy đến đây tôi giữ lại gần một trăm, số còn lại thả cho họ về rồi.

Lê Quý Ly ngạc nhiên:

-Sao ngươi lại thả?

-Hoàng hậu có nói buông khí giới là người Vạn Xuân, họ là dân binh nên tôi… tôi nhân danh Hoàng hậu đuổi họ về. Hoàng hậu đã tha c·hết cho mấy trăm người vì họ là dân binh.

Lê Quý Ly hiểu ra bèn bật cười, vỗ vai An Nhữ Hầu:

-Trông cậu khôi ngô đấy, có vợ chưa?

-Vợ tôi mất vì bệnh, tôi có một con gái.

Lê Quý Ly lùi lại ngắm An Nhữ Hầu thêm một lượt:

-Ta có ái nữ mới mười tám ở trong quân Thần Vũ, nếu cậu ưng mắt, ta làm mối cho.

Đến lượt An Nhữ Hầu tròn mắt.

Lê Quý Ly vào trại, tận mắt trông thấy Khổng Chiêu Hà thì hớn hở:

-Ông chạy làm gì cho khổ thân ra, giơ tay chịu trói từ hôm qua có phải đỡ mệt cả hai không.

Ra đến giữa trại, Lê Quý Ly hỏi ngựa, Nhữ Hầu đáp:

-Chỉ còn ba con song không phải ngựa tốt.

-Ta cần cấp báo về hậu quân.

-Vậy tôi sẽ sẽ cử người dẫn đường.



-Được vậy thì tốt, này, nhớ ban nãy ta bảo chứ? Ta có con gái đấy, nó đẹp lắm.

An Nhữ Hầu nhăn mặt. Ngoài Hoàng hậu ra, đây là lần đầu tiên Nhữ Hầu tiếp xúc với một tướng Thiên Đức. So với những tướng Đằng Châu, Lê Quý Ly có vẻ cởi mở, thân mật.

-Đa tạ tướng quân nhưng tôi là người Đằng Châu.

Lê Quý Ly tặc lưỡi:

-Đằng Châu có làm sao, chả phải người Vạn Xuân à?

-Dạ… tôi là bại tướng.

-Ừ! Ta cũng là bại tướng của Vạn Thắng vương đây. Cậu quy thuận sớm là hay đấy, hồi trước ta sấp ngửa mấy phen nhưng chưa thảm như tay họ Khổng. Ta trông cậu khôi ngô tuấn tú, ta thích. Nếu con gái ta ưng thì tội gì, nhỉ? Nó cũng trong đội quân cận vệ của Hoàng hậu, nó cũng khá lắm.

An Nhữ Hầu lấy làm ngạc nhiên, sau cũng miễn cưỡng đồng ý. Lê Quý Ly cho quân sĩ nghỉ đến quá trưa, để lại một tiểu đoàn ở trại Phủ Sóc, bản thân dẫn quân về Trà Đoài trợ chiến mà không quay ngược về huyện Thái Bình.

Đứng trông bóng đoàn quân xa dần trong cơn mưa lất phất, An Nhữ Hầu tần ngần một hồi lâu đến khi thân tín gọi hỏi mấy lần mới sực tỉnh.

-Ngươi có thấy lạ không?

-Dạ, lạ cái gì ạ?

-Quân Thiên Đức ấy! Họ dễ dàng thu nhận và dụng người bại trận. Họ chẳng có đề phòng ta gì cả.

-Tướng quân, ngài quên ngài đã từng nói gì với bọn thuộc hạ ư?

An Nhữ Hầu chau mày cố nhớ. Binh sĩ nói:

-Ngài từng nói kẻ mạnh thì chẳng sợ ai, chẳng sợ mưu hèn. Thuộc hạ thấy bọn họ rất mạnh, tướng quân cứ trông đội binh ở lại là thấy. Tác phong của họ khác chúng ta, v·ũ k·hí cũng khác. Ban nãy bọn thuộc hạ tò mò ngắm thứ v·ũ k·hí họ cầm, họ đều tươi cười giảng giải nhưng không cho cầm vì đó là sinh mệnh của họ. Họ cũng không có vẻ gì coi thường bọn thuộc hạ. Một trong số bọn họ nói từng trong quân Siêu Loại, bây giờ ở thuộc Trung đoàn Thuận Thành và rất tự hào vì điều đó. Mà tướng quân, ngài có biết mỗi tháng họ nhận bao nhiêu không?

-Bao nhiêu?

Người lính giơ một ngón tay:

-Những một trăm đồng và mỗi ba tháng lại được thưởng thêm. Họ nói sau khi chiếm được Đằng Châu, tuỳ công trạng nhưng ít nhất mỗi binh sĩ cũng được chừng đó.

-Sao nhiều thế? Ta mỗi tháng có bảy chục đồng! Chả lẽ bên Thiên Đức giàu có vậy sao?

An Nhữ Hầu thở dài nhảy xuống, phủi tay vài cái, thừa nhận:

-Ta nghe nói Vạn Thắng vương trạc tuổi ta, thật chẳng biết thần thánh phương nào. Ta mãi vẫn chỉ là tiểu tướng vô danh dù trong quân ngót chục năm trời. Quân nghiêm do tướng giỏi, ta cũng muốn trở thành một tướng giỏi.