Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 396: Liên hoàn kế




Chương 396: Liên hoàn kế

Trà Đoài cách Phủ Sóc khoảng hai chục dặm về phía Tây, là thái ấp của Phạm Lệnh công Phạm Khải Ca. Trà Đoài là một làng lớn, có luỹ tre bao quanh làng, hào nước uốn lượn dưới chân rặng tre dạng như Thư Đôi.

Dân Kiến Xương gọi vùng đất này là Xứ Trà hay Ngũ Trà bởi có làng Trà Đông, Trà Bắc, Trà Nam và Trà Trung bên cạnh Trà Đoài. Đằng Châu không có thành quách hay gò đồi cao. Phạm Lệnh công biến thái ấp trở thành căn cứ quân sự và trung tâm hành chính đầu não của Sứ quân Đằng Châu. Giống như làng Vạn Xuân tại phủ Thiên Đức, làng Trà Đoài không có dân theo nghĩa đen, chỉ có quân lính và phục dịch.

Gia thế Phạm Lệnh công mấy đời là thổ hào ở vùng Giao Thuỷ, đến đời cha Phạm Lệnh công chuyển đến lập nghiệp tại Ngũ Trà. Phạm Lệnh công kết giao nhiều, trong nhà lúc nào cũng có hàng chục môn khách. Gặp thời loạn lạc mà dấy nghiệp dựng cơ đồ, xưng hùng một phương. Phạm Lệnh công có gần chục người con, lớn nhất gần ba mươi, nhỏ mới lên bảy. Hai trong số các con của Phạm Lệnh công theo nghiệp binh, mỗi người thống lĩnh năm trăm quân bản bộ. Một đóng ven làng, một đóng trại ở phía Bắc.

Dương Cự Vọng dẫn hơn ba nghìn quân hỗn hợp về lập trại phòng thủ vòng ngoài ở ba làng Trà Đông, Trà Bắc và Trà Nam. Trước tình hình nguy cấp, Dương Cự Vọng huy động dân bốn làng gặt lúa sớm, ngày đêm đào hào, cắm chông, đắp ụ đất… hòng tạo một vành đai phòng thủ có chiều sâu.

Cách làng Trà Đông 5 dặm về phía Đông, Dương Cự Vọng lập ba trại quân tiền tiêu, án ngữ các lối dẫn đến Ngũ Trả. Mỗi trại có ba trăm binh mã và hàng trăm Cự thạch pháo. Hay tin quân Thiên Đức tiến về Ngũ Trà, Dương Cự Vọng sai người gọi quân đồn trú quanh dinh Sứ tướng và đại quân Khổng Chiêu Hà cấp kỳ về tương trợ.

Nhằm tạo dựng lực lượng phòng thủ đông đảo, Dương Cự Vọng trưng tập nam nhân tuổi từ 14, đặt v·ũ k·hí vào tay những thiếu niên chưa từng qua trận mạc. Dương Cự Vọng nói rằng, nếu quân Thiên Đức tràn đến, già trẻ sẽ bị g·iết sạch, nam nhân b·ị b·ắt làm tù khổ sai, nữ nhân phải làm thê th·iếp hoặc mua vui cho quân sĩ. Với những người dân quanh năm suốt tháng ở trong luỹ tre làng, tầm hiểu biết chỉ đến làng bên cạnh hoặc chuyện nghe từ buổi chợ. Quân Thiên Đức thật chẳng khác nào những kẻ khát máu, mặt người dạ thú.

Chả tin cũng phải tin!

Bởi Yết Kiêu dẫn quân đi mau lẹ, quân Đằng Châu bối rối. Tin tức các tướng Đằng Châu vừa nắm được, đưa quân đến dò la hoặc quấy phá mới biết Yết Kiêu không còn ở đó nữa. Điều này dẫn đến tình trạng các trại quân nhỏ của Đằng Châu rơi vào tình cảnh hoang mang. Họ kéo về dinh Sứ tướng hoặc Trà Đoài hoặc… án binh bất động chờ lệnh.

Đối phó với tình thế cấp bách, các trại nhỏ tiến hành bắt lính ở các làng mạc xung quanh. Dân Đằng Châu ở vùng tiếp giáp huyện Thái Bình và Kiến Xương, một bộ phận dân huyện Vũ Thư, phía Nam huyện Thái Bình, biết b·ị b·ắt lính bèn xúi chồng con tạm lánh sang huyện Thập Xuân bên kia sông Xích Giang. Bách tính chưa thể biết thực hư quân Thiên Đức ra sao, chỉ thấy dân Thập Xuân không khăn gói chạy nạn sang sông. Họ dò hỏi mới hay tình hình khá yên, tuyệt không thấy bắt bớ, c·ướp b·óc.

Trên đường đạo binh Yết Kiêu từng đi qua trên đất Vũ Thư và Kiến Xương, dân chúng chưa thấy loạn. Kế đó, tin đồn trại Phủ Sóc đã thuộc về Thiên Đức, quân trong trại bị đuổi về nhà hết lượt. Những người này vừa trở về làng liền khăn gói quả mướp, lận mấy đồng bạc lẻ trốn ngay sang Thập Xuân bởi nếu ở làng, quân Đằng Châu nhất định sẽ đến bắt lính. Bởi thế việc bổ sung thêm quân của các trại nhỏ gặp khó khăn vô cùng.

Tuyên truyền của Dương Cự Vọng hay Khổng Chiêu Hà trong một khoảng thời gian dài trước đó bỗng tác dụng ngược! Nếu quân Thiên Đức là ác quỷ, họ đã ở Đằng Châu rồi, vậy dại gì đưa đầu ra cho Thiên Đức chém. Có hàng tá lí do để bách tính Đằng Châu tìm cách giữ gáo trong chiến loạn, nhưng dù cách nào chăng nữa, cần phải thoát khỏi việc bị sung quân, cầm giáo đánh nhau.

Nắm được sơ bộ tình hình, các bài binh bố trận của đối phương, Yết Kiêu quyết định hạ trại cách tiền đồn gần nhất của Dương Cự Vọng khoảng 5 dặm. Binh sĩ thuộc cánh quân Long Vũ đã đánh một hình vòng cung từ Thuỷ Đường đến Kiến Xương. Hai ngày một đêm kể từ lúc đặt chân lên đất Giao Thuỷ, các tráng niên mới được chợp mắt hơn một canh giờ.

Lều trại căng tạm, binh sĩ nhai lương khô rồi tranh thủ ngủ tức thì bởi ai cũng mệt nhoài. Giả như Dương Cự Vọng dẫn ba nghìn quân đến đánh một trận vào lúc này sẽ nắm lợi thế đến chín phần mười.



Thiên Bình đuổi kịp Yết Kiêu lúc trời nhập nhoạng tối. Nghe Thiên Bình thuật đầu đuôi mọi chuyện, Yết Kiêu ra mắt vợ chồng Dương sư phụ. Đoạn anh kéo Thiên Bình ra một góc:

-Dẫu quân binh ai cũng mệt nhoài nhưng cơ hội chỉ có một, cần phải nắm lấy. Có Dương sư phụ ở đây, chi bằng ta c·ướp trại tiền phương của chúng luôn, em thấy thế nào?

Thiên Bình gật đầu đồng ý, song nàng hãy còn chút lấn cấn:

-Chúng ta đi gấp nên giờ đây ai cũng mệt, vậy phải chọn những ai còn sức. Chờ thêm nửa canh giờ nữa cho anh em chợp mắt.

-Được. Việc này giao cho anh. Em tranh thủ nghỉ ngơi, mới có hai đêm mà mắt thâm quầng thế kia, khổ thân.

-Anh gửi tin báo về cho Vương chưa?

-Mới gửi lúc hạ trại.

-Chúng ta cũng cần cẩn trọng ngừa quân từ huyện Thái Bình kéo đến đánh úp.

Thiên Bình chui vào lều vừa mới giăng, chong đèn viết vội vài dòng gửi cho Chương rồi lăn ra ngủ.

Yết Kiêu lựa chọn ra bảy trăm binh sĩ, trong đó hai trăm binh sĩ sẽ vận y phục Đằng Châu mà Thiên Bình vừa đem đến cùng với ngựa. Số còn lại là vẫn vận y phục quân Thiên Đức. Yết Kiêu chia bảy trăm người thành hai đội. Một đội do Trương Hống, đội còn lại do Trương Hát chỉ huy. Dương Khoan giúp sức cho trương Hống.

Trời tối mịt, trăng lạnh vừa lấp ló sau những áng mây trôi lững lờ. Dương Khoan và Trương Hống dẫn một trăm quân kỵ âm thầm di chuyển theo hàng dọc trên cánh đồng lúa được một quãng mới vòng lên đường cái đốt đuốc. Quân Thiên hai trăm năm mươi quân Thiên Đức ở phục sẵn ở đằng xa cũng nổi đuốc khua trống hò reo đuổi bắt. Hai bên lao vào nhau giả vờ đánh trận kịch liệt, chủ yếu la hét là chính. Được một chặp, Dương Khoan và Trương Hống dẫn quân kỵ bỏ chạy thục mạng về hướng trại tiền phương Đằng Châu. Quân truy kích Thiên Đức hò nhau đuổi theo, cứ được một quãng, hai bên lại dừng lại giao chiến vô cùng ác liệt. Càng gần trại tiền phương, bọn Trương Hống đánh càng hăng. Trong bóng tối mịt mờ, những ngọn đuốc như ngọn lửa ma chơi lắc lư trong khoảng không không đen sì. Nhìn từ xa, ai cũng thấy rằng hai bên đang đánh nhau. Thực chất, binh sĩ ôm nhau, một người cầm đuốc giơ cao phe phẩy tứ phía, người dùng đao kiếm gõ vào nhau tạo âm thanh kịch chiến. Được thêm một hồi nữa, Dương Khoan dẫn theo Trương Hống và đội kỵ binh trăm người thúc ngựa chạy thục mạng về trại tiền phương Đằng Châu ở ven đường đang sáng rực đèn đuốc. Bỏ xa quân Thiên Đức đang hò reo đuổi theo một quãng khá xa.

-Ai? Quân nào mau xưng danh?

Chốt tiền tiêu chặn đội kỵ binh lại, Dương Khoan mặt mày hốc hác, đầu tóc rối mù, chiến y xộc xệch nhảy xuống đáp lời:



-Ta… ta đây! Ta đây mà!

-Ta là ai?

Quân lính thét hỏi thêm một lần, đồng thời trở giáo, đề cao cảnh giác. Trời tối, đuốc ngọn cháy ngọn không. Dương Khoan lật đật chạy lại, vừa chạy vừa than:

-Bọn Thiên Đức chiếm mất trại Phủ Sóc rồi, chúng lấy Phủ Sóc mất rồi. Cứu bọn tôi với.

Dương Khoan lại gần, một binh sĩ dí gần đuốc vào mặt nhận dạng:

-Ồ! Là Dương sư phụ!

Dương Khoan chồm tới nắm chặt hai bờ vai của binh sĩ lắc mạnh, giọng điệu hốt hoảng:

-Phủ Sóc mất rồi, chúng nó đang đánh đến. Quân kỵ của An Nhữ Hầu tản mát hết cả, chỉ còn chừng này thôi.

Mấy binh sĩ đã trông thấy hỗn chiến từ ban nãy, giờ trông bộ dạng Dương Khoan, trông đội kỵ binh dừng cách đó chừng mươi trượng, tranh tối tranh sáng rõ là y phục Đằng Châu.

-Chạy mau, chạy mau thôi!

Dứt lời, Dương Khoan đẩy người lính đó chạy đi. Mấy binh sĩ nhìn thấy quân Thiên Đức đã đuổi đến gần, thần hồn nát thần tính, quay lưng chạy về bản trại cách đó chừng năm mươi trượng. Dương Khoan nhảy lên ngựa, dẫn bọn Trương Hống chạy theo.

Binh sĩ canh phòng vừa chạy vừa la hét báo động, nhờ mấy người này, Dương Khoan và Trương Hống dẫn đội kỵ binh qua lối cổng chính dễ dàng. Tướng giữ trại la hét binh sĩ dồn lên phía trước, cung nỏ sẵn sàng, hàng chục Cự thạch pháo cũng chờ nhả đạn. Tình thế cấp bách, tướng giữ trại sai người phi ngựa về sau cấp báo, chưa kịp hỏi chuyện Dương Khoan. Quân Thiên Đức đến gần cổng chính của trại, đuốc sáng rực. Tướng giữ trại lệnh cho Cự thạch pháo bắn nhưng thét đến lần thứ ba chẳng thấy đạn lửa hay đạn đá bay ra phía trước. Còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra bỗng trong trại có mấy t·iếng n·ổ đùng đùng. Quân Thiên Đức ở mặt trước của trại nghe hiệu lệnh bèn nhất loạt xông lên nổ súng đì đùng. Ba quân trấn trại thất kinh, bấy giờ mới biết mắc mưu, chẳng ai còn lòng dạ chiến đấu. Thứ nữa, phân nửa quân trong trại là dân binh mới trưng tập, họ vứt giáo mác chạy tháo thân trước tiên.

Trương Hống bấy giờ mới dẫn quân vây bọc phía sau, mấy chục binh sĩ Đằng Châu và tướng chỉ huy hết đường chạy. Quay lại đã thấy quân Thiên Đức tràn vào vây tứ phía. Trương Hống thét gọi hàng, tướng trấn trại vứt gươm mắng Dương Khoan:



-Dương sư phụ! Cớ sao ông lại dẫn địch về đây lừa ta? Dương Sứ tướng sẽ không tha cho ông đâu.

Trương Hống đến trước mặt vị tướng đó, nhe răng cười:

-Lo thân mình trước đi! Nói cho ngươi một tin, Dương sư phụ là chú của Ái phi Thiên Đức. Bọn ta vừa nhận họ hàng ban nãy.

Dương Khoan đứng cạnh Trương Hống, khẽ lắc đầu:

-Bởi có mối thâm tình với ông tôi theo mưu thống lĩnh Yết Kiêu bắt sống. Tôi không muốn ông uổng mạng.

Trương Hống vỗ vai đối phương:

-Không cần phải nóng giận, ông b·ị b·ắt sống là phúc đấy. Bây giờ ngoan ngoãn vào trướng mà ngồi, đừng có thái độ chống đối. Thiên Đức bọn ta là quân nhà Bụt nhưng không ăn chay đâu.

Lúc sau Dương Khoan thắc mắc:

-Quân nhà Bụt mà không ăn chay có nghĩa là gì?

Trương Hống cười hềnh hệch:

-Vạn Thắng vương là con ông Bụt, ngài ấy dạy quân dân chữ Bụt. Chúng ta là thuộc hạ, chẳng phải là quân nhà Bụt hay sao?

Dương Khoan gật gù song chưa thật sự hiểu. Ông giúp Trương Hống sắp xếp lại bố phòng và giảng giải cho gần trăm binh sĩ Đằng Châu b·ị b·ắt làm tù binh. Vị tướng giữ trại nhổ nước miếng, tỏ vẻ coi khinh Dương Khoan tham sống s·ợ c·hết. Dương Khoan cười mà rằng:

-Ông chửi rủa ta thoải mái, ông năm nay cũng ngót bốn mươi, phụng sự Đằng Châu gần hai chục năm trời mà lẹt đẹt mãi cái chức tiểu tướng giữ hai trăm quân. Ông có tài hay không tự ông biết. Tôi không phản bội ai, tôi là người Vạn Xuân, Vạn Xuân này do Lý tiên vương lập ra. Hậu duệ của tiên vương đến lấy là phải lẽ.

Cùng khoảng thời gian đó, Trương Hát dẫn toán kỵ binh giả trang vừa đánh vừa lui, hò hét rất lớn. Quân truy binh đuổi rát phía sau. Trương Hát cưỡi ngựa đến cổng trại tiền phương Đằng Châu mạo danh quân của An Nhữ Hầu thét gọi cứu viện. Quân trong trại cảnh giác nhưng tận mắt thấy kỵ binh đang chống Thiên Đức ở đằng xa cũng bán tín bán nghi. Trương Hát chửi rủa thậm tệ, yêu cầu cứu viện hoặc cho quân rút vào trại. Tướng giữ trại chọn phương án cho bọn Trương Hát vào, đồng thời bẩm báo về Trà Đoài. Trương Hát bảo quân trong trại khua chiêng. Chiêng khua, kỵ binh chạy thúc ngựa chạy vào theo lối cổng chính. Đội kỵ binh lọt hết vào trong trại xong liền châm mấy quả lựu đạn ném tứ tung vào bóng đêm báo hiệu. Quân bên ngoài tràn lên, quân bên trong mau chóng hạ gục các tay pháo thủ. Binh sĩ trong trại này đạp rào bỏ chạy tứ phía, tướng trấn trại cũng trốn thoát được. Trương Hát bắt sống hơn bảy chục binh sĩ.

Dương Cự Vọng phái quân cứu viện tiếp ứng, đến nửa đường gặp tàn binh chạy loạn. Biết hai trại đã mất, quân cứu viện một nửa quay lại điểm xuất phát, nửa còn lại tăng cường cho trại tiền phương ở hướng Đông Nam.