Chương 384: Lưỡng đầu thọ địch
Ba quân Đằng Châu phần ở bờ Nam, phần đang lũ lượt băng qua sông bằng cầu phao, một phần nhỏ vừa mới chân ướt chân ráo lên bờ. Khổng Chiêu Hà lòng dạ bồn chồn, thúc quân sĩ nhanh chân nhưng cầu phao bề ngang chỉ độ dăm, bảy thước. Binh sĩ Đằng Châu trên cầu phao dài trăm trượng nghe tin đằng sau đưa đến, đằng trước dội về rằng quân Thiên Đức đang đánh đến, Dương Sứ tướng không cản được lập tức dao dộng. Đùn đẩy nhau đi mau. Đội hình vượt sông bắt đầu r·ối l·oạn khi từ đằng Tây có tiếng đì đùng. Chẳng mấy chốc, bóng dáng đoàn chiến thuyền hiện rõ.
Chiến thuyền Thiên Đức vừa di chuyển vừa bắn súng hiệu chỉnh tầm đạn. Đoàn thuyền hộ vệ của Khổng Chiêu Hà neo dưới sông đã xuôi dòng chặn đánh hòng câu giờ cho quân mã kịp sang sông. Lý Văn Ba và Trương Văn Long đưa các thuyền Xa Hải lên trước, dàn đội hình chữ “Nhất” tập trung hoả lực bắn cấp tập vào đầu cầu phao bên bờ hữu ngạn sông Phú Nông. Tầm xa của thần công vượt trội là ưu thế của quân Thiên Đức, điều này đối phương chưa thể theo kịp. Trong khi các Xa Hải liên tục nã đạn phá đầu cầu từ khoảng cách xa, mấy chục thuyền Mông Đồng bấy giờ mới vượt lên trước, xông thẳng vào chiến thuyền của đối phương bắn hoả hổ và hoả mai.
Mặt sông chẳng mấy chốc rền vang tiếng súng pháo, mùi thuốc súng đặc quánh lại.
Các thuyền chiến Mông Đồng sau khi bắn hoả hổ, lực lượng bộ binh dùng hoả mai bắn qua các lỗ mắt cáo yểm trợ cho một số đồng đội quăng dây trổ nóc thuyền trèo sang chiến thuyền của đối phương. Mấy chục chiếc Mông Đồng như những con ong vò vẽ quây lấy đoàn thuyền lớn chừng dăm chục chiếc của Khổng Chiêu Hà.
Đầu cầu phao bờ hữu ngạn Phú Nông đã bị phá, quân mã chạy toán loạn ngược lên bờ tránh pháo. Hai trận địa Cự thạch pháo đặt ở đầu cầu tỏ ra lúng túng khi không thể khai hoả trùm vào hai bên đang giao chiến dưới sông. Bên bờ đối diện, Khổng Chiêu Hà cũng chưa biết nên xử trí ra sao, Cự thạch pháo xoay ngược về sau cũng chưa thể bắn.
Thuộc tướng của Khổng Chiêu Hà bèn đề đạt, đem mấy chục thuyền nhỏ đang neo ở bờ tả ngạn chở bộ binh ra trợ chiến. Khổng Chiêu Hà lập tức đồng ý.
Ba trong số các thuyền Mông Đồng len lỏi qua được đoàn chiến thuyền Đằng Châu, nhắm thẳng đến cầu phao giữa sông. Binh sĩ còn ở trên cầu chẳng lui chẳng tiến được, chỉ còn cách nhảy hết xuống làn nước lạnh giá, bấu víu vào thuyền nan, tre, mảnh gỗ tìm đường sống. Trước uy lực của khẩu thần công đặt ở mũi thuyền, cầu phao bị phá thành mấy đoạn trôi dạt theo dòng nước. Khổng Chiêu Hà nhắm ba thuyền Mông Đồng dội cơn mưa đạn trong tuyệt vọng. Ba chiến thuyền nhỏ trúng hàng chục viên đạn đá bị hư hại nặng song chưa chìm. Chỉ huy quyết định đưa thuyền nhập trận. Ba khẩu thần công bắn được thêm vài loạt trước khi binh sĩ đột nóc quăng dây nhảy lên một chiến thuyền Đằng Châu gần nhất mà đánh cận chiến.
Cầu phao chẳng còn, đoàn Xa Hải ngắm mục tiêu là những chiến thuyền lớn của đối phương bắn theo hiệu lệnh, quyết đánh chìm từng cái một thay vì hạ sát binh sĩ đối phương. Bởi vậy, mỗi loạt đạn trên Xa Hải bắn ra, ít nhất một chiến thuyền Đằng Châu trở thành tổ ong đúng nghĩa. Thuyền trúng đạn không di chuyển được do trảo phu trong hầm thuyền b·ị t·hương hoặc m·ất m·ạng. Hàng trăm khẩu thần công cứ như vậy mà khai hoả, mặc cho Cự thạch pháo ở hai bờ ra sức dội đạn. Chẳng mấy chốc hàng chục chiến thuyền lớn của Đằng Châu thay vì xoay sở tiến thoái đã trở thành một đống gỗ lớn trôi theo dòng nước hoặc có dấu hiệu bị chìm. Các thuyền này không bị nhắm bắn nữa, quân Thần Sách gọi hàng, yêu cầu binh sĩ trên thuyền hạ v·ũ k·hí bảo toàn mạng sống.
Tình hình bên bờ tả ngạn sông Phú Nông, nơi Khổng Chiêu Hà đang đóng đại trại sâu trong nội địa, cách bờ sông khoảng ba dặm về phía Bắc đang trở nên nguy cấp khi Đại đoàn bộ binh Thiên Đức nhập trận. Khổng Chiêu Hà hay tin mặt cắt không còn giọt máu. Giao quyền chỉ huy quân ở bến sông cho thuộc tướng, thúc ngựa phi nước đại về bản trại. Khổng Chiêu Hà lệnh cho các trận địa Cự thạch pháo phải ngăn không cho quân Thiên Đức lại gần. Sực nhớ đến Tôn Cường, Khổng Chiêu Hà cho mời ông ta đến trướng soái.
-Tôn tiên sinh, tại hạ quá nôn nóng đã mắc bẫy Thiên Đức. Tôn tiên sinh học cao hiểu rộng có thể chỉ cho tại hạ một kế sách được chăng?
Tôn Cường chắp tay cung kính:
-Bẩm đại quan nhân, quân Thiên Đức muốn cắt đường lui binh, chia đại quân của ta thành hai nửa không thể ứng cứu lẫn nhau. Bây giờ quân Thiên Đức đổ ra đánh mặt Bắc và Tây là có ý dồn chúng ta về hướng sông. Tại hạ nghe nói cầu đã hỏng, chiến thuyền hãy còn, đại quan nhân hãy dùng chiến thuyền rút quân nhanh nhất có thể.
Khổng Chiêu Hà nhăn mặt gạt đi:
-Thắng bại chưa rõ sao có thể dễ dàng rút quân?
Tôn Cường lại thưa:
-Nếu thuỷ quân Sơn Nam Hạ cùng sống c·hết với ta, ắt chúng ta còn đường sống. Tình hình hiện tại chưa đến mức xấu. Tại hạ nghĩ trong tay đại quan nhân còn có mấy trăm Cự thạch pháo, đại quan nhân dùng v·ũ k·hí này sẽ cầm cự được, chờ tình hình biến chuyển mới có thể liệu. Tại hạ thiết nghĩ còn hướng Tây, nơi ấy là Nam Sách huyện, dẫn đại quân thoát theo hướng ấy rồi tìm lối qua sông.
Nét mặt Khổng Chiêu Hà căng thẳng, gọi thuộc tướng vào trướng, yêu cầu thuộc tướng phái hai đội binh, mỗi đội chừng ba trăm người tiến về hướng Tây chừng mười dặm, cách bờ sông từ một đến hai dặm tìm nơi thuận lợi chặt tre kết bè vượt sông. Đồng thời, Khổng Chiêu Hà theo kế của Tôn Cường, lệnh binh sĩ đào thêm hầm hào ở ba hướng Bắc, Tây và Đông đề phòng Thiên Đức dùng kỵ binh phá trại.
Tình thế vô cùng cấp bách, Khổng Chiêu Hà tận mắt trông thấy kỳ hiệu Đại đoàn Thiên Đức ở hướng Tây Bắc, lẫn trong tinh kỳ rợp trời.
Bộ binh Đại đoàn Thiên Đức chia làm ba đội lớn vây ba mặt, dùng thần công bắn đo khoảng cách đến khi hai bên nhìn thấy nhau mới ngưng tiếng súng.
-Bẩm ngài, do thám vừa báo về, quân Thiên Đức trang bị Thiết kỵ làm trọng binh, có cả… dạ bẩm… còn trông thấy cả voi ạ!
Chẳng riêng Khổng Chiêu Hà giật mình thất kinh, có cảm giác khó thở. Tôn Cường tim đập chân run bởi mấy nghìn quân Đằng Châu chỉ có vài trăm ngựa mà đối phương còn trang bị cả tượng binh.
-Đại quân nhân xin đừng lo lắng, chúng ta có đội cung thủ đông đảo, tại hạ tin rằng sẽ khuất phục được tượng binh Thiên Đức.
Khổng Chiêu Hà như người c·hết đ·uối vớ được cọc, lập tức cho kiểm đếm, chỉnh đốn lại đội cung thủ hơn hai nghìn người. Ba hàng cự mã đặt ở phía trước ngăn chặn kỵ binh sợ không đủ, Khổng Chiêu Hà lệnh làm thêm. Đồng thời hối thúc binh sĩ gấp rút đào hào cắm chông. Bên kia chiến tuyến Phạm Cự Lượng tất nhiên không để cho đối phương có đủ thời gian sắp đặt phòng thủ kín kẽ song anh chưa vội hạ lệnh t·ấn c·ông bởi còn chờ tin tức từ Đằng Châu đưa về.
Vạn Thắng vương muốn đánh một trận sạch sẽ song không lạm sát quân sĩ đối phương. “Mạc gia diệu lý yếu lược” có viết “Khiến cả nước địch chịu phục trọn vẹ là thượng sách, đánh là hạ sách. Khiến toàn quân địch chịu phục là thượng sách, đánh là hạ sách. Khiến đại quân địch chịu phục là thượng sách, đánh là hạ sách”. Đánh bại đội quân mấy nghìn người không khó, cái khó mà Vạn Thắng vương đặt ra cho các chỉ huy chính là đánh quỵ hoàn toàn tinh thần chiến đấu của đối thủ, theo đó họ tất quy hàng. Muốn vậy, tin tức Đằng Châu b·ị đ·ánh tập hậu cần phải sớm đến đại quân của Khổng Chiêu Hà.
Đầu giờ Thân, Phạm Cự Lượng nhận được mệnh lệnh từ sở chỉ huy tại Tiên Minh, cách nơi Phạm Cự Lượng dàn quân khoảng 150 dặm theo đường chim bay. Mệnh lệnh chỉ vỏn vẹn có một chữ “Công” mà thôi.
Phạm Cự Lượng cười tươi rói, triệu tập bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Nguyên Hãn, Lý Công Thành, Lê Quý Ly… đến bàn định một cách mau chóng. Chỉ một loáng sau tiếng trống trận nhất loạt từ ba hướng nổi lên cùng tiếng hò reo dậy đất.
Một binh sĩ Thiên Đức giơ cao một lá cờ màu đỏ thong dong cưỡi ngựa, gò cương trước bản trận của Khổng Chiêu Hà, gọi lớn:
-Xin cho gặp tướng chỉ huy!
Tướng giữ trại là Lều Kim mình vận giáp trụ sáng loáng, tay cầm trường kiếm cưỡi ngựa ra khỏi cổng trại quát hỏi:
-Ngươi là kẻ nào? Đến có việc gì?
-Tôi là Phan Ninh Phúc, thuộc hạ của Trung tá Phạm Cự Lượng, chỉ huy Đại đoàn Thiên Đức, Tư lệnh quân Thiên Đức tại Tế Giang. Xin hỏi danh tính của tướng quân.
-Cái đếch gì mà cả tá? Phạm Cự Lượng chỉ là một thằng oắt con. Ông đây họ Lều, tên huý là Kim. Tướng tiên phong Đằng Châu. Ngươi có việc gì cầu xin mau nói.
-Lều Kim Đại tướng quân nghe rõ, Tư lệnh Phạm Cự Lượng nhắn nhủ “Cầm giáo là quân Đằng Châu, buông gươm là người Vạn Xuân”. Đại quân Đằng Châu nay không còn đường lui, Phạm Lệnh công đã b·ị b·ắt sống, các người mau liệu đi.
Lều Kim chỉ thẳng mặt Phan Ninh Phúc mắng:
-Thằng ranh con lớn lối! Chúng bay có giỏi cứ xông lên mà đánh, Lều Kim này không sợ chúng bay, bọn Thiên Đức là cái thá gì.
Phan Ninh Phúc nhắc lại:
-“Cầm giáo là quân Đằng Châu, buông gươm là người Vạn Xuân” đó là yêu cầu của Phạm Tư lệnh. Các ngài có nghe hay là quyền của các ngài nhưng đất Đằng Châu thất thủ rồi. Các ngài chỉ có một khắc đồng hồ để quyết định, giữa giờ Thân mà không treo cờ trắng, giải giáp v·ũ k·hí, Phạm Tư lệnh sẽ thúc quân đánh đến.
Lều Kim nhổ toẹt một cái, tuốt gươm khỏi vỏ:
-Bởi mày chỉ là hạng tiểu tốt ông không thèm chấp, về nói bới thống soái của mày, lũ Thiên Đức gian trá đừng hòng khuất phục bọn tao. Đừng giở trò xảo quyệt.
Phan Ninh Phúc cười nhạt:
-Đó là do các ngài chọn, các ngài có một khắc. Tiểu nhân xin cáo biệt.
Dứt lời, Phan Ninh Phúc quay ngựa chậm rãi trở về bản trận trong tiếng trống giục thùng thùng.