Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 385: Mưu sĩ Tôn Cường




Chương 385: Mưu sĩ Tôn Cường

Lều Kim đích thân đến trướng soái bẩm báo với Khổng Chiêu Hà. Lúc này Khổng Chiêu Hà đương bàn tính kế sách với tả hữu và mấy mưu sĩ. Lều Kim thuật xong, Khổng Chiêu Hà phẩy tay nói:

-Gian kế không cần để tâm, hãy chuẩn bị tiếp đón chúng nó. Cự thạch pháo và tiễn độc có bao nhiêu cứ tha hồ mà bắn, phải để chúng thấy Đằng Châu không phải dễ bắt nạt.

Lều Kim lui, Tôn Cường xem hoạ đồ trong trướng, tỏ ra đăm chiêu, bất chợt hỏi vu vơ:

-Thiên Đức có bao nhiêu binh mã?

Câu hỏi này thật khó trả lời. Tôn Cường đã ra bờ sông Phú Nông, tận mắt xem trận thuỷ chiến giữa quân Thần Sách và Đằng Châu. Chiến thuyền Đằng Châu hầu như bị loại khỏi vòng chiến, cầu phao bị cắt đứt. Thuỷ quân Sơn Nam Hạ nhập trận muộn với chừng hai nghìn quân trên gần một trăm khinh thuyền mới khiến quân Thần Sách lui binh về phía hạ lưu khi chịu thiệt hại hàng chục thuyền Mông Đồng sau chừng một canh giờ giao chiến.

Chẳng ai đáp, Tôn Cường tự trả lời, dùng tay vạch vạch trên hoạ đồ như thể giảng giải cho những người có mặt trong trướng.

-Như thống kê có từ ba chục năm trước, tại hạ ước tính hiện nay Thiên Đức có ít nhất bảy mươi vạn dân. Họ có thể huy động bao nhiêu binh mã để đánh Bắc, chống Nam, cự Đông?

Khổng Chiêu Hà và thuộc tướng chăm chú lắng nghe. Tôn Cường nói thêm:

-Các ngài tận mắt thấy quân Thần Sách đánh trận có thấy điều gì lạ không?

Khổng Chiêu Hà đứng dậy, đến bên cạnh Tôn Cường, giọng từ tốn:

-Tôn tiên sinh có điều gì chỉ giáo, chúng tôi xin nghe.

Vị thế của Tôn Cường thay đổi nhanh chóng sau khi quân Thần Sách quả nhiên t·ấn c·ông đúng lúc ba quân Đằng Châu vượt sông.

-Khổng đại quan nhân, quân Thần Sách có vài điểm đáng lưu tâm. Thứ nhất, quân sĩ của họ đều là tráng niên, theo cách gọi của các ngài ở đây là tinh binh. Tại hạ trông rõ, thật khó thấy binh sĩ già yếu trong quân của họ. Đấy có phải lực lượng tinh nhuệ nhất của Thiên Đức không?

Khổng Chiêu Hà đáp:

-Thần Sách là một trong ba đạo quân lớn của Thiên Đức, gần đây nghe nói chúng thiết lập thêm đạo quân thứ tư trên vùng thượng du. Tại hạ thiết nghĩ quân chủ lực nên chúng dùng tinh binh là đúng.

Tôn Cường lại nói:



-Thứ hai, thuỷ binh của chúng ta thực không đúng thuỷ binh mà là bộ binh chiến đấu trên thuyền. Tống quốc là một trong những đất nước mạnh về thuỷ chiến nên tại hạ nhận ra điều này. Quân Thần Sách có trình độ tác chiến, chiến thuật khác hẳn chúng ta. Nói ngắn gọn là họ đánh bài bản hơn.

Tôn Cường chỉ vào dòng Phú Nông, nơi mới diễn ra trận kịch chiến vào buổi trưa.

-Thuyền lớn của họ đánh phá cầu phao trước tiên bằng v·ũ k·hí đặt trên thuyền lớn mà tại hạ chưa từng thấy. Thuyền nhỏ đeo bám chiến thuyền của ta, vô hiệu hoá Cự thạch pháo trên bờ. Các khinh thuyền của ta chèo ra trợ chiến đều bị đẩy lui dễ dàng bởi các tàu lớn ở phía sau đội hình. Ta yếu kém hơn họ về hoả khí là một lẽ, nhưng chí tử là ta thua thiệt cả về cách bày trận.

Bọn Khổng Chiêu Hà yên lặng nhìn nhau. Tôn Cường bặm môi, nheo mắt nhìn ra cửa trướng:

-Ta huy động binh sĩ từ mười lăm, mười sáu tuổi trong khi địch quân toàn binh tinh nhuệ, đó là điểm thứ ba mà tại hạ nhìn thấy.

Trần Thiện bước ra chắp tay trước mặt, hỏi:

-Tôn tiên sinh, ban nãy ngài đặt câu hỏi nhưng tại hạ chưa nghe đáp án.

Tôn Cường cười buồn:

-Đạo quân Thần Sách t·ấn c·ông chúng ta không ít hơn sáu nghìn quân. Thiên Đức vây trên mặt Bắc hẳn cũng chừng ấy. Một đạo sơn cước mới thành lập như Khổng đại quan nhân vừa đề cập, một đạo t·ấn c·ông thành Côn Lôn và…

Tôn Cường gõ nhẹ ngón tay trên hoạ đồ:

-Chắc chắn phải có một lực lượng trấn thủ trên dòng Như Nguyệt đề phòng Sứ quân Tam Đái thừa cơ tràn sang. Thưa các ngài, tại hai nhẩm tính sơ sơ, binh lực Thiên Đức không ít hơn ba vạn tinh binh. Tinh binh là quân chính quy, họ không huy động dân binh tham gia, điều này có nghĩa Thiên Đức đã tổ chức được đội quân tinh nhuệ chỉ ăn và đánh nhau.

Trần Thiện gật gù đồng tình. Tôn Cường nói tiếp:

-Trần đại nhân từng nói với tại hạ, bộ binh Thiên Đức có ba đạo lớn gồm: Thiên Đức dưới quyền Phạm Cự Lượng, Thần Sách dưới quyền Lý Văn Ba, Thánh Dực thuộc quyền Bàn Phù Sếnh.

-Đạo Sơn cước Thần Dực dưới quyền Nguyễn Lạc Thổ. - Khổng Chiêu Hà nói. - Tay này trước đây vốn là thuộc tướng của Nguyễn Quốc Khánh ở Vũ Ninh giống như Bàn Phù Sếnh và Lý Văn Ba.

Tôn Cường nhoẻn miệng cười:

-Ba trong bốn thống lĩnh từng là bại tướng, tại hạ thật mở mang tầm mắt. Điều này cho thấy Vạn Thắng vương biết thuật dùng người. Thưa đại quan nhân, ngoài bộ binh Thiên Đức còn lực lượng pháo binh do Phạm Bạch Hổ nắm quyền. Trần đại nhân cho hay, quân của Phạm Bạch Hổ không đi riêng rẽ mà lẫn trong bộ binh.



Khổng Chiêu Hà xác nhận, bổ sung rằng Phạm Cự Lượng là… ông tổ của Cự thạch pháo.

-Bốn người con của Tả Đô đốc tiền triều, một người nắm đạo bộ binh mạnh, một nắm pháo binh đầy uy lực, một nắm trị an toàn phủ, vậy… người cuối cùng nắm thuỷ binh đâu?

Khổng Chiêu Hà quay ra nhìn tả hữu, chẳng ai biết đáp án.

-Chúng ta đánh trận mà chẳng nắm rõ thực hư thật là nguy lắm thay. Các ngài xem rõ hoạ đồ sẽ nhận thấy một điều lạ, thuỷ quân Thiên Đức đang ở đâu? Tại sao lực lượng t·ấn c·ông khi ta qua sông không phải thuỷ quân mà vẫn là bộ binh? Bàn cờ này Vạn Thắng vương giấu mất một quân.

Trần Thiện bèn lên tiếng:

-Bấy lâu nay thuỷ quân Long Vũ chỉ làm nhiệm vụ chuyên chở binh mã, lực lượng mỏng, chưa tạo được tiếng vang ngoài kỳ tích tại Sơn Tây. Theo tin thám báo, kỳ hiệu quân Long Vũ có ở gần thành Côn Lôn. Long Vũ quân là chủ chốt của thuỷ quân Thiên Đức.

Tôn Cường nhận định:

-Đó có thể là kế nghi binh. Như đại nhân từng nói, chủ tướng thuỷ quân là Yết Kiêu, chưa ai thấy Yết Kiêu ở đâu trong cả tháng trước trận đánh. Cách đây chừng ba tuần có tin thuỷ quân Thiên Đức từ Luy Lâu thành di chuyển đến vùng này.

Tôn Cường chỉ vào vùng Mạo Khê, Thuỷ Đường:

-Nơi này bị phong toả, tại sao Yết Kiêu lại điều binh từ Luy Lâu đến vùng này? Nơi đây chẳng liên quan gì đến các cuộc chinh phạt. Tại hạ đồ rằng Yết Kiêu tụ quân ở đây, chờ quân Thần Sách t·ấn c·ông theo đường thuỷ rồi…

Tôn Cường ngập ngừng, ánh mắt nhìn Khổng Chiêu Hà, nhận được cái gật đầu, Tôn Cường mới nói:

-Tại hạ đồ rằng Yết Kiêu sẽ dẫn một đạo thuỷ quân vòng ra biển đánh tập hậu Đằng Châu từ mạn Tây Nam.

Khổng Chiêu Hà vội gạt đi:

-Không có chuyện ấy được, thuyền bè Thiên Đức dùng đi trên sông. Nếu chúng đi trên bể sẽ dễ bị phát hiện hơn.

-Vậy… chúng đi buổi đêm thì sao ạ? Thưa đại quan nhân?

-Ban đêm ư?



-Thần Sách chia cắt đội hình đại quân của ta, Thiên Đức vây ba mặt dồn ép. Thánh Dực ở Siêu Loại chắc đến bảy phần dùng để chống Đông Phù Liệt. Nhìn đi nhìn lại, tại hạ thấy thừa đúng đạo thuỷ quân và lời ngông cuồng ban nãy của tên lính kia không phải là không có lý. Binh lực Thiên Đức nghi binh hướng Bắc nhưng lại tập trung ở hướng Nam, hai hướng này đều là nghi binh. Tại hạ tin rằng Yết Kiêu nhất định sẽ đánh Đằng Châu từ mạn Tây Nam. Chỉ có như vậy mới lý giải được cách bố trí binh lực của Thiên Đức mà thôi. Hiện nay ai phò tá cho Vạn Thắng vương, các ngài có biết không?

Trần Thiện đáp:

-Gần đây có Ngô Hy Doãn, người này từng giữ chức Phó Đô Ngự sử, được xem là một nhân tài kiệt xuất.

Tôn Cường chau màu:

-Ngự Sử đài lo can gián? À… tại hạ đánh giá cao những người ngay thẳng song tại hạ không tin một người thuộc cơ quan ấy có thể đưa ra kế sách kiểu như thế này. Người đưa ra kế sách lớn, hư hư thực thực như hiện tại phải là nhân vật hiểu việc binh, giỏi cầm tướng.

Khổng Chiêu Hà nói:

-Tả Đô đốc tiền triều Phạm Tu hoặc nguyên Lý Sứ tướng Siêu Loại Lý An đều là danh tướng. Họ có đủ kinh nghiệm để vẽ ra kế sách.

Tôn Cường lại cười:

-Tại hạ đề cập đến mưu sĩ chứ danh tướng… tại hạ không đủ khả năng nhận xét. Nếu thực Yết Kiêu đánh Đằng Châu thì mưu sĩ tính toán trận này thật đáng gờm. Khương đại quan nhân, ngài nhất định phải báo ngay về hậu quân đề phòng mặt Tây và Tây Nam.

Khổng Chiêu Hà cho là phải, bèn sai quân cấp báo về hậu phương. Còn chưa bàn định thêm được, binh sĩ chạy đến cấp báo, quân Thiên Đức cùng t·ấn c·ông ở mặt Bắc và cả dưới sông. Khổng Chiêu Hà nghiêng đầu lắng tai nghe, quả nhiên tiếng súng pháo từ hai hướng Bắc, Nam vọng lại.

Chỉ còn Tôn Cường, Trần Thiện và vài nhân sĩ khác ở trong trướng. Nét mặt Tôn Cường rất khó tả, nửa mừng nửa lo.

-Tại hạ chẳng biết tại sao quân Thiên Đức lại phối hợp nhịp nhàng đến thế, tâm ý của họ tương thông?

Trần Thiện nói:

-Sinh thời Chu đại nhân Chu Thanh Đông cũng có cách truyền tin mau lẹ song ông ấy giấu rất kín.

Tôn Cường ra khỏi trướng soái, lẩm bẩm:

-Nhanh hơn ngựa chỉ có thể là chim mà thôi, chim sao có thể truyền tin được chứ? Nếu tay Yết Kiêu đó thực đánh Đằng Châu vào lúc này thì mọi sự đã định. Ta cũng chẳng còn đất nương thân nữa.

Chiều mùa đông lạnh lẽo, bầu trời nhiều mây âm u. Tiếng đì đùng không ngừng như sấm rền ở hướng Tây Bắc như thể báo hiệu một cơn mưa máu sắp đổ xuống. Tôn Cường ngẩng mặt nhìn trời chỉ đành than ngắn thở dài, lực bất tòng tâm.

-“Dương Sứ tướng hay Khổng đại quan nhân đơn thuần là tướng cầm quân, một võ tướng. Họ có sự dũng mãnh nhưng thiếu mưu lược, tầm nhìn chẳng xa, chỉ thoả mãn trước mắt. Phận mình hẩm hiu chẳng ra gì, vợ con liệu có được yên không đây?”

Giả như Tôn Cường và các mưu sĩ tứ xứ được Dương Cự Vọng, Khổng Chiêu Hà thực sự lắng nghe từ đầu có lẽ mọi sự đã khác. Song cuộc đời nào có hai chữ “giá như”.