Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 378: Kế hoạch nghi binh




Chương 378: Kế hoạch nghi binh

Lê Phụng Hiểu sau thời gian miệt mài tuyển chọn kỵ binh đã có trong tay gần hai nghìn quân Thiết kỵ gồm D321, D322 và D323. Nhờ nguồn quặng sắt từ Đồng Mỏ và Dương Quan cùng tay nghề ngày càng cao của thợ rèn Thiên Đức với số nhân lực đông đảo, quân Thiết kỵ được trang bị giáp trụ cả người lẫn ngựa. Trang bị tiêu chuẩn của một kỵ binh dưới trướng Lê Phụng Hiểu gồm giáo dài, nỏ Liên Châu, đoản đao giắt hông, ba quả lựu đạn, một hoả mai với cơ số đạn 20 viên.

Bùi Thị Xuân với sự trợ giúp của quản tượng người Chi Lăng, cơ bản chỉ huy đội tượng binh với ba chục voi chiến. Gần nửa năm trời, Bùi Thị Xuân và Lê Phụng Hiểu phối hợp tập trận. Quân đủ song ít thực chiến, hai vị chỉ huy đề đạt Bộ Tổng Tham mưu t·ấn c·ông quân La thành đồn trú phía Đông Bắc huyện Vũ Ninh hoặc chuyển quân huấn luyện tại địa bàn Phượng Sơn hoặc Lạng Giang.

Trong thời gian quân Thiên Đức vây thành Bát Vạn, Lý Mẫn nhân cơ hội đánh chiếm vùng đất Đông Bắc châu Vũ Ninh cũ. Hiện tại, quân La thành tập trung hơn hai nghìn quân đồn trú trong thành Côn Lôn. Côn Lôn là toà thành nằm trên địa hình gò đồi cao tự nhiên, bởi thế thành có hai bức tường đắp cao, uốn lượn theo địa hình. Côn Lôn thành có từ thời Lý tiên vương tại vị, Vũ Ninh vương gia cố và gần đây Lý Mẫn đắp thêm. Thành xây bên cạnh con sông Hoàng, dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Phía Tây thành có Đầm Đại rộng lớn tận dụng làm bến cảng tụ họp hàng trăm thuyền bè cùng lúc. Sông Hoàng chảy vào sông Huyện Khê. Huyện Khuê là chi lưu của sông Thiên Đức, ngăn vùng Đông Bắc châu Vũ Ninh với phần còn lại.

Bộ Tổng Tham mưu Thiên Đức quân có hoạ đồ và sơ đồ chi tiết thành Côn Lôn với 6 cổng chính. Có thể nói, thành Côn Lôn tuy không lớn nhưng địa hình phức tạp khi phải vượt hệ thống sông Hoàng cùng hai lớp tường thành đan xen. Sau khi chiếm được thành Côn Lôn không mấy khó khăn do tướng thủ thành quy thuận, Lý Mẫn đưa đến thành hàng trăm Cự thạch pháo trấn trên các gò đồi cao. Binh sĩ giữ thành lương thảo đủ dùng cả năm, chưa kể quân Vũ Ninh cũ gia nhập lực lượng trấn thành. Chính bởi những khó khăn trông thấy như vậy mà Vạn Thắng vương cùng Bộ Tổng Tham mưu chưa đụng đến Côn Lôn thành.

Thiết kỵ và tượng binh càng không phù hợp đánh chiếm toà thành này. Thay vào đó, lực lượng chủ công là thuỷ binh, bộ binh dưới sự yểm trợ của pháo binh sẽ phù hợp hơn.

Đầu tháng 9, Chương ký lệnh điều động Trung đoàn Thiết kỵ và đội tượng binh từ thành Bát Vạn đến huyện Nghĩa Trụ Hạ. Đồng thời điều Trung đoàn bộ binh Ninh Hải của Lý Trí Thắng đang đồn trú tại huyện Kim Động đến thành Bát Vạn thế chân.

Trung đoàn thuỷ binh Cao Mộc Viễn dự kiến có thêm trợ giúp của Trung đoàn thuỷ binh Long Vũ, nâng tổng số thuỷ binh tham chiến khoảng ba nghìn người. Đại đoàn Thánh Dực đưa hai tiểu đoàn bộ binh tham gia chiến dịch vây hãm thành Côn Lôn. Phạm Bạch Hổ đưa Tiểu đoàn pháo binh 42, đoàn pháo binh Luy Lâu, tham gia trợ chiến. Tổng số quân thuỷ, bộ và pháo binh tham gia khoảng 6000 người.

Bộ Tổng Tham mưu Thiên Đức xác định chiếm thành Côn Lôn không phải nhiệm vụ tiên quyết mà nhằm thu hút sự chú ý của sứ quân La thành và Tam Đái, thể hiện ý đồ đánh chiếm các vùng đất ở phía Đông và Bắc. Thành Côn Lôn cách không xa kinh đô, Lý Mẫn sẽ dễ dàng cho quân cứu viện, chưa kể Phan Văn Hầu sẽ lợi dụng thời cơ mà tràn sang huyện Vũ Ninh.

Theo kế hoạch, nhằm khống chế và để Phan Văn Hầu dè chừng, Bộ Tổng Tham mưu đề đạt Vạn Thắng vương điều động Đại đoàn Sơn cước Thần Dực mới thành lập tập trung về thành Lạng Giang hòng uy h·iếp mặt phía Tây, buộc Phan Văn Hầu phải đề cao cảnh giác. Chương chỉ đồng ý điều động đoàn Phượng Sơn của Vương Chí Linh đến thành Lạng Giang hợp quân với đoàn Lạng Giang của Lý Quang Minh và Trương Ma Nị, đoàn Chi Lăng án binh bất động. Nguyễn Lạc Thổ từ huyện Chi Lăng về huyện Lạng Giang trực tiếp thống lĩnh hai trung đoàn bộ binh.

La Đình Kính được chỉ định thống lĩnh ba quân trong Chiến dịch Côn Lôn, lão tướng Tả Đô đốc Phạm Tu và Triệu Quang Phục làm tham mưu. Theo kế hoạch, La Đình Kính phải tập trung chống viện binh ứng cứu thay vì t·ấn c·ông thành. Vạn Thắng vương chỉ định La Đình Kính thống suất ba quân gây bất ngờ với nhiều sĩ quan và ngay cả La Đình Kính. Chỉ sau khi họp mặt các chỉ huy lớn nhỏ, Phạm Tu phân tích rạch ròi, các sĩ quan chỉ huy mới vỡ lẽ, bản thân La Đình Kính hiểu thêm nhiều điều. La Đình Kính đánh trận không tệ, thắng thua là thường tình trong việc cầm quân. Sở dĩ trước đây La Đình Kính năm lần bảy lượt thua trận trước Thiên Đức là do hoả lực yếu kém hơn hẳn, chẳng có bất kỳ cơ hội nào thi thố. Thứ nữa trong tình hình mới, q·uân đ·ội Thiên Đức cần những người có kinh nghiệm cầm đại quân.

La Đình Kính trân trọng cơ hội dẫu biết cánh quân này chỉ có nhiệm vụ chính là nghi binh. Phạm Tu, Lý An và Triệu Quang Phục làm công tác tư tưởng cho La Đình Kính, giúp Kính buông bỏ những mặc cảm cuối cùng còn chôn chặt trong lòng. Để cảm tạ, La Đình Kính yết kiến Vạn Thắng vương song Vạn Thắng vương có việc bận, đi đâu không ai biết. Lý Thiên Bình tiếp kiến, La Đình Kính thề trung thành với Vạn Thắng vương và Đại Thắng Lý Hoàng hậu nhằm báo đáp những ân tình và lòng tin Vạn Thắng vương dành cho nhà họ La.

La Đình Kính thấy con cháu Lý Lệnh công sau mấy năm im tiếng nay được Vạn Thắng vương cất nhắc vào những vị trí quan trọng trong quân hoặc bộ máy công quyền nên tin rằng con cháu mình nếu một lòng phụng sự ắt cũng chẳng thua thiệt.

-Vạn Thắng vương không phải nguỵ quân tử! - La Đình Kính nói với La Lệnh công. - Sau những gì Vạn Thắng vương làm cho bách tính Tế Giang cũng như Siêu Loại, con nghĩ bóng dáng đế vương đã lộ diện rồi.

Con cháu họ La kể từ đó bắt đầu buông bỏ chấp niệm, một lòng phụng sự Thiên Đức.

Bên kia dòng Xích Giang, nhận thấy Sứ quân Thiên Đức có dấu hiệu điều động binh mã, đảo quân qua lại giữa các vùng, Tô Trung Từ và các thuộc tướng đều chung nhận định, quân Thiên Đức sẽ t·ấn c·ông Đằng Châu, Tam Đái hoặc chiếm vùng đất có thành Côn Lôn trấn giữ ngay khi vụ thu hoạch lúa kết thúc. Bởi vậy, Lý Mẫn điều thêm năm trăm binh sĩ đến thành Côn Lôn vào khoảng hạ tuần tháng 9.

Phan Văn Hầu tích cực trao đổi thư từ với Lý Mẫn. Lý Mẫn nghị hoà với quân Đông Phù Liệt sau quãng thời gian xung đột nhằm tập trung đối phó Thiên Đức.

Vạn Xuân sắp nổi cơn mưa máu là điều ai cũng có thể đoán định nhưng sự khác biệt so với mấy năm trước nằm ở chỗ quân Thiên Đức khả năng cao là bên chủ động t·ấn c·ông trước.

Họ t·ấn c·ông ai? Trữ quân, Quảng Trí quân hay Phạm Lệnh công?

Dựa trên tình hình thực tế, những người hiểu chuyện chắc đến bảy, tám phần Thiên Đức quân sẽ đánh Quảng Trí quân do hai bên có nhiều hiềm khích không thể nghị hoà trong suốt mấy năm trời.

Phan Văn Hầu nhận được lời đảm bảo của Tô Trung Từ, ngay khi Thiên Đức động binh giao chiến với quân Tam Đái, Sứ quân La thành sẽ t·ấn c·ông huyện Vũ Ninh, ép Thiên Đức phải chùn chân.

Hạ tuần tháng 9 cho đến thượng tuần tháng 10, thời tiết chuyển dần từ thu sang đông, quân Thiên Đức bắt đầu phô trương thanh thế. Tin tức tình báo Phan Văn Hầu và Lý Mẫn thu được cho thấy, Huyện trưởng Vũ Ninh ký lệnh ban bố thiết quân luật, trưng tập dân binh trong huyện về thành Bát Vạn trước trung tuần tháng 10. Trong khi đó tại các huyện giáp ranh với Đằng Châu như Kim Động, Nghĩa Trụ Hạ, Tiên Minh, q·uân đ·ội Thiên Đức đều không có động tĩnh nào đáng kể.