Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 325: Về Tống quốc




Chương 325: Về Tống quốc

Sứ giả đến điện Hưng Quốc theo giao hẹn, Chương trả lời rằng ở vùng Tam Hưng chẳng có ai là Triệu Trung người Hoa quốc. Sứ giả muốn đến kiểm chứng, Chương sai Ngô Thì Nhậm và Vũ Trinh, Huyện trưởng Thừa Thiên dẫn sứ giả sang Thuỷ Đường. Hoàng Như Hổ tháp tùng học hỏi.

Sứ giả tìm đến xã Tam Hưng nhưng trong ba làng, già trẻ trai gái quả nhiên đều là nông dân Vạn Xuân. Sứ giả Tưởng Kính biết bị lỡm nhưng quãng đường từ làng Vạn Xuân đến Tam Hưng cũng hơn một ngày đi thuyền, chẳng thể đánh tráo mấy nghìn người mà không để lại dấu vết.

Tưởng Kính nấn ná lại Ninh Hải thêm mấy hôm dò la. Một số thương nhân khẳng định với Tưởng Kính rằng xã Tam Hưng toàn người Hoa quốc, mới lập làng mấy tháng. Vài người còn khẳng định với Tưởng Kính, mấy tháng trước có người tên Triệu Trung hạ tướng Trần Siêu.

Tưởng Kính lên thuyền ta biển hôm trước, ngay sớm hôm sau các thương nhân từng gặp Tưởng Kính hoặc thuộc hạ của Kính đều b·ị b·ắt hết lượt dẫn giải về soái trại Ninh Hải. Tại đây, Đoàn Thượng cảnh cáo họ về việc cung cấp tin tức trong vùng cho Sứ giả.

-Nếu các người còn dám tái phạm sẽ quy vào tội gian tế cho ngoại bang dù các người không phải dân Vạn Xuân. Muốn làm ăn ở đây cứ cho làm ăn, còn như lưỡi dài, làm việc quá phận sẽ trừ cả nhà không cần xét hỏi.

Xong thì thả cho về, kẻ nào kẻ nấy xanh mặt. Vài kẻ yếu bóng vía, sợ khó sống, bèn thu dọn gia sản chuồn thẳng.

Dăm ngày sau, Ban Phản gián thuộc Ty Công an bí mật bắt sáu người Hoa quốc mới xin làm thuỷ thuỷ trên thương thuyền, đưa tất cả về Thừa Thiên gặp Phạm Bỉnh Di.

Bỉnh Di năm nay ba mươi ba tuổi, dáng vẻ thư sinh nho nhã, nhẹ nhàng hỏi dăm câu ba điều rồi xẻo lưỡi một kẻ luôn tại chỗ.

-Đưa năm thằng còn lại ra hỏi cho rõ, khai thiếu một câu xẻo lưỡi, thiếu hai câu chặt thêm một ngón tay, cứ thế mà làm. Đứa nào thành khẩn cho ăn uống đủ đầy rồi sung làm lao khổ sai.

Hoàng Như Hổ tận mắt thấy Phạm Bỉnh Di xuống tay, mặt thản nhiên như không liền vã mồ hôi trán. Bỉnh Di vỗ vãi Hổ:

-Giết gà doạ khỉ, đã gian tế lại còn khác máu sao phải nhân đạo với chúng. Chú mày nhẹ nhàng thẩm vấn đám gian tế này có hết tháng cũng chẳng ra việc.

-Dạ thưa Trưởng Ty, Vương có dặn em tìm hiểu phong tục tập quán của bọn họ.

Bỉnh Di cười hiền lành:

-Ai cấm chú mày, chú mày giá·m s·át việc hỏi cung, hỏi được rồi bọn chúng vô tích sự, chú mày có tỉ tê chuyện gì cứ tự nhiên. Có thích sang Ty Công an không?

-Dạ thưa anh, em… em…

Bỉnh Di vỗ vai Như Hổ, vẻ thông cảm:

-Chú mày đã ra trận nhưng ngoài trận tiền khác nơi này, ngoài đấu trí còn phải… ừm… tàn bạo nữa. Ta một lần thất trách bị Vương nhắc, ta không muốn có lần hai. Gian tế nguy hiểm nhất, chú mày từng làm gian tế bên Đông Phù Liệt, hiểu hậu quả của gian tế gây ra chứ?

-Dạ, hai trăm người bỏ mạng ạ.

-Chẳng đáng là gì so với hai sứ quân hằm hè nhau. Chú mày sáng dạ, Vương muốn đào tạo thành người tài, cố gắng mà học hỏi. Cần gì cứ tìm ta nhé.



-Đội ơn anh Di.

-Cảm ơn được rồi, đội ơn nặng lắm.

Bỉnh Di vỗ vai Như Hổ thêm vài cái, cười vang rồi rời đi. Như Hổ theo sát việc xét hỏi, sau đó chuyển kết quả kèm những ý kiến đề đạt của Bỉnh Di đến Chương. Chương xem xong, gọi Trần Nhật Tôn vào đưa cho đọc. Tôn và Như Hổ cùng bàn định một thôi một hồi, viết thêm ý định của bản thân vào phía dưới.

Chương xem lại lần nữa, thấy hài lòng bèn cho sao ra gửi Đoàn Thượng, Triệu Quang Phục, Lý An, Phạm Tu.

Hạ tuần tháng 5, Vạn Thắng vương đưa ra quy định phân luồng đường thuỷ, tất cả thương thuyền muốn vào trung tâm phủ Thiên Đức từ Ninh Hải, Thuỷ Đường chỉ được phép theo lối sông Kinh Môn, trở ra cũng vậy.

Các sông Kinh Sư, Đá Vách chỉ các thuyền phục vụ quân sự, thương nghiệp, vận tải và thuyền của dân bản địa được phép đi lại tự do. Tại các ngã ba sông tăng cường cảnh giới, kiểm soát thuyền bè đi lại. Bách tính các huyện Ninh Hải, Thuỷ Đường và Kinh Môn thường xuyên được nhắc nhở đề cao cảnh giác với gian tế, thấy người lạ phải báo quan binh ngay. Dân chúng hai bờ sông Kinh Sư và Đá Vách nếu muốn buôn bán ngoài vùng phải đăng ký với Ty Thương nghiệp. Nếu tuân thủ đúng các quy định, thuyền quân có thể giúp chuyên chở nông sản đến cảng Ninh Hải.

Lâm Uyển Như từng ngỏ ý muốn biến Ninh Hải thành thương cảng lớn, lớn hơn Hiến Doanh. Chương đã đồng ý với một vài điều kiện, trong đó, thương nhân muốn đặt việc buôn bán thường xuyên ở Ninh Hải phải đưa gia quyến đến định cư, bất kể từ đâu đến.

Triệu Trung và dân Tam Hưng trở lại làng cũ sau hơn chục ngày tản cư về làng Thuỷ Đường và bên huyện Mao Khê. Dân làng Thuỷ Đường, Mao Khê và hàng nghìn dân Kinh Môn được thế vào ba làng Tam Hưng. Trần Minh Dũng truyền tin gấp đến thành Kinh Môn. Đặng Sỹ Nghị cấp tốc đến Tam Hưng gặp Triệu Trung nói tình hình và bảo Triệu Trung tập trung quân dân lên các thuyền đến các nơi chỉ định. Dân Tam Hưng đem tiền bạc, tư trang quý giá xuống các thuyền theo quân Kinh Môn đi ngay trong đêm nên chẳng ai hay biết.

Triệu Trung xin yết kiến Vạn Thắng vương, thay dân Tam Hưng xá hai lạy rồi nói:

-Tôi được biết ở Vạn Xuân, con cái xá cha mẹ hai lạy. Nay Vương không quản hiểm nguy, một lòng che chở cho dân làng Tam Hưng, tấm lòng ấy chẳng khác nào cha mẹ. Tôi được dân trong làng nhờ vả nên bái lạy, mong Vương đừng chối từ.

Chương đỡ Triệu Trung dậy, mời ngồi ghế khách, anh nói:

-Ta mới 27 thì cha mẹ cái gì, thôi, ông nói vậy ta nhận và cảm tạ dân Tam Hưng. Nhờ ông chuyển lời giúp, dân Tam Hưng là người Thiên Đức mới. Tiếng nói tuy khác nhau nhưng máu chảy ra đều màu đỏ.

-Vạn Thắng vương khiến Triệu Trung này bội phục vạn lần, được là dân của ngài thật là hồng phúc.

Chương phẩy tay cười vào bảo:

-Trốn được mùng Một chưa chắc trốn được ngày rằm. Ta đã phong toả cửa sông nhưng sau này chẳng thể biết. Ta nghĩ, dân Tam Hưng tích cực học tiếng Vạn Xuân để giấu gốc tích là hay hơn cả.

-Bẩm Vương, tôi đã ý thức được điều này, xin vâng mệnh ngài. Thưa Vương, nếu Vương đã thu nạp, che chở hẳn là tin Triệu Trung một lòng thần phục ngài, tuyệt không có ý khác.

-Ta chưa bao giờ nghi ngờ điều đó.

-Bẩm Vương! Thiên Đức phủ đất rộng mà người thưa trong khi phương Bắc đang lạc. Nếu Vương có ý thu dụng lưu dân, Triệu Trung xin ngài cho trở về Tống quốc tìm anh em thân tín đưa về đây làm dân của ngài.



-Được bao nhiêu người?

-Bẩm Vương, nếu thu gom thật lực và có thuyền chở cũng phải hai, ba vạn người. Bên ấy cũng loạn như Vạn Xuân, Đại Vũ đế không phải kẻ tầm thường. Nếu tìm được và đưa chừng ấy dân về đây cũng phải mấy tháng trời bởi không đi một lượt được. Bên cạnh đó còn lương thảo đủ dùng trong bảy ngày.

Chương khẽ chau mày hỏi:

-Thương thuyền thì sao?

-Dạ thưa, cũng chỉ được vài người mỗi thuyền. Tôi tính về lại Tống quốc đánh tiếng để Đại Vũ đế không còn cử người đến đây. Tôi chưa giúp được cho Vương lại phiền ngài nên…

Chương xua tay:

-Ông đừng cả nghĩ. Ông cứ tính thêm cách đưa dân về đây cư ngụ nhưng ông có thể cho một vài người trẻ tuổi của ta theo không?

-Trẻ tuổi ạ? - Triệu Trung chưa rõ ý định.

-À, ta muốn vài người trẻ tuổi văn hay chữ tốt theo hầu ông, cũng mong ông dạy thêm cho họ văn hoá Tống quốc.

-Văn… văn sĩ ạ?

Chương gật đầu. Triệu Trung băn khoăn:

-Tôi chỉ e loạn lạc, nhỡ có bề gì…

-Ta sẽ hỏi xem ai muốn đi cùng ông. Ông ở Thuỷ Đường hơn nửa năm chắc cũng đã biết dăm ba điều. - Chương thở dài. - Dân còn nghèo, ta muốn cho văn sĩ theo hầu ngài hòng tìm thêm dăm ba thứ cây lạ đem về trồng trọt.

-Vương đã có lòng lo cho bách tính như vậy, Triệu Trung xin gắng sức giúp ngài.

-Có thể cho đi cùng bao nhiêu người?

Triệu Trung nhẩm tính rồi nói:

-Chúng tôi giả làm thương thuyền, thuyền có bốn chục người cả trảo phu và cận vệ. Vương cho chừng mươi người theo là được.

-Ta sẽ cho những người thạo việc theo ông, họ sẽ nghe lời ông, đừng nghi ngại. Vậy… khi nào ông đi?

-Bẩm Vương, càng sớm càng tốt ạ.

-Ông ở lại chơi dăm ba bữa rồi dẫn người về Tam Hưng luôn. Ta nghĩ tiểu muội của ông chắc đang nóng ruột đợi chờ. Tối nay ta mời ông và Nhã Lâm dùng cơm nhé?



-Tạ ơn Vương chiếu cố!

Triệu Trung theo nữ binh đi gặp Triệu Nhã Lâm. Anh em gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Triệu Trung thuật mọi sự cho em gái nghe và khuyên cô yên lòng.

-Vương đối xử tốt với muội chứ?

Triệu Nhã Lâm gật đầu. Triệu Trung lại nói:

-Lúc nguy nan mới biết lòng quân tử, chúng ta nương nhờ ở đây được che chở như vậy, muội phải hết lòng hết dạ phục vụ Vương. Ngài ấy kế thừa đế nghiệp của tiên vương xứ này, sớm muộn ngài ấy cũng lên ngôi cao chín bậc. Ngài ấy mạnh, chúng ta mới có ngày đền nợ nước trả thù nhà được. Đại Vũ đế làm chủ Hoa quốc ắt sẽ chinh phạt Vạn Xuân, huynh về lần này muốn chiêu tập những người thất thế đến nương nhờ. Địch nhân của địch nhân ắt là bằng hữu.

Triệu Nhã Lâm gật đầu liên hồi, Triệu Trung bèn hỏi:

-Muội là mỹ nhân chẳng lẽ Vương chưa để mắt?

-Vương bận sớm tối nào có thời gian. - Nhã Lâm đáp. - Em học tiếng Vạn Xuân thành thạo rồi em mới nói được nỗi lòng.

-Cảm mến ngài ấy rồi ư?

Triệu Nhã Lâm thẹn đỏ mặt không đáp.

-Nếu được ngài ấy để ý là chuyện tốt, song qua chuyện vừa rồi huynh thấy lời trước đây của Lâm đại nhân thật đúng. Bậc quân vương không nói hai lời, muội còn chưa được sủng hạnh mà Vương giúp ta, rước phiền vào người. Bậc chính nhân quân tử như thế không nên dùng mỹ nhân kế. Vậy muội hãy làm những gì muội muốn, chủ ý của huynh là vậy, việc trước đây huynh dặn hãy dẹp sang một bên.

-Là… là muội nguyện lòng.

-Muội sắp đôi mươi, huynh sắp đi xa, phải tự chăm sóc bản thân. Huynh sẽ tìm các đệ đưa hết về đây.

-Huynh có lo Vương nghĩ huynh có ý khác không?

Triệu Trung lắc đầu, đáp:

-Huynh từng cùng họ đánh trận, huynh có đem vạn quân cũng chẳng chống được nghìn người bên họ đâu. Huynh chỉ muốn giúp Vương một tay, ngừa ngày sau Đại Vũ đế sai quân thảo phạt.

-Muội cũng tận mắt thấy quân Thiên Đức giao chiến, họ rất tinh nhuệ và dũng cảm.

Hai anh em họ Triệu hàn huyên bên bờ ao mãi đến chiều muộn mới trở vào thay y phục để ăn tối cùng gia đình Vạn Thắng vương.

Chương đối đãi với Triệu Trung như người trong một nhà. Trong khi Triệu Trung, Vạn Thắng vương và Ngô Thì Nhậm nâng chén kể chuyện đông tây kim cổ, Triệu Nhã Lâm hầu rượu.

Hoàng Như Hổ, Đoàn Nhữ Hài, Linh Thông Thuận, Trịnh Tú cùng sáu người khác được cử tháp tùng Triệu Trung bí mật trở về Tống quốc.