Chương 326: Chạm tay vào mục tiêu
Sứ giả của một nước lớn đến đưa yêu sách khiến Chương phải dự tính đường dài. Muốn đánh địch trước hết phải hiểu địch, bởi vậy mười người theo gót Triệu Trung có hết sáu người là văn nhân, một Hoàng Như Hổ nửa lạc nửa mỡ và ba người thích xông pha trận mạc.
Nếu đất Vạn Xuân này trái ngược Đông với Tây và thuận Bắc Nam, nạn giặc phương Bắc tràn xuống sẽ bất thình lình, nhất thiết phải phòng xa.
Chương đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm và dần đi đến hoàn thiện động cơ hơi nước đầu tiên, cơ bản khác so với những mẫu thử nghiệm từ năm trước.
Một thùng bằng thép rỗng có kích cỡ tương đương thùng phuy, cắt lỗ hình chữ nhật nằm ngang bên sườn gần với đáy. Những thanh thép xếp ngang dọc như cán bàn vuông có sáu chân đặt vào bên trong thùng cho chân chạm đáy. Bên miệng thùng phuy có nhiều lỗ nhỏ hình bán nguyệt.
Một cuộn ống đồng quấn hình lò xo, hai đầu thò lên miệng thùng qua lỗ thông khí, phần quấn hình lò xo để trong thùng phuy và đổ đầy than đá.
Một thùng phuy kích thước bằng hai phần ba thùng trước đó, để sẵn 3 lỗ kích thước bằng nhau, một lỗ trên nắp, 2 lỗ bên sườn, một gần miệng thùng và một gần đáy. Hai lỗ bên sườn gắn với đầu hai ống đồng của thùng phuy thứ nhất. Để tránh thoát khí ở phần ống đồng nối với thùng, Chương dùng loại gỗ xốp bọc vải tương tự như nắp phích nước, có đai bằng sắt quấn quanh.
Thùng nhỏ đặt trên thùng lớn sao cho ống đồng từ lỗ thoát khí thùng dưới lệch với đầu vào thùng nhỏ.
Đổ đầy nước giếng khơi vào thùng phuy nhỏ, chừng 2/3 thể tích của phuy theo lỗ trên miệng. Tiếp đó xoáy chặt ống thép tròn dày, một đầu có đường kính nhỏ hơn đầu còn lại không đáng kể, bên sườn đục nhiều lỗ, có bước ren ở đầu nhỏ, ngàm khoá, đinh vít bắt cố định ống với miệng thùng phuy nhỏ. Bên trong ống thép rỗng là một khối thép nhỏ hình tròn dùng làm pít tông.
Dùng củi đốt dưới tấm chắn phần đáy thùng lớn, than đá bắt lửa sẽ dùng những bơm hơi bằng ống trúc, ống bương thổi thêm. Chừng một khắc đồng hồ, nước trong cuộn dây đồng nóng sẽ đẩy hơi lên thùng bên trên. Hơi nước đạt đủ áp suất sẽ đẩy pít tông đi lên. Pít tông bị đẩy lên cao, hơi thoát qua lỗ thông, áp suất giảm, trọng lực sẽ kéo pít tông xuống. Thùng hơi càng lớn, pít tông càng lớn sẽ tạo ra mã lực lớn.
Chương đã thành công với mẫu thử nghiệm, điều anh cần làm tiếp theo, là tính toán sao cho pít tông lên xuống liên tục và kích thước nồi hơi tương ứng với kích thước, trọng lượng của chiến thuyền… bên cạnh có, tính an toàn khi sử dụng cũng được chú trọng, tránh trường hợp pít tông mắc kẹt gây nổ nồ hoặc như động cơ hơi nước khi đặt lên thuyền sẽ phải phủ trước một lớp đất sét chịu nhiệt.
Ước mơ sở hữu Thiết Giáp đĩnh đầu tiên của Chương đến gần hơn bao giờ hết. Chương tin rằng một khi cái đầu tiên hạ thuỷ, nhưng cái tiếp theo sẽ vô cùng dễ dàng khi thợ thuyền đã cơ bản làm chủ… công nghệ!
Chú trọng nghiên cứu thuyền là vậy, song Chương không quên nghiên cứu mọi cách hòng giảm thiểu t·hương v·ong, tăng cường khả năng chiến đấu cho bộ binh và kỵ binh.
Với lực lượng kỵ binh còn non trẻ có thể chia thành hai nhóm, nhóm khinh kỵ trang bị nhẹ dùng cho trinh sát, dụ dịch không trang bị giáp sắt cho ngựa. Binh sĩ chỉ có mũ và giáp sắt mỏng chống tiễn. Thiết kỵ trang bị giáp sắt cho ngựa và người là lực lượng trọng binh. Bộ binh trang bị giáp trụ là lực lượng chủ lực. Việc có than đá khiến chất lượng sắt thép được thải thiện vượt bậc. Giáp trụ, khiên bọc sắt, kiếm, đao, giáo, lao, mũi tiễn… có chất lượng tốt hơn và nhẹ hơn đôi chút.
Kế hoạch là vậy nhưng vẫn còn thiếu sắt, đồng, chì, kẽm… cách tuyệt vời nhất là sở hữu những mỏ quặng, đưa quân đến đóng giữ, lập xưởng rèn đúc tại chỗ. Có đến bảy phần diện tích phủ Thiên Đức là đồng bằng chiêm trũng. Bởi thế, sứ giả của Đại Vũ đế xuất hiện khiến Chương thay đổi chủ ý, thay vì đánh Đằng Châu anh sẽ đánh Vũ Ninh trước.
Đánh Vũ Ninh cần dùng quân Ninh Hải, Kim Động, Kinh Môn, Siêu Loại cũ… nghĩa là những quân sĩ không có gốc gác Vũ Ninh.
Ngắm địa thế Vũ Ninh, Chương cho gọi Yết Kiêu và Cao Mộc Viễn đến gặp riêng, nói rõ ý định và giao hai người cùng bàn thảo kế hoạch trình lên Bộ Tổng Tham mưu.
Lão tướng Cao Mộc Viễn mới về đầu quân nên rất hăng hái muốn lập công. Ông muốn chứng minh cho Chương và Yết Kiêu thấy trước đây ông ta toàn bại trận là vì quân Thiên Đức quá mạnh mà thôi.
Lý An trạc tuổi Cao Mộc Viễn, lại từng là Sứ tướng, từng bại trận liên miên. Ngay từ khi Cao Mộc Viễn kéo quân về quy hàng, Lý An chẳng cần Chương nói đã có chủ ý kết thân. Lý An động viên tinh thần Cao Mộc Viễn rất nhiều, khuyên ông nên gạt bỏ hết chuyện cũ để đón nhận những điều mới mẻ vì cuộc đời còn có bao nhiêu đâu.
Cao Mộc Viễn tuy cố chấp nhưng kể từ khi kéo quân về quy thuận đã xác định trung thành bởi Chương có danh nghĩa chính thống kế nghiệp tiên vương. Quy thuận rồi thấy con cái quả nhiên được đối đãi tử tế, trọng dụng ngay cả khi hai bên đang đối địch thì lấy làm cảm phục.
Ngoài lão tướng Cao Mộc Viễn, Chương còn có sự phục vụ của Lê Phụng Hiểu, người đã tìm về Thiên Đức từ đầu tháng 3. Từ ngày về Thiên Đức, Lê Phụng Hiểu và gia quyến ở làng Nhất Vạn. Phụng Hiểu yết kiến Thiên Bình, nguyện một lòng trung thành với Vạn Thắng vương và Hoàng hậu.
Phụng Hiểu ở làng Nhất Vạn hơn một tháng trời sớm tối hàn huyên với Phạm Tu vẫn không thấy Vạn Thắng vương đả động sắp đặt cho Phụng Hiểu việc gì. Phạm Tu bảo Hiểu cứ yên lòng, có việc tự nhiên Vạn Thắng vương sẽ gọi.
Ngô Thì Nhậm cùng Phạm Sư Mạnh đến thăm, Lê Phụng Hiểu vui mừng khôn xiết. Trà dư tửu hậu, Lê Phụng Hiểu buồn bã nói với Ngô Thì Nhậm:
-Đạt Hiên đại nhân về Thiên Đức lập tức được Vương tín nhiệm giao cho soạn luật, tiếp sứ, thông ngôn. Phạm đại nhân theo về cũng được cắt đặt công việc ngay, còn tôi vẫn ăn không ngồi rồi. Hai đại nhân có thể bẩm với Vương giúp tôi được không? Tôi chẳng cần tước vị gì, tôi được gặp chủ tướng cũ, được yết kiến hậu nhân của tiên vương đã thoả nguyện nên tôi muốn báo đáp Vương.
Phạm Sư Mạnh nói:
-Phụng Hiểu huynh đâu cần vội vã, cũng đừng nghĩ Vương không dụng ngài. Chẳng giấu gì huynh, Thiên Đức quân sĩ tướng dũng mãnh, nay có huynh về giúp, Vương mừng còn không hết. Huynh là tướng tài, từng là tâm phúc của Tả Đô đốc nên Vương muốn đặt huynh vào chỗ thích hợp hòng cho huynh phát huy sở trường đó thôi. Như tôi với Ngô huynh đây chỉ múa mép khua môi, Vương đang thiếu nên dùng ngay là phải rồi.
Ngô Thì Nhậm động viên:
-Phạm huynh nói phải đấy. Gần đây Vương bận việc quân cơ, sớm tối không mấy khi ở điện Hưng Quốc. Các việc cần đều do Thần phi lo liệu cả.
-À… Hoàng hậu không thay mặt Vương quyết mà để Thần phi ư?
Ngô Thì Nhậm và Phạm Sư Mạnh cùng cười, cạn chén xong mới nói:
-Thiên Đức chẳng như ở kinh sư, tôi cũng bắt đầu thích rồi. - Ngô Thì Nhậm cười khà khà. - Chúng ta trung thành và kính trọng Vương, Hậu và phi tần là lẽ đương nhiên. Hoàng hậu hay phi tình như tỉ muội, ai rảnh sẽ lo liệu và họ là nữ nhân nhưng không xem thường được đâu. Huynh muốn đánh võ hãy gặp Hoàng hậu, thích hơn thua văn chương hãy gặp Thần phi, muốn tính chuyện buôn bán cứ gặp Ái phi mà bàn. Còn như cái gì cũng muốn hỏi nhưng không cần sâu rộng hãy gặp Quý phi vì Quý phi là nội tướng thực sự. Tôi chả hiểu lắm nhưng Vương sống như một gia đình bình thường.
Phạm Sư Mạnh khề khà:
-Tôi nghĩ huynh sắp có việc rồi đấy, huynh là thanh kiếm bén, Vương nhất định sẽ dành cho huynh một chỗ xông pha.
Nói đoạn Phạm Sư Mạnh chỉ về phía Bắc:
-Tôi đồ rằng huynh sẽ phải vượt sông đánh Vũ Ninh.
Lê Phụng Hiểu ngẫm nghĩ, một lúc sau mới nói:
-Tôi tưởng Vương muốn xuôi Nam? Đất Đằng Châu.
Phạm Sư Mạnh lắc đầu:
-Vương nhất định tính sổ với lão Khánh trước vì chỉ cách một con sông và đợt vừa rồi đám ấy hung hãn và lì đòn nhất xưa nay. Theo như luật bất thành văn, đánh quân Vũ Ninh thì Vương sẽ dùng binh sĩ Hải Đông, Siêu Loại hoặc Tế Giang cũ. Quân Vũ Ninh bây giờ như ngọn đèn trước gió, Vương cho thở ngày nào biết ngày ấy.
Lê Phụng Hiểu nheo mắt trông về phía Bắc rồi gật gù:
-Đúng, từ đây đến thành Bát Vạn không xa. Nếu tôi được cử đi, tôi nhất định sẽ mài gươm thật bén.
Phạm Sư Mạnh và Ngô Thì Nhậm ngà ngà say nâng chén nói cười rôm rả, khuyên Phụng Hiểu dằn lòng. Quả nhiên vài ngày sau, nữ binh đến làng Nhất Vạn báo tin Vạn Thắng vương triệu kiến Lê Phụng Hiểu về làng Vạn Xuân.