Chương 285: Huyện Mao Khê
Về Lý phủ, bọn Trần Nhật Tôn và Phạm Bỉnh Di cũng như ông Cả Lụa cung cấp cho Chương rất nhiều tin tình báo quan trọng liên quan đến các sứ quân lân bang, lúc này đã là thượng tuần tháng 11.
Cao Mộc Viễn đem quân quấy phá Hiến Doanh thêm một lần không thu được kết quả gì, buộc phải rút quân. Chương cảm thấy khó chịu với ông Thuỷ Sư Đô đốc họ Cao bèn sai sứ sang gặp La Đình Đệ, tuyên bố rằng nếu Cao Mộc Viễn còn cất quân đánh Hiến Doanh, La phủ hãy chuẩn bị sẵn áo quan. Đệ một mực bảo rằng Cao Mộc Viễn không còn nghe lệnh, đã đầu quân sang Phạm Lệnh công.
Chương đọc thư xong chỉ cười, nói với Lý An:
-Nếu Cao Mộc Viễn đầu quân sang Phạm Lệnh công thì cha con họ La cần gì phải giữ nữa. Bọn họ bắt tay ba mặt vây ta, ông giúp con chuẩn bị binh mã.
-Đánh Tế Giang luôn sao?
-Chuẩn bị sẵn chờ khởi sự ông ạ, bọn họ quây ta, ta cứ nhè kẻ yếu nhất mà nện. Nay có hai kẻ yếu, một là La Lệnh công, hai là Lê Hoan.
Lý An gợi ý:
-Có thể thuyết hàng La Lệnh công con ạ.
Chương ngẫm nghĩ:
-Quân đội của chúng ta mạnh thì ngoại giao sẽ dễ. Nếu cha muốn thuyết La Lệnh công hàng thì điều kiện là La Đình Đệ phải đánh Cao Mộc Viễn. Viễn phản rồi, Đệ khởi binh đánh là phải lẽ.
Lý An cười khổ:
-Đời nào họ làm vậy chứ.
Chương nhún vai nói:
-Bởi vậy mới nói chứ ông. Trước đây Lý Nam Vương nhờ các hào trưởng giúp sức mà đuổi được Hoa quốc. Hoa quốc đuổi xong rồi kẻ nào cũng cho là công của mình, thế nên chúng ta khởi binh phải dẹp luôn cái nạn cát cứ. Tất cả những kẻ chống đối đều phải nằm trong áo quan về với đất.
Lý An thắc mắc:
-Vậy sao Lý Lệnh công con lại đối xử khác?
-Ông còn không rõ ư? Con cần chỗ đứng chân là lẽ thứ nhất. Lẽ thứ hai vì ông ta là họ hàng nội tộc của ông.
-Hẳn con sẽ mưu tính tiến đánh La Đình Đệ và Lê Hoan cùng lúc?
Chương không vội trả lời ngay mà lấy hoạ đồ cùng xem với Lý An. Anh nói:
-Bảy người bọn họ liên thủ, ông nghĩ có bao nhiêu binh mã?
-Nhiều lắm 15 vạn không thể hơn.
-Vậy ông bàn định với Tả Đô đốc giúp con, con muốn chiếm Tế Giang và vùng phía Nam của Ninh Hải cùng với một phần đất của Phạm Lệnh công, chỗ Nam Sách này này. Chỗ này có một thị tứ khá đông dân.
-Cùng lúc chống bảy kẻ vây ba mặt. - Lý An tặc lưỡi. - Như thế phải đánh nhanh thắng nhanh, nhắm vào đại quân của hai kẻ yếu nhất, gần nhất mà phá.
-Đó là ý tưởng tuyệt vời. Chúng ta huy động quân cũng chỉ 3 vạn mà trải quân trú đóng sẽ bất lợi. Chiếm được Tế Giang đưa tù binh Vũ Ninh sung quân đến bình định, tiễu trừ. Đuổi được bọn Lê Hoan sẽ đem quân bên Kim Động đến bình định. Quân chủ lực của ta phải tập hợp đủ lớn để thành một mũi mạnh.
-Bên Vũ Ninh con có dự định gì không?
-Ông tính thế nào?
-Phòng ngự trước, phản công sau.
Chương nghe vậy chỉ vào thành Bát Vạn, giọng chắc nịch:
-Con muốn nhổ thành Bát Vạn và.. ông vốn ưa hành binh nhanh, trăm sự nhờ ông dự liệu. Chúng ta còn non hai tháng là Tết, con phải lo mấy việc bên thuỷ quân với bộ binh.
Chương dành một ngày họp với Phòng Nghiên cứu - Chế tạo cho ra bản vẽ v·ũ k·hí hỗ trợ bộ binh phòng ngự hoặc công thành. Trước đây HM60 làm ra, dự kiến dùng công thành hoặc bắn cầu vồng nhưng thực tiễn chiến đấu cho thấy, HM60 nạp đạn bi bắn cự li gần sẽ hiệu quả hơn. Quả nổ nhỏ gắn vào tiễn bắn cũng là một cách hay song vẫn cần có loại v·ũ k·hí bắn cầu vồng ở cự ly gần dành cho bộ binh.
Mẫu thử nghiệm có nòng bằng ống trúc già dài khoảng 1 thước gắn thước ngắm bằng gỗ. Một bàn xoay hình tròn đặt 12 ống thép hình trụ, mỗi ống cao khoảng hai mươi phân. Dưới bàn xoay gắn dây kéo. Sau khi phóng quả đạn thứ nhất, bàn xoay tự động xoay ngược chiều kim đồng hồ nạp quả thứ hai và cứ thế hết một vòng.
Bọn Trần Văn Lịch chế thêm dây cót bằng thừng, xoay được tối đa ba vòng. Chương chẳng biết nên gọi thứ v·ũ k·hí đang chế tạo là gì.
Do giấy không hề rẻ, Chương không thể quấn như quả pháo cối khi dùng số lượng lớn. Anh làm việc với xưởng đúc đạn, quyết định dùng ống trúc làm vỏ. Đáy quả đạn bịt đất sét, dây cháy chậm nối với liều thuốc nổ nhồi ở phần đáy, khi p·hát n·ổ sẽ đẩy quả đạn con là một ống trúc nhỏ và ngắn gắn dây cháy chậm phóng lên cao. Quả đạn nhỏ p·hát n·ổ sẽ văng ra những viên bi sắt nhỏ như hạt đậu xanh. Tầm xa kể từ vị trí bắn khoảng 15 trượng đổ lại. Phòng Nghiên cứu - Chế tạo được giao nhiệm vụ kết hợp với xưởng đúc đạn, đúc súng chế tạo loại đạn nổ 80mm dùng cho thần công dựa theo cách tương tự như quả đạn nổ bằng ống trúc.
Trần Văn Lịch sau thời gian miệt mài mày mò, không ngừng học hỏi ông thầy đã chế ra đạn nổ thần công hình trụ bằng đồng. Nhưng ngày ấy hãy còn xa một quãng.
Quái thạch đem về, Chương giao một phần cho xưởng thuyền thử nghiệm chạy tàu, tất nhiên, nhiệt lượng của than đá vượt trội so với than củi và thời gian dùng lâu hơn. Phần quái thạch còn lại Chương giao cho xưởng rèn đúc và nhận được báo cáo phản hồi vô cùng tốt. Các thợ cả đề xuất với Vạn Thắng vương cấp thêm quái thạch và cam kết rằng sẽ làm ra v·ũ k·hí, giáp trụ, thần công đúc đồng… với chất lượng tốt, thời gian làm ra thành phẩm giảm khoảng một phần ba.
Duệ tuyển chọn hơn một nghìn đàn ông tuổi từ hai mươi lăm đến ba mươi, lý lịch rõ ràng, là dân Thiên Đức. Họ được trả trước tiền công ba tháng kèm theo món tiền thưởng lớn sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Những người này xuống thuyền cùng Tiểu đoàn Diên Ứng ở bến Môn, đích đến là Mao Khê. Họ theo Lê Chân thẳng đến chân núi Yên Lãng dựng trại đồn trú.
Trong quá trình phát quang bờ bụi, Lê Chân bảo mọi người nhặt, đào những cục đá, viên đá, tảng đá có màu đen tuyền, óng ánh vận chuyển về thuyền chở về Thiên Đức. Tiểu đoàn Diên Ứng chịu trách nhiệm bảo vệ công nhân (những người quân Thiên Đức đưa đến) dựng một con đường thẳng đến bờ sông Đá Vách. Dân làng Mao Khê và số người mới được giải cứu từ tay Trương Hiền cũng được huy động làm đường.
Dân mới chân ướt chân ráo ở bên bờ hữu ngạn sông Đá Vách cũng được tuyển dụng đào đất, chặt cây, đổ cát sỏi làm đường. Ty Giao thông đưa năm trăm người đến chung tay sau khi sông Khoai nắn dòng xong xuôi. Ty Giao thông, quân sĩ làm đường được trả lương cao gấp rưỡi cùng với một khoảng thưởng lớn nếu hoàn thành trước hạn, dân phu làm đường trả công nhật. Những công nhân làm đường do Thiên Đức cử đến đều được trang bị đao, nỏ Liên Châu phòng vệ như dân binh bởi vùng này hoang sơ. có thể xem là phên giậu.
Lê Chân thông thuộc đường đi lối lại, thể hiện bản thân là một cô gái năng nổ. Trong quá trình đào đất đắp đường, một nhóm dân phu đào sâu khoảng hơn 1 mét xúc phải toàn đất nâu đen tơi nên bỏ sang đào nơi khác. Lê Chân lấy làm lạ, nhớ quái thạch cũng có màu đen và Chương rất chú trọng, biết đâu Chương cần thứ này. Cô nàng bảo dân phu đào thêm nhiều hố gần đó và thấy dưới lớp đất sâu gần 2 mét là một lớp đất nâu đến đen, tơi xốp.
Lê Chân bèn bốc ở mỗi hố lớn một rổ, đem đổ vào vại rồi gửi về cho Chương. Dăm ngày sau, Lâm Uyển Như đem theo mấy chục thuyền đến, Lê Chân chỉ những hố đào gần con đường đất đang đắp cho Uyển Như.
Lâm Uyển Như nói với Lê Chân:
-Vương có dặn khi nào em trở về Thiên Đức sẽ hậu thưởng. Vương vui mừng với những thứ em gửi về, thứ này sẽ giúp cây lớn nhanh hơn, chúng ta đang cần.
Thứ đất Lê Chân vô tình phát hiện và gửi về Thiên Đức là than bùn loại bình thường. Trước khi khai thác than đá, Ty Nông nghiệp và Ty Thương nghiệp đã đưa vài trăm thuyền đến đào đất giúp đắp đường để khai thác thứ than bùn ấy. Than bùn đem về trộn thêm vôi, vỏ lạc làm phân bón, giúp những loại cây ngắn ngày phát triển tốt, cải tạo đất.
Ngày 10 tháng 12, Thiên Đức năm thứ 30, huyện Mao Khê được thành lập trên giấy tờ. Tính đến cuối tháng Chạp, vùng đất hoang sơ có tới hơn 1 vạn dân, chủ yếu là người 4 huyện Thiên Đức cũ chuyển đến làm đường sá, dựng nhà cửa, kho tàng, bến sông.
Khoảng thời gian sau đó, tại Mao Khê luôn thường trực một lực lượng tương đương hai trung đoàn chính quy đồn trú, cả thuỷ lẫn bộ để bảo vệ vùng chứa vàng đen. Chương tin rằng chỉ cần khai thác than đá ở núi Yên Lãng sẽ đủ cho anh đưa phủ Thiên Đức phát triển vượt bậc.
Nhằm phục vụ khai thác than lâu dài, bước đầu tiên Chương cho hoàn thiện đường sá mà chưa vội khai thác, chỉ nhặt nhanh những tảng, viên đá lộ thiên cung cấp cho các xưởng đúc súng, đạn và một phần dùng dự trữ cho các chiến thuyền của Yết Kiêu có thể dùng trong tương lai gần.